Lớp : 2B Tên bài dạy:
Tiết : 24 Tuần 24 TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ - DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về loài thú ( tên , một số đặc điểm của chúng)
- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
- Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập1,2, 3
- Tranh phóng to các con vật trong bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: Luyện Từ và Câu Thứ năm ngày t háng 2 năm 2004 Lớp : 2B Tên bài dạy: Tiết : 24 Tuần 24 Từ ngữ về loài thú - Dấu chấm, dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về loài thú ( tên , một số đặc điểm của chúng) - Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập1,2, 3 - Tranh phóng to các con vật trong bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học chủ yếu Phương pháp. hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 7’ 7’ A. Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về muông thú . B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn hs làm bài tập: * Bài tập 1: - Cáo, Chồn, Thỏ, Sóc, Nai, Hổ - tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn Cáo tinh ranh. Gấu trắng tò mò. Sóc nhanh nhẹn. Nai hiền lành. Thỏ nhút nhát. Hổ dữ tợn. * Bài tập 2: Sau khi hs điền xong gv giải thích thêm cho hs ý nghĩa của câu đó a) Dữ như hổ: (Chỉ người nóng tính) b) Nhát như thỏ. (Chỉ người nhút nhát) c) Khoẻ như voi. (Khen người có sức khoẻ tốt) d) Nhanh như sóc. (Khen người nhanh nhẹn) - VD: Chậm như rùa./ Chậm như sên. Hót như khướu./ Nói như vẹt./ Nhanh như cắt./ Khoẻ như trâu. * Phương pháp kiểm tra, đánh giá: - Gọi 2 hs lên bảng.( Thực hành theo cặp 1 hs hỏi – 1 hs trả lời) - Hs 1 nói: Thú dữ, nguy hiểm (hoặc thú không nguy hiểm). Hs 2 nêu tên con vật đó. - Hs thực hành hỏi đáp theo mẫu:” như thế nào?” - 4 hs lên bảng - Nhận xét, cho điểm từng hs. * Phương pháp luyện tập, thực hành. - Một hs nêu yêu cầu: Chọ cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điẻm của nó. + Bức tranh vẽ những con vật nào? + Cả lớp đọc đồng thanh các thẻ từ chỉ đặc điểm của các con vật. + 2 hs lên bảng gắn thẻ từ vào tranh vẽ con vật. Cả lớp làm bài vào vở. + Nhận xét bài làm của bạn trên bảng, cả lớp chữa bài. - 1 hs đọc yêu cầu của đề bài: hãy chọn và viết tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống: + 2 hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. + Chữa bài Thời gian Nội dung các hoạt động Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 7’ 8’ * Bài 3: - Tứ sáng sớm , Khánh và Giang đã náo nức chờ mẹ cho đi thăm vườn thú . Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang . Ngoài đường , người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú , trẻ em chạy nhảy tung tăng. - Cụm từ ở đằng trước chưa phải là câu nên ta chỉ dùng dấu phẩy để ngắt ý. - Khi hết câu ( Khi hết ý, muốn diễn đạt sang ý khác) 3. Củng cố – Dặn dò: - Trò chơi đoán tên: VD: 1hs đeo thẻ có từ con hổ. Các bạn ở dưới có thể đặt câu hỏi: + Cậu to khoẻ phải không? + Cậu là con gấu phải không? + Cậu có lông vằn phải không? + Cậu rất hung dữ phải không? + Cậu là con hổ phải không? - Dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. + Nhận xét và cho điểm hs + Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật. - G.v nêu yêu cầu bài:Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: + Hs làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt, + Gv cho 2 hs làm bài ra giấy khổ to để chữa trên bảng lớp. + Từng hs đọc bài làm của mình, cả lớp đối chiếu với bài làm để tìm ra kết quả đúng. + Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy? + Khi nào chúng ta phải điền dấu chấm? + Gv chốt lại bài làm đúng. - Chơi trò chơi: nhằm củng cố đặc điểm con vật cho hs. + Gọi 1 hs lên làm con vật, bằng cách đeo thẻ từ trước mặtvà quay lưng lại phía các bạn. + Hs ở dưới lớp nêu đặc điểm con vật, nếu đúng thì hs đeo thẻ nói “ đúng” , nếu sai thì hs đeo thẻ nói “ sai” . + Chú ý cho nhiều lượt hs chơi * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: