Giáo án môn Đạo đức - Tuần 11 đến tuần 25

Giáo án môn Đạo đức - Tuần 11 đến tuần 25

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ MỘT

I.MỤC TIÊU :

-Củng cố, ôn tập các kiến thức đã học.

-Rèn các kĩ năng cơ bản của HS các cách ứng xử phù hợp với các tình huống.

-Giáo dục HS lòng yêu thương, tôn trọng con người

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-GV : Nội dung bài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức - Tuần 11 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	30/10/09	Tuần : 11
	Ngày dạy :	03/11/09	Tiết : 11
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ MỘT
I.MỤC TIÊU :
-Củng cố, ôn tập các kiến thức đã học.
-Rèn các kĩ năng cơ bản của HS các cách ứng xử phù hợp với các tình huống.
-Giáo dục HS lòng yêu thương, tôn trọng con người
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
-GV : Nội dung bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
3.Bài mới :
 *Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS thực hành.
-Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm học đến nay.
wCho HS hái hoa học tập với những câu hỏi sau :
-Làm thế nào để học tập sinh hoạt đúng giờ?
-Em cần làm gì sau khi mắc lỗi?
-Biết nhận lỗi có tác dụng gì?
-Em hãy nhận xét xem lớp mình đã gọn gàng ngăn nắp chưa? Em cần làm gì để lớp gọn gàng ngăn nắp?
-Ở nhà em thường làm những việc gì để giúp đỡ cha mẹ?
Chăm chỉ học tập có lợi gì?
 4.Củng cố – Dặn dò :
-Là HS các em phải thực hiện tốt những điều đã học, có làm tốt các em mới mau tiến bộ 
Nhận xét giờ học – tuyên dương
Về nhà thực hiện tốt những điều đã học. Và chuẩn bị bài mới : Quan tâm giúp đỡ bạn. 
-Giúp em mau tiến bộ.
-HS kể
-Học tập sinh hoạt đúng giờ
-Biết nhận lỡi và sửa lỗi
-Gọn gàng ngăn nắp...
-Sắp xếp thời gian biểu hợp lí.
-Nhận lỗi và sửa lỗi.
-Giúp em mau tiến bộ.
-HS trả lời nhiều em
-HS tự nêu.
-Trông em, nhặt rau, cho gà ăn
Giúp em mau tiến bộ 
HS lắng nghe và ghi nhớ
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	06/11/09	Tuần : 12 + 13
	Ngày dạy : 10/11/09 + 17/11/09	Tiết : 12 + 13
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN
I.MỤC TIÊU :
	-Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
	-Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
	-Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
-Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. 
-Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè
-Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
4’
1’
12’
9’
7’
2’
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : Chăm chỉ học tập
-Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
-Nhận xét. 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Quan tâm giúp đỡ bạn 
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Đoán xem điều gì sẽ xảy ra ?
MT : Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn
-Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. 
-Kết luận : Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
v Hoạt động 2 : Liên hệ.
MT : Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn
Yêu cầu : Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống . 
GV kết luận : Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi.
v Hoạt động 3 : Diễn tiểu phẩm.
MT : Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
-HS sắm vai theo phân công của nhóm.
-Hỏi HS : Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
Kết luận : Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm
4.Củng cố – Dặn dò :
-Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : tiết 2
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: 
+ Đến thăm bạn 
+ Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu 
- Thực hiện yêu cầu của GV 
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. 
Chẳng hạn: 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
 - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- HS diễn tiểu phẩm.
- HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
- HS trao đổi, nhận xét, bổ sung
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2 :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
3’
1’
12’
8’
9’
2’
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : Quan tâm giúp đỡ bạn.
-Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ?
-Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?
-GV nhận xét 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Quan tâm giúp đỡ bạn .
v Hoạt động 1: Trò chơi : Đúng hay sai
MT : Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
-GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. 
-Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
-GV tổ chức cho cả lớp chơi.
-GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội.
v Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế
MT : Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
-Yêu cầu : Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
*Kết luận :
-Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được.
v Hoạt động 3 : Tiểu phẩm.
MT : Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
-Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm.
*Kết luận :
-Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
4.Củng cố – Dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình.
- Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước.
- Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm.
- HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn.
- Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể.
- Cả lớp quan sát theo dõi.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. 
- HS nghe, ghi nhớ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	19/11/09	Tuần : 14 +15
	Ngày dạy :	24/11/09 + 01/12/09	Tiết : 14 + 15
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
I.MỤC TIÊU :
	-Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
	-Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
	-Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
	-Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
	-Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1.
-HS : Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
28’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Quan tâm giúp đỡ bạn.
-Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ?
-Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Tham quan trường, lớp học.
-GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
-Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham quan.
-GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong Phiếu học tập của HS.
wKết luận : Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp.
vHoạt động 2 : Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp trường sạch đẹp.
-Yêu cầu : Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
wKết luận :
-Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm một số công việc sau :
+Không vứt rác ra sàn lớp.
+Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
+Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
+Vứt rác đúng nơi quy định.
+Quét dọn lớp học hàng ngày
vHoạt động 3 : Thực hành vệ sinh trên lớp
-Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế của lớp học mà GV cho HS thực hành.
-Chú ý : Những công việc làm ở đây phải bảo đảm vừa sức với lứa tuổi các em (như : nhặt rác bỏ vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn)
4. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Tiết 2 : Thực hành.
- Hát
-HS trả lời. 
-Nhận xét. 
- HS đi tham quan theo hướng dẫn.
- HS làm Phiếu học tập và đại diện cá nhân trình bày ý kiến.
- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức : Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2 :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
3’
1’
13’
9’
8’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp? 
-Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta phải làm sao?
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài : Thực hành : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
v Hoạt động 1 : Đóng ... làm bài 3 VBT
-GV chấm vở , nhận xét và yêu cầu HS giải thích vì sao tán thành , vì sao không tán thành?
-GV kết luận: ý 1,2,3,4 là sai , ý đ là đúng
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-Làm bảng con bài tập trắc nghiệm.
-2 bạn đang ngồi học cạnh nhau .Một bạn quay sang đưa tay muốn mượn bạn bút chì.
-Thảo luận nhóm 2
-1 số nhóm trình bày trước lớp.
-HS nêu, nhận xét.
-Thảo luận nhóm 2
-HS nêu.
-Làm VBT, một HS làm bảng phụ
-HS nêu.
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
13’
10’
10’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Biết nói lời yêu cầu đề nghị
+Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai ? Vì sao? 
+Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
-GV nhận xét.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1:
wCách tiến hành :
-Em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần người khác giúp đỡ ? Hãy kể vài trường hợp cụ thể. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
vHoạt động 2 :
wCách tiến hành :
-GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
+Tình huống 1 : Em muốn được bố, mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật.
+Tình huống 2 : Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà người quen.
+Tình huống 3 : Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.
-GV nhận xét 
-Kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ , dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động phù hợp
vHoạt động 3 :
wCách tiến hành : Trò chơi : “Làm người lịch sự”
-Nội dung : Khi nghe quản trò nói đề nghị một hành động, việc làm gì đó có chứa từ thể hiện sự lịch sự như “xin mời, làm ơn, giúp cho, ” thì người chơi làm theo. Khi câu nói không có những từ lịch sự thì không làm theo, ai làm theo là sai. Quản trò nói nhanh, chậm, sử dụng linh hoạt các từ, ngữ.
-Hướng dẫn HS chơi
-GV nhận xét
Kết luận: Cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau.
-2 HS nêu 
-HS kể.
-Thảo luận nhóm 2
-Trình bày trước lớp
-Theo dõi
-Cho HS chơi thử và chơi thật.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	28/01/10	Tuần : 23 + 24
	Ngày dạy : 02/02/10 + 23/02/10 	Tiết : 23 + 24
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
I.MỤC TIÊU :
-Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. Ví dụ : biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép ngắn gọn ; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
-Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
 -Tôn trọng, từ tốn, lễ phép khi nói chuyện điện thoại.
 -Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 -Bộ đồ chơi điện thoại.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
13’
10’
7’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
+Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
-GV nhận xét.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1:
wCách tiến hành :
-Gọi 2 HS lên đóng vai kịch bản như sách GV
-Gv hỏi :
+Khi điện thoại reo bạn Vinh làm gì và nói gì?
+Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào?
+Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của 2 bạn không ? Vì sao?
+Em học được điều gì qua đoạn hội thoại trên?
Kết luận:Khi nhận và gọi điện thoại , em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
vHoạt động 2 :
wCách tiến hành :
-Chia lớp làm 4 nhóm 
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Đoạn hôïi thoại trên diễn ra khi nào?
-Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa? Vì sao?
vHoạt động 3:
wCách tiến hành :
-Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
-GV nhận xét 
-GV kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép , nói năng rõ ràng ngắn gọn; nhấc và đặt máy nhẹ nhàng ; không nói to nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoạilà thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trong chính mình.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị tiết 2.
-Làm bảng con.
-2 HS đóng vai.
-Thảo luận và sắp xếp cho dúng.
-Trình bày kết quả thảo luận.
-HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
2’
1’
13’
10’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
+Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện như thế nào?
+Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
-GV nhận xét
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1:
wCách tiến hành :
-Chia lớp làm 3 nhóm 
+Tình huống 1 : Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ
+Tình huống 2 : Một người gọi nhầm số điện thoại nhà Nam.
+Tình huống 3 : Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
-GV nhận xét , tuyên dương
-Cách trò chuyện điện thoại như vậy có lịch sự chưa ?Vì sao?
-Kết luận :Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự
vHoạt động 2 :
wCách tiến hành :
-Chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
-GV nhận xét , tuyên dương
-Trong lớp ta em nào gặp tình huống tương tự?
-Em đã làm gì trong tình huống đó ?
-Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
-Em sẽ ứng xử thế nào gặp lại tình huống như vậy?
-GV nhận xét
-Kết luận : Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trong người khác.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-2 HS nêu
-Thảo luận nhóm 2
-Trình bày trước lớp, nhận xét.
-HS nêu
-Thảo luận , trình bày trước lớp.
+ Lễ phép với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết, có thể thông báo giờ bố sẽ về.
+ Nói rõ với khách của mẹ là đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại.
+ Nhận điện thoại nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình. Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
-HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	17/02/10	Tuần : 25
	Ngày dạy : 03/ 02/10	Tiết : 25
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU :
- HS thực hành các kĩ năng từ tuần 19 đến tuần 24.
- HS biết vận dụng điều đã học để đưa vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
2’
1’
21’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
+Khi đến nhà người khác em cần làm gì ?
+ Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì ?
+Em đã lịch sự khi đến nhà ngưòi khác chưa ?
-GV nhận xét, đánh giá từng em.
3.Bài mới :
 *Giới thiệu bài :
*Thực hành.
-Cho HS hái hoa học tập.
wCâu hỏi :
 + Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì ? 
 + Trả lại của rơi là thể hiện điều gì ?
+ Em đã bao giờ nhặt được của rơi chưa ? Em đã làm gì sau khi nhặt được của rơi ?
+ Khi nói lời yêu cầu đề nghị em phải thể hiện điều gì ?
+ Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ như thế nào ?
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì ?
+ Em đã lịch sự khi nhận và gọi điện thoại chưa?
-GV tuyên dương những HS thực hành tốt.
+Khi đến nhà ngưòi khác em cần phải làm gì ?
+ Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì ?
-GV nhận xét, sửa sai
4.Củng cố – Dặn dò :
-GV tổ chức cho HS thực hành gọi điện thoại. Đóng vai khi đến nhà người khác chơi.
-Về nhà học bài xem trước bài sau.
- HS trả lời.
- HS lần lượt hái hoa học tập.
-Khi nhặt được của rơi em cần phải tìm cách trả lại cho người mất.
-Trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người quý trọng.
-HS trả lời.
-Khi nói lời yêu cầu đề nghị em phải thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
-Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Một số HS trả lời.
-Khi đến nhà người khác em cần gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà...
-Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. em sẽ được mọi người yêu quý.
-HS thưc hiện.
- Từng nhóm lần lượt thi đố nhau. HS theo dõi và nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC 13 -.doc