Thiết kế giáo án môn học khối 3 - Tuần 27

Thiết kế giáo án môn học khối 3 - Tuần 27

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (tiết1)

I. Mục tiêu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - tuần 26.

- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện để là cho lời kể được sinh động.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.

 

doc 33 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ hai, ngày tháng 3 năm 2010
Tiết1 Chào cờ
 Tập trung đầu tuần 
Tiết2+3 Tập đọc – Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - tuần 26.
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện để là cho lời kể được sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp).
- GV yêu cầu
- từng HS lên bảng chọn bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc bài.
- HS đặt một câu hỏi về bài vừa đọc.
-> HS trả lời.
- GVnhận xét.
3. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS: Quan sát kĩ tranh minh hoạ, đọc kỹ phần chữ trong tranh để hiểu ND chuyện, biết sử dụng nhân hoá để là các con vật có hành động
- HS nghe.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng tranh.
- 1 -> 2 HS kể toàn chuyện.
-> GV nhận xét, ghi điểm.
VD: Tranh1 Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn thấy 1 quả táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. ở một cây thông bên cạnh, 1 anh Quạ đang đậu trên cành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- Chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (như T1)
2. Tiếp tục ôn về nhân hoá: Các cách nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ
- Bảng lớp chép bài thơ em thương
- 3 - 4 tờ phiếu viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp): Thực hiện như T1,
3. Bài tập 2:
Bài tập 2.
- HS nghe 
- 2HS đọc bài 
- HS đọc thành tiếng các câu hỏi a,b,c
- GV yêu cầu HS:
- HS trao đổi theo cặp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Sự vật được nhân hoá 
Từ chỉ đặc điểm của con người 
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió 
Mồ côi
Tìm, ngồi
Sợi nắng 
Gầy
Run run, ngũ
b. nối
Làn gió
Giống 1 người bạn ngồi trong vườn cây
Giống một người gầy yếu
Sợi nắng
Giống một bạn nhỏ mồ côi
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu , không nơi nương tựa.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét - nêu những HS chưa đạt
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết4 	 Toán
Các số có năm chữ số.
A-Mục tiêu
- HS nhận biết được các số có năm chữ số, nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số. Bíêt đọc, viết các số có năm chữ số.
- Rèn KN đọc, viết số có năm chữ số.
- GD HS chăm học
B Đồ dùng
GV : Bảng phụ, Các thẻ ghi số
HS : SGK
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu số 42316.
+ Cách viết số: Treo bảng số như SGK
- Coi mỗi thẻ ghi số 10 00 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn ?
- Có bao nhiêu nghìn ?
- Có bao nhiêu trăm ?
- Có bao nhiêu chục ?
- Có bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 1 HS lên bảng viết số ?
- Số 42316 có mấy chữ số? Khi viết ta bắt đầu viết từ đâu?
+ Cách đọc số:
- Bạn nào đọc được số 42316?
- Khi đọc ta đọc theo thứ tự nào?
+ GV ghi bảng các số: 2357 và 32357; 8975 và 38759; 3876 và 63876.
- Y/c HS đọc theo nhóm?
b)HĐ 2: Luyện tập:
*Bài 1: - Treo bảng số
- Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét, cho điểm.
*Bài 2: - Bài toán yêu cầu gì?
- Giao phiếu HT
- Chấm bài, nhận xét.
*Bài 3: 
- GV viết các số: 23116; 12427; 3116; 82427 và chỉ số bất kì, yêu cầu HS đọc số 
*Bài 4: -BT yêu cầu gì?
- Nhận xét đặc điểm của dãy số?
-Chữa bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Khi đọc và viết số có 5 chữ số ta đọc và viết từ đâu?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- Quan sát
- Có 4 chục nghìn.
- Có 2 nghìn
- Có 3 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- HS viết: 42316
- Số 42316 có 5 chữ số, khi viết ta viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
- Vài HS đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Khi đọc ta viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
- HS đọc: Hai nghìn ba trăm năm mươi bảy; Ba mươi hai nghìn ba trăm năm mươi bảy.......
+ HS 1 đọc: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
+ HS 2 viết: 33 214
- Lớp nhận xét và đọc lại số đó.
- Viết theo mẫu
- Lớp làm phiếu HT
Đáp án:
35187: Ba mươi ba nghìn một trăm tám mươi bảy.
94361: Chín mươi tư nghìnba trăm sáu mươi mốt.
57136: Năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu
- HS đọc
- Nhận xét
- Điền số.-Làm vở
a)Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 1 chục nghìn.
60 000; 70 000; 80 000; 90 000.
b) Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 1 nghìn.
23 000; 24 000; 25000; 26000; 27000.
c) Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 1trăm.
23000; 23100; 23200; 23300; 23400.
- Từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
 Thứ ba ngày tháng 3 năm 2010
Tiết 1 Toán
 luyện tập
A Mục tiêu
- Củng cố về đọc và viết s có 5 chữ số, thứ tự các số trong một nhóm có 5 chữ số. Làm quen với số tròn nghìn.
- Rèn KN đọc và viết số.
- GD HS chăm học
B Đồ dùng:
GV : Bảng phụ
HS : SGK
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Kiểm tra: Viết và đọc số?
- 3 chục nghìn, 3 nghìn, 9trăm 2 chục, 1 đơn vị.
- 7 chục nghìn, 5 nghìn, 6 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
*Bài 1: -BT yêu cầu gì?
- Treo bảng phụ
- Gọi HS làm bài theo nhóm đôi
- Nhận xét , cho điểm.
*Bài 2: Đọc đề?
- Giao phiếu HT
- Chấm bài, nhận xét.
*Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Dẵy số có đặc điểm gì?
-Chấm bài, nhận xét.
*Bài 4: 
- GV yêu cầu HS vẽ tia số.
- Gọi 2 HS làm trên bảng viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- Các số trong dãy số này có đặc điểm gì giống nhau?
*Vậy đây là các số tròn nghìn.
- Nhận xét, cho điểm.
4/Củng cố:
- Khi đọc và viết số có 5 chữ số ta đọc và viết từ đâu?
-Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- 2 HS làm
- Lớp làm nháp
- Nhận xét.
- Viết theo mẫu
- Quan sát
+ HS 1 đọc: Bốn mươi lăm nghìn chín trăm mười ba.
+ HS 2 viết: 45913
+ HS 1 đọc: Sáu mươi ba nghìn bảy trăm hai mươi mốt
+ HS 2 viết: 63721
- Viết theo mẫu
- Làm phiếu HT
Viết số
Đọc số
97145
Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi lăm
27155
Hai mươi bảy nghìn một trăm năm mươi lăm
63211
Sáu mươi ba nghìn hai trăm mười một
- Điền số
- Trong dãy số, mỗi số đứng sau bằng số đứng trước cộng thêm 1.
a)36520; 36521; 36522; 36523; 36524; 36525; 36526.
b)48183; 48184; 48185; 48186; 48187; 48188; 48189.
- HS làm vở BTT
10000; 11000; 12000; 13000; 14000; 15000; 16000; 17000; 18000; 19000; 20000.
- Có hàng trăm, chục, đơn vị đều là 0
- Đọc các số tròn nghìn vừa viết.
- Từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
Tiết 2 Chính tả
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như T1)
2. Ôn luyện và trình bày báo cáo miệng - báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc
- Bảng lớp viết ND cần báo cáo.
III. Các HĐ dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. KT tập đọc (1/4 số HS). Thực hiện như T1
3. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 (T.20)
- GV hỏi: 
- Những điểm khác là:
+ Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20 ? 
-> Người báo cáo là chi đội trưởng 
+ Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách. 
+ Nội dung thi đua 
- GV nhắc HS chú ý thay đổi lời "Kính gửi" bằng "Kính thưa.." 
+ Nội dung báo cáo: HT, LĐ thêm ND về công tác khác. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ 
- HS làm việc theo tổ theo ND sau:
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
+ Lần lượt từng thành viên đóng vai báo cáo
- GV gọi các nhóm
- Đại diện các nhóm thi báo cáo trước lớp 
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại ND bài? 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái lọ và quả
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
- Vẽ được hình lọ hoa và quả
- Thấy được những vẻ đẹp về bố cục giữa lọ hoa và quả.
II. Chuẩn bị:
- Một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Bài vẽ lọ hoa và quả của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ. 
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV bày 1 vài mẫu lọ hoa và quả
- HS quan sát, nhận xét.
- Hãy nêu hình dáng của các lọ hoa và quả ?
-> Cao, thấp, to nhỏ
+ Vị trí của lọ hoa và quả ?
-> Lọ hoa quả đặt ở phía sau, quả đặt ở phía trước. 
+ Độ đậm nhạt ?
- HS nêu
2. Hoạt động 2: Cách vẽ hình lọ và quả 
- Phác khung hình 
- Phác nét tỷ lệ 
- Vẽ chi tiết 
- Vẽ màu 
3. Hoạt động 3: Thực hành 
- 3 - 4 lên bảng 
- Sau đó HS vẽ vào vở VTV. 
- GV quan sát, HD thêm cho HS.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá 
- GV trưng bày 1 số bài vẽ đã hoàn thành 
- HS quan sát 
+ Hình vẽ so với phần giấy như thế nào ? 
- HS nêu 
+ Hình vẽ có giống mẫu không ?
- HS nêu 
- HS xếp bài theo cảm nhận riêng 
* Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
	Tiết 4 Tự nhiên xã hội
Chim.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS.
	- Giải thích tại sao không nên, săn bắt, phá tổ chim.
 II- Đồ dùng dạy học:
	Thầy:- Hình vẽ SGK trang 102,103..
 	- Sưu tầm các ảnh về các loại chim.
	Trò:- Sưu tầm các ảnh về các loại chim.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu ích lợi của cá?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 102,103, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nói và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình.Nhận xét về độ lớn của chim. Loài nào biết bay? Loài nào không biết bay, Loài chim nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
Bên ngoài cơ thể của những con chim có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chún ...  Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 85.
- Nêu yêu cầu BT
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?
* Bài tập 2 / 85
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 86
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
+ Trong bài cây cối và sự vật tự xưng là gì ?
- HS phát biểu ý kiến
- Bèo lục bình tự xưng là tôi
- Xe lu tự xưng là tớ.
- Cách xưng hô ấy có tác dụng làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
+ Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi để làm gì ?
- 3 HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ?
- HS nhận xét
- Lớp làm bài vào vở
- Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
- Cả 1 vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
- Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất
+ Chọn dấu phẩy, dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau..
- 1 HS đọc ND bài tập
- Lớp theo dõi trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 Thứ năm , ngày tháng 3 năm 2010
Tiết 1 Toán
Diện tích của một hình
A Mục tiêu
- HS bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích, diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
- Rèn Kn nhận biết về diện của 1 hình.
- GD HS chăm học để áp dụng vào thực tế.
B Đồ dùng
GV : Các hình minh hoạ trong SGK.-Bảng phụ
HS : SGK
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a)HĐ 1: GT về diện tích của một hình
VD1:-Đưa ra hình tròn. Đây là hình gì?
- Đưa tiếp HCN: Đây là hình gì?
- Đặt HCN lên trên hình tròn, ta thấy HCN nằm gọn trong hình tròn, ta nói diện tích HCN bé hơn diện tích hình tròn.
VD2:-Đưa hìnhA. Hình A có mấy ô vuông?
Ta nói DT hình A bằng 5 ô vuông.
- Đưa hình B. Hình B có mấy ô vuông?
- Vật DT hình B bằng mấy ô vuông?
Ta nói: DT hình A bằng DT hình B.
- Tương tự GV đưa VD3 và KL: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.
b)HĐ 2: Luyện tập:
*Bài 1:Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- GV hỏi
- Nhận xét.
*Bài 2: 
a) Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
b) Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?
c) So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q?
* Bài 3:- BT yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS cắt đôi hình A theo đường cao của tam giác.
- Ghép hai mảnh đó thành hình B
- So sánh diện tích hai hình ?
( Hặoc có thể cắt hình B để ghép thành hình A rồi so sánh)
3/ Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Hát
- Hình tròn.
- Hình chữ nhật
- HS nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Có 5 ô vuông
- Có 5 ô vuông
- 5 ô vuông
- Nêu: Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- Nêu: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.
- Câu nào đúng, câu nào sai
- HS trả lời.
+ Câu a sai
+ Câu b đúng
+ Câu c sai
 a) Hình P gồm 11 ô vuông
b) Hình Q gồm 10 ô vuông
c) diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q. Vì: 11 > 10.
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.
- HS thực hành trên giấy.
- Rút ra KL: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Tiết 2 Tập đọc
Cùng vui chơi.
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên,...
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu ND bài : Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người ....
	- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ ND bài đọc.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện : Cuộc chạy đua trong rừng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV HD HS ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh bài thơ.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Bài thơ tả hoạt động gì của HS ?
- HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn ?
- Em hiểu " chơi vui học vui " là thế nào ?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV HD HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện
- Nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Trò chơi rất vui mắt : quả cầu giấy màu xanh, bay lên bay xuống..., các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh, đá rất dẻo....
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoait mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
+ 1 HS đọc lại bài thơ
- Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 3 Âm nhạc 
 GV chuyên
Tiết 4 Chính tả (nhớ viết )
Cùng vui chơi.
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi.
	- Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm dấu thanh dễ viết sai ; l/n ...
