Giáo án môn Đạo đức Lớp 2

Giáo án môn Đạo đức Lớp 2

Đạo đức

BÀI 1 : HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)

I/ Mục tiêu :

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện theo thời gian biểu

II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1,2.

 - VBT đạo đức 2.

 - Phiếu thảo luận nhóm.

III/ Các hoạt động dạy – học :

 

doc 68 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Bài 1 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân. 
- Thực hiện theo thời gian biểu
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1,2.
 - VBT đạo đức 2.
 - Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng sách vở của hs.
- HS thực hiện yêu cầu.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 : Phân tích tranh. (BT 1)
- HS quan sát tranh phóng to ở VBT.
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Trong giờ học tập, bạn nam ngồi vẽ máy bay không nghe cô giáo giảng. Bạn trai vừa ăn cơm vừa đọc sách.
- Việc làm của bạn đúng hay sai ? Tại sao
- Làm như thế là sai vì không nghe giảng sẽ không hiểu bài và làm cô giáo không hài lòng. Vừa ăn cơm vừa đọc sách sẽ làm cho bữa ăn kéo dài, không hợp vệ sinh, bố mẹ không hài lòng.
- GVtổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Nêu kết luận : Làm việc, học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- 3 hs nhắc lại kết luận.
b, Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có ghi tình huống và phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đã đến giờ học bài nhưng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ giục Tuấn đi học bài?
+ Đã đến giờ ăn cơm nhưng không thấy Hùng đâu. Hà chạy đi tìm thì bắt gặp em đang ngồi chơi trong quán điện tử. Hà bảo em về ăn cơm ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
Kết luận : Sinh hoạt, học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không ảnh hưởng đến người khác.
- 3 hs nhắc lại kết luận.
c, Hoạt động 3 : Lập kế hoạch, thời gian biểu cho học tập và sinh hoạt.
- Các nhóm thảo luận để lập ra thời gian biểu học tập, sinh hoạt trong ngày sao cho phù hợp.
- Từng nhóm hs thảo luận lập thời gian biểu và cử đại diện lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi từng nhóm lên trình bày thời gian biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét thời gian biểu của từng nhóm.
- Nêu kết luận : Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- HS nhắc lại kết luận.
3) Củng cố, dặn dò:- Gọi hs đọc ghi nhớ.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Bài 1 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
I/ Mục tiêu :
Như tiết 1
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1,2.
 - VBT đạo đức 2.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra nội dung bài Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- 2 hs trả lời.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 : Lợi ích và tác hại của việc học tập và sinh hoạt không đúng giờ.
- GV yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi.
- HS làm việc theo yêu cầu.
+ Nêu những ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ?
+ Gọi hs nêu kết quả, lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
+ Tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ ?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- Nêu kết luận : Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em
- 3 hs nhắc lại kết luận.
b, Hoạt động 2 : Những việc cần làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm nêu những việc cần làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- HS làm việc theo yêu cầu, các nhóm cử đại diện lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại những việc cần làm.
Kết luận : Việc học tập, sinh hoạt đúng
- 3 hs nhắc lại kết luận.
giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, 
thoải mái hơn. Vì vậy, học tập, sinh hoạt 
đúng giờ là việc làm cần thiết.
c, Hoạt động 3 : Trò chơi: Ai đúng, ai sai
- GV phổ biến luật chơi
- Lắng nghe cô phổ biến luật chơi.
- GV cho hs chơi thử. Sau đó tổ chức cho hs chơi thật.
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét các câu trả lời của hs.
- GV tổng kết và yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ : + Giờ nào việc nấy.
 + Việc hôm nay chớ để ngày mai.
- 5,6 hs đọc ghi nhớ.
3) Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Bài 2 : Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1,2.
 - VBT đạo đức 2.
 - Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng sách vở của hs.
- HS thực hiện yêu cầu.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
Hoạt động 1 : Phân tích truyện "Cái bình hoa"
- Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện 
- HS theo dõi câu chuyện. Các nhóm thảo 
và xây dựng phần kết của câu chuyện.
luận và xây dựng phần kết của câu
chuyện.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết mở :
từ đầu đến "Ba tháng trôi qua, không ai
còn nhớ đến cái chuyện bình hoa vỡ".
- Kể nốt đoạn cuối của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên
trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.
theo các ý sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì ?
khi mắc lỗi ?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các
nhóm thảo luận.
* Kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến thái độ
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm và bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống : Việc nào đúng, việc nào sai ? Tại sao đúng (sai) ?
- Thảo luận nhóm theo các tình huống
+ Lan chẳng may làm gãy bút của Mai. Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua cho chiếc bút khác đền cho Mai.
+ Do mải chạy, Tuấn xô ngã một em hs lớp 1. Cậy mình lớn hơn, Tuấn mặc kệ em và tiếp tục chơi với các bạn.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
* Kết luận : Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
 Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức " Tìm ý kiến đúng ".
- GV phổ biến luật chơi.
- Cho hs chơi thử.
- HS chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho hs chơi .
