Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 5: Ngôi trường của em

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 5: Ngôi trường của em

I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:

 - Nhận biết được một số hoạt động về ngôi trường thân yêu.

 - Biết sử dụng hình, khối và sự tương phản của hình, khối để thực hiện SPMT.

 - Giới thiệu được cách thể hiện SPMT.

 1. Phẩm chất.

 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS.

 - Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ (chì màu, màu sáp, ) trong thực hành sáng tạo.

 - Biết tạo tình cảm thân yêu, trách nhiệm với bạn bè, thầy cô và ngôi trường.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi trường của mình.

 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

 2. Năng lực.

 2.1. Năng lực đặc thù môn học.

 - Nhận biết và sử dụng được các vật liệu vẽ như màu sáp, màu nước, giấy thủ công, đất nặn,.

 - Sử dụng nét, hình, mảng, màu sắc, vật liệu tự do để tạo hình sản phẩm liên quan đến nhà trường.

 

docx 16 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 5: Ngôi trường của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM
Bài 9: HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
2 tiết
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
- Nhận biết được một số hoạt động về ngôi trường thân yêu.
 - Biết sử dụng hình, khối và sự tương phản của hình, khối để thực hiện SPMT. 
 - Giới thiệu được cách thể hiện SPMT.
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS.
 - Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ (chì màu, màu sáp,) trong thực hành sáng tạo.
 - Biết tạo tình cảm thân yêu, trách nhiệm với bạn bè, thầy cô và ngôi trường.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi trường của mình.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Nhận biết và sử dụng được các vật liệu vẽ như màu sáp, màu nước, giấy thủ công, đất nặn,..
 - Sử dụng nét, hình, mảng, màu sắc, vật liệu tự do để tạo hình sản phẩm liên quan đến nhà trường.
 - Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm
 - Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và thực hiện được những hoạt động trong trường.
 2.2. Năng lực chung.
 - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
 - Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 1. Giáo viên.
 - SGK, SGV 
 - Một số hình ảnh (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc sản phẩm mẫu,) phù hợp với nội dung bài học.
 2. Học sinh.
 - SGK, VBT (nếu có).
 - Bút chì, đất nặn, màu vẽ (màu chì, bút màu sáp, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, tẩy/ gôm, bìa, keo dán, kéo. 
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức.
. Mục tiêu: Thảo luận và liên hệ được nội dung bài học với hoạt động trong nhà trường.
. Nội dung: 
Tổ chức trò chơi : Ai nhanh hơn: Ghép tranh .
-Hướng dẫn hs quan sát, tìm hiểu về các hoạt động có trong nhà trường, các em nhớ lại hình ảnh đã trải qua.
-Gv chuẩn bị các bức tranh ( khổ a3) và cắt thành các mảnh rời.
-Trong 1 năm các em được trải qua những ngày lễ, hội nào có trong trường?
-Đến trường các em được trải nghiệm những gì, có những hoạt động nào?.
- Cảnh vật xung quanh những hoạt động đó như thế nào?.
- Em sẽ chọn hoạt động nào để thể hiện SPMT?
-Hs tham gia theo nhóm.
-Chia sẻ nội dung và hình ảnh mà nhóm mình đã ghép được.
-HS trả lời: 20/11. 8/3. Giỗ tổ Hùng Vương
-Học tập, vui chơi, thể thao, văn nghệ
-Nhiều màu sắc, vui tươi.
-Múa hát, thể thao, vui chơi.
HOẠT ĐỘNG 2:Luyện tập và sáng tạo.
. Mục tiêu:
-Hs biết được cách vẽ các dáng người trong nhà trường.
. Nội dung: 
-Hs tham khảo các bước thể hiện SPMT về ngôi trường trong SGK ( tr.42)
- HS thực hiện một sản phẩm đất nặn hoặc vẽ tranh về ngôi trường của em.
-GV hướng dẫn các em tìm hiểu các bước thực hiện SPMT.
- Gv vẽ minh họa bảng, hoặc trình chiếu các bước trên máy chiếu.
-Gv cho HS quan sát và tìm hiểu thêm một số SPMT để các em có sự tham khảo và lựa chọn cho ý tưởng của mình.
Hs quan sát
Hs thực hành cá nhân. Sản phẩm là đất nặn hoặc vẽ trên giấy ( A4).
-HS thực hành SPMT theo sự sáng tạo của mình.
HOẠT ĐỘNG 3:Phân tích và đánh giá
. Mục tiêu:
-Biết cách nhận xét được bài mình và bài của bạn, thông qua, hình dáng, màu sắc.
. Nội dung: 
-Hướng dẫn hs trưng bày và giới thiêu sản phẩm trước lớp.
-GV cho HS trưng bày SPMT của mình hoặc nhóm. Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm thông qua gợi ý:
- Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm.
- Chia sẻ quá trình thực hiện sản phẩm.
Hình dáng, màu sắc của các dáng người trong hoạt động .
Hs trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn.
Hs nêu lên cảm nhận và suy nghĩ của mình qua SPMT(đất nặn, hoặc tranh vẽ).
HOẠT ĐỘNG 4:Vận dụng.
. Mục tiêu: 
HS hiểu về cách sử dụng sản phẩm để làm mô hình 3d, trưng bày cho lớp, góc học tập
. Nội dung: 
-GV hướng dẫn HS cách làm mô hình 3d từ những SPMT trong tiết học hôm nay.
Từ những hình vẽ và dáng người đơn lẻ, GV sẽ cho các em biết cách làm một mô hình với nhiều người , nhiều thanh viên trong một SPMT.
-Gv nhắc nhở các em lưu giữ những SPMT của tiết học này để làm tiếp cho tiết học sau.
-Hs ghi nhớ
- Củng cố :
-GV tổng kết lại tiết học, nhận xét các SPMT, giáo dục HS biết bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế đồ cũ.
- Dặn dò :
- Tiết học sau các em mang vật liệu sau: Đất nặn, bìa carton( vỏ thùng mì tôm, bánh) để chúng ta làm mô hình 3D.
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1:Quan sát và nhận thức
. Mục tiêu: 
Thảo luận và tìm hiểu hoạt động mà nhóm sẽ thể hiện trong SPMT
. Nội dung: 
-Hướng dẫn HS tìm được ý tưởng cho nhóm của mình để thực hiện SPMT
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu một số SPMT tạo hình 3D.
-Mô hình 3D từ đất nặn , giấy và bìa carton.
- Trình chiếu một số SPMT 3D cho các em có cách nhìn bao quát và rõ ràng.
-HS quan sát và thảo luận nhóm.
HOẠT ĐỘNG 2:Luyện tập và sáng tạo.
. Mục tiêu: 
HS biết được cách tạo SPMT 3D.
. Nội dung: 
Hướng dẫn Hs cách cắt hình dáng người, tạo sản phẩm 3D.
-Từ những hình ảnh vẽ dáng người hôm trước, hướng dẫn HS vẽ màu và cắt rời khỏi giấy A4.
- Dùng que tăm hoặc giấy cứng để định hình phía sau cho được thẳng.
- ghim hoặc dán phần đế vào bìa carton đã cắt để có thể đứng trong mô hình. 
- Trang trí thêm cảnh vật xung quanh( cây, ghế đá..) và tạo thành một chủ đề cho SPMT.
-HS quan sát GV hướng dẫn cách làm.
-HS thực hiện theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá
. Mục tiêu: 
Biết cách nhận xét đượcSPMT của mình và của bạn.
. Nội dung: 
Hướng dẫn HS học sinh trưng bày SPMT, nêu cảm nhận của mình . của 
-GV hướng dẫn HS cách trưng bày SPMT, để các em có thể đi 1 vòng quanh các sản phẩm.
-HS trình bày sản phẩm của mình, và nhận xét sản phẩm của các bạn thông qua gợi ý:
- SPMT của nhóm làm bằng chất liệu nào?
- Hoạt động chính trong SPMT của nhóm là gì?
-Hình ảnh chính, phụ của SPMT đã nổi bật chưa?
-HS trưng bày SPMT.
-HS đi tham quan các SPMT .
-Đại diện nhóm sẽ trình bày và chia sẻ cảm nhận của mình về SPMT của nhóm.
-Đất nặn( giấy vẽ và bìa cứng).
-Học tập, vui chơi, thể thao
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
. Mục tiêu: 
HS biết cách trang trí lớp học, góc học tập của mình.
. Nội dung: 
Hướng dẫn HS cách bảo quản, để lưu giữ và trang trí.
-GV hướng dẫn HS cách bảo quản, cũng như dùng SPMT mới tạo được để trang trí lớp học.
-HS lắng nghe và trả lời.
	- Củng cố:
- GV nhận xét các SPMT của cả lớp,và cho các em nêu lại các bước để thực hiện được một SPMT 3D.
- Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng học tập, và mang theo các chai nhựa hoặc giấy cứng, bìa báo cũ để học bài tiếp theo.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:
Bài 10: LƯU GIỮ KỈ NIỆM 
 2 tiết 
 I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
 - Nhận biết được một số hoạt động về ngôi trường thân yêu.
 - Biết sử dụng hình, khối và sự tương phản của hình, khối để thực hiện SPMT. 
 - Giới thiệu được cách thể hiện SPMT.
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS.
 - Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ (chì màu, màu sáp,) trong thực hành sáng tạo.
 - Biết tạo tình cảm thân yêu, trách nhiệm với bạn bè, thầy cô và ngôi trường.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi trường của mình.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Nhận biết và sử dụng được các vật liệu vẽ như màu sáp, màu nước, giấy thủ công, đất nặn,..
 - Sử dụng nét, hình, mảng, màu sắc, vật liệu tự do để tạo hình sản phẩm liên quan đến nhà trường.
 - Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm
 - Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và thực hiện được những hoạt động trong trường.
 2.2. Năng lực chung.
 - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
 - Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 1. Giáo viên.
 - SGK, SGV 
 - Một số hình ảnh (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc sản phẩm mẫu,) phù hợp với nội dung bài học.
 2. Học sinh.
 - SGK, VBT (nếu có).
 - Bút chì, đất nặn, màu vẽ (màu chì, bút màu sáp, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, tẩy/ gôm, bìa, keo dán, kéo. 
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thúc.
. Mục tiêu: - Thảo luận đặc điểm và các hình thức trang trí khung ảnh. 
. Nội dung: 	- HS quan sát một số khung ảnh và hình thức trang trí khung trong SGK trang 44, 45. 
- GV gợi ý vè hình dáng (hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục, hình ngôi nhà,), màu sắc, chất liệu, cách thực hiện để HS thảo luận và nhận biết sự khác nhau của khung ảnh.
- Nhận biết được đặc điểm khung ảnh và ý nghĩa của khung ảnh.
- Nhận biết được và ý nghĩa như cúc áo, lá cây, ống hút, nắp chai, que kem,
- GV giới thiệu một số hình ảnh và SPMT trong SGK trang 44, 45 hoặc hình ảnh SPMT do GV sưu tầm và đặc câu hỏi để HS thảo luận. 
- Có thể lồng ghép một số trò chơi cho tiết học thêm sinh động.
- GV căn cứ tình hình thực tế của lớp có thể tổ chức hoạt động nhóm thảo luận.
- GV đưa ra những câu hỏi thảo luận:
+ Em sẽ trang trí khung ảnh theo hình dáng nào?
+ Em sẽ sử dụng vật liệu nào để trang trí khung ảnh?
+ Em sẽ đặt tên cho sản phẩm của em là gì? 
+ Em thích nhất điều gì ở sản phẩm của mình.
* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách 
quan sát một số khung ảnh và hình thức trang trí khung trong SGK trang 44, 45 ở hoạt động 1.
- HS cảm nhận.
- HS quan sát một số khung ảnh.
- HS thảo luận về các hình khối và nhận biết sự khác nhau của khung ảnh.
- HS nhận biết được đặc điểm và ý nghĩa khung ảnh.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo.
. Mục tiêu: - HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một khung ảnh. Nội dung: - HS tham khảo các bước thể hiện một khung ảnh trong SGK trang 46.
- GV cho HS quan sát hình minh họa thể hiện các bước trang trí khung ảnh thành một sản phẩm làm đẹp các góc học tập.
- HS thể hiện được một khung ảnh và biết sử dụng yếu tố tạo hình trang trí sản phẩm.
- GV giới thiệu và cho HS trao đổi thảo luận về các bước gợi ý thực hiện SPMT trong SGK trang 46.
- GV định hướng một số câu hỏi theo gợi ý các bước trong SGK trang 46.
+ Bài tập thực hành.
- Hãy sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo hình và trang trí một chiếc khung ảnh theo ý tưởng của em.
- Kích thước do GV quy định theo điều kiện thực tế tại địa phương.
+ GV cho HS tham khao một số SPMT trong SGK trang 47, hoặc SPMT của học sinh do GV sưu tầm.
- GV nêu câu hỏi để HS trao đổi, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới:
+ Các bước thực hiện sản phẩm khung ảnh là gì?
+ Sản phẩm được làm từ những vật liệu gì?
+ Hình ảnh trang trí khung ảnh là gì?
+ Em thấy sản phẩm có hấp dẫn và vui nhộn không? 
* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách 
tham khảo các bước thể hiện một khung ảnh trong SGK trang 46 và quan sát hình minh họa thể hiện các bước trang trí khung ảnh thành một sản phẩm làm đẹp các góc học tập ở hoạt động 2.
- HS cảm nhận.
- HS tham khảo các bước thể hiện.
- HS quan sát hình minh họa thể hiện các bước trang trí khung ảnh.
- HS thể hiện.
- HS trao đổi thảo luận về các bước gợi ý thực hiện SPMT.
- HS ghi nhớ.
- HS sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo hình và trang trí một chiếc khung ảnh theo ý tưởng.
- HS tham khao một số SPMT.
- HS trả lời, phát huy lĩnh hội.
+ HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá.
. Mục tiêu: - Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình của bạn.
- Trình bày được cảm nhận của mình về đặc điểm, hình dáng, màu sắc,của SPMT.
. Nội dung: - GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình (hoặc nhóm) trước lớp.
- HS nêu ý tưởng, hình thức thể hiện, màu sắc, cách thực hiện, chất liệu sử dụng để thực hiện khung ảnh. 
- Biết phân tích, đánh giá SPMT của mình của bạn.
- Chia sẻ được ý tưởng hoàn thiện SPMT.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT.
- Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, gv mở rộng các câu hỏi gắn với mục tiêu chủ đề theo gợi ý:
+ Em hãy nêu cảm nhận của về sản phẩm?
+ Nêu ý tưởng hoàn thiện sản phẩm? 
+ Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi thực hiện sản phẩm?
- HS cảm nhận.
- HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT.
- HS nêu ý tưởng, hình thức thể hiện.
- HS biết phân tích, đánh giá SPMT.
- HS chia sẻ được ý tưởng thể hiện, cảm nhận và phân tích được sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận.
- HS ghi nhớ, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
. Mục tiêu: - HS hiểu không gian treo khung ảnh trong lớp. 
. Nội dung: - GV hướng dẫn HS biết cách trưng bày SPMT trong không gian lớp học.
- Tổ chức cho hs, nhóm tìm hiểu vễ các chất liệu hoàn thiện sản phẩm và tính ứng dụng của sản phẩm ttrong cuộc sống.
Hs tìm hiểu chất liệu
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức.
. Mục tiêu: - Thảo luận đặc điểm và các hình thức trang trí khung ảnh. 
. Nội dung: - Nhận biết được đặc điểm khung ảnh và ý nghĩa của khung ảnh.
- Nhận biết được và ý nghĩa như cúc áo,
- Có thể lồng ghép một số trò chơi cho tiết học thêm sinh động.
- GV căn cứ tình hình thực tế của lớp có thể tổ chức hoạt động nhóm thảo luận.
- HS nhận biết được đặc điểm và ý nghĩa khung ảnh.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo.
. Mục tiêu: - HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một khung ảnh.
. Nội dung: - GV cho HS quan sát hình minh họa thể hiện các bước trang trí khung ảnh thành một sản phẩm làm đẹp các góc học tập.
	- Hãy sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo hình và trang trí một chiếc khung ảnh theo ý tưởng của em.
- Kích thước do GV quy định theo điều kiện thực tế tại địa phương.
- HS sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo hình và trang trí một chiếc khung ảnh theo ý tưởng.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá.
. Mục tiêu: - Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình của bạn.
- Trình bày được cảm nhận của mình về đặc điểm, hình dáng, màu sắc,của SPMT.
. Nội dung: - GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình (hoặc nhóm) trước lớp.
- HS nêu ý tưởng, hình thức thể hiện, màu sắc, cách thực hiện, chất liệu sử dụng để thực hiện khung ảnh. 
- Biết phân tích, đánh giá SPMT của mình của bạn.
- Chia sẻ được ý tưởng thể hiện SPMT.
- Cảm nhận và phân tích được SPMT.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT.
- Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, gv mở rộng các câu hỏi gắn với mục tiêu chủ đề theo gợi ý:
+ Em hãy nêu cảm nhận của về sản phẩm?
+ Các sản phẩm này sẽ sử dụng để làm gì? 
+ Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi thực hiện sản phẩm?
+ Em đã chia sẽ và học tập được gì ở bạn khi làm sản phẩm?
+ Em sẽ là gì để gìn giữ những kỉ niệm của mình?
- GV kết hợp nhận xét, đánh giá tổng kết chủ đề.
* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách 
trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình (hoặc nhóm) trước lớp ở hoạt động 3.
	- HS cảm nhận.
- HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT.
- HS nêu ý tưởng, hình thức thể hiện.
- HS biết phân tích, đánh giá SPMT.
- HS chia sẻ được ý tưởng thể hiện, cảm nhận và phân tích được sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận.
- HS ghi nhớ, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
. Mục tiêu: - HS hiểu không gian treo khung ảnh trong lớp. 
. Nội dung: - GV hướng dẫn HS biết cách trưng bày SPMT trong không gian lớp học.
- HS hiểu được cách trưng bày SPMT.
- GV sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK trang 47 hoặc tranh, ảnh, video đã chuẩn bị để HS tìm hiểu.
- GV hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm: Treo lên bảng, trên tường, giá vẽ,
- GV tổ chức cho HS (hoặc nhóm) tìm hiểu về không gian treo khung ảnh trong lớp.
* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách 
trưng bày SPMT trong không gian lớp học ở hoạt động cuối.
HS biết cách trưng bày SPMT.
- HS hiểu được cách trưng bày SPMT trong SGK trang 47.
- HS thực hiện cách trưng bày sản phẩm:
tìm hiểu về không gian thực hiện treo khung ảnh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_5_ngoi_truong_cua_em.docx