II. Đồ dùng
	GV : Tranh vẽ 1 số môn thể thao
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : thiếu niên. nai nịt, khăn lụa, lạnh buốt.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS viết chính tả.
a. HD chuẩn bị.
b. Viết bài
c. Chấm, chữa bài 
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT
* Bài tập 2 / 88
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
+ 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối
- HS đọc thầm 2, 3 lượt khổ thơ 2, 3, 4
- Viết những từ dễ sai ra bảng con.
+ HS gấp SGK viết bài vào vở.
+ Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau ......
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét
- Lời giải : bóng ném, leo núi, cầu lông
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2010
Tiết 1 Tập làm văn
Kể lại trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nói : kể được 1 số nét chính của 1 trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
	- Rèn kĩ năng viết : Viết lại được 1 tin thể thao mới đọc được hoặc nghe, xem. Viết ngắn gọn, rõ, đủ thông tin.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết các gợi ý trong SGK, tranh ảnh 1 số cuộc thi đấu thể thao.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài viết những trò vui trong ngày hội.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 88
+ Nêu yêu cầu BT
+ GV nhắc HS :
- Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy hoặc trên ti vi.
- Dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 / 88
- Nêu yêu cầu BT.
- GV chấm bài, nhận xét
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét.
+ Kể lại 1 chuyện thi đấu thể thao.
- 1 HS giỏi kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể.
- 1 số HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
+ Viết lại 1 tin thể thao em mới đọc được trên báo hoặc nghe, xem trong các buổi phát thanh, truyền hình.
- HS viết bài.
- HS đọc các mẩu tin đã viết
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 2 Toán
Đơn vị đo diện tích. Xăng- ti- mét vuông.
A Mục tiêu 
- HS biết 1 xăng – ti mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.. Biết đọc và viết số đo diện tích.
- Rèn KN nhận biết đơn vị đo diện tích , đọc , viết số đo diện tích.
- GD HS chăm học toán.
B Đồ dùng
 	GV : Hình vuông có cạnh 1cm.
	HS : SGK
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Bài mới:
a)HĐ 1: Giới thiệu xăng – ti mét vuông.
- GV: Để đo diện tích , người ta dùng đơn vị đo diện tích, đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng – ti mét vuông. Xăng – ti mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
+ Xăng – ti mét vuông viết tắt là : cm2
- Phát cho mỗi HS 1 hình vuông có cạnh là 1cm và yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông.
- Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu?
b) Luyện tập:
*Bài 1: -Đọc đề?
- Gọi HS trả lời theo cặp.
- Nhận xét và lưu ý cách viết: Chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của cm.
*Bài 2: 
- Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diền tích là bao nhiêu?
- Vậy ta nói diện tích của hình A là 6cm2 
- Các phần khác HD tương tự phần a.
* Bài 3: BT yêu cầu gì?
- Nêu cách thực hiện?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
3/Củng cố:
-Thi đọc và viết đơn vị đo diện tích.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Hát
- HS theo dõi
- Đọc: Xăng – ti mét vuông viết tắt là : cm2
- Đo và báo cáo: Hình vuông có cạnh là 1cm.
- Là 1cm2
- Đọc và viết số đo diện tích theo xăng – ti mét vuông.
+ HS 1: Đọc đơn vị đo diện tích.
+ HS 2: Viết đơn vị đo diện tích.
- Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
- HS đọc: diện tích của hình A là 6 
xăng – ti mét vuông.
- Thực hiện phép tính với số đo co đơn vị đo là diện tích.
- Thực hiện như với các số đo chiều dài, thời gian, cân nặng...
- Làm vở.
18cm2 + 26cm2 = 44cm2
40cm2 – 17cm2 = 23cm2
6cm2 x 4 = 24cm2
32cm2 : 4 = 8cm2
- HS thi đọc và viết
Tiết 3 Thể dục
 GV chuyên
Tiết 4 Tự nhiên xã hội
Thực hàmh: Đi thăm thiên nhiên.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
Vẽ hoặc nói, viết về những cây, cối và các con vật mà HS được QS khi đi thăm thiên nhiên.
Khái quát hoá những đặc điểm chung của thực vật và động vật đã học.
 II- Đồ dùng dạy học:
Thầy:- Hình vẽ SGK trang 108,109.
Trò: - Giấy khổ A4, bút mầu.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của HS
3-Bài mới:
Tiết1:
GV hướng dẫn học sinh thăm thiên nhiên ở vườn trường.
HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lý các bạn không ra khỏi khu vực giáo viên chỉ định.
Giao việc:
QS , vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối em đã nhìn thấy.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
- Lắng nghe.
- Làm việc độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 t 27 28.doc