- Nhận xét hs chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Yêu cầu hs nhắc lại các ý kiến đúng và nhắc lại nội dung bài học.
- HS nhắc lại kết luận .
3) Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Bài 2 : Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)
I/ Mục tiêu :
Như tiết 1
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh tài liệu về chủ đề bài học 
 - VBT đạo đức. 
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra nội dung của bài biết nhận lỗi và sửa lỗi
+ Khi mắc lỗi ta phải làm gì ?
+ Vì sao khi mắc lỗi ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi ?
- GV nhận xét và đánh giá.
- HS thực hiện yêu cầu.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
	Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế
- GV gọi một số hs lên kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân hoặc những người trong gia đình em.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Yêu cầu hs nhận xét sau mỗi tình huống
- HS nêu nhận xét, bổ sung.
- Khen những hs trong lớp biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV hs thảo luận nhóm theo câu hỏi sau: Việc làm của mỗi bạn trong tình huống sau đúng hay sai ? Em hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lí.
- HS làm việc theo yêu cầu, các nhóm cử đại diện lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
+ Tình huống 1 : Lịch bị đau chân không xuống tập thể dục cùng các bạn được. Cuối tuần, lớp bị trừ điểm thi đua. Các bạn trách Lịch dù Lịch nói rõ lí do .
+ Tình huống 2 : Do tai kém lại ngồi bàn cuối nên kết qủa bài viết chính tả của Hải
không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của cả tổ. Hải cũng muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm như thế nào ?
- GV chốt lại ý kiến đúng.
* Kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách nhầm bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt.
 Hoạt động 3 : Trò chơi "Ghép đôi"
- GV phổ biến luật chơi.
- Cho hs chơi thử.
- HS chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho hs chơi .
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh
- GV tổng kết và yêu cầu hs đọc ghi nhớ : Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
- 5, 6 hs đọc ghi nhớ.
3) Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Bài 3 : Gọn gàng ngăn nắp (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1,2.
- VBT đạo đức. 
- Phiếu thảo luận nhóm. 
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra nội dung của bài biết nhận lỗi và sửa lỗi
+ Em cần làm gì sau khi mắc lỗi ?
+ Nêu ghi nhớ của Bài biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV nhận xét và đánh giá.
- HS thực hiện yêu cầu.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
	Hoạt động 1 : Phân tích tranh. (BT1)
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- HS quan sát tranh và trả lời : Một bạn nhỏ đang sắp xếp sách vở đã học xong lên giá sách.
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì ?
- Làm như thế để giữ bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu và giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình
mình.
- GV tổng kết lại các ý kiến của các 
nhóm thảo luận.
* Kết luận : Các em nê ... lên bảng.
* Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Giúp hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
+ Em biết những con vật có ích nào ?
+ Hãy kể những ích lợi của chúng ?
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện cá nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kêt luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. Cuộc sống của con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu.
Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai
* Mục tiêu : Giúp haiphan biệt các việc làm đúng, sai khi đối sử với loài vật.
- GV phát tranh nhỏ cho các nhóm hs, yêu cầu quan sát và phân biệt việc làm đúng, sai.
+ Tình đang chăn trâu.
+ Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
+ Hương đang cho mèo ăn.
+ Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
- HS thảo luận và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS làm việc theo yêu cầu.
* Kết luận : Các bạn nhỏ tranh 1,3,4 biết bảo vệ và chăm sóc các loài vật. Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai : bắn súng cao su vào loài vật có ích.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Nêu những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích ?
- Nhận xét tiết học, nhắc hs thực hiện tốt nội dung bài học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Bài 14 : Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
I/ Mục tiêu :
Như tiết 1
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh một số loài vật có ích.
 - Vở bài tập đạo đức 2.
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : 
- Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích ?
- GV nhận xét và đánh giá.
- 2 HS trả lời. 
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
	Hoạt động 1 :Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ? 
* Mục tiêu : Giúp hs biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
- GV nêu tình huống :
+ Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây:
a) Mặc các bạn, không quan tâm.
b) Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn.
c) Khuyên ngăn các bạn.
d) Mách người lớn.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm
thảo luận.
khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
* Kết luận : Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
Hoạt động 2: Chơi đóng vai
* Mục tiêu : HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- GV nêu tình huống : An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay đi học về Huy rủ :
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện cá nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kêt luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. Cuộc sống của con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu.
Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai
* Mục tiêu : Giúp haiphan biệt các việc làm đúng, sai khi đối sử với loài vật.
