Giáo án Luyện từ và câu tiết 34: Từ trái nghĩa – Từ chỉ nghề nghiệp

Giáo án Luyện từ và câu tiết 34: Từ trái nghĩa – Từ chỉ nghề nghiệp

Môn : Luyện từ và câu

Tên bài dạy:

Tiết : 34 Tuần :34 Từ trái nghĩa – Từ chỉ nghề nghiệp

 I. Mục tiêu:

 - Mở rộng vốn từ về từ trái nghĩa.

 - Củng cố hiểu biết về từ chỉ nghề nghiệp.

II. Đồ dùng dạy học :

- 4 tờ giấy to viết nội dung bài tập 1.

- Vở bài tập tiếng Việt.

 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2706Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu tiết 34: Từ trái nghĩa – Từ chỉ nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Luyện từ và câu
Tên bài dạy:
Tiết : 34 Tuần :34 Từ trái nghĩa – Từ chỉ nghề nghiệp
 I. Mục tiêu: 
 - Mở rộng vốn từ về từ trái nghĩa.
 - Củng cố hiểu biết về từ chỉ nghề nghiệp. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- 4 tờ giấy to viết nội dung bài tập 1.
- Vở bài tập tiếng Việt.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
27’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm từ trái nghĩa
- Tìm từ chỉ nghề nghiệp và đặt câu với từ vừa tìm được.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn về từ trái nghĩa và từ chỉ nghề nghiệp.
II . Bài mới:
Bài 1: Dựa vào nội dung bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống.
Những con bê cái
Những con bê đực
+ như những bé gái
+ rụt rè.
+ ăn nhỏ nhẹ, từ tốn. 
+ như những bé trai
+ nghịch ngợm, bạo dạn, táo tợn táo bạo,
+ ăn vội vàng, ngấu nghiến, hùng hục
Bài 2: Hãy giải thích mỗi từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó:
+ Trẻ con >< người lớn
+Cuối cùng >< Đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu.
+Xuất hiện >< biến mất, mất tăm, mất tích, mất tiêu.
+Bình tĩnh >< cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng, vội vàng.
Bài 3: Chọn từ thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A
Nghề nghiệp
Công việc
Công nhân
a. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn(heo), thả cá..
Nông dân
b. Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân..
Bác sỹ
c. Bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ chơi, ô tô, máy cày
Công an
d. Làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày.
Người bán hàng
e. Khám và chữa bệnh.
* Trò chơi: Hiểu ý
+ Người giảng dạy ở trong trường học = giáo viên, giảng viên..
+ Người lái máy bay = phi công
*Kiểm tra- đánh giá
- 2 học sinh lên bảng trả lời mịêng.
- 2 học sinh đặt câu với từ chỉ ngề nghiệp.
- GV nhận xét đánh giá
*Trực tiếp.
- G.V nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- GV ghi tên bài lên bảng
* Luyện tập thực hành
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 1
- HS suy nghĩ yêu cầu của bài: Đọc lại bài tập đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Tìm từ chỉ đặc điểm ở trong bài hoặc do mình từ nghĩ ra cho phù hợp với nội dung trong bài.
- 2 HS lên bảng phụ làm bài.
- Cả lớp so sánh đáp án vơí bài làm của các bạn.
 - GV chữa bài và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- HS suy nghĩ rồi làm việc cá nhân
- GV khuyến khích HS tìm nhiều từ khác cùng trái nghĩa với từ đó.
- HS đọc bài chữa của mình
- GV cho các bạn bổ sung đáp án
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp suy nghĩ rồi làm bài
- Chữa bài: 1 hs đọc từ ở cột B, HS còn lại phải nêu được từ chỉ nghề nghiệp tương ứng.
- GV hỏi thêm: 
 + Công nhân làm việc ở đâu? ( ..làm việc trong nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, xưởng)
 + Sản phẩm lao động của người nông dân là gì? (..lương thực thực phẩm, rau hoa quả, chè, dầu thực vật)
 + Bạn nào có người thân làm một trong các nghề nói trên?
 + Lớn lên con thích làm nghề gì trong số các nghề nói trên? 
- HS trả lời theo ý kiến riêng của mình. 
- Từng cặp học sinh lên bảng. 1 HS nói công việc bất kỳ. HS còn lại phải đoán xem từ chỉ nghề nghiệp tương ứng là gì. Đôi nào hiểu ý thì giành được giải thưởng.
2’
III. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm từ chỉ nghề nghiệp.
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:...................................................................................... 
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC 34.doc