I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ về các loài thú.
2. Biết đặt và TLCH có cụm từ như thế nào?
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh phóng to các loài chim ở tranh 35(SGK).
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: GV treo tranh các loài chim đã học, chỉ định HS nói từng loài chim trong tranh.
2. Học sinh nói tiếp cho hoàn chỉnh các thành ngữ ở bài tập 2.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về loài chim – Dấu chấm, dấu phẩy.
- Bài tập 1: (Viết)
TUẦN:24 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ – DẤU CHẤM – DẤU PHẨY. I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ về các loài thú. 2. Biết đặt và TLCH có cụm từ như thế nào? II. Đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh phóng to các loài chim ở tranh 35(SGK). III. Các hoạt động dạy học - Kiểm tra bài cũ: GV treo tranh các loài chim đã học, chỉ định HS nói từng loài chim trong tranh. 2. Học sinh nói tiếp cho hoàn chỉnh các thành ngữ ở bài tập 2. - Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về loài chim – Dấu chấm, dấu phẩy. - Bài tập 1: (Viết) Học sinh phân biệt thú dữ nguy hiểm và thú dữ không nguy hiểm. - Bài tập : (Miệng). - Cáo tinh ranh, gấu trắng tò mò, thỏ nhút nhát, sóc nhanh nhẹn, nai hiền lành, hổ dữ tợn. - Bài tập 2: (Miệng) a) Dữ như hổ. b. Nhát như thỏ. c) Khoẻ như voi. d. Nhanh như sóc. · · · · · - Bài tập 3: (Viết) - Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học: Khen ngợi TUẦN:25 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN – ĐẶT TLCH – VÌ SAO? I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ về sông biển. 2. Bước đầu biết đặt và TL câu hỏi vì sao. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ chép một đoạn văn để kiểm tra bài cũ. III. Các hoạt động dạy học - Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm lại BT2. Sau đó nói thêm 2, 3 cụm từ so sánh. - Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về sông biển – Đặt TLCH – Vì sao? - Bài tập 1: (Miệng) - Tìm các từ ngữ có tiếng biển. - Tàu biển, biển cả, biển khơi, biến lớn, sóng biển, rong biển ... - Bài tập 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: a) Sông. b) Suối. c) Hồ. - Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương. - Vì đã đem lễ vật đến trước. b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh? - Vì ghen tức muốn cướp lại Mị Nương. c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt ? - Vì Thủy Tinh không nguôi lòng ghen tức với Sơn Tinh. Cả lớp làm bài vào vở. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà tìm thêm từ ngữ về sông biển TUẦN:26 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN – DẤU PHẨY. I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ về sông biển (các loài cá, các con vật, sống dưới nước) 2. Luyện tập về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn: Cỏ cây héo khô vì hạn hán / Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt. - Tranh minh họa các loại cá trong SGK. III. Các hoạt động dạy học - Kiểm tra bài cũ: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong 2 câu văn đã nêu ở mục II. - Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về sông biển – Dấu phẩy? - Bài tập 1: (Miệng) Hãy xếp tên các loài cá vẽ dưới đây vào nhóm thích hợp. Cá nước mặn (Cá biển) Cá thu Cá chim Cá chuồn Cá nục Cá nước ngọt (Cá ở sông, hồ, ao) Cá mè Cá chép Cá trê Cá quả (chuối). - Bài tập 2: (Miệng) Kể tên các con vật sống ở dưới nước. - Cá chép, cá mè, cá trôi, cá trằm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cá hồi, cá thờn bơn, cá vôi, cá mập, cá heo, cá kiếm, cá sấu, sứa, sao biển. - Bài tập 3: Viết. Những câu nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy? - Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều ... cây lên cao, trăng càng nhỏ dần. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học – Khen ngợi. Nhắc nhở học sinh chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu. TUẦN:28 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – ĐẶT VÀ TLCH ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM – DẤU PHẨY I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ về cây cối. 2. Biết đặt và TLCH với cụm từ: “Để làm gì?”. 3. Ôn luyện cách dùng dấu chấm và dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng quay. - Bảng phụ viết nội dung BT 2. III. Các hoạt động dạy học - Bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về cây cối. Đặt TLCH để làm gì? Dấu chấm – Dấu phẩy. - HD giải bài tập. - Bài tập: (Miệng). - Cây lương thực, thực phẩm. - Lúa ngô, khoai lang, sắn, đỗ, tương, đỗ xanh. - Cây ăn quả. - Cam, quýt, xoài, táo, đào. - Cây lấy gỗ - Xoan, lim, gụ, sến, thông, mứt. - Cây bóng mát. - Bàng, phượng vĩ. - Cây hoa - Cúc, đào, mai. - Bài tập 2: (Miệng) Dựa vào KQ của BT1, đặt và TLCH với cụm từ “Để làm gì?”. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học . Học sinh về nhà tìm đọc thêm về các loài cây. TUẦN:29 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – CÂU - ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ về cây cối. 2. Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?" II. Đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh 3, 4 loài cây ăn quả. III. Các hoạt động dạy học - Kiểm tra bài cũ: Viết tên các loài cây ăn qủa. - Bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về cây cối - Câu - Để làm gì? - HD giải bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu. - GV treo tranh 1, 2 HS lên bảng nêu tên các loài cây đó, chỉ các bộ phận của cây. - rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn. Bài tập 2: (Viết) - 1 HS đọc yêu cầu. - Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây. - Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị. - Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai. - Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch. - Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi. - Lá: xanh biếc, tươi xanh. - Hoa: vàng tươi, hồng thắm. - Quả: vàng rực, đỏ ối, chín mọng - Bài tập 3: Yêu cầu HS quan sát từng tranh, nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh. IV. Củng cố – dặn dò: Khen ngợi HS làm bài tốt - Nhận xét tiết học TUẦN:30 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. Mục đích. 1. Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về Bác Hồ. 2. Củng cố kỹ năng đặt câu. II. Đồ dùng dạy học. - Bút dạ + 3 + 4 tờgiấy khổ to viết nội dung BT1. III. Các hoạt động dạy học - Kiểm tra bài cũ: GV mời 2 HS lên bảng: 1 em viết các từ tả bộ phận thân cây, 1 em viết các từ tả bộ phận lá cây. - Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về Bác Hồ. - HD giải bài tập. - Bài tập 1: (Miệng) a- Từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. - yêu thương, thương yêu, quý, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm sóc, chăm lo. b- Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương - Bài tập 2:( Miệng) Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở BT1. VD: a- Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam./ Khi còn sống, Tết trung thu nào Bác Hồ cũng gửi thư cho các cháu thiếu nhi mà Bác vô vàn yêu quý / cô giáo em rất thương yêu HS. b- Bác Hồ là lãnh tụ tôn kính của nhân dân Việt Nam. - Bài tập 3: (Viết): Ghi lại hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh bằng 1 câu. HS QS lần lượt từng tranh suy nghĩ, ghi vào vở bài tập. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà xem lại ghi nhớ những từ vừa được cung cấp trong tiết học. TUẦN:31 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ. 2Kỹ năng: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 1 viết trên bảng. Thẻ ghi các từ ở BT1. BT3 viết vào bảng phụ. Giấy, bút dạ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về Bác Hồ. Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30. Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 2. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc. Gọi 1 HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ. Gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các em đã học. Sau 7 phút yêu cầu các nhóm HS lên bảng dán phiếu của mình. GV gọi HS đếm từ ngữ và nhận xét, nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ và đúng sẽ thắng. GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết. Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bảng phụ. Yêu cầu HS tự làm. Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu phẩy? Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu chấm? Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì? Dấu chấm viết ở cuối câu. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2. Gọi HS nhận xét câu của bạn. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này. Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy. Hát HS thực hiện yêu cầu của GV. 1 HS đọc yêu cầu của bài. 2 HS đọc từ. HS làm bài theo yêu cầu. HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ. Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác lở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn. Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha, Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống. 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập. Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào. Vì Một hôm chưa thành câu. Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa. Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu. 5 HS đặt câu. Bạn nhận xét. TUẦN:32 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ TRÁI NGHĨA.DẤU CHẤM DẤU PHẨY I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa các từ trái nghĩa. Hiểu ý nghĩa của các từ. 2Kỹ năng: Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ. Chữa, nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV cho cả lớp tìm 1 bạn cao nhất và 1 bạn thấp nhất. Cho HS nói: cao nhất – thấp nhất. Cao và thấp là hai từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làmbài Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc phần a. Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Các câu b, c yêu cầu làm tương tư. Cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Ô chữ. GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày. Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài. Nhận xét trò chơi. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học lại bài. Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Hát 2 HS lên bảng. Nói đồng thanh. Mở SGK trang 120. Đọc, theo dõi. Đọc, theo dõi. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đẹp – xấu; ngắn – dài Nóng – lạnh; thấp – cao. Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm HS chữa bài vào vở. Đọc đề bài trong SGK. 2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. TUẦN:33 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam. 2Kỹ năng: Đặt câu với những từ tìm được. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ tráinghĩa: Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ học hôm nay các con sẽ được biết thêm rất nhiều nghề và những phẩm chất của nhân dân lao động. Sau đó, chúng ta sẽ cùng luyện cách đặt câu với các từ tìm được. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ. Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì? Vì sao con biết? Gọi HS nhận xét. Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc. Bài 3 Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự tìm từ. Gọi HS đọc các từ tìmđược, GV ghi bảng. Từ cao lớn nói lên điều gì? Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất. Bài 4 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên bảng viết câu của mình. Nhận xét cho điểm HS đặt câu trên bảng. Gọi HS đặt câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét. Cho điểm HS đặt câu hay. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập đặt câu. Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. Hát 10 HS lần lượt đặt câu. Tìm những từ chỉ nghề ngiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây. Quan sát và suy nghĩ. Làm công nhân. Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường. Đáp án: 2) công an; 3) nông dân; 4) bác sĩ; 5) lái xe; 6) người bán hàng. Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. HS làm bài theo yêu cầu. VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây, 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng. Cao lớn nói về tầm vóc. Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3. HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS. HS dưới lớp đặt câu vào nháp. Đặt câu theo yêu cầu, sau đó một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng. Bạn Hùng là một người rất thông minh. Các chú bộ đội rất gan dạ. Lan là một học sinh rất cần cù. Đoàn kết là sức mạnh. Bác ấy đã hi sinh anh dũng.
Tài liệu đính kèm: