Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 28, 29

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 28, 29

TẬP ĐỌC

CÂY DỪA

I. Mục tiêu

1Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.

- Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu.

2Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh

- Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3Thái độ: Ham thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn bài tập đọc.

- HS: SGK.

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 28, 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2009
 TẬP ĐỌC
CÂY DỪA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.
Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu. 
2Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh
Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
Học thuộc lòng bài thơ. 
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn bài tập đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Luyện đọc(17’)
- Đọc mẫu
-Luyện phát âm
- Luyện đọc theo đoạn 
c.Tìm hiểu bài 
 (10’)
d.Học thuộc lòng
 (5’)
4.Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi HS lên trình bày các tin ngắn về cây lạ.
Nhận xét cho điểm HS. 
Treo bức tranh minh hoạ và giới thiệu: Cây dừa là một loài cây gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào miền Trung, miền Nam nước ta. Bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
-GV đọc mẫu bài thơ.
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 câu, 1 câu sáu và 1 câu tám.
-Yêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn.
Hướng dẫn HS ngắt giọng các câu thơ khó ngắt.
Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ địu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh. 
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
+Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
+Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
+Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
-Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.
GV xoá dần từng dòn thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.
Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng.
Cho điểm HS.
Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ 
Hát
3 đến 5 HS trình bày tin của mình.
Theo dõi, quan sát.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu 
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 2 dòng thơ theo hình thức nốit tiếp.
Dùng bút chì phân cách giữa các đoạn thơ
Luyện ngắt giọng các câu văn: 
Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/ 
Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng./
Đọc bài theo yêu cầu.
HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
-Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng
-Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất yêu quí cây dừa.
-Với gió: dang tay đón, gọi gió cùng đến múa reo..
 5 HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. 
Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
6 HS thi đọc nối tiếp.
LUYỆN TỪ
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ? 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. 
Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?”
2Kỹ năng: Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ.
Cây lương thực, thực phẩm.
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
 - Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng(1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
a.Giới thiệu:(1’)
b.Hướng dẫn làm bài (27’)
Bài 1 : Kể tên các loài cây mà em biết
Bài 2:
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống
4.Củng cố – Dặn dò (3’)
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Yêu cầu hs thảo luận nhóm
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Phát giấy và bút cho HS.
Gọi HS lên dán phần giấy của mình.
GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng.
Gọi HS đọc tên từng cây.
Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn
-Gọi HS đọc yêu cầu.
Tổ chức cho hs thực hành
Gọi HS lên làm mẫu.
Gọi HS lên thực hành.
Nhận xét và cho điểm HS.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà xem lại bài
Hát
Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.
Cây lương thực, thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
Lúa, ngô, sắn khoai lang, đỗ, 
Cam, quýt, xoài, dâu, táo, đào, ổi, 
Xoan, lim, sến, thông, tre, mít
Bàng, phượng, vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ, nhãn
Cúc, đào, hồng, huệ, sen, súng, thược dược
1 HS đọc.
HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng.
10 cặp HS được thực hành.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
“Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
Vì câu đó chưa thành câu.
Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
 TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Biết so sánh các số tròn trăm.
Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
2Kỹ năng: Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học
GV:10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Cá hình làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm.
(15’)
c.Luyện tập, thực hành. (17’)
Bài 2: >, <, =
MT: so sánh các số tròn trăm
Bài 3:Số?
MT: HS điền đúng số còn thiếu vào ô trống.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm.
Nhận xét và cho điểm HS.
-Trong bài học này, các em sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm.
-Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.
Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn.
200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn?
200 và 300 số nào bé hơn?
Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của:
200 . . . 300 và 300 . . . 200
Tiến hành tương tự với số 300 và 400
-Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Cho điểm từng HS.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Các số được điền phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài, sau đó vẽ 1 số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài.
Dặn dò HS về nhà Đồ dùng dạy học bài sau.
Hát
Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
Có 200
1 HS lên bảng viết số: 200.
Có 300 ô vuông.
1 HS lên bảng viết số 300.
300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
300 lớn hơn 200.
200 bé hơn 300.
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp. 200 200
400 lớn hơn 200, 200 bé hơn 400. 400 > 200; 200 < 400.
500 lớn hơn 300, 300 bé hơn 500. 500 > 300; 300 < 500.
Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét và chữa bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
HS cả lớp cùng nhau đếm.
2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Thực hiện theo yêu cầu của GV
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH”
I.Mục tiêu:
- Làm quen với trò chơi “ tung vòng vào đích”
- Hs biết các ... ng từng đoạn truyện. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2.Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
 a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn kể chuyện(27’)
-Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
- Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
Bước 2: Kể trong lớp 
-Kể lại toàn bộ nội dung truyện
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS lên bảng, và yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu.
Nhận xét và cho điểm HS. 
-Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.
Ghi tên bài lên bảng. 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?
SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn?
Bạn có cách tóm tắt nào khác?
Nội dung của đoạn 3 là gì?
Nội dung của đoạn cuối là gì?
Nhận xét phần trả lời của HS.
-Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
Khi HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn cho HS.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt.
Tổ chức cho các nhóm thi kể.
Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Theo dõi và mở SGK trang 92.
1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Đoạn 1: Chia đào.
Quà của ông.
Chuyện của Xuân.
HS nối tiếp nhau trả lời:
-Xuân làm gì với quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai./
-Vân ăn đào ntn./ Cô bé ngây thơ./ Sự ngây thơ của bé Vân./ Chuyện của Vân./
-Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu?/ Vì sao Việt không ăn đào./ Chuyện của Việt./ Việt đã làm gì với quả đào?/
-Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các HS khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
8 HS tham gia kể chuyện.
Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở Tuần 1.
HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai.
CHÍNH TẢ
 NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở chính tả. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn viết chính tả (27’) 
- Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- Hướng dẫn cách trình bày
-Hướng dẫn viết từ khó
- Viết bài
- Soát lỗi
- Chấm bài
c.Bài tập (5’) 
Bài 2a 
Đáp án: 
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+Kính trên nhường dưới
+Chín bỏ làm mười
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS viết các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu kim, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc,
GV nhận xét 
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. 
Người ông chia quà gì cho các cháu?
Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
-Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
-Hãy tìm trong bài thơ các chữ khó viết trong bài và viết lại
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
-Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Tiến hành tương tự như với phần a.
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Hát
4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
3 HS lần lượt đọc bài.
Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm.
Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
-Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
Viết các từ khó, dễ lẫn.
HS nhìn bảng chép bài.
Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
TOÁN
 CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.
Nắm chắc cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
2Kỹ năng: Đọc viết thành thạo các số có 3 chữ số.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
Giảm tải bài 1
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Giới thiệu các số có 3 chữ số. (12’) 
-Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
-Tìm hình biểu diễn cho số:
c.Luyện tập (20’) 
Bài 2:Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
MT: củng cố cách đọc-viết số
315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e; 450 – b; 405 – a.
Bài 3: Viết (theo mẫu)
MT: củng cố đọc-viết số theo mẫu
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
.
-Kiểm tra HS về thứ tự và so sánh các số từ 111 đến 200.
Nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?
Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?
Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.
243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị.
Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252.
-GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê.
Nhận xét và cho điểm HS.
-Gọi hs nêu yêu cầu bài tập
Yêu cầu hs làm bài theo mẫu và đọc bài
Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
-Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. 
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc số và cách viết số có 3 chữ số.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
Có 2 trăm.
Có 4 chục.
Có 3 đơn vị.
1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào nháp: 243.
3-5 hs đọc
243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số.
Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc.
1 hs nêu yêu cầu
3-4 hs đọc bài làm
nhận xét bài làm của bạn
MĨ THUẬT
NẶN HOẶC XÉ DÁN CON VẬT
I.Mục tiêu:
- Hs nhận biết hình dáng các con vật.
- Nặn được con vật theo trí tưởng tượng của mình.
 - Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
Gv : Một số tranh ảnh về con vật quen thuộc. Một số bài thực hành các con vật khác nhau của hs.
Hs : Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ, giấy màu , hồ dán.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
 (1’)
2.Kiẻm tra bài cũ
 (5’)
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
 (2’)
b. Quan sát, nhận xét. (5’)
c. Cách vẽ con vật (5’)
d. Thực hành(15’)
đ. Nhận xét , đánh giá(3’)
4.Củng cố-dặn dò
 (3’)
Nhận xét , đánh giá bài : Vẽ thêm hình vẽ và vẽ màu.
Giới thiệu tranh ảnh các con vật đã chuẩn bị.
Hướng dẫn hs xem ảnh ở bộĐDDH: Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác.
Chỉ cho hs thấybài vẽ các con vật khác nhau về hình dáng và màu sắc.
-Giới thiệu hình minh hoạ hướng dẫn để hs thấy cách vẽ:
+ Vẽ hình các bộ lớn của con vật trước: Mình ,đầu.
+ Vẽ các bộ phận nhỏ sau.
+ Vẽ con vật ở các dáng khác nhau: đi , chạy
+Vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động : cây , nhà
-Có thể thay vẽ bằng xé dán các con vật.
Gv theo dõi và hướng dẫn thêm hs làm bài.
Cùng hs chọn một số bài tập đã hoàn thành nhận xét , đánh giá về:
+ Hình dáng , đặc điểm , màu sắc của con vật.
Yêu cầu hs chọn ra bài vẽ mình thích.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà:
+ xé dán con vật ra giấy.
+ Siêu tầm tranh ảnh về đề tàimôi trường, tranh phong cảnh.
Hs quan sát hình ảnh các con vật trong bộ ĐDDH
Theo dõi gv hướng dẫn cách vẽ trên bảng lớp.
Chọn con vật để vẽ theo ý thích.
Nhận xét bài vẽ của bạn.
Lựa chọn bài vẽ mình thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docT28,29.doc