Giáo án Luyện từ và câu 2 kì 1

Giáo án Luyện từ và câu 2 kì 1

Tuần 1

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành .

2. Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập ( BT1 , BT2 ) ; viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh ( BT3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

• Tranh minh họa và các sự vật, hành động trong sách giáo khoa.

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 26 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1803Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 2 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành .
Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập ( BT1 , BT2 ) ; viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh ( BT3) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa và các sự vật, hành động trong sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
MỞ ĐẦU
DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
Có bao nhiêu hình vẽ.
Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn, hãy đọc 8 tên gọi này.
Chọn một từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1.
Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập, gọi một học sinh khá hoặc lớp trưởng điều khiển lớp.
Bài 2
Gọi một học sinh nêu lại yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từng loại.
Tổ chức thi tìm từ nhanh.
Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm: giáo viên lần lượt đọc to từ của từng nhóm (có thể cho các nhóm trưởng đọc).
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
Gọi học sinh nêu yêu cầu.
Gọi học sinh đọc câu mẫu.
Hỏi: Câu mẫu vừa đọc nói về ai, cái gì?
Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì? (Vườn hoa được vẽ như thế nào?)
Tranh 2 cho ta thấy Huệ định làm gì?
Theo em, cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì?
Yêu cầu viết câu của em vào vở BTTV 2/1 (nếu có).
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh tiếp bài sau.
Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây.
Có 8 hình vẽ.
Đọc bài: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.
Trường.
Học sinh làm tiếp bài tập. Lớp trưởng điều khiển cả lớp. Lớp trưởng nêu từng tên gọi, cả lớp chỉ vào tranh tương ứng và đọc to số thứ tự tranh đó lên. Chẳng hạn: học sinh số 2; nhà – số 6
Học sinh làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1 (Vở BTTV 2/1) nếu có.
Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, các từ chỉ hoạt động của học sinh, các từ chỉ tính của học sinh.
3 học sinh, mỗi học sinh nêu 1 từ về một loại trong các loại từ trên. (VD: bút chì (học sinh 1); đọc sách (học sinh 2); chăm chỉ (học sinh 3).
Học sinh chia thành 4 nhóm. Mỗi học sinh trong nhóm ghi các từ tìm được vào một phiếu nhỏ sau đó dán lên bảng.
Đếm số từ của các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên. Chẳng hạn: giáo viên đọc: thước kẻ –- Học sinh đếm: một
Hãy viết một câu thích hợp nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi hình vẽ.
Đọc: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
Trả lời: Câu mẫu này nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1.
Vườn hoa thật đẹp. / Những bông hoa trong vườn thật đẹp
Học sinh nối tiếp nhau nói về cô bé.
VD: Huệ muốn ngắt một bông hoa./ Huệ đưa tay định ngắt một bông hoa./ Huệ định hái một bông hoa,
Cậu bé ngăn Huệ lại. / Cậu bé khuyên Huệ không được hái hoa trong vườn
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Tuần 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU
Tìm được các từ ngữ có tiếng học , có tiếng tập ( BT1) 
Đặt câu với 1 từ tìm được (BT2) ; biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu mới ( BT3) ; 
Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi ( BT4 )
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tìm mẫu.
Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ.
Gọi HS thông báo kết quả. HS nêu, GV ghi các từ đó lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Bài 2
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn HS: Hãy tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
Gọi HS đọc câu của mình.
Sau mỗi câu HS đọc, GV yêu cầu cả lớp nhận xét xem câu đó đã đúng chưa, đã hay chưa, có cần bổ sung gì thêm không?
Bài 3
Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS đọc mẫu.
Hỏi: Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm nhu thế nào?
Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1 câu mới.
Nhận xét và đưa ra kết luận đúng (3 cách).
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp với câu: Thu là bạn thân nhất của em.
Yêu cầu HS viết các câu tìm được vào Vở bài tập.
Bài 4
Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS đọc các câu trong bài.
Đây là các câu gì?
Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?
Yêu cầu HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Hỏi: Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có, em có thể làm như thế nào?
Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì?
Nhận xét tiết học.
HS 1: Kể tên một số đồ vật, người, con vật, hoạt động mà em biết.
HS 2: Làm lại bài tập 4, tiết Luyện từ và câu tuần trước.
Tìm các từ có tiếng học, có tiếng tập.
Đọc: học hành, tập đọc.
Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng học hoặc tiếng tập.
Nối tiếp nhau phát biểu, mỗi HS chỉ nêu một từ, HS nêu sau không nêu lại các từ các bạn khác đã nêu.
Đọc đồng thanh sau đó làm bài vào Vở bài tập
Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1.
Thực hành đặt câu.
Đọc câu tự đặt được.
VD: về lời giải: Chúng em chăm chỉ học tập. / Các bạn lớp 2A học hành rất chăm chỉ / Lan đang tập đọc,
Đọc yêu cầu.
Đọc: Con yêu mẹ ® mẹ yêu con.
Sắp xếp lại các từ trong câu./ Đổi chỗ từ con và từ mẹ cho nhau
Phát biểu ý kiến: Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ./ Bác Hồ, thiếu nhi rất yêu./ Thiếu nhi, Bác Hồ rất yêu.
Trả lời: Bạn thân nhất của em là Thu./ Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân nhất của Thu là em.
Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
HS đọc bài.
Đây là câu hỏi.
Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
Viết bài.
Trả lời.
Thay đổi trật tự các từ trong câu.
Dấu chấm hỏi.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Tuần 3
Bài 3: TỪ CHỈ SỰ VẬT- CÂU KIỂU AI, LÀ GÌ ?
A/ Mục đích:
Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý ( BT1,BT2) .
Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? ( BT3) 
Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ các sự vật trong SGK.
 - BP viết nội dung bài tập 1,2, VBT.
C/ Phương pháp:
 Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- KT vở bài tập của hs.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (30’)
a. GT bài: Bài hôm nay các con tìm hiểu về sự vật, tập đặt câu về: Ai( hoặc con gì, cái gì) là gì?
- Ghi đầu bài:
b. HD làm bài tập:
* Bài 1: 
- Y/C đọc.
- Y/C tìm từ
- Ghi thứ tự các từ đúng
Là các từ chỉ sự vật, người, con vật.
*Bài 2:
- Treo bảng phụ.
- Y/C làm bài tập.
- Lưu ý : Trong bảng từ đã nêu, có từ không chỉ sự vật.
- Nhận xét - đánh giá:
*Bài 3: 
- Nêu lại Y/C.
-Viết mẫu.
- HD làm bài.
- Nhận xét - đánh giá.
+ Chơi trò chơi.
4. Củng cố dặn dò: 
- Qua tiết học này các con đã biết tìm từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối và viết câu theo mẫu: Ai “ hoặc cái gì, con gì” là gì ?
- Về nhà tập đặt câu theo mẫu vừa học để giới thiẹu với bạn bè.
- Nhận xét giờ học. 
Hát
nghe
 Nhắc lại: Từ chỉ sự vật
* Tìm những từ chỉ sự vật được vẽ ở tranh.
- 2 hs đọc.
- Nêu: Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía
* Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng.
- Cả lớp làm bài tập.
- 4 hs lên bảng đánh dấu vào 4 cột những từ chỉ sự vật:
+ Bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
* Đặt câu theo mẫu dưới đây:
+ Ai ( cái gì, con gì) là gì?
+ Bạn Phương Thảo là học sinh lớp 2A.
- HS làm bài tập- Nêu miệng.
- Nhận xét.
- 1 hs nói vế thứ nhất: Bố Thảo.
- 1 hs nói vế thứ hai: Là công an. Nếu hs nói vế thứ hai đúng thì nghĩ vế thứ nhất để chỉ định bạn khác trả lời.
- Nhận xét- tuyên dương.
 @ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ===========
Tuần 16
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT -–CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?-
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI.
I)Mục tiêu :
Bước đầu tìm hiểu từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1) ; biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? ( BT2)
Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3)
-GD HS biết nói ,viết thành câu .Biết yêu quí và chăm sóc vật nuôi trong nhà 
II) Đồ dùng dạy học 
-GV :Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 ,mô hình kiểu câu ở bài tập 2 
 -HS :Vở bài tập
III) Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức :Hát 
Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS đọc bài tập 2 :Tìm từ chỉ đặc điểm về tính tình của 1 người .
-Tìm từ chỉ đặc điểm về hình dáng của người và vật 
-GV nhận xét ghi điểm 
3)Dạy bài mới :
a)Giới thiệu bài :
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về các vật nuôi trong gia đình ,hiểu về từ trái nghĩa .Dùng từ trái nghĩa để đặt câu đơn giản theo kiểu Ai ( cái gì con gì ) thế nào ?
b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 :( miệng) 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
-GV làm mẫu : tốt –ngoan 
-GV chia bảng làm 3 phần .Gọi 3 HS lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với những từ đã cho 
*GV chốt lại lời giải đúng :
Tốt /xấu ; cao /thấp
Ngoan / hư ; nhanh / chậm ; trắng/ đen ;
Khoẻ / yếu 
-Gọi 1 HS đọc lại bài
Bài 2 (Miệng )
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
-Gọi 1 HS đọc câu mẫu .
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .Gọi 2 HS lên bảng 
-Bài 3 ( viết ) 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
-Y êu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK viết tên 10 con vật theo thứ tự vào vở 
4)Củng cố ,dặn dò :
*GV tổ chức HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Chia lớp làm 2 đội ,1 đôïi nêu từ chỉ tính chất ,1 đội tìm từ trái nghĩa với từ của nhóm bạn vừa nêu ,nhóm nào tìm được nhiều từ nhanh đúng nhóm đó thắng 
-GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau:”Từ ngữ về vật nuôi –Câu kiểu Ai thế nào ?”
-HS hát 
-(HS TB Duyên) Tốt ,ngoan ,hiền ,dữ ,.
-(HSK Như) cao ,mập ,ốm ,thấp ,tròn ,vuông 
-Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau tốt,ngoan ,nhanh ,trắng ,cao, khoẻ 
-3 HS lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với những từ đã cho
-Cả lớp viết vào giấy nháp 
-HS nhận xét 
-Chọn 1 cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đăït câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó
-1 HS đọc câu mẫu :Chú mèo ấy rất ngoan –HS làm bài vào vơ.û2 HS lên bảng
Ví dụ :Cái bút này rất tốt .
 Chữ viết em còn xấu .
-Chiếc áo này rất trắng .
-Tóc bạn Hùng đen hơn tóc em .
 -Cái bàn này quá thấp.
 -Cây cau cao ghê .
--Viết tên các con vật trong tranh .
-HS quan sát tranh vẽ trong SGK viết tên 10 con vật theo thứ tự vào vở
-1HS lên bảng viết 
1 –Gà trống . 2 – Vịt 3 –Ngan
4 –Ngỗng 5 –Bồ câu 6 –Dê
7-Cừu 8 –thỏ 9 –bò
10 –Trâu
-HS chơi trò chơi 
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................============–––{———================
Tuần 17
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI –CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
 I)Mục tiêu :
Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật trong tranh ( BT1) ; bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh ( BT2,BT3) 
-GDHS yêu các loài vật nuôi trong nhà 
II) Đồ dùng dạy học 
-GV :Tranh minh hoạ các con vật , thẻ chữ viết 4 từ chỉ đặc điểm (nhanh ,chậm ,khoẻ ,trung thành )
-HS :Vở bài tập 
III)Các hoạt động dạy và học 
 Hoạt đôïng của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
Ổn định tổ chức :Hát 
Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1 HS đọc bài tập 1 
-1 HS đọc bài tập 2 
-GV nhận xét ghi điểm 
Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài 
-Hôm nay các em học bài Từ ngữ về vật nuôi –Câu kiểu Ai thế nào ?
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-GV treo tranh
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
-Gọi HS lên bảng chọn thẻ chữ gắn dưới con vật.