- GV phát tranh nhỏ cho các nhóm hs, yêu cầu quan sát và phân biệt việc làm đúng, sai.
+ Tình đang chăn trâu.
+ Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
+ Hương đang cho mèo ăn.
+ Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
- HS thảo luận và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS làm việc theo yêu cầu.
* Kết luận : Các bạn nhỏ tranh 1,3,4 biết bảo vệ và chăm sóc các loài vật. Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai : bắn súng cao su vào loài vật có ích.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Nêu những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích ?
- Nhận xét tiết học, nhắc hs thực hiện tốt nội dung bài học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
Quyền và bổn phận của trẻ em
I/ Mục tiêu : Giúp hs nắm được những quyền và bổn phận của trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : 
- Bảo vệ loài vật có ích có lợi gì ?
- Nêu ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
- 2 HS trả lời. 
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
	Chủ đề1 :Tôi là một đứa trẻ 
- Trẻ em khi được sinh ra có những quyền gì ?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- Trẻ em khi được sinh ra có những bổn phận gì ?
* Kết luận : Trẻ em là một công dân tương lai, được quyền bảo vệ chăm sóc để phát triển toàn diện. Trẻ em không phân biệt màu da, giàu nghèo, giới tính, dân tộc đều được đối sử bình đẳng. Do vậy chúng ta có bổn phận tôn trọng các đặc điểm riêng, các sở thích riêng của mỗi người.
Chủ đề 2: Gia đình
- Trong gia đình, trẻ em có những quyền gì ?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- Trong gia đình trẻ em có những bổn phận gì ?
* Kêt luận : Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ghi nhận những quyền mà các em được hưởng trong gia đình như : Quyền được yêu thương chăm sóc, quyền được nuôi dạy để các em được trưởng thành. Do vậy mà các em cần có bổn phận yêu quý và chăm sóc những người trong gia đình.
Chủ đề 3 : Đất nước và cộng đồng.
- Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những quyền gì ?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những bổn phận gì ?
* Kết luận : Trẻ em không phân biệt trai gái, giàu nghèo dân tộc đều được hưởng các quyền từ cộng đồng : Được chăm sóc về thể chất, tinh thần, an toàn xã hội, được bảo vệ tránh phải lao động năng nhọc, tránh bị xâm hại về thân thể.
Chủ đề 4 : Trường học
- Khi đến trường, trẻ em có quyền gì ?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- Khi đến trường, trẻ em có những bổn phận gì ?
* Trường học là nơi em được học tập, vui chơi và tham gia hoạt động để phát triển tài năng. Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sự giáo dục trong điều kiện tốt nhất có thể được .
Chủ đề 5 : ý kiến của em
- Trẻ em có những quyền gì ?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp
- Trẻ em có những bổn phận gì ?
nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình về tất cả những vấn đề có liên quan và có quyền bày tỏ những ý kiến đó. Chúng ta cần tự hào về quyền đó và mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học, nhắc hs thực hiện tốt nội dung bài học.
____________________________________________________________________
Đạo đức
 Giáo dục về an toàn giao thông
I/ Mục tiêu :
- Giúp hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường, hè bị lẫn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh )
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường, biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để bảo đảm an toàn.
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Bài cũ : 
- Hãy nêu những quyền mà trẻ em được hưởng ?
- Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình, trường học, cộng đồng và đất nước ?
- GV nhận xét và đánh giá.
- 2 HS trả lời. 
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
	Hoạt động1 : Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
* Mục tiêu : HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường . Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố.
- GV nêu tình huống đế giải thích thế nào là không an toàn :
+ Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đuổi nhau chạy xô vào em, làm em có thể ngã hoặc có thể cả em cùng ngã.
+ Vì sao em ngã ? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì ?
+ Vì bạn B chạy vô ý xô vào bạn, đó là hành động nguy hiểm. Nếu khi ngã gần bàn, gốc cây hay ở trên đường thì sao ?
+ Nêu ví dụ về các hành vi nguy hiểm.
* Kết luận :
- An toàn : khi đi trên đường không để xảy ra va quyệt, không bị ngã đau, ... đó là an toàn.
- Nguy hiểm : Là các hành vi dễ gây ra tai nạn. 
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
* Mục tiêu : Giúp hs biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu thảo luận với các tình huống sau :
+ Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi. Quả bóng tuột khỏi tay em, lăn xuống đường, em có vội vàng chạy theo nhặt bóng không ? Làm thế nào em lấy được quả bóng.
+ Bạn em có một chiếc xe đạp mới, bạn muốn đèo em ra phố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đong xe đi lại. Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ?
+ Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ em đều bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
+ Em và một số bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng, các bạn rủ cùng em chơi đá cầu. Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với các bạn ?
+ Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi đến nhà thiếu nhi, các bạn vẫy em sang đi cùng với các bạn, nhưng trên đường đang có nhiều xe cộ đi lại. Em sẽ làm gì ? Làm thế nào để qua đường đi cùng với các bạn em được ?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu hs cả lớp nhận xét.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung ý kiến
* Kêt luận : Khi đi bộ qua đường, trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, đá cầu trên vỉa hè, đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đó.
3) Củng cố, dặn dò : - Nhận xét học ____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_2.doc