Giáo án Môn Đạo đức - Giáp Thị Giang

Giáo án Môn Đạo đức - Giáp Thị Giang

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kién thức : Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .

 2.Kĩ năng : HS thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

 3. Thái độ : : Thực hiện theo thời gian biểu, có thái độ yêu mến, đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình, ủng hộ những ngời học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 GV: - Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2.

 - Vở bài tập Đạo đức 2.

 - Phiếu thảo luận nhóm

 

doc 73 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 680Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Đạo đức - Giáp Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Đạo đức
Tiết 1 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu :
 1. Kién thức : Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .
 2.Kĩ năng : HS thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
 3. Thái độ : : Thực hiện theo thời gian biểu, có thái độ yêu mến, đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình, ủng hộ những ngời học tập, sinh hoạt không đúng giờ. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 GV : - Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2.
 - Vở bài tập Đạo đức 2.
 - Phiếu thảo luận nhóm
III.Các hoạt động dạy – học : 
Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
1. Bài cũ: (2’)
- Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS.
2. Bài mới: (28’)
a).Giới thiệu bài:
GV nói : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao phải học tập và sinh hoạt đúng giờ. Ghi đầu bài.
b) Các hoạt động chính:
 Hoạt động 1: Phân tích tranh. (BT 1)
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Việc làm của bạn là đúng hay sai? 
Tại sao ?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Nêu kết luận: Làm việc, học tập và sinh hoạt phải đúng giờ.
 Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có ghi tình huống và phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết.
+ Đã đến giờ học bài nhng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ giục Tuấn đi học bài ?
+ Đã đến giờ ăn cơm nhng không thấy Hùng đâu. Hà chạy đi tìm thì bắt gặp em đang ngồi trong quán chơi điện tử. Hà bảo em về ăn cơm ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
- Kết luận : Sinh hoạt, học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không ảnh hởng đến ngời khác.
 Hoạt động 3: Lập kế hoạch, thời gian biểu cho học tập và sinh hoạt 
- Các nhóm thảo luận để lập ra thời gian biểu học tập, sinh hoạt trong ngày sao cho phù hợp
- Gọi từng nhóm lên trình bày thời gian biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét thời gian biểu của từng nhóm.
- Nêu kết luận : Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
 3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở bài tập tr 2, 3.
- HS quan sát tranh phóng to nh tranh ở vở BT 
- Trong giờ học, bạn nam ngồi vẽ máy bay không nghe cô giáo giảng.
Bạn trai vừa ăn cơm vừa đọc sách
- Làm nh thế là sai vì không nghe giảng sẽ không hiểu bài và làm cô giáo không hài lòng. Vừa ăn cơm vừa đọc sách sẽ làm cho bữa ăn kéo dài, không hợp vệ sinh, bố mẹ không hài lòng
- 3HS nhắc lại kết luận.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 3HS nhắc lại kết luận
- Từng nhóm HS thảo luận lập thời gian biểu và cử đại diện lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận. 
Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010
Đạo đức
Tiết 2 : Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 1. Kién thức : Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .
 2.Kĩ năng : HS thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
 3. Thái độ : : Thực hiện theo thời gian biểu, có thái độ yêu mến, đồng tình với những bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình, ủng hộ những ngời học tập, sinh hoạt không đúng giờ. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 GV : Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2. Phiếu thảo luận nhóm
 HS : Vở bài tập Đạo đức 2.
 III.Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: Kiểm tra nội dung bài Học tập, sinh hoạt đúng giờ
 - Vì sao cần học tập, sinh hoạt đúng giờ ?
- Nếu không học tập, sinh hoạt đúng giờ thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Tiết học trớc các em đã hiểu vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách học tập và sinh hoạt đúng giờ. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
 Hoạt động 1: Lợi ích và tác hại của việc học tập và sinh hoạt không đúng giờ 
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Nêu những ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ?
+ Tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ ? 
- GV nhận xét chốt ý đúng
- Nêu kết luận : Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em.
.Hoạt động2: Những việc cần làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu những việc cần làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- GV chốt lại những việc cần làm.
- Nêu kết luận : Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập, sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
c) Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đúng, ai sai”
- GV phổ biến luật chơi
- GV cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV tổng kết và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ + giờ nào việc nấy
+ Việc hôm nay chớ để ngày mai 
3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- Tế nào là học tâp sinh hoạt đúng giờ ?
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo yêu cầu, các nhóm cử đại diện lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- 3HS nhắc lại kết luận.
- HS chơi trò chơi
- 5,6 HS đọc ghi nhớ. 
HS trả lời.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
Tiết 3 :Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)
I Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Biết vì sao cần phải nhận
Lỗi và sửa lỗi.
 2. Kĩ năng : HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
 3. Thái độ : Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. HS có thái độ ủng hộ, cảm phục những bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 GV : Bảng nhóm (thư viện). Phiếu thảo luận nhóm.
 HS : Vở bài tập Đạo đức 2.
 III. Các hoạt động dạy – học : 
Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
1. Bài cũ: (4’)
- Nêu tác dụng của việc học tập sinh hoạt đúng giờ?.
2. Bài mới: (28’)
a) Giới thiệu bài:
GV nói : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao khi mắc lỗi ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Ghi đầu bài.
 b) Các hoạt động chính:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện “Cái bình hoa”
- Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện 
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết mở : từ đầu đến “Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ”.
- Kể nốt đoạn cuối của câu chuuyện
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận theo các ý sau:
+ Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi ?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì ?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Nêu kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và đợc mọi ngời yêu quý.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến thái độ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và bày tỏ ý kiến về việc làm trong BT2
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
-Kết luận : Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có nh thế mới mau tiến bộ và đợc mọi ngời quý mến.
c) Hoạt động 3: 
Sắm vai các tình huống trong BT3
3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- Khi có lỗi cần phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò khi có lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi, có như vậy mới được mọi người yêu mến. 
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở bài tập tr 5.
- HS theo dõi câu chuyện. Các nhóm thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- 3HS nhắc lại kết luận.
-Thảo luận nhóm theo các tình huống - HS đưa ra ý kiến : a, d.
- HS giải thích vì sao chọn và không ý kiến đó.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
 - HS trả lời.
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
Tiết 4 : Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)
I Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Biết vì sao cần phải nhận
Lỗi và sửa lỗi.
 2. Kĩ năng : HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
 3. Thái độ : Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. HS có thái độ ủng hộ, cảm phục những bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
II.Đồ dùng dạy – học :
 GV : Vở bài tập Đạo đức 2.
III.Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: (4’).
 Kiểm tra nội dung bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi 
- Khi mắc lỗi ta phải làm gì ?
- Vì sao khi mắc lỗi ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi ?
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
a) Giới thiệu bài:
 Tiết học trước các em đã hiểu vì sao phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tiết học hôm nay các em tiếp tục học bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
* Hoạt động 1: GV yêu cầu hs làm BT4. 
*Hoạt động2: Làm BT 5.
làm việc cá nhân.
- GV chốt lại những ý kiến đúng.
- Nêu kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị ngời khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu ngời khác, tránh trách nhầm lỗi cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt.
*Hoạt động3:
- GV gọi một số HS lên kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân hoặc những người trong gia đình em.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi tình huống HS đưa ra.
- Khen những HS trong lớp đã biết nhận lỗi và sửa lỗi 
- GV nhận xét.
 - GV tổng kết và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ : Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và đợc mọi người quý mến 
3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- Thực hiện tốt việc nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV nhận xét chung giờ học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi, từng nhóm nêu ý kiến.
 - HS làm việc theo yêu cầu, hs trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- 3HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS nêu nhận xét, bổ sung.
- 5,6 HS đọc ghi nhớ. 
Ngày tháng năm năm 200
Môn: Đạo đức
Tiết 5 : Gọn gàng,ngăn nắp (tiết 1)
I/ Mục đích, yêu cầu :
 1. Học sinh hiểu:
 - Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp. 
 - ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 
 ... ược học tập, vui chơi và tham gia những hoạt động để phát triển tài năng. Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sự giáo dục trong điều kiện tốt nhất có thể được
*) Chủ đề 5: ý kiến của em
- Trẻ em có những quyền gì ? 
- Trẻ em có những bổn phận gì ? 
+ GV kết luận : trẻ em có quyền bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình về tất cả những vấn đề có liên quan. Mỗi ngời đều có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan và có quyền bảy tỏ những ý kiến đó. Chúng ta cần tự hào về quyền đó và mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình
3) Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học.
- 3 học sinh trả lời.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kết luận.
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 32 : Giáo dục về an toàn giao thông
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Giúp HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
 + HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè
đường, hè bị lẫn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh)
 2. Kĩ năng : Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường, biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư
 3. Thái độ : Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn 
II. Đồ dùng dạy – học :
 - Gv :Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: (4’)
- Hãy nêu những việc làm bảo vệ loài vật có ích ?
 - GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
 a) Giới thiệu bài:
 Tiết học hôm nay, các em sẽ học về an toàn giao thông. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
* Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
 - GV nêu tình huống để giải thích thế nào là không an toàn : 
+ Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đuổi nhau chạy xô vào em, làm em có thể ngã hoặc có thể cả hai em cùng ngã.
+ Vì sao em ngã ? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì ?
+ Vì bạn B chạy vô ý xô vào bạn, đó là hành động nguy hiểm. Nếu khi ngã gần bàn, gốc cây hay ở trên đường thì sao ? Em sẽ va vào bậc thang, gốc cây hoặc xe trên đường đâm phải gây thương vong. 
+ Nêu ví dụ về các hành vi nguy hiểm
* Kết luận : An toàn : Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt, không bị ngã đau, ... đó là an toàn. Nguy hiểm : Là các hành vi dễ gây tai nạn.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
* Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu thảo luận với các tình huống sau :
+ Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi. Quả bóng bỗng tuột khỏi tay em, lăn xuống đường, em có vội vàng chạy theo nhặt bóng không ? Làm thế nào em lấy được quả bóng 
+ Bạn em có một chiếc xe đạp mới, bạn muốn đèo em ra phố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi lại. Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ?
+ Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ em đều bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
+ Em và một số bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng, các bạn rủ em cùng chơi đá cầu. Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với các bạn ? 
+ Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi đến Nhà Thiếu nhi, các bạn vẫy em sang đi cùng các bạn, nhng trên đường đang có nhiều xe cộ đi lại. Em sẽ làm gì ? Làm thế nào để qua đường đi cùng với bạn em được ?
- HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu HS cả lớp nhận xét
- GV kết luận : Khi đi bộ qua đường, trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, đá cầu trên vỉa hè, đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đó 
3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV củng cố liên hệ.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu các ví dụ đã gặp trong thực tế
- HS nhắc lại kết luận.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung ý kiến
- HS nhắc lại kết luận.
Thứ ba ngày 24 tháng 04 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 34 : Giáo dục về an toàn giao thông
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Giúp HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
 + HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè
đường, hè bị lẫn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh)
 2. Kĩ năng : Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường, biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư
 3. Thái độ : Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn 
II. Đồ dùng dạy – học :
 - Gv :Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: (4’)
- Thế nào là an toàn giao thông?
 - GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
 a) Giới thiệu bài:
 Tiết học hôm nay, các em sẽ học về an toàn giao thông. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
* Hoạt động 1: 
HS nghe GV đọc một số qui định về luật an toàn giao thông.
 *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
* Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu thảo luận với các tình huống sau :
+ Em và các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. Bỗng có một bạn sút bóng mạnh vào một cụ già đi đường, làm cụ ngã, em sẽ làm gì?
 - HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu HS cả lớp nhận xét
 3) Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV củng cố liên hệ.
Em đã thực hiện đúng luật an toàn giao thông chưa?
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời.
HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu các ví dụ đã gặp trong thực tế
- HS phát biểu.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Đạo đức
Tiết 25 : Ôn tập, thực hành kĩ năng giữa học kì 2
I. Mục tiêu :
 1 . Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng của 3 bài đã học
 - Trả lại của rơi. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 2. Kĩ năng: vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.
 3. Thái độ: Biết cư xử, giao tiếp lịch sự, tôn trọng mọi người. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV :Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
 - Vở bài tập Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: (5’)
- Như thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có ý nghĩa gì ?
- Nêu ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
 a) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập giữa học kì 2. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
*) Ôn bài 1: Trả lại của rơi 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 : Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng. (GV phát phiếu học tập) 
- Em đã thực hiện việc trả lại của rơi như thế nào ?
*.Ôn bài 2: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Khi nào ta cần nói lời yêu cầu, đề nghị ?
- Cần nói lời yêu cầu đề nghị với thái độ như thế nào ?
- GV nêu tình huống ở bài tập 2.
+ Kết luận : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. 
*) Ôn bài 3: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Bài 3, 4 : Bày tỏ ý kiến
+ Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng ; không nói to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
3) Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học.
- 3 học sinh trả lời.
- 1HS đọc yêu cầu và các ý kiến
- Cả lớp làm bài, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ.
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS bày tỏ ý kiến.
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét.
Thứ ba ngày 01 tháng 5 năm 2012
Đạo đức
Tiết 35 : Ôn tập, thực hành kĩ năng cuối học kì 2 và cả năm
I. Mục tiêu :
 1 . Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng của 3 bài đã học
 - Trả lại của rơi. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 2. Kĩ năng: vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.
 3. Thái độ: Biết cư xử, giao tiếp lịch sự, tôn trọng mọi người. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV :Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
 - Vở bài tập Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Bài cũ: (5’)
- Như thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có ý nghĩa gì ?
- Nêu ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
 a) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập giữa học kì 2. Ghi đầu bài .
b) Các hoạt động chính :
*) Ôn bài 1: Lịch sự khi đến nhà người khác
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 : Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng. (GV phát phiếu học tập) 
- Em đã thực hiện việc lịch sự khi đến nhà người khác như thế nào ?
*.Ôn bài 2: Giúp đỡ người khuyết tật
- Khi nào ta cần 
- Cần Giúp đỡ người khuyết tật như thế nào 
- GV nêu tình huống ở bài tập 2.
+ Kết luận : Biết Giúp đỡ người khuyết tật?là đem lạị niềm vui cho họ.. 
*) Ôn bài 3: Bảo vệ loài vật có ích
- Bài 3 : Bày tỏ ý kiến
 3) Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học.
- 3 học sinh trả lời.
- 1HS đọc yêu cầu và các ý kiến
- Cả lớp làm bài, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ.
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS bày tỏ ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an dao duc.doc