Thứ 2 Ngày dạy: 13/9/2010
Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ mang thai.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
? Cơ thể ta được hình thành như thế nào?
- Lớp nhận xét gv ghi điểm.
2.Dạy học bài mới.
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Hoạt động 1: làm việc với SGK
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn:
+Quan sát hình 1,2,3,4 SGK để trả lời câu hỏi:
? Phụ nữ có thai nên làm gì? tại sao?
? Phụ nữ có thai không nên làm gì? tại sao?
+Thảo luận theo nhóm 2
+Một số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Kết luận:* Phụ nữ có thai cần:
Ăn uống đủ chất đủ lượng
Nghỉ nghơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
Đi khám thai định kì: 3tháng 1 lần
Tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ đẫn của bác sĩ.
• Phụ nữ có thai không nên:
Dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào , rượu, bia, ma túy.
Lao động nặng, tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
TUẦN 3 Thứ 2 Ngày dạy: 13/9/2010 Khoa học CẦN LÀM GÌ ĐỂ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE? Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. Có ý thức giúp đỡ phụ nữ mang thai. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. ? Cơ thể ta được hình thành như thế nào? Lớp nhận xét gv ghi điểm. 2.Dạy học bài mới. a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn tìm hiểu bài. *Hoạt động 1: làm việc với SGK - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn: +Quan sát hình 1,2,3,4 SGK để trả lời câu hỏi: ? Phụ nữ có thai nên làm gì? tại sao? ? Phụ nữ có thai không nên làm gì? tại sao? +Thảo luận theo nhóm 2 +Một số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận:* Phụ nữ có thai cần: Ăn uống đủ chất đủ lượng Nghỉ nghơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái. Đi khám thai định kì: 3tháng 1 lần Tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ đẫn của bác sĩ. Phụ nữ có thai không nên: Dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào , rượu, bia, ma túy... Lao động nặng, tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4: - Gv nêu yêu cầu: lớp quan sát H5,6,7 và nêu nội dung của từng hình. + Các nhóm thảo luân : ? Mọi người trong gia đình cần làm gìđể thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai. + Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV nhận xét, kết luận:SGK HS nhắc lại. *Hoạt động 3: Đống vai - G yêu cầu H thảo luận câu hỏi 13 SGK - H trao đổi theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển đống vai. - Một số nhóm trình diễn trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, rút ra cách ứng xữ với người mang thai. - Gv nhận xét, chốt ý. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học bài, vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. - Chuẩn bị bài sau: Từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành. Sưu tầm ảnh trẻ em ởcác lứa tuổi khác nhau. _____________________________________________________________________ Thứ 3 Ngày dạy: 14/9/2010 Khoa học: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I, Mục tiêu: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Giáo dục ý thức chăm socs sức khỏe tuổi dậy thì. II, Chuẩn bi.: HS: ảnh em bé đủ các tuổi, bảng con, phấn GV: 3còi III, Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ: H1: phụ nữ mang thai cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và thai nhi? H2: Mọi người cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai? H cùng G nhận xét ghi điểm. 2, Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: hoạt động cả lớp - HS giới thiệu về bức ảnh của mình đã chuẩn bị (Đây là ai, êm bế mấy tuổi, em bế đã biết làm gì?) - Gv nhận xét, kết luận hoạt động 1:(mỗi lứa tuổi có mỗi khả năng sở thích khác nhau) * Hoạt động 2: Trò chơi"Ai nhanh , ai đúng" - GV phổ biến cách chơi và luật chơi - Lớp thực hiện chơi theo nhóm - Tất cả các nhóm đã xong, đề nghị lớpđưa đáp án. - Gv nhận xét, kết luận.1-b; 2-a; 3-c * Hoạt động 3: Thực hành: - HS làm viếc cá nhân: Đoch các thông tỉntang 15 SGKvà trả lời câu hỏi ? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biết đối với cuộc đời của mỗi người? GV nhận xét, kết luận(sgk) Một số H nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học bài, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Chuẩn bị bài hôm sau: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già H: sưu tầm ảnh của những người lớn tuổi. Thứ 4 Ngày dạy: 15/9/2010 Lịch sử: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I, Mục tiêu: - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. + trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết) + Đêm mồng 4 rạng sáng mống 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế. + Trước thế mạnh của địch nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị. + Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Giáo dục H tình yêu quê hương, đất nước ; noi gương tinh thần yêu nước của cụ Tôn thất Thuyết. II, Chuẩn bị: G: Bản đồ hành chính Việt nam; Lược đồ kinh thành Huế 1885 phiếu học tập của học sinh. III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: H1: Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? H2(TB): Những đề nghị đó được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? H3: Tại sao Nguyễn Tường Tộ được người đời sau kính trọng? H cùng G nhận xét , ghi điểm. 2, Bài mới: a, Giới thiệu bài: Tim hiểu cuộc phản công ở kinh thành Huế. b, Tìm hiểu bài: * Hoạt động1: làm việc cả lớp - Gv trình bày một số nét chính về tình hình đất nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ- nốt. - HS chú ý, lắng nghe. - G giao nhiệm vụ: ? Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đinhd nhà Nguyễn. ?Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp? ? Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? ? Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế? * Hoạt động 2: làm việc theo nhóm - GV tổ chức cho H tổ chức cho hs thảo luân nhiệm vụ đã giao * Hoạt động 3: làm việc cả lớp - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét ,kết luận: + Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (...là một sự kiện hết sức quan trọng) + Tại căn cứ kháng chiến,Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương" kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp. *Hoạt động 4 làm việc cả lớp - GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản. ? Em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương?(Huế, Đông Hà) 3, Củng cố, dặn dò: - Về nhà học bài, chẩn bị bài sau: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX H: Đọc trước nội dung bài lịch sử. _____________________________________________________________________ Thứ 6 Ngày dạy:17/9/2010 Địa lý KHÍ HẬU I, Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam: +Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. +Có sự khác nhau giữa hai miền: Miền Bắc có mùa đông lạnh,Mưa phùn; Miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt. - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta; ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ánh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán... - HS(khá, giỏi) giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Biết chỉ các hướng gió: đông bắc tây nam, đông nam. - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc - Nam(dãy núi Bạch Mã) trên lược đồ. - Nhận xét được bảng số liệu ở mức độ đơn giản. - Giáo dục H ý thức trồng cây bảo vệ môi trường. II, Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Lược đồ khí hậu(sgk) Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: H1:Trình bày đặc điểm chính cảu địa hình nước ta? H2: Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? GV nhận xét, ghi điểm. 2, bài mới: * Giới thiệu bài: ...tìm hiểu bài: khí hậu. Nội dung1: nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Bước 1: H quan sát quả địa cầu và đọc nội dung SGK rồi thảo luận nhóm 6 theo các gợi ý sau: +Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nắm ở đới khí hậu nào? +Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? + Hàon thành bảng sau: Thời gian gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 (Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc) Tháng 7 (Chủ yếu là gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam) Bước 2: Đại diện các nhóm H trả lời câu hỏi; H khác bổ sung. G nhận xét giúp H hoàn thiện câu trả lời. Bước 3:(Đ/v hs khá giỏi) ? Vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa? +H trao đổi trả lời câu hỏi G nhận xétớchots ý. Vị trí Nhiệt đới - Gần biển - Trong vùng có gió mùa Nóng - Mưa nhiều - Gió mưa thay đổi theo mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa Kết luận:Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Nội dung 2: Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau. *Hoạt động 2; làm việc cá nhân - Yêu cầu 1H lên chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ. - GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. ? Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. ? Chỉ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. H trả lời, Gv nhận xét giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nội dung 3:Ảnh hưởng của khí hậu. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu H trả lời câu hỏi: ? Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? (...cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm; ...gây ra một số khó khăn cụ thể là: có năm mưa lớn gây lũ lụt; có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàn phá lớn...) - HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ SGK. 3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò: Ôn bài và chẩn bị bài hôm sau. Đạo đức CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH I, Mục tiêu: - Học sinh biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. II, Chuẩn bị: GV: Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Phiếu bài tập viết sẵn nội dung của bài tập 1. HS: thẻ màu. III, Các hoạt động dạy học. *Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức - HS đọc thầm và suy nghĩ câu chuyện - 2HS đọc to truệyn cho cả lớp cùng nghe. - Hs thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi ở sgk GV kết luận: - Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất... các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức ta rút ra điều cần ghi nhớ(sgk) - Một số hs đọc ghi nhớ. *Hoạt động 2: Làm bài tập 1(sgk) - Gv chia hs thành các nhóm nhỏ - g nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 2hs nhắc lại yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gv kết luận: - a,b,d,g là những biểu hiện của người có trách nhiệm; c,d,e không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm. Biết suy nghĩ trước khi hành động dám nhận lỗi, sửa lỗi làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn... là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là điều chúng ta cần học tập. *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (Bài tập 2) - GV nêu lần lượt từng ý kiến của bài tập 2 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước) - GV yêu cầu 1 số hs giải thích vì sao lại tán thành hay phản đối ý kiến đó. - GV nhận xét, kết luận. + Tán thành ý kiến: a,đ + Không tán thành ý kiến: b, c,d *Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo BT3 sgk
Tài liệu đính kèm: