Giáo án môn Đạo Đức - Lớp 2

Giáo án môn Đạo Đức - Lớp 2

I. MỤC TIÊU:

1 – Kiến thức:

- Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ giấc.

2 – Hành vi:

- Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở lớp và ở nhà.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

3 – Thái độ:

- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ và không đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

 

doc 63 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo Đức - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
bài 1: học tập , sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ giấc.
2 – Hành vi:
- Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở lớp và ở nhà.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
3 – Thái độ:
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ và không đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, bút dạ, mẫu thời gian biểu, thẻ màu. Vở BT Đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài: 1- 2’
Để việc học tập, sinh hoạt được thực hiện một cách có hiệu quả, chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Ghi tên bài
Đọc lại (2,3em)
B/ Các hoạt động cụ thể: 28-30’
1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
! Đọc yêu cầu BT1 (trang 2)
Quan sát tranh 1,2 (trang 2 VBT).
? Việc nào đúng? Việc nào sai? Tại sao?
! N2
2 em đọc
Thảo luận
Nội dung tranh 1: Giờ học cô giáo đang hướng dẫn cả lớp còn Tùng đang vẽ máy bay.
Nội dung tranh 2: Bữa ăn, Duơng vừa ăn cơm, vừa đọc truyện.
! Trình bày
? Các nhóm khác có ý kiến gì không?
Đại diện các nhóm trình bày nội dung tranh nêu ý kiến.
Trao đổi giữa các nhóm.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tùng không nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, như vậy là không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của em và ảnh hưởng đến quyền học tập của các em. Tùng nên nghe cô giáo hướng dẫn.
- Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe, Dương nên ngừng xem truyện để ăn cùng với cả nhà.
Kết luận: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
! Nhắc lại
2 HS
2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
! Đọc yêu cầu BT2 trang 3.
TH1: Ngọc đang xem ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
TH2: Bình và An đi học muộn giờ. Bình rủ An: “Đằng nào cũng muộn, mình đi mua bi chơi đi”.
! N2
2 HS đọc
Thảo luận.
Đóng vai
Từng nhóm thực hiện.
Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
- Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe.
- Bạn An nên từ chối lời rủ của Bình xin phép cô giáo vào lớp muộn.
Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
! Nhắc lại.
2,3 HS
3. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mục tiêu: Giúp học sinh biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
! Đọc yêu cầu BT3 (trang 3)
! Suy nghĩ, nhớ lại và ghi vở
! Trình bày
2 HS
Tự làm
1 số em đọc bài của mình. Lớp theo dõi, nêu ý kiến.
Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
Ghi nhớ: Giờ nào việc nấy. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Chúng ta cần học tập và sinh hoạt như thế nào?
Dặn: Cùng bố mẹ lập thời gian biểu và thực hiện thời gian biểu.
Bài tập 4 trang 5.
Trả lời
Nghe, nhớ.
Tuần 2 
bài 1: học tập , sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ giấc.
2 – Hành vi:
- Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở lớp và ở nhà.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
3 – Thái độ:
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ và không đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, bút dạ, mẫu thời gian biểu, thẻ màu. Vở BT Đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra: 3- 5’
TL: Để có đủ thời gian học tập, vui chơi, giúp bố mẹ, chúng ta cần chú ý học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc.
? Để có đủ thời gian học tập, vui chơi, giúp bố mẹ, chúng ta cần chú ý điều gì?
? Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đúng giờ của em?
Nhận xét, đánh giá.
Kể
Lớp nhận xét
B/ Các hoạt động cụ thể: 27-30’
1. Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
! Đọc yêu cầu BT 4 trang 3
! Đọc từng ý kiến
! Làm vở
Nêu từng ý kiến.
2 HS
2, 3 HS
Tự làm
Giơ thẻ màu, giải thích lí do.
a. Sai vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập của mình và bạn bè, làm bố mẹ, thầy cô lo lắng.
Chọn ý
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b. Đúng 
c. Sai vì vừa học vừa chơi kết quả học tập thấp, mất nhiều thời gian.
d. Đúng.
Kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
2. Hoạt động 2: Sắp xếp công việc.
Mục tiêu: HS biết lựa chọn công việc để sắp xếp theo thứ tự hợp lý, khi thực hiện đảm bảo tính khoa học.
Đáp án: Số thứ tự từ 1 -> 6
! Đọc yêu cầu BT5 trang 4
! Đọc các công việc
Khi đi học về chúng ta cần nghỉ ngơi cho lại sức. Sau khi ôn bài xong mới được vui chơi giải trí.
2 HS
2 HS
Ghi số thứ tự
Kết luận: Sắp xếp công việc cho hợp lí.
! Nhắc lại.
2,3 HS
3. Hoạt động 3: Lập thời gian biểu học tập và sinh hoạt.
! Đọc yêu cầu BT6 trang 4
Cô đã cho các em về nhà cùng bố mẹ lập thời gian biểu rồi.
! Đọc thời gian biểu của mình.
Nhận xét (sửa hoặc bổ sung)
2 HS
2, 3 HS
Lớp nhận xét
Kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em học tập, làm việc có kết quả và đảm bảo sức khỏe.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Nếu ....thì”.
Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi của học tập, sinh hoạt đúng.
Ví dụ: “Nếu học tập đúng giờ ”
 “Thì sẽ mau tiến bộ”.
Đưa bảng phụ đã ghi sẵn các vế câu “Nếu”, “thì”. Chia thành 2 nhóm chơi, yêu cầu các em nối đúng vế câu cho phù hợp.
Nhóm nào nối nhanh sẽ thắng
Nhận xét – Tuyên dương
Đọc
Suy nghĩ
Chơi
Lớp nhận xét
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết luận chung: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe cho học hành mau tiến bộ.
! Nhắc lại
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
Dặn: Thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.
Chuẩn bị bài: “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”
Trả lời
Nghe, nhớ.
Tuần 3 
bài 2: biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế là người dúng cảm, trung thực.
2 – Hành vi:
- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3 – Thái độ:
- Học sinh biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Không đồng tình với những bạn mắc lồi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. 
Bảng phụ, bút dạ, thẻ màu. Vở BT Đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
! Đọc thời gian biểu buổi sáng của em.
Nhận xét, đánh giá
2 HS đọc
Lớp Nx
Bổ sung
B/ Bài mới: 26-28’
1. Giới thiệu bài.
Trong chúng ta ai cũng có lần mắc lỗi. Khi đó chúng ta cần làm gì.
Cô sẽ cùng các em học bài đạo đức hôm nay
Ghi đầu bài
2 HS đọc
2. Các hoạt động cụ thể: 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện “Cái bình hoa”.
Mục tiêu: Giúp HS xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
! Nghe và xây dựng phần kết câu chuyện.
Thực hiện yêu cầu
Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến câu chuyện cái bình vỡ.
Kể chuyện với kết cục để mở
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Nếu Vô va không nhận lỗi thì điều gì sẽ sảy ra?
? Em hãy đoán xem Vô va nghĩ và làm gì sau đó?
! N4
Kể đoạn cuối câu chuyện.
? Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
Thảo luận
Trình bày
Các nhóm chọn, Giải thích vì sao
Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có lần mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
! Đọc yêu cầu BT2 trang 6
! Đọc các ý kiến
ý kiến nào đúng thì đánh dấu + vào ô trống trước đó.
Đọc từng ý kiến
ý a, d, đ là đúng
ý b là chưa đủ vì sẽ dẫn đến nghi oan cho người khác.
ý c là sai vì đó chỉ là lời nói suông.
ý e là sai vì cần xin lỗi cả những người lạ khi mình có lỗi.
2 em đọc 
Làm vở
Bày tỏ qua việc giơ thẻ. Giải thích lí do chọn.
Lớp Nx
Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
? Qua giờ học em cần ghi nhớ gì?
Nêu
Ghi nhớ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
2,3 HS đọc
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Khi có lỗi, em cần phải làm gì
Nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt.
Dặn: Nhớ và kể lại 1 trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi.
Trả lời
Nghe, nhớ.
Tuần 4 
bài 2: biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế là người dúng cảm, trung thực.
2 – Hành vi:
- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3 – Thái độ:
- Học sinh biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Không đồng tình với những bạn mắc lồi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. 
Bảng phụ, bút dạ, thẻ màu. Vở BT Đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra: 3- 5’
? Khi có lỗi mình cần phải làm gì?
Hãy kể lại 1 việc em đã mắc lỗi sau đó tự nhận lỗi và sửa chữa.
Nhận xét - đánh giá
2,3 HS TL
Lớp Nx
2, 3 HS kể
B/ Bài mới: 26-28’
1. Giới thiệu.
Chúng ta cùng nhau làm một số bài tập để củng cố kiến thức đã học ở giờ  ... i đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
2 – Kĩ năng: HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
3 – Thái độ: HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
	Truyện “Đến chơi nhà bạn”.(Có thể có tranh) 
Đồ dùng để chơi sắm vai. Vở BT đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 3-5’
? Khi đến chơi nhà người khác em cần cư xử như thế nào?
Hỏi
? Kể một vài trường hợp mà em và bạn em đã cư xử lịch sự khi đến nhà người khác?
Nx, đánh giá
TL
2 em kể
Nx
B/ Bài mới: 26-28’
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động cụ thể.
1. Hoạt động 1: Đóng vai.
Mục tiêu: HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
a. Sang nhà bạn chơi và thấy tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp.
b. Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ có phim hoạt hình. Em thích xem nhưng khi đó nhà bạn không bật ti vi.
c. Em sang nhà bạn chơi biết bà của bạn bị mệt.
! Đọc yêu cầu BT4 (40)
! N2
Nx, bổ sung, chốt lại
a. Em cần hỏi mượn và chơi cẩn thận.
b. Xin phép chủ nhà để bật ti vi.
c. Cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về, lúc khác chơi sau.
2 em đọc yêu cầu
Đọc các TH
Thảo luận, đóng vai.
Trình bày trước lớp.
Thảo luận và Nx bạn.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Hoạt động 2: Đố vui (Trò chơi)
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố (hoặc TH) về chủ đề đến chơi nhà người khác.
Tổ chức từng cặp nhóm.
Nx, đánh giá
Đố – giải, sau đó đổi lại
HS khác làm trọng tài
Nx, công bố nhóm thắng
KL: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Khi đến nhà người khác, em cần cư xử như thế nào?
? Điều đó thể hiện thái độ gì?
Dặn về nhà thực hành
Dặn ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
TL
Nghe, nhớ.
Tuần 28
giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức: HS hiểu:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2 – Kĩ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân.
3 – Thái độ: HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa cho hoạt động 1 – Tiết 1. Vở BT đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài: 1-2’
B/ Các hoạt động cụ thể: 26-28’
1. Hoạt động 1: Phân tích tranh.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
! Đọc yêu cầu BT1
BT1: Quan sát tranh và TLCH
a. Nội dung tranh vẽ gì?
b. Việc làm của các bạn nhỏ trong tranh giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
c. nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
Đọc
Thảo luận
Đại diện trình bày
KL: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
! N2
? Những việc gì với người khuyết tật nào, em có thể làm để giúp đỡ?
(VD: Người mù, người què)
Thảo luận
Trình bày trước lớp
Các nhóm bổ xung,Nx
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KL: Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, vui chơi cùng bạn khuyết tật.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật.
! Đọc yêu cầu BT3
Đọc từng ý kiến
Đọc yêu cầu và các ý kiến
Suy nghĩ
Thảo luận
Bày tỏ thái độ và giải thích vì sao
KL: Các ý kiến a, c, d là đúng
ý kiến b là sai vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Qua bài em thấy cần có thái độ và hành động như thế nào với người khuyết tật?
Dặn dò giúp đỡ bạn khuyết tật
Sưu tầm gương tốt về việc giúp đỡ người khuyết tật.
TL
Nghe, nhớ.
Tuần 29
giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức: HS hiểu:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2 – Kĩ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân.
3 – Thái độ: HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở BT đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 3-5’
? Em hãy kể lại một việc em làm để giúp đỡ người khuyết tật?
Nx, đánh giá
HS kể
( 2, 3 em)
B/ Bài mới: 26-28’
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động cụ thể.
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
BT4: Thủy và Quân về tới đầu làng thì gặp một người hỏng mắt hỏi thăm đường về nhà ông Tuấn. Quân bảo: Về nhanh xem phim hoạt hình cậu ạ.
! Đọc yêu cầu BT4
? Nếu em là Thủy, em sẽ làm gì?
! N3
Đọc
Thảo luận
Trình bày
Nx
KL: Thủy nên khuyên bạn: Cần chỉ đường hoặc dẫn đường để người hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm.
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn và tìm ra những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
! Đọc yêu cầu BT4
! N2
! Làm vở
Nx, bổ xung
Đọc
Thảo luận
Nêu những việc cần làm
Tự làm
Đọc trước lớp
Nx
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Với những người khuyết tật, em cần có ý thức gì?
Dặn ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau: Bảo vệ loài vật có ích.
TL
Nghe, nhớ.
Tuần 30
bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- HS hiểu ích lợi của một số loài vật đối với đời sống con người. Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2 – Kĩ năng: 
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
3 – Thái độ: 
- HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh ảnh các con vật có ích. Vở BT đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài: 1-2’
B/ Các hoạt động cụ thể: 26-28’
1. Hoạt động 1: Trò chơi đố vui, đoán xem con gì.
Mục tiêu: HS biết ích lợi của một số loài vật có ích.
BT1: Hãy nối tranh vẽ mỗi con vật với việc làm có ích của chúng.
KL: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
! Đọc yêu cầu BT1.
! Nối
Chỉ có một cố con vật đặc biệt có hại như chuột, ruồi, muỗi, gián.
Đọc
Nối
Nêu trước lớp
Nx
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
! N2
? Em biết những con vật có ích nào?
? Chúng có ích lợi gì?
? Cần làm gì để bảo vệ chúng?
Nx
Thảo luận
Trình bày
KL: Bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được cuộc sống trong môi trường trong lành. Loài vật còn mang cho ta niềm vui, sự hiểu biết.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Hoạt động 3: Nhận xét đúng, sai.
Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với các loài vật.
BT2: Em hãy đánh dấu + vào ă dưới tranh thể hiện việc làm đúng.
! Đọc yêu cầu BT2
! Chia nhóm
! HS cá nhân
! Trình bày trước lớp
Đọc
Thảo luận
Tự làm
Giải thích
KL: Việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 4 là đúng, ở tranh 2 là sai.
Bài học:
Loài vật có ích quanh ta 
? Qua giờ học này, em rút ra ghi nhớ gì?
Nêu
Em luôn bảo vệ mới là trò ngoan
Giải thích: Chúng ta luôn có ý thức bảo vệ loài vật có ích và nhắc mọi người cùng bảo vệ để chúng tồn tại và phát triển.
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Em đã làm gì để bảo vệ các loài vật có ích?
Dặn ôn bài và thực hành bài hcoj.
TL
Nghe, nhớ.
Tuần 31
bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
- HS hiểu ích lợi của một số loài vật đối với đời sống con người. Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2 – Kĩ năng: 
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
3 – Thái độ: 
- HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh ảnh các con vật có ích. Vở BT đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 3-5’
? Đối với loài vật có ích em cần phải làm gì?
? Em đã làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
Nx
TL
TL
Nx
B/ Bài mới: 26-28’
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động cụ thể.
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
BT3: Hãy đánh dấu + vào ă trước cách ứng xử đúng nhất trong trường hợp em thấy mấy bạn nhỏ dúng gậy trêu trọc các con vật trong chuồng thú.
ă Mặc các bạn, không quan tâm.
ă Cùng tham gia với các bạn.
ă Khuyên ngăn các bạn.
ă Mách người lớn.
! Đọc yêu cầu BT3
Hướng dẫn HS làm
Nx: Em cần khuyên ngăn các bạn, nếu các bạn không nghe sẽ đi mách người lớn.
Đọc
Đọc các tình huống
Thảo luận
Trình bày
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Hoạt động 2: Chơi đóng vai.
Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
! Đọc yêu cầu BT4
Nêu tình huống: An và Huy là đôi bạn thân. Trên đường đi học về, Huy rủ: Trên cây có tổ chim, chúng mình trèo lên cây bắt chim non về chơi đi.
? Nếu em là An, sẽ thế nào?
! N2
Đọc
Thảo luận
Trình bày
Nx
KL: Em can ngăn bạn vì:
- Trèo cây có thể bị ngã.
- Chim non xa mẹ sẽ chết .
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
? Hãy kể một vài việc làm cụ thể để bảo vệ loài vật có ích?
GV khen những em làm tốt được nhiều việc có ích cho các con vật cần được bảo vệ.
Tựu nêu
Nx
C Củng cố, dặn dò. 2- 3’
? Tại sao phải bảo vệ các loài vật có ích?
Dặn về nhà thực hành
TL
Nghe, nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dao duc 3 cot lop 2 ca nam.doc