Giáo án Môm Toán 2 - Tuần 19

Giáo án Môm Toán 2 - Tuần 19

TOÁN

TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

NGÀY:

Lớp: Hai /



I. Mục tiêu : học xong bài này HS đạt được về :

• Nhận biết tổng của nhiều số.

• Biết cách tính tổng của nhiều số.

II. Đồ dùng dạy học :

• GV: Bộ thực hành toán.

• HS: SGK, Vở bài tập, bảng con.

III. Các hoạt động

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môm Toán 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TOÁN
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
NGÀY:
Lớp: Hai / 
œ¯
I. Mục tiêu : học xong bài này HS đạt được về : 
Nhận biết tổng của nhiều số.
Biết cách tính tổng của nhiều số.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bộ thực hành toán.
HS: SGK, Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : 
Bài mới
a)Giới thiệu bài 
b) phát triển các hoạt động 
*Hoạt động 1- Nhận biết tổng của nhiều số.
Gọi hS cho ví dụ về phép tính có nhiều số cộng 
 Viết lên bảng : 2 + 3 + 4 =  và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. 
- Giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
b) Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.
c) Gọi HS nêu cách thực hiên tính theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
- Yêu cầu HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái)
v Hoạt động 2: - Biết cách tính tổng của nhiều số.
 Bài 1:Tính 
Gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính theo nhóm đôi 
Đánh giá chung 
Bài 2: Tính 
Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở (Tương tự bài 1)
- Nhận xét.
- Bài 3: Số 
- Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở).
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng
- Đánh giá tuyên dương 
- Lưu ý : Khi cộng nhiều số lại cần cộng hết các số đơn vị lại rồi cộng tiếp số chục 
4. Củng cố – Dặn dò 
 Đánh giá tuyên dương 
Hát vui 
- Nhắc lại tựa bài 
Cả lớp 
 Cá nhân nêu : 2+3+4 =
- 2 + 3 + 4 = 9
 Theo dõi và quan sát 
- Lần lượt nêu cách tính và tính 
- Cá nhân , nhóm đôi , trò chơi 
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài trong vở.Tính nhẩmtheo nhó đôi . 
- HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau.
- Nhận xét tuyên dương 
Đọc yêu cầu bài tập 
Cá nhân nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15 và 24+24+24+24 
- Cá nhân làm bảng lớp còn lại làm vào vở bài tập 
- Nhận xét bổ sung .
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc từng tổng “5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít bằng 20 lít” Nhận ra tổng nay có các số hạng bằng nhau “Tổng 5l + 5 l + 5 l + 5l có 4 số hạng đều bằng 5 l” 
- HS làm bài, sửa bài.
- HS thi đua giữa 2 dãy.
- HS làm bài, sửa bài, bạn nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Nêu việc về nhà: Phép nhân.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TOÁN
PHÉP NHÂN
NGÀY:
Lớp: Hai / 
œ¯
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS đạt được về : 
Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
Biết đọc, viết ký hiệu của phép nhân.
Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Tranh ảnh hoặc mô hình , vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK .
HS: Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Gọi HS tính kết quả của phép tính 20 + 13 + 25 + 8
- Đánh gái cho điểm 
Bài mới
a)Giới thiệu bài 
b) phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.. Biết đọc, viết ký hiệu của phép nhân.
- Yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi : 
+ Tấm bìa có mấy chấm tròn ? 
- Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi 
Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? 
- Hướng dẫn 
- Giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng , mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân , viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên :
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
 2 x 5 = 10 
- Nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân 
- Yêu cầu học sinh tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
Chốt lại : 
* Lưu ý : Tổng các số hạng là những số cộng lại , chứ tổng các số hạng không phải là kết quả của phép cộng 
v Hoạt động 2: Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
Bài 1: Chuyễn động các số hạng bằng nhau thành phép nhân theo mẫu 
GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra:
a) 4 được lấy 2 lần , tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 
b) , c) làm tương tự như phần a 
- GV hướng dẫn HS biết cách tìm kết quả của phép nhân : Muốn tính 4 x 2 = 8 ta tính tổng 4 + 4 = 8 , vậy 4 x 2 = 8 
Bài 2: Viết được phép nhân 
- Tổ chức cho HS thi đua làm bài theo nhóm
* Lưu ý : Trong phép nhân khi đổi chổ các số thì kết quả phép nhân vẫn bằng nhau 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Tổ chức cho HS chơi trò Tìm nhà toán học tương lai 
Phổ biến cách chơi và luật chơi 
Chuẩn bị: Thừa số- Tích.
- Hát vui 
- Cá nhân đặt tính và tính kết quả 20 + 13 + 25 + 8 = 66 
- Nhận xét tuyên dương
- Nhắc lại tựa bài 
Cả lớp 
- 2 chấm tròn 
- Lấy mỗi lần 2 chấm tròn ta lấy 5 lần 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) 
- HS nhận xét 
- Nhắc lại : 2 + 2 + 2 + 2+ 2 = 2 x 5 = 10
- HS thực hành đọc , viết phép nhân 
- Học sinh đọc.
- Học sinh chuyễn từ tổng sang phép nhân 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
 2 x 5 = 10 
- Theo dõi và nhắc lại : 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân
- Cá nhân – Nhóm – Cả lớp 
Đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc “ Bốn nhân hai bằng tám ” 
- Cá nhân làm vở mời bạn nêu miệng kết quả . b ) 5 x 3 = 15 , c ) 3 x 4 = 12 
- Đọc yêu cầu 
- HS viết được phép nhân ( theo mẫu ) 
- Chia ra 4 nhóm đại diện làm phiếu còn lại làm vở b ) 9 x 3 = 27 , c ) 10 x 5 = 50
- Chia ra 5 đội các đội thi nhau nhìn tranh viết phép nhân 
5 x 2 = 10 4 x3 = 12
2 x5 = 10 3 x4 = 12
Nhận xét tiết học.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TOÁN
THỪA SỐ - TÍCH
NGÀY:
Lớp: Hai / 
œ¯
I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh đạt được về :
Biết thừa số, tích.
Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Viết sẵn một số tổng ,tích trong các bài tập 1 ,2 lên bảng . Các tấm bìa ghi sẵn 
HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Gọi HS chuyển từ phép cộng sang phép nhân rồi tính 4 + 4 + 4 = 
- Đánh gái cho điểm 
Bài mới
a)Giới thiệu bài 
b) phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Biết thừa số, tích.Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng , gọi HS đọc
 ( hai nhân năm bằng mười ) 
GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười , ( chỉ vào 2 ) gọi là thừa số ( gắn tấm bìa “ thừa số ” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới , 5 cũng gọi là thừa số ( làm ương tự như với 2 ) , 10 gọi là tích ( gắn tấm bìa “ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK ) . Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính 
Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có : 
Thừa số thừa số 
 2 x 5 = 10 
 Tích Tích 
v Hoạt động 2: Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
Bài 1: Viết các tổng sau dưới dạng tích theo mẫu 
- Hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . 
- Viết lên bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = , cho HS đọc rồi viết thành tích ( 3 được lấy 5 lần nên viết 3 x 5 sau dấu = ) . 
 GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 ; 3 x 5 = 15 
Phần a , b , c làm tương tự . Tổ chức cho HS làm bảng con 
- Đánh giá nhận xét 
Bài 2 : Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính theo mẫu 
- Tổ chức cho HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 
6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 làm theo nhóm 
Bài 3: Viết phép nhân ( theo mẫu ) biết 
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng .
- Nhận xét – Tuyên dương.
Lưu ý : Càn nhận biết và đọc phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép nhân 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Hỏi HS tên gọi thành phần và kết quả của các phép nhân 
- Đánh giá chung , gọi HS nêu việc về nhà 
- Hát vui 
Cá nhân chuyên từ công sdang nhân ở bảng lớp còn lại làm bảng con :
4 + 4 + 4 = 4 x 3 = 12
- Nhắc lại tựa bài 
Cả lớp 
- Học sinh quan sát. Học sinh đọc:Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười , ( chỉ vào 2 ) gọi là thừa số ( gắn tấm bìa “ thừa số ” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới , 5 cũng gọi là thừa số ( làm ương tự như với 2 ) , 10 gọi là tích ( gắn tấm bìa “ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK ) . Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính 
- Học sinh nêu
- Cá nhân – Nhóm - Trò chơi 
- Đọc yêu cầu 
- Theo dõi và quan sát 
- HS tự tính tích 3 x 5 . Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 , vậy 3 x 5 = 15 
- Cá nhân làm bảng lớp , cả lớp làm bảng con : 
9 x 3 = 27 , 2 x 4 = 8 , 10 x 3 = 30 
- Đọc yêu cầu bài tập 
Chia ra 4 nhóm đại diện nhóm phiếu còn lại làm bài vào vở 
 - Trình bày kết quả , nhận xét chéo 
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Chia 2 dãy thi đua viết phép nhân biết các thừa số : b ) 4 x 3 = 12 , c ) 10 x 2 = 20 , d ) 5 x 4 = 20 
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Cá nhân nhắc lại tên gọi thành phần kết quả của phép nhân 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng nhân 2.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TOÁN
BẢNG NHÂN 2
NGÀY:
Lớp: Hai / 
œ¯
I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh đạt được :
Lập được bảng nhân 2.
Nhớ được bảng nhân 2.
Biết giải BT có một phép nhân ( trong bảng nhân 2).
Biết đếm thêm 2.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn ( như SGK ) .
HS: Vở bài tập. Bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu lại tên gọi từng thành phần của phép nhân 
- Đánh gái cho điểm 
Bài mới
a)Giới thiệu bài 
b) phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Lập được bảng nhân 2.Nhớ được bảng nhân 2.
- Giới thiệu các tấm bìa , mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn , ta lấy 1 tấm bìa , tức là 2 (chấm tròn ) được lấy 1 lần , ta viết : 2 x 1 = 2 ( đọc là : Hai nhân một bằng hai ) 
- Viết 2 x 1 = 2 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6 .. thành bảng nhân 2 . 
- GV gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần , và viết 
2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4 rồi viết tiếp 2 x 2 = 4 ngay dưới 2 x 1 = 2 
- Cho HS đọc : 2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 
Tương tự 2 x 2 = 4 . GV hướng dẫn lập tiếp 
2 x 3 = 6  ; 2 x 10 = 20 
GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân, viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
 2 x 5 = 10 
- GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân 
- GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyễn từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân 
- Tương tự yêu cầu HS lập tiếp bảng nhân 2
Chốt lại và đính bảng nhân 2 
 Lưu ý :Ở bảng nhân 2 mỗi lần nhân 2 ta cộng thêm 2.
v Hoạt động 2: Nhớ được bảng nhân 2. Biết giải BT có một phép nhân trong bảng nhân 2).Biết đếm thêm 2.
Bài 1: Tính nhẩm 
- Ghi nhớ các công thức trong bảng . Nêu được ngay phép tính 2 x 6 = 12 
Bài 2: Giải toán có lời văn 
- Chốt lại sửa bài 
- Lưu ý : viết phép tính giải bài toán như sau : 2 x 6 = 12 ( chân ) 
Bài 3: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống :
- Yêu cầu HS nhận xét dãy số 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai đúng ai sai 
- Treo đáp án : 2 , 4, 6, 8 , 10 , 12 , 14 , 16 , 18 , 20
* Lưu ý : Bài tập 2 cần phân biệt đơn vị con gà và đơn vị chân của con gà 
4. Củng cố – Dặn dò 
Đánh giá chung 
Chuẩn bị: Luyện tập
Hát vui 
Cá nhân nêu lại tên gọi từng thành phần của phép nhân : thừa số x thừa số = tích 
- Nhắc lại tựa bài 
Cả lớp 
2 chấm tròn 
- Theo dõi và đọc lại 2x 1 = 2
- Lần lượt thao tác tấm bìa và viết tiếp các phép nhân 2 x2 = 4 
- HS đọc hai nhân hai bằng bốn 
- HS đọc ( Hai nhân năm bằng mười ) 
 2 x 5 = 10 .
- HS đọc 2 x 5 = 10
Lần lượt lập tiép 2 x 6 =12 , 2 x7 = 14 ,
2 x 8 = 16, 2 x 9 = 18 
Nhận xét bổ sung 
Cá nhân , cả lớp , nhóm đọc lại bảng nhân 2 
2 x 1 = 2 2 x 6 =12
2 x 1 = 4 2 x 7 = 14
2 x 1 = 6 2 x 8 = 16
2 x 1 = 8 2 x 9 = 18
 2 x 5 = 10 2 x10 = 20
Chia 2 dãy thi nhau đọc thuộc lòng bảng nhân 2 
Nhóm đôi , cả lớp , trò chơi
- Đọc yêu cầu bài tập 
Từng cặp đố nhau nêu miêïng kết quả 
Nhận xét bổ sung .
- Đọc đề và mời bạn phân tích đề : 
- Cá nhân giải bảng cả lớp giải vào vở
Số chân 6 con gà có là :
2 x 6 = 12 ( chân )
Đáp số : 12 chân 
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS nhận xét đặc điểm của dãy số này . Mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2 
- Chia ra làm 4 nhóm thi nhau điền số : 8 , 10 , 12 16 , 18 
- Nhận xét chéo 
- HS đọc dãy số từ 2 đến 20 và từ 20 đến 2 ( Khi đọc từ 2 đến 20 thì gọi là “ đếm thêm 2 ” khi đọc từ 20 đến 2 thì gọi là “ đếm bớt 2 ” 
- Thi nhau đọc thuộc lòng bảng nhân
Nhận xét tiết học.
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TOÁN
LUYỆN TẬP
NGÀY:
Lớp: Hai / 
œ¯
I. Mục tiêu: Học bài này học sinh đạt được :
Thuộc bảng nhân 2.
Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
Biết giải BT có một phép nhân ( trong bảng nhân 2).
Biết thừa số, tích.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ từng chặng 
HS: Vở bài tập 
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2
- Đánh gái cho điểm 
Bài mới
a)Giới thiệu bài 
b) phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Thuộc bảng nhân 2. Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân giải BT có một phép nhân.Củng cố tên gọi phép nhân 
 Bài 1 : Số 
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài - Tổ chức cho cá nhân làm vở bài tập 2 HS làm phiếu lớp 
Lưu ý : HS viết vào vở có thể viết thành : 
2 x 3 = 6 
- GV nhận xét .
Bài 2 : Tính ( theo mẫu )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- GV nhận xét 
Bài 3 : Giải toán có lời văn 
- Đề bài cho gì?
- Đề bài hỏi gì?
- Cho cả lớp giải vào vở 
- Chốt lại tuyên dương 
Bài 5 : Điền số ( tích ) vào ô trống 
- GV cho 2 dãy thi đua trò chơi Tiếp sức 
- GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Đánh giá tuyên dương 
- Hát vui 
- Cá nhân nêu lần lượt đọc bảng nhân 2
- Nhắc lại tựa bài 
- Cá nhân, Nhóm đôi,Cả lớp, Tròchơi 
- Nêu cách làm : 2 x 3 
- Cá nhân làm vở , 2 HS làm phiếu 
- HS đọc.
- HS viết vào vở rồi tính theo mẫu 
- Từng cặp đổi vở kiểm tra chéo 
- Đọc đề mời bạn phân tích đề HS đọc thầm đề toán , nêu tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán 
- Cá nhân giải bảng , cả lớp giải vở Bài giải
Số bánh xe của 8 xe đạp là :
2 x 8 = 16 ( bánh xe )
Đáp số : 16 bánh xe
- Nhận xét sửa chữa 
- HS đọc từng phép nhân và củng cố tên gọi thành phần ( thừa số ) và kết quả của phép nhân ( tích ) 
- HS thi đua thực hiện theo mẫu:
 2 x 7 = 14
 2 x 5 = 10
 2 x 9 = 18
 2 x 2 = 4
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng nhân 3. 
	Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docLớp 2 - Toán - Tuần 19.doc