Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường TH Đắk Ang

Tiết 2&3.

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

ÔN TẬP CUỐI KÌ I

(TIẾT 1+ TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. Tiết 1.

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được khoảng 2 đoạn thơ đã học ở HKI

- Nghe – viết đúng , trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài chính tả (tốc độ khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi chính tả.

 2. Tiết 2.

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được khoảng 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

- Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2&3.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP CUỐI KÌ I 
(TIẾT 1+ TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Tiết 1.
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được khoảng 2 đoạn thơ đã học ở HKI
- Nghe – viết đúng , trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài chính tả (tốc độ khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi chính tả.
 2. Tiết 2.
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được khoảng 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn.
II. CHUẨN BỊ:
Băng giấy ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 10-tuần 13
Bẳng phụ ghi sẵn nôi dung BT 2 – Tiết 2.
Sách giáo khoa, vở BT Tiếng việt 3- T1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát. 1’
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiiệu bài nêu yêu cầu của giờ học - ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động.(78’)
* Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.(53’)
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- Gv nêu yêu cầu: Cho học sinh mở SGK và đọc thầm lại các bài tập đọc từ tuần 10 –tuần 13 trong vòng 15’
* Với HS yếu , Gv yêu cầu và giúp đỡ các em đọc thầm đoạn 1- Bài “ Giọng quê hương” – SGK 76
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Yêu cầu hS cả lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2. (23’)
1. Viết chính tả.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe – viết đúng bài “ Rừng cây trong nắng”.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc đoạn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Không kể đầu bài đoạn văn có mấy câu?
 + Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: uy ngi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ.
* Với HS yếu, Gv sau khi đọc cho cả lớp thì quay lại kiểm tra, những tiếng khó thì Gv có thể đánh vần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
2. Làm bài tập ở tiết 2.
Bài tập 2.
Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv giải thích từ: “ nến, dù”.
- Hs mở bảng phụ đã viết 2 câu văn
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Những thân cây tràm như những cây nến khổng lồ.
Đước mọc san sát, thẳng như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. 
Bài tập 3.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu Hs tự làm bài cá nhân.
- Gv mời Hs phát biểu ý kiến cá nhân.
- Gv nhận xét, chốt lại:Từ “ biển” trong câu không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta liên tưởng như đang đứng trước một biển lá
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò. (2’)
Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà đọc lại các bài tập đọc ở tuần 14, 15.
Hoàn thành bài tập ở VBT
PP: Kiểm tra, đánh giá.
HT : Lớp , cá nhân 
- Học sinh đọc thầm
- HS yếu đọc thầm đoạn 1- bài Giọng quê hương – SGK 76
- Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi và nhận xét
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Hs trả lời. 
PP: Luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại đoạn viết.
Đoạn viết có 4 câu.
Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng: có nắng vàng óng ; rừng cây uy nghi, tráng lệ ; mùi hương lá tràm thơm ngát ; tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
Hs viết bài vào vở.
Hs chữa bài bằng bút chì.
Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv giải thích từ: “ nến, dù”.
- Hs mở bảng phụ đã viết 2 câu văn
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Những thân cây tràm như những cây nến khổng lồ.
Đước mọc san sát, thẳng như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. 
PP: Luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
2 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
Tiết 4.
TOÁN
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài và chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
- Vẽ sẵn 1 HCN kích thước 3dm, 4 dm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài.( 1’)
	- Gv giới thiệu bài, nêu mục đích và yêu cầu của giờ học + ghi bảng +học sinh nhắc tên bài.
2. Phát triển các hoạt động (39’)
Động của giáo hoạt viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Ôn tập về chu vi các hình 
Mục tiêu:
HS ôn tập về cách tính chu vi các hình.
Cách tiến hành:
- Gv vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là: 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và y/c hs tính chu vi của hình này
- Vậy muốn tính chu vi của hình ta làm như thế nào?
Kết luận:
Muốn tính chu vi của hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
* Hoạt động 2 : Tính chu vi hình chữ nhật 
Mục tiêu:
Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
Cách tiến hành:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm
- Y/c hs tính chu vi của hcn ABCD
Kết luận:
 Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2
*Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu:
Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có nội dung hình học
Cách tiến hành:
* Bài 1
- Nêu y/c của bài toán và y/c hs làm bài
* GV lưu ý với HS là ở câu b chưa cùng đơn vị đo thì ta phải đổi ra chu cùng đơn vị đo.
* Với HS yếu GV chỉ yêu cầu và hướng dẫn các em làm a phép tính câu a, không cần lời giải
-Y/c hs nêu lại cách tính chu vi HCN
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là chu vi HCN có chiều dài 35cm, chiều rộng 20 cm
-Y/c hs làmbài
* Yêu cầu HS yếu nhìn bảng và chép vào vở.
-Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 3
- 1hs nêu y/c của bài
- Hướng dẫn hs tính chu vi của 2 hình chữ nhật, sau đó so sánh 2 chu vi với nhau và chọn câu hỏi trả lời đúng
* Đáp án đúng là C
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Muốn tính chu vi HCN ta phải làm gì ?
- Về nhà làm bài 1,2/97 VBT
- Nhận xét tiết học
- Hs tính
Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30 cm
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó
- Quan sát hình vẽ
- 4cm + 3cm+ 4cm + 3cm = 14cm
Hoặc (4+3) x 2=14 (cm)
- HS nhắc lại qui tắc
- Hs làm bài vào vở, 2hs lên bảng làm bài
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10+5) x 2 = 30 (cm)
b)Chu vi hình chữ nhật là:
(27+13) x 2 = 80 (cm)
- Mảnh đất HCN
- Chiều dài 35cm, chiều rộng 20 cm
- Chu vi của mảnh đất
 Giải:
Chu vi của mảnh đất đó là:
(35+20) x 2=110 (m)
 Đáp số:110 m
* HS yếu nhìn bài giải đúng và chép vào.
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(63 + 31) x 2 =188 (m)
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 =188 (m)
Vậy chu vi hcn ABCD bằng chu vi hcn MNPQ
Nhắc lại cá nhân, đồng thanh
Tiết 5.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu: 
- Ôn các bài từ tuần 12-17:
- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường 
- Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng 
- Biết ơn các thương bình, liệt sĩ. 
- HS biết liên hệ bản thân về những việc đã làm đối với từng chủ đề. 
II. CHUẨN BỊ
 	· Vở bài tập đạo đức + phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1- Khởi động (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV kiểm tra bài cũ 2 em
- GV nhận xét, ghi điểm
3- Phát triển các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Ôn tập 
Mục tiêu:
HS hiểu các tuần đã học từ tuần 12-17. 
 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nêu và giải thích được 
1. Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là ntn? 
2. Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? 
3. Thương binh liệt là người như thế nào? 
Kết luận
- 2-3 hs kể 
- HĐ theo nhóm lớn 
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân 
Mục tiêu:
HS biết những việc mình cần làm và không nên làm, biết đánh giá hành vi đúng. 
 Cách tiến hành: 
- Giải quyết tình huống theo chủ đề các bài theo chủ đề từ tuần 12-17 
- Y/c liên hệ bản thân 
- Hoạt động cả lớp 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- Về xem lại các bài đã học . 
- Nhận xét tiết học. 
------------------o0o------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
(TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được khoảng 2 đoạn thơ đã học ở HKI
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2) 
II. CHUẨN BỊ:
Băng giấy ghi tên các bài tập đọc đã họctuần 14
Bẳng phụ ghi sẵn nôi dung BT 2 
Sách giáo khoa, vở BT Tiếng việt 3- T1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát.(1’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
	3. Phát triển các hoạt động. (38’)
* Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- Gv nêu yêu cầu: Cho học sinh mở SGK và đọc thầm lại các bài tập đọc tuần 14 trong vòng 7’
* Với HS yếu , Gv yêu cầu và giúp đỡ các em đọc thầm đoạn 1- Bài “ Người liên lạc nhỏ” – SGK 112
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Yêu cầu hS cả lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Mục tiêu: Giúp HS biết hoàn chỉnh một thư mời theo mẫu.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- - Gv yêu cầu Hs tự làm bài cá nhân.
- Gv mời 4 – 5 Hs đọc mẫu đơn trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. Tuyên dương những bạn làm tốt.
- Gv cho Hs xem đơ ...  thể trong bài 
 - Nhận xét và cho điểm hs
* Bài 3
* Hướng dẫn để HS yếu làm cột 1, BT2
 - Gọi 1 hs đọc đề bài
 - Y/c hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
-Y/c hs làm bài
 - Chữa bài và cho điểm hs
 * Bài 4
* GV hướng dẫn HS yếu làm cột 2/BT2
 -1 hs đọc đề bài
 - Bài toán cho biết những gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
 - Muốn biết sau khi đã bán 1/3 số vải thì còn lại bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì?
- Y/c hs làm tiếp bài
- Chữa bài và cho điểm hs 
*
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về ôn tập thêm về phép nhân, phép chia
- Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì
- Về nhà làm bài 1, 2/102VBT
- Hs làm vào vở
* Một số HS yếu đọc kết quả
- Đổi vở chấm chéo
- Nêu yêu cầu
- Hs cả lớp làm vào vở, 2hs lên bảng làm bài
* HS yếu làm cột 1/BT2
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (100 + 60) x 2 = 320 (m)
 Đáp số: 320m
* HS yếu làm cột 2/BT2
- Có 81 mét vải, đã bán 1/3 số vải
- Bài toán hỏi số mét vải còn lại sau khi đã bán
- Ta phải biết đã bán được bao nhiêu mét vải, sau đó lấy số vải ban đầu trừ đi số mét vải đã bán
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
Số mét vải đã bán là:
 81:3 = 27 (m)
Số mét vải còn lại là:
 81- 27 = 54 (m)
 Đáp số: 54m
Tiết 2. 
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CỦA HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
	- Nhằm đánh giá lại cả quá trình học tập của học sinh từ đầu năm học đến nay.
	- Từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng trong thời gian tới.
II. CHUẨN BỊ:
Băng giấy ghi tên các bài tập đọc từ tuần 10-tuần 17.
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Phần kiểm tra này sẽ được quí thầy cô trong BGH nhà trường thực hiện. Gv chủ nhiệm chỉ giúp đỡ khi xó sự yêu cầu của quí thầy cô.
Tiết 3.
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ LỌ HOA
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa
	- Biết cách vẽ lọ hoa.
	- Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: Sưu tầm một vài lọ hoa. Hình gợi ý cách vẽ .Một số bài trang trí cái bát của Hs lớp trước.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Vẽ tranh. 4’
- Gv gọi 2 Hs lên vẽ bức tranh về cô (chú)bộ đội. 
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu – Ghi tên bài (1’)
 4. Phát triển các hoạt động. (34’)
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa . Gv hỏi:
+ Hình dáng lọ hoa phong phú về: độ cao, thấp và đặc điểm các bộ phận( miệng, cổ, thân, đáy);
+ Trang trí.
* Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa.
- Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra:
+ Phác khung hình lọ hoa cho vừa với phần giấy.
+ Phác nét tỉ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai thân, lọ )
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ.
- Gợi ý cho Hs cách trang trí và vẽ màu:
+ Có thể trang trí như lọ mẫu hoặc theo ý thích.
+ Vẽ màu tự do.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ lọ hoa.
- Gv nhắc nhở Hs vẽ hình cân đối với phần giấy quy định.
- Vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng của lọ
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ lọ hoa.
Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
* Hoạt động 5..Tổng kềt – dặn dò. 
Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí. 
Nhận xét bài học.
- Thực hiện theo yc của gv.
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
HT : Lớp , cá nhân
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
 Tiết 4.
THỂ DỤC
SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	- Nhắc lại những nội dung cơ bản đã được học trong học kì I.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Sân trường , sạch mát mẻ
2. Phương tiện: Chuẩn bị còi , dụng cụ
Kẻ sẵn các vạch cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung biện pháp giảng dạy
Đlvđ
Phương pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Nhận lớp : GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
2. Khởi động : Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập
* Trò chơi : “Kết bạn”
Thực hiện bài thể dục phát triển chung
7’ 
Tập trung 2 hàng dọc
Vòng tròn
Mỗi lần 4 x 8 nhịp
II. PHẦN CƠ BẢN :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐHĐN
( Chuẩn bị kiểm tra những HS hoàn thành chưa tốt )
Bài mới : Kiểm tra lại một số HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra , đã được ôn luyện và kiểm tra lại
2. Sơ kết học kỳ I
+ Tâp hợp hàng dọc , hàng ngang , điểm số
+ Bài tập thể dục phát triển chung 8 động tác thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
3. Trò chơi : “Tìm người chỉ huy “
Thi đua xếp hàng , “ Đua ngựa”
25’ 
2hàng ngang
