Lớp : 2 B Tên bài dạy: Từ ngữ về cây cối.
Tiết : 29 Tuần :29 Đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ :"Để làm gì?".
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh, ảnh về một số loài cây.
- 4 tờ giấy to viết các bộ phận của cây, bút dạ.
- Vở bài tập tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn : Luyện từ và câu. Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2004 Lớp : 2 B Tên bài dạy: Từ ngữ về cây cối. Tiết : 29 Tuần :29 Đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ? I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ :"Để làm gì?". II. Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh về một số loài cây. - 4 tờ giấy to viết các bộ phận của cây, bút dạ. - Vở bài tập tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 5’ 1’ 27’ I. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên cây theo nhóm: cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây bóng mát,... - Đặt và trả lời câu hỏi "Để làm gì?" II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Chúng ta đã học 1 số bài về chủ đề cây cối. Tiết luyện từ hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm về nhiều loại cây, biết hỏi và trả lời theo mẫu"Để làm gì?" 2. Bài mới: Bài 1: Kể tên các bộ phận vủa cây: Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn. Bài 2:Tìm từ dùng để tả các bộ phận của cây: - Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị, quái dị, nâu sẫm, đen sì,... - Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai, chắc nịch,... - Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì, nham nháp, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, xanh thẫm, phủ đầy gai,... - Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, khô héo, quắt queo,... - Lá: xanh biếc, tươi xanh, xanh nõn, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, úa vàng, héo quắt, quắt queo, khô khỏng,... - Hoa: vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, đỏ rực, tím biếc, tim tím, trắng tinh, trắng muốt, thơm ngát, hăng hắc,.... - Quả: vàng tươi, đỏ tươi, vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít,... - Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mập mạp, mảnh dẻ,... Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?"và trả lời câu hỏi theo tranh: - Bạn gái tưới nước cho cây - Bạn trai bắt sâu cho cây. VD: ? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì? - Bạn tưới nước để cho cây tươi tốt/ Bạn nhỏ tưới nước để cho cây xanh tốt. ? Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì? - Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để bảo vệ cây. ...... - 2 học sinh lên bảng trả lời mịêng. - 2 cặp học sinh hỏi đáp theo mẫu "Để làm gì?" VD: Tập thể dục để làm gì? * G.v nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Gv ghi tên bài lên bảng Trực quan - Vấn đáp - Học sinh quan sát tranh và nêu tên các bộ phận của cây. -1 HS đọc đề bài: - HS thảo luận nhóm 4 và viết từ vào giấy khổ to ( GV phát ) trong vòng 5 phút -Các nhóm trình bày ý kiến của mình nhóm nào có nhiều từ hơn nhóm đó sẽ thắng - GV chữ a bài và nhận xét. - Trực quan - Vấn đáp - HS quan sát và mô tả việc làm của hai bạn trong tranh. ? Các bạn trong tranh đang làm gì? - Học sinh suy nghĩ đặt câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?" về mục đích việc làm của hai bạn nhỏ. Sau đó tự trả lời. - GV khuyến khích HS đặt nhiều câu hỏi khác trong đó có cụm từ “ Để làm gì ?” 2’ III. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà tìm thêm từ để tả các bộ phận của cây. * Rút kinh nghiệm sau tiết học:...................................................................................... ........................................................................................................................................... Trường Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn Luyện Từ và câu GV: Phan Thị Oanh Tiết 30 - Tuần 30 Lớp 2 Mở rộng vốn từ - Từ ngữ về Bác Hồ I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ –từ ngữ về Bác Hồ. - Củng cố kĩ năng đặt câu . II. Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh về Bác Hồ với các cháu nhỏ. - 4 tờ giấy to viết nội dung bài tập 1. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 5’ 1’ 27’ I. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên cây ăn quả - Đặt và trả lời câu hỏi "Để làm gì?" II. Bài mới: Giới thiệu bài : Chúng ta đã học 1 số bài về chủ đề Bác Hồ. Tiết luyện từ hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác đối với các cháu. 2 . Bài mới: Bài 1: Nêu các từ ngữ Từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng. - yêu thương, thương yêu, quý, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, ..... b.Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ - kính yêu, kính trọng , tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương.... Bài 2: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài 1 VD: Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam . - Khi còn sống, Tết Trung thu nào Bác Hồ cũng gửi thư cho các cháu thiếu nhi mà Bác vô vàn yêu quí . - Cô giáo rất yêu thương các em học sinh. - Bác Hồ vị lãnh tụ tôn kính của nhân dân Việt Nam. - Chúng em rất biết ơn cha mẹ. - Bà em mới mất em rất thương nhớ bà . Bài 3: Mỗi tranh hãy kể lại một hoạt đông của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh nhật của Bác Hồ. Ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu . + Tranh 1: Các bạn thiếu nhi đang xếp hàng vào lăng viếng Bác. - Các bạn thiếu nhi vào lăng viếng Bác. + Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác. - Các bạn thiếu nhi kính cẩn đặt vồng hoa trước tượng đài của Bác + Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác. - Các bạn thiếu nhi tham gia trồng cây nhớ ơn Bác - Các bạn thiếu nhi chăm bón cây non trên đồi cây Bác Hồ. ...... - 2 học sinh lên bảng trả lời mịêng. - 2 cặp học sinh hỏi đáp theo mẫu "Để làm gì?" VD: Cây bưởi trồng để làm gì? - Bắt sâu cho cây để làm gì? * G.V nêu mục đích yêu cầu tiết học. - GV ghi tên bài lên bảng Trực quan - Vấn đáp - Học sinh đọc yêu cầu của bài - HS thảo luận nhóm 4 và viết từ vào giấy khổ to ( GV phát ) trong vòng 5 phút - Các nhóm trình bày ý kiến của mình nhóm nào có nhiều từ hơn nhóm đó sẽ dành số điểm cao hơn . - GV chữa bài và nhận xét. - Trực quan - Vấn đáp HS làm việc cá nhân Mỗi HS đặt ít nhất 2 câu Từng HS trả lời câu chuẩn bị của mình. - GV nhận xét chốt lại những câu đặt đúng. - GV khuyến khích HS đặt nhiều câu hỏi khác không cần nằm trong chủ đề Bác Hồ nhưng có nói về tình cảm. - HS quan sát tranh rồi ghi lại những hoạt động của các bạn trong mỗi tranh – mỗi hoạt động ghi bằng 1 câu - Từng HS đọc câu chuẩn bị của mình GV nhận xét câu đúng rồi làm lại vào vở bài tập - HS có thể mở rộng đặt nhiều câu khác nhau sau khi đã hoàn thành bài. 2’ III. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà tìm thêm từ nói về tình cảm. * Rút kinh nghiệm sau tiết học:
Tài liệu đính kèm: