I. MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Kĩ năng sống:- Tôn trọng giá trị sức lao động
- Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh đạo đức.
TUẦN 20 Ngày soạn: 12 tháng 01 năm 2013 Ngày giảng thứ hai 14 tháng 01 năm 2013 ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động. II.Kĩ năng sống:- Tôn trọng giá trị sức lao động - Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh đạo đức. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Ổn định: 2/Kiểm tra bài cũ: - Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động. -Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ? 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài : -GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1 : Đóng vai ( BT 4 ) - Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK. Nhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ Nhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ Nhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ Hoạt động 2 : Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ ,bài thơ ,bài hát ,truyện nói về người lao động. -GV đưa ra 3 ô chữ và nội dung có liên quan đến một số câu ca dao ,tục ngữ ,bài thơ nào đó . 1/ Bài ca dao ca ngợi người lao động : “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt ,đắng cay muôn phần” 2 )Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người . Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về người lao động nào ? 3) Đây là người lao động luôn phải đối mặt với nguy hiểm ,với những kẻ tội phạm Hoạt động 3: Trình bày BT6 SGK - GV nhận xét chung về nhóm vẽ tranh đẹp, viết bài kể về người lao động hay, sưu tầm được nhiều ca dao, tục ngữ 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. -Liên hệ thực tế GD:Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. - Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người - GV nhận xét tiết học. - 2HS lên bảng trả bài - HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. - Đại diện từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi. +Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? +Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy? -HS trình bày sản phẩm của mình theo nhóm -HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về người lao động. +Ăn quả nhớ kẻ trồng cây +Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. -HS quan sát từng ô chữ xem mỗi ô chữ có mấy chữ cái .Đọc kĩ bài ca dao hay gợi ý của GV để đoán . Ô chữ cần đoán + Có 7 chữ cái : NÔNG DÂN + Có 8 chữ cái :GIÁO VIÊN + Có 6 chữ cái : CÔNG AN - HS cả lớp thực hiện. TẬP ĐỌC BỐN ANH TÀI.(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các tiếng, từ khó: sống sót, liền lay, núc nác, thung lung, chạy trốn, bản làng... - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm từ. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sinh động, lôi cuốn hấp dãn người nghe. - Hiểu các từ ngữ: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng,... - Hiểu nội dung: Câu truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh của bốn anh tài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ viết câu đoạn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 4 HS đọc bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK -Nhận xét và cho điểm 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (2’) b. Hướng dẫn luyện đọc - GV gọi 1 HS đọc (?) Bài chia làm mấy đoạn? - Gọi 2 HS đọc nối tiếp - Tìm hiểu về nghĩa các từ chú giải - Yêu cầu 2 HS đọc toàn bài - GV HD c. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 (?) Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn? (?) Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì? (?) Em hãy nêu ý chính của đoạn 1? - Yêu cầu hs đọc đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của 4 anh em Cẩu Khây. (?) Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? - Yêu cầu các nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh. (?) Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (?) Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng được yêu tinh? (?) Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì? - GV: d. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 2 hs nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay. - Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc - GV: Dựa vào nội dung của từng đoạn và phần đọc bài của 2 đoạn, các em hãy tìm giọng đọc của từng đoạn. - GV đọc mẫu đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Cẩu Khây. - GV yêu cầu hs chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất. - Tổ chức thi đọc diễn cảm - GV nhận xét và tuyên dương hs đọc tốt. (?) Câu truyện ca ngợi điều gì? 3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét giờ học - KL: - Về nhà học bài và kể lại chuyện cho người thân nghe. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. - Bài chia làm 2 đoạn. - HS 1: 4 anh em...bắt yêu tinh đấy. - HS 2: Cẩu Khây hé cửa...