-Yêu cầu HS nêu thêm các thành ngữ chỉ con vật
Bài 2 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
-GV ghi bảng :đẹp , cao ,khoẻ 
-nhanh, chậm hiền ;Trắng ,xanh ,đỏ 
-Gọi HS nhìn bảng nối tiếp nhau phát biểu ý kiến 
Bài tập 3 (viết )
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
]GV treo bảng phụ ,cả lớp đọc thầm 
-Gọi 1 HS đọc câu mẫu 
]Yêu cầu HS làm bài vào vơ.Nhiều û HS đọc bài
a)Mắt con mèo nhà em tròn .
b) Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro mượt..
c) Hai tai nó nhỏ xíu .
Củng cố ,dặn dò 
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm thành ngữ nói về con vật .
-GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau:” Ôân tập “
-HS hát 
-1 HS đọc bài 1
-1 HS đọc bài tập 2
-Chọn cho mỗi từ dưới đây 1 từ chỉ đúng đặc điểm của nó : nhanh, chậm ,khoẻ ,trung thành
-HS quan sát tranh
-HS trao đổi theo cặp
-HS lên bảng chọn thẻ chữ gắn dưới con vật
-Trâu –khoẻ -Rùa – chậm 
-chó –trung thành -Thỏ –nhanh
-HS nêu thêm các thành ngữ chỉ con vật
Ví dụ :Khoẻ như trâu ,chậm như rùa ;
Nhanh như thỏ(cắt) ;trung thành như chó .
-Thêm hình ảnh so sánh vào mỗi từ dưới đây.
-HS nhìn bảng đọc bài 
-VD: Đẹp như tiên ( như hoa ,như mây )
Cao như sếu ( như sào )
Khoẻ như trâu ;nhanh như chớp ,chậm như rùa ;Hiền như Bụt .
-Trắng như tuyết .
Xanh như tàu lá ./Đỏ như gấc ( như son )
-Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau 
-HS đọc thầm 
-1 HS đọc câu mẫu 
*Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve .
-HS làm bài vào vở .Nhiều HS đọc bài ,cả lớp nhận xét 
a) Mắt con mèo nhà em tròn như hai hạt nhãn 
b) Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro mượt như nhung ./ ..mượt như tơ 
c) Hai tai nó nhỏ xíu như hai lá búp non.
như hai cái mộc nhĩ tí hon .
-HS chơi trò chơi .Nhóm nào tìm nhiều từ nhóm đó thắng.
-VD : Chậm như rùa .
Nhanh như cắt ./Nhanh như thỏ 
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Tuần 18
ÔN TẬP ( Tiết 7)
 I)Mục tiêu :
Mức độ dộ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu ( BT2 ) 
Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo ( BT3)
 II) Đồ dùng dạy học 
-GV :Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng .1 bưu thiếp ghi lời chúc mừng .
-HS : SGK , vở bài tập .
III)Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định tổ chức : Hát 
2)Kiểm tra bài cũ :KT sự chuẩn bị của HS 
3)Dạy bài mới :
a)Giới thiệu bài :
-Hôm nay các em ôn tập tiết 7 
b)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
-Gọi 7-8 HS bốc thăm bài tập đọc ,đọc bài và trả lời câu hỏi .
-Đọc thêm bài :Thêm sừng cho ngựa .
c) Tìm các từ chỉ đặc điểm 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài :
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
d) Viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô nhân ngày
20 /11.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .
-Gọi 1 số HS đọc bưu thiếp 
4)Củng cố ,dặn dò :
-GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị tiết sau :Kiểm tra 
-7-8 HS bốc thăm bài tập đọc ,đọc bài và trả lời câu hỏi .
-Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu sau :
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
-1 HS lên bảng chữa bài .
a)Càng về sáng tiết trời càng giá lạnh .
b) Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm trắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát .
c) Chỉ ba tháng sau ,nhờ siêng năng cần cù Bắc đã đứng đầu lớp .
-HS làm bài vào vở.
-1 số HS đọc bưu thiếp
 Kính thưa thầy cô ! 
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20 /11
Em chúc cô mạnh khoẻ và sống hạnh phúc .
Em luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô .
 Học sinh của cô 
 Hiền 
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
	Duyệt của Ban giám hiệu 	Duyệt của Tổ chuyên môn 
.................................................................	............................................................................
.................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
 Ngày.........Tháng........Năm 20......	Ngày.........Tháng........Năm 20......
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LUYEN TU VA CAU 2.doc