mỗi tổ một hàng
2 hàng ngang
vòng tròn
III. PHẦN KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh : Đứng lại vỗ tay hát 
GV nhận xét hệ thống bài
2 . Nhận xét – Dặn dò
Ôn bài thể dục phát triển chung
8
Hình tròn
2 hàng ngang 
--------------------------------o0o-------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.
TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	- Tập trung đánh giá “
	+ Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học.
	+ Biết nhận số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai , ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)
	+ Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
	+ Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
	+ Xem đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
	+ Giải bài toán có hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Chuẩn bị đầy đủ cho mỗi em một bộ đề kiểm tra(trên giấy A4)
	HS: Chuẩn bị đầy đủ bút, thước kẻ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
* Phần kiểm tra này, nhà trường sẽ phân công giáo viên coi thi và chấm thi và theo bộ đề của nhà trường.
Tiết 2.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được tác hại của rác thải và thuwch hiện đổ rác đúng nơi qui định.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát. 1’
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
 Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 33’
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
. Cách tiến hành.
Bước1: Thảo luận nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 1, 2 trang 68 SGk trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đốùng rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người?
Bước 2: Một số nhóm trình bày.
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột , gián, ruồi,  thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs quan sát tranh.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
Hs nhắc lại
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Hs nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp:
- Gv yêu cầu từng cặp Hs quan sát hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được. Trả lời câu hỏi:
Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv gợi ý tiếp: 
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?
- Gv chốt lại.
=> Rác phải được xử lí đúng cách như chôn, đốt, ủ, tái chế để không bị ô nhiễm môi trường..
Hoạt động 3: Tổng kết – dặn dò
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo).
Nhận xét bài học.
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs phát biểu cá nhân.
Hs các nhóm khác nhận xét.
lắng nghe.
 Tiết 3. 
CHÍNH TẢ
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN TIẾNG VIÊT
(PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT)
* Phần kiểm tra viết này do Nhà trường phân công cán bộ, giáo viên đến trực tiếp kiểm tra theo đề riêng của Chuyên môn nhà trường.
GV chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc nhở các em đi học đầy đủ, mang đầy đủ dụng cụ như: Bút, thước,.., và chuẩn bị cho các em giấy kiểm tra.
Tiêt 4.
ÂM NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
I. MỤC TIÊU:
	- Tập biểu diễn một vài động tác đã học.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV chuẩn bị một máy Casset
	- Chuẩn bị một vài động tác phụ họa.
	- HS học thuộc các bài hát và tập lai các động tác phụ họa.
III. PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Ôn tập lại các bài hát kết hợp phụ họa.
- GV cho HS hát lần lượt các bài hát
- Mở máy Casset cho học sinh nghe
- Lần lượt cho HS nghe từng bài kết hợp yếu cầu HS phụ họa theo các động tác đã học
+ Theo dõi, sữa sai
Hoạt động 2. Thi múa phụ hoa.
Gv tổ chức cho các em chơi trò chơi: Thi múa theo máy, thi xem tổ nào múa đều, đẹp nhất
Nhận xét, tuyên đương
Hoạt động 3. Củng cố.
Nhận xét giờ học, tuyên dương nhóm cá nhân.
- Học sinh hát, vỗ tay
- Nghe và hát theo
- Nghe và phụ họa
-Sữa sai( nếu có)
- HS thi múa
- Nhận xét, bình cho nhóm, bạn múa đẹp nhất
Lắng nghe
Tiết 5.
SINH HOẠT LỚP
SINH HOẠT LỚP
* Giáo viên tiến hành sinh hoạt lớp theo một số nội dung công việc sau:
I. Đánh giá công việc tuần 18( 5’)
	+ Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của từng mặt: Học tập (chuyên cần, nề nếp, tác phong, việc học và làm bài tập ở nhà)
	+ Nêu lên những tồn tại và những việc chưa làm được.
	+ Tuyên dương các nhân(người tốt, việc tốt, chăm ngoan, chuyên cần)
	+ Nhận xét đợt thi cuối kì I
II. Nêu kế hoạch và công việc tuần 19 (5)
	+ Nêu kế hoạch tháng 1/2010
	+ Nêu ra những công việc cần làm ở tuần 19
	+ Nhắc nhở học sinh
III. Tổ chức một số hoạt động tập thể (7’)
--------------------------hết tuần 18---------------------------
TUẦN 18 KHÔNG KIỂM TRA CUỐI TUẦN VÌ TUẦN NÀY THI HỌC KÌ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18cktkn.doc