đông vui. - HS đọc phần chú giải - HS đọc bài thành tiếng, lớp đọc thầm - Theo dõi gv đọc mẫu HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận cặp đôi: - Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây... + Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người bà cụ liền dục 4 anh em chạy trốn *Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ. - HS nhắc lại ý đoạn 1 + Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm ngập cả cánh đòng làng mạc. - Gọi các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nx bổ sung + Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường. + Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết hợp lực + Không ai thắng được yêu tinh *Đoạn 2 cho thấy anh em Câu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và sự đoàn kết. - HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - HS thống nhất giọng đọc - Theo dõi bài đọc mẫu của gv - HS đọc diễn cảm - HS thi đọc, lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất * Ý nghĩa: *Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ tai năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây. - HS nêu lai ý chính của bài. TOÁN Tiết 96:PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU *Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số. - Biết đọc, biết viết về phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập tập thêm của tiết 95. - GV nhận xét và cho diểm học sinh. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’) 2.2. Gới thiệu phân số - Treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô mau như phần bài học của SGK. -Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau ? - Có mấy phần được tô màu ? - GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. - Năm phần sáu viết là . (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5) - GV yêu cầu HS đọc và viết - GV: Ta gọi là phân số. - Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6 (?) Khi viết phân số thì mẫu số đựơc viết ở trên hay dưới gạch ngang? (?) Mẫu số của phân số cho em biết điều gì ? - Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0 . (?) Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu? Tử số cho em biết điều gì ? - Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu. - Giáo viên lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zíc zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu học sinh đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. (?) Đưa ra hình tròn và hỏi: đã tô màu bao nhiêu phần của hình tròn ? Hãy giải thích . (?) Nêu tử số và mẫu số của phân số (?) Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông? Hãy giải thích. (?) Nêu tử số và mẫu số của phân số (?) Đưa ra hình zíc zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zíc zắc? Hãy giải thích. (?) Nêu tử số và mẫu số của phân số . - Giáo viên nhận xét: ;;; là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 2.3 Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc , viết và giải thích phân số ở từng hình.- Nhận xét, sửa sai. Bài 2. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HD HS làm bài tập. - hai HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Phân số Tử số Mẫu số 6 11 8 10 5 12 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. (?) Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3 (?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết. (có thể đọc thêm các phân số khác) Bài 4 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kỳ cho nhau đọc. - GV nhận xét phần đọc các phân số của HS IV. CủNG Cố DặN DÒ (3’) - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Lắng nghe, theo dõi. - HS quan sát hình. - HS trả lời : + Thành 6 phần bằng nhau. + Có 5 phần được tô màu - HS nghe - HS viết , và đọc năm phần sáu. - HS nhắc lại: Phân số - HS nhắc lại - Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang. - Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. - Khi viết phân số thì tử số được viết ở trên vạch ngang và cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu. + Đã tô màu hình tròn (Vì hình tròn đựơc chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần). + Phân số có tử số là 1 , mẫu số là 2. + Đã tô màu hình vuông (Vì hình vuông đựơc chia thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần). + Phân số có tử số là 3, mẫu số là 4. + Đã tô màu hình zíc zắc. (Vì hình zích zắc được chia thành 7 phần bằng nhau và tô màu 4 phần. + Phân số có tử số là 4, mẫu số là 7. - HS làm bài bài vào vở bài tập. - HS lần lượt báo cáo trước lớp . *Ví dụ: + Hình 1: viết , đọc hai phần năm, mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần ... giấy này ? (?) Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, tô màu mấy phần ? (?) Hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy thứ nhất? (?) Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ? (?) Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai? (?) Hãy so sánh phần đựơc tô màu của hai băng giấy. (?) Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào ? (?) Từ so sánh băng giấy so với băng giấy, hãy so sánh và ? b) Nhận xét - GV nêu: Từ hoạt động trên các em đã biết và là hai phân số bằng nhau. (?) Vậy làm thế nào để từ phân số ta có được phân số ? (?) Từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số phân số với mấy? (?) Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số vơí một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ? (?) Hãy tìm cách để từ phân số ta có đựơc phân số (?) Khi chia hết cả tử và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0 chúng ta được gì ? - HS mở SGK đọc kết luận. 2.3. Luyện tập - Thực hành (15’) Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức. (?) Hãy so sánh giá trị của 18 : 3 và (18 x 4 ) : (3 x 4) ? (?) Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ? (?) Hãy so sánh giá trị của: 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)? (?) Vậy khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ? - GV gọi HS đọc lại nhận xét của SGK. Bài 3 - GVgọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV viết phần a lên bảng: = = (?) Làm thế nào để từ 50 ta có được 10 ? - Vậy điền mấy vào ? - GV viết lên bảng và giảng lại cho HS cách tìm ra phân số - GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó đọc bài trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV yêu cầu HS nêu lại tính chất cơ bản của phân số. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS ghi nhớ tính chất cơ bản của phân số, làm các BT, HD luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét. - HS quan sát thao tác của GV. + Hai băng giấy bằng nhau (như nhau, giống nhau). + Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần. + băng giấy đã được tô màu. + Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần. + băng giấy đã được tô màu + Phần được tô màu của hai băng giấy bằng nhau. + bằng nhau + HS nêu: + Để từ ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2. + Khi nhân cả tử và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho. + Để từ ta đã chia cả tử và mẫu của phân số cho 2. - Khi chia hết cả tử và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho. - HS đọc trước lớp. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nêu trước lớp . - Vậy ta có hai phần năm bằng sáu phần mười năm. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 18 : 3 = 6 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 b) 81 : 9 = 9 ( 81 : 3) : (9: 3) = 27 : 3 = 9 + 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4) + Thương không thay đổi. + 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3) -Thương không thay đổi. - HS lần lượt đọc trước lớp. - Viết số thích hợp vào ô trống. - Để từ 50 có được 10 ta thực hiện 50 : 5 = 10. - Điền 15 vì 75 : 5 = 15 - - Làm bài vào vở bài tập. a) = = b) = = = - HS nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU - Hiểu được cách giới thiệu nhứng hoạt động của địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn. - Biết cách quan sát và trình bày được nhứng đổi mới ở địa phương mình. - Luyện cách viết đoạn văn sinh động, chân thực giàu hình ảnh. - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS sưu tầm tranh ảnh về địa phương mình. - GV bản phụ viết sắn dàn ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ (5’): - Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật của HS sau khi chấm xong 1 số bài. 2. Dạy học bài mới: (32’) a. Giới thiệu bài (2’): b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu thảo luận và trình bày theo cặp. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn: b. Những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn. - Lắng nghe - HS ghi đầu bài - HS đọc - HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau. - Lắng nghe + Một xã miền núi, thuộc huyện Vĩnh Thạch, Tỉnh Bình Định... + Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rãy làm nương... + Nghề nuôi cá phát triển. + Đời sống của người dân được cải thiện: Bài 2 *Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV: ... (?) Em chọn giới thiệu nét đổi mới nào của địa phương mình ? - GV hướng dẫn những đổi mới ở địa phương ta rất cụ thể là phong trào trồng cây gây rừng, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gín xóm làng, phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, lớp học mới, chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, cờ bạc. (?) Một bài giới thiệu cần có những phần nào ? (?) Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì ? - Treo bảng phụ có nghi sắn giàn ý của 1 bài giới thiệu và yêu cầu HS đọc. a/ Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm. b/ Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ diến đạt (nếu có). Cho điềm cho HS nói tốt. IV. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét về tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở - HS đọc - Lắng nghe - Tiếp nối nhau trình bày ND em muốn giới thiệu + Tôi muốn giới thiệu về phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở xã Nậm Ty huyện Sông Mã. + Tôi muồn giới thiệu về phong trào giữ gìn làng xóm sạch đẹp. + Tôi muốn giới thiệu về phong trào chống tệ nạn ma tuý ở xã tôi. - Lắng nghe + Một bài giới thiệu cần có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. + Phần mở bài: Giới thiệu về tên địa phương mà mình định giới thiệu. + Phần thân bài: nêu nét đổi mới của địa phương. + Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân. - HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - HS ngồi 2 bàn trên, dưới cùng trao đổi, giới thiệu, kết hợp với tranh (ảnh) minh hoạ, các thành viên lắng nghe, sửa chữa cho bạn. - HS trình bày. CHÍNH TẢ CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. MỤC TIÊU - Nghe viết chính xác và viết đẹp toàn bài “cha đẻ của chiếc lốp xe đạp” - Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt tr/ch, uốt/uốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bài tập 2a viết vào 3 tờ giấy to - Bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’): - Gọi 3 hs lên bảng viết một số từ do 1 hs dưới lớp đọc. Cả lớp viết vào vở, yêu cầu hs nhận xét. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (32’) a. Giới thiệu bài (2’): b. Hướng dẫn viết chính tả *Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - GV đọc đoạn văn (?) Trước đây bánh xe đạp làm bằng gì ? (?) Sự kiện nào làm cho Đân-lớp nảy sinh ý nghĩa làm lốp xe đạp ? (?) Phát minh của Đân-lớp được đăng ký chính thức vào năm nào? (?) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn? c. Hướng dẫn viết từ khó - Y/cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - GV đọc cho hs viết từ khó. d. Viết chính tả - Gv đọc - GV đọc cho hs soát lỗi - Soát lỗi và chấm bài 3. Hướng dãn làm bài tập chính tả: Bài 2 - Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs nhận xét - GV NX kết luận lời giải đúng - Gọi hs đọc lại khổ thơ Bài 3 - Gọi hs đọc yêu cầu - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ và giảng: - Bức tranh minh hoạ ... - Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs nhận xét - GV NX (?) Chuyện đáng cười thế nào ? - Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố dặn dò (3’): (3’) - NX giờ học - Yêu cầu hs viết sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài. Ghi nhớ câu chuyện cười và kể cho người thân nghe. HS viết và đọc các câu sau: + sum sê, xao xuyến, xôn xao, sung sướng, sản xuất, ... + mỏ thiếc, thiết tha, tiếc của, tiết học, cá diếc ... - Nhận xét - HS ghi đầu bài - HS nghe, HS đọc lại đoạn văn. + Trước đây bánh xe bằng gỗ, nẹp sắt. + Một hôm ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước. + Phát minh của ông được đăng ký vào năm 1980. Đoạn văn nói về Đân-lớp, người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su. - Đân-lớp, Xĩ, nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã, cao su, lốp săm... - Hs viết vào giấy nháp. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi chính tả. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thi làm trên bảng lớp, dưới lớp làm vào vở. - NX chữa bài cho bạn. - HS đọc khổ thơ. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe.- HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét, sửa sai. + Lời giải đúng: đãng chí-chẳng thấy-xuất trình. + Chuyện đáng cười ở chỗ nhà bác học đãng chí tới mức phải di tìm vé đén toát mồ hôi nhưng không phải trình cho người xoát vé mà dể nhớ xem mình định xuống ga nào. SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I-NHẬN XÉT CHUNG 1-Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. - Ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định còn. - Về mùa đông các em nên mặc ấm trước khi đến lớp. 2-Học tập: - Đi học đầy đủ, đúng giờ không có bạn nào nghỉ học hoặc đi học muộn. - Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách. - Trong tuần vừa qua lớp đã tiến hành kiểm tra HK I. - Nhìn chung các em có ý thức học và làm bài trong các tiết KT HK I. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập. - Bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức trong học tập còn nhiều điểm yếu... 3- Công tác thể dục vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: Các em tham gia đầy đủ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. II-PHƯƠNG HƯỚNG: *Đạo đức: - Học tập theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc trả cho lớp trực tuần. - Mặc đủ ấm trước khi đến lớp, ăn mặc phải gọn gàng, sạch sẽ.... *Học tập: - Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. - Học bài làm bài ở nhà trước khi đến lớp. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau. Ký duyệt của chuyên môn tổ Ký duyệt của chuyên môn
Tài liệu đính kèm: