Giáo án Lớp 4 tuần 4

Giáo án Lớp 4 tuần 4

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa, giấy khổ to.

 

doc 37 trang Người đăng duongtran Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 4
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
CHAỉO Cễỉ
Sinh hoaùt dửụựi cụứ tuaàn 4
Tập đọc 
Một người chính trực
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc bài “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện (2 – 3 lượt)
- GV nghe HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HS: Luyện đọc theo cặp
1 – 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từ đầu đến Lý Cao Tông và trả lời câu hỏi.
? Đoạn này kể chuyện gì
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
? Trong chuyện lập ngôi vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời:
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông
HS: Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời:
? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình
HS: Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá
HS: Vì lúc nào Vũ Tán Đường cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.
? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào
HS: Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
HS: Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của chung lên trên lợi ích riêng, họ làm nhiều điều tốt cho dân cho nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo phân vai đoạn “Từ một hôm  Trần Trung Tá”.
- Đọc phân vai.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đọc bài cho thành thạo.
Toán
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, băng giấy vẽ sẵn tia số, 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh 2 số tự nhiên:
- GV viết lên bảng các cặp số sau:
100 và 89
456 và 231
4578 và 6325
HS: Tự so sánh ba cặp số đó.
- Em tự suy nghĩ và tìm xem 2 số tự nhiên mà em có thể xác định được số nào lớn, số nào bé?
HS: Không thể tìm được.
- Như vậy, với 2 số tự nhiên bất kỳ chúng ta luôn xác định được điều gì?
HS:  luôn xác định được số nào lớn hơn, số nào bé hơn hay 2 số đó bằng nhau.
=> Kết luận: bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên.
- GV ghi bảng: Hãy so sánh 2 số:
100 và 99
10 và 9
HS: So sánh: 100 > 99 ; 10 > 9
=> Vậy trong 2 số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại.
- GV viết bảng các cặp số:
123 và 456
7891 và 7578
? Em đã so sánh như thế nào
HS: So sánh 2 cặp số đó.
123 < 456
7891 > 7578
HS: So sánh các chữ số ở cùng 1 hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- GV ghi bảng so sánh 2 số sau:
12357 và 12357
HS: So sánh:
12357 = 12357
=> Kết luận: 2 số có các chữ số bằng nhau và từng cặp số bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau.
2. GV hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
- GV ghi bảng các số tự nhiên:
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
HS: Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn và yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của các số đó.
=> Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên nên bao giờ cũng sắp xếp được thứ tự của các số tự nhiên.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Tự đọc yêu cầu và tự làm bài.
+ Bài 2:
HS: Tự làm bài và chữa bài:
8136 ; 8316 ; 8361
b) 5724 ; 5740 ; 5742
c) 63841 ; 64813 ; 64831
+ Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chấm điểm cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
chính tả ( nhớ viết )
truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
	1. Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình”.
	2. Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bút dạ, giấy khổ to, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch.
HS: 2 nhóm viết 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
HS: - 1 em đọc yêu cầu của bài.
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- Gấp sách, nhớ lại và tự viết.
- Từng cặp đổi vở cho nhau, soát lỗi ghi ra lề.
- GV thu chấm 7 đến 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2a:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS từ cần điền vào ô trống cần hợp với nghĩa của câu viết đúng chính tả.
HS: Làm bài vào vở, 1 số em làm vào phiếu.
- Dán phiếu lên bảng trình bày.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng:
2a) - Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi.
2b) - Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này / Dân dâng một quả xôi đầy.
- Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
- Sáng một vầng trên sân / Nơi cả nhà tiễn chân.
- Cho điểm những em làm đúng.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc những đoạn văn để không viết sai.
đạo đức 
vượt khó trong học tập (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Nhận thức được cần phải có quyết tâm vượt qua khó khăn trong học tập.
2. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt qua khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng:
Các mẩu chuyện, tấm gương, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét.
HS: 2 em đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Thảo luận nhóm (bài 2 SGK).
1) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
2) Các nhóm thảo luận.
3) GV mời 1 số nhóm trình bày.
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
4) GV kết luận, khen những HS biết vượt khó khăn trong học tập.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi (bài 3 SGK)
1) GV giải thích yêu cầu bài tập.
2) HS thảo luận nhóm.
3) 1 vài HS trình bày trước lớp.
4) GV kết luận, khen những em biết vượt khó khăn trong học tập.
* HĐ3: Làm việc cá nhân (bài 4 SGK)
1) GV giải thích yêu cầu bài tập.
2) 1 số HS trình bày những khó khăn và biên pháp khắc phục.
3) GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
4) HS cả lớp trao đổi, nhận xét.
5) GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
=> GV kết luận:
- Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt cần vượt qua những khó khăn đó.
HS: Tự phát biểu.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về thực hiện các nội dung ở phần thực hành trong SGK.
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Thể dục 
đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại
trò chơi: chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau
I. Mục tiêu:
	- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, 
	- Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
	- Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
HS: - Chơi 1 trò chơi đơn giản.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình - đội ngũ:
* Ôn hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải 2 – 3 phút do cán sự điều khiển.
- Ôn đi đều, vòng phải, đứng lại.
- Ôn đi đều, vòng trái, đứng lại.
Ôn tổng hợp tất cả các nội dung đội hình đội ngũ do GV điều khiển 5 – 6 phút.
b. Trò chơi vận động: 4 – 5 phút
- GV tập hợp HS.
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
HS: Nghe GV giải thích cách chơi.
- 1 tổ chơi thử.
- Cả lớp thi đua chơi.
- GV quan sát, nhận xét, bổ sung.
3. Phần kết thúc:
- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc.
- GV hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
HS: Làm động tác thả lỏng.
- Về nhà luyện tập cho cơ thể khoẻ mạnh
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
	- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
II. Đồ dùng: 
Giấy khổ to cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
Kết quả: a) 0; 10; 100
b) 9, 99, 999
+ Bài 2:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
a) Có 10 số có 1 chữ số là:
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
b) Có 90 số có 2 chữ số là:
10; 11; 12; ; 99
+ Bài 3: Làm theo nhóm.
HS: - Các nhóm làm vào phiếu.
0
- Đại diện nhóm lên dán kết quả.
9
a) 859 0 67 < 859 167
9
b) 4 2 037 > 482 037
2
c) 609 608 < 609 60 
d) 246 309 = 46 309
+ Bài 4: HS làm vào vở.
HS: Làm bài vào vở.
2 < x < 5 
=> x = 3; 4
+ Bài 5: Làm vào vở.
HS: - Làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90. vậy x là 70; 80; 90
- GV thu chấm vở cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
Khoa học 
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
I. Mục tiêu:
	- HS giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn c ... a nhiều chất đạm:
- GV chia lớp làm 2 đội.
- Giao nhiệm vụ.
- Phổ biến luật chơi.
- Thời gian chơi: 8 – 10 phút.
- Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm, ghi vào giấy sau đó lên dán trên bảng xem đội nào kể đúng và kể được nhiều thì đội đó thắng.
VD: gà rán, cá kho, đậu kho thịt, mực xào, canh tôm nấu bóng và đậu Hà Lan, muối vừng, lạc, canh cua, 
3. Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
* Mục tiêu: 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận cả lớp.
HS: Cả lớp đọc SGK và danh mục qua phần trò chơi.
+ Bước 2: Làm việc với phiếu học tập.
HS: Đọc phiếu học tập in trong SGK để trả lời câu hỏi.
? Tại sao không chỉ nên ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật
HS: Suy nghĩ trả lời.
? Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá
HS: Cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý, chất béo của cá không gây bệnh xơ vữa động mạch.
- GV kết luận và gọi HS đọc mục “bạn cần biết” trang 19 SGK.
HS: Đọc mục “bạn cần biết”.
Cả lớp đọc thầm theo dõi.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật
Khâu thường (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu, và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình khâu, mẫu khâu, vật liệu và dụng cụ cần.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu và nêu mục đích bài học:
* HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu khâu.
HS: Quan sát và nhận xét. 
- GV bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu.
HS: Đọc mục 1 của phần ghi nhớ.
* HĐ 2: Hướng dẫn thao tác.
a) GV hướng dẫn HS thực hiện 1 số thao tác khâu, thêu cơ bản
HS: - Quan sát H1, nêu cách cầm vải, cầm kim.
- Quan sát H2a, 2b nêu cách lên kim, xuống kim.
- GV quan sát, uốn nắn.
HS: Lên bảng thực hiện.
- Kết luận nội dung 1.
b) GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật khâu thường.
GV treo tranh.
HS: Quan sát tranh, nêu các bước khâu thường.
- Quan sát H4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu theo 2 cách.
HS: Đọc nội dung phần b mục 2 kết hợp quan sát H5a, 5b, 5c và tranh quy trình để trả lời câu hỏi về cách khâu thường và khâu theo đường vạch dấu.
GV hướng dẫn 2 lần thao tác kỹ thuật khâu mũi thường.
- Hd thao tác khâu lại mũi và cắt chỉ.
HS: Đọc ghi nhớ cuối bài.
2. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập khâu, giờ sau học tiếp.
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Âm nhạc
Học hát bài: Bạn ơi lắng nghe( Dân ca Ba Na)
Kể chuyện âm nhạc
I. Mục tiêu ( SGV)
II. Chuẩn bị của giáo viên
	- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Bạn ơi lắng nghe.- Tranh ảnh minh hoạ bài Bạn ơi lắng nghe.- Bản nhạc bài Bạn ơi lắng nghe có kí hiệu quân chia các câu hát.
	- Chuẩn bị động tác để hướng dẫn HS trình bày bài Bạn ơi lắng nghe kết hợp vận động theo nhạc.
	- Tranh vẽ minh hoạ Tiếng hát Đào Thị Huệ
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của HS
* Học hát: Bạn ơi lắng nghe
1. Giới thiệu bài hát
GV treo bài Bạn ơi lắng nghe, tranh minh hoạ lên bảng
HS theo dõi
ở Tây Nguyên có những dân tộc như: Ba - na, Ê -đê, Gia - rai, Hơ -rê, Xu - đăng....Người dân Tây Nguyên rất dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đồng thời cũng là những người yêu lao động, yêu hoà bình, yêu ca hát 
2. HS nghe GV hát mẫu
3. Đọc lời ca
- GV hướng dẫn HS đọc lời theo tiết tấu lời ca, vừa đọc vừa gõ đệm theo TT.
 - HS thực hiện lại
4. Luyện thanh: 1-2 phút
5. Tập hát từng câu
- GV đàn giai điệu mỗi câu 2 -3 lần, HS lắng nghe. GV bắt nhịp ( 1-2) đẻ HS hát hoà cùng tiếng đàn. HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu lời ca.
HS lắng nghe
1-2 em đọc lời ca
Cả lớp đọc
Luyện thanh
HS tập hát từng câu
HS hát câu 1 - 4
GV chỉ định 1-2 HS hát lại 4 câu này.
- Hát lời 2: GV chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát giai điệu bằng nguyên âm U, đồng thời nửa kia hát lời 2.
6. Hát cả bài
 HS hát cả lời 2, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
7. Củng cố bài
- HS hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc
Chia lớp thành 2 nửa, một nửa hát, một nửa gõ đệm với 2 âm sắc và ngược lại
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc
*Kểchuyện âm nhạc:Tiếng hát Đào Thị Huệ
- GV treo 4-5 bức tranh để chuẩn bị theo nội dung trong truyện, kể chuyện lần thứ nhất.
- 
HS tập hát lời 2
HS hát lời 2, kết hợp gõ đệm theo phách
HS hát, gõ đệm với 2 âm sắc
HS hát và vận động
HS nghe câu chuyện quan sát tranh vẽ
HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi
HS kể chuyện lại theo tranh
HS nói lên cảm nhận
HS ghi nhớ
Toán
Giây – thế kỷ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
II. Đồ dùng: 
Đồng hồ thật có 3 kim.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập.
Cả lớp kiểm tra chéo bài tập ở nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Giới thiệu về giây:
GV cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu chỉ kim giờ, kim phút, 
HS: Quan sát và chỉ theo yêu cầu của GV
? Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số liền kề ngay sau đó là bao nhiêu giờ
HS: là 1 giờ.
? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp ngay sau đó là bao nhiêu phút
HS: là 1 phút.
? 1 giờ bằng bao nhiêu phút
HS: 1 giờ = 60 phút.
GV chỉ kim giây và hỏi đó là kim gì?
HS:  kim giây
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ.
HS: Quan sát sự chuyển động của kim giây
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch này đến vạch liền sau nó là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây.
Ghi bảng: 1 phút = 60 giây
HS: nêu lại 1 phút = 60 giây.
3. Giới thiệu về thế kỷ:
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ.
1 thế kỷ = 100 năm
? 100 năm bằng mấy thế kỷ
HS: Nêu lại:
- bằng 1 thế kỷ.
- Giới thiệu như SGK sau đó hỏi:
Năm 1975 thuộc thế kỷ nào? 
Năm 1990 thuộc thế kỷ nào? 
Năm nay thuộc thế kỷ nào?
HS: Năm 1975 thuộc thế kỷ XX
Năm 1990 thuộc thế kỷ XX
Năm nay thuộc thế kỷ XXI
4. Thực hành:
+ Bài 1: GV hướng dẫn HS tính:
VD: 1 phút 8 giây = .giây
1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây
HS: Tự làm rồi chữa bài.
+ Bài 2: 
HS: Tự đọc bài rồi chữa bài.
+ Bài 3: 
GV hướng dẫn HS cách tính:
- Tính từ năm 1010 đến nay (2005) đã được:
2005 – 1010 = 995 (năm)
HS: Làm bài vào vở.
Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Luyện từ và câu 
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu:
Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Từ điển HS, bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Bài cũ:
? Thế nào là từ ghép. Cho VD.
? Thế nào là từ láy.Cho VD.
HS: Trả lời.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm suy nghĩ phát biểu.
? Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)
- Từ “bánh trái” có nghĩa tổng hợp.
? Từ ghép nào có nghĩa phân loại
- Từ “bánh rán”
+ Bài 2: Làm bài theo nhóm.
HS: Đọc yêu cầu của bài, thảo luận làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) Từ ghép có nghĩa phân loại:
Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Ruộng đồng, làng xóm, núi non, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
+ Bài 3: 
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tự làm bài vào vở.
- GV nhắc HS nhớ lại khái niệm về từ láy
- Chốt lại lời giải đúng.
+ Láy âm đầu: nhút nhát
+ Láy vần: lạt xạt, lao xao
+ Láy cả âm cả vần là: rào rào.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục tiêu:
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo, về tính trung thực, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ.
1 HS kể lại chuyện “Cây khế”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện:
a. Xác định yêu cầu của đề bài:
HS: 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân những từ quan trọng.
b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
HS: 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. 
Cả lớp theo dõi SGK.
- 1 vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em vừa lựa chọn.
c. Thực hành xây dựng cốt truyện:
+ Bài tập a: HS kể câu chuyện cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi sau:
HS: Làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi gợi tưởng tượng theo ý 1 hoặc 2.
- 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi.
? Người mẹ ốm như thế nào
HS: ốm rất nặng.
? Người con chăm sóc mẹ như thế nào
HS: Thương mẹ, chăm sóc mẹ, chăm sóc cho mẹ tận tụy ngày đêm.
? Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì
- Phải tìm 1 loại thuốc rất hiếm, phải đi tận rừng sâu hoặc phải tìm 1 bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân.
? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào
- Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý
? Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào
- Bà cảm động về lòng yêu thương hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp.
+ Bài tập b: HS kể câu chuyện về tính trung thực, cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi:
? Người mẹ ốm như thế nào
HS: ốm rất nặng.
? Người con chăm sóc mẹ như thế nào
- Thương mẹ, chăm sóc tận tụy ngày đêm
? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì
- Nhà nghèo không có tiền mua thuốc.
- Bà tiên cảm động trước tình cảm của người con, bà giúp đỡ
HS: Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng.
- GV nghe và nhận xét.
- Thi kể trước lớp.
- Viết vào vở câu chuyện của mình 1 cách vắn tắt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi 1 – 2 em HS nói cách xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét giờ học, về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Chuẩn bị giấy viết, tem thư giờ sau kiểm tra.
SINH HOAẽT LễÙP TUAÀN 4

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 4 DU.doc