Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường TH Đắk Ang

 Tiết 2&3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. Mục tiêu:

 1. Tập đọc:

 - Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đàu biết phân bieetk lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liêm lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn dường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi ở SGK)

 2. Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

• HS: SGK, vở.

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tiết 1:
Chào cờ đầu tuần
 Tiết 2&3
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
 1. Tập đọc:
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đàu biết phân bieetk lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liêm lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn dường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi ở SGK)
 2. Kể chuyện:
	Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Cửa Tùng. (3’)
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Cửa Tùng.
+ Hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
+ Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có gì đẹp?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 28 – 30’)
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
+ Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng: hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững
+ Đoạn 2:giọng hồi hộp. 
+ Đoạn 3: giọng bọn lính hóng hách, giọng anh Kim Đồng bình thản.
+ Đoạn 4: giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng: tráo trưng, thong manh.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
- Gv giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Gv yêu cầu Hs nói những điều các em biết về anh Kim Đồng.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.
+ Một Hs đọc đoạn 3.
+ Cả lớp đọc đồnh thanh đoạn 4.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. (12 – 15’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Kim Đồng đựơc gia nhiệm vụ gì?
* Hỏi HS yếu: Câu chuyện đây nói về ai?
+ Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
* Ai dẫn Kim Đồng đi và Kim Đồng đã đến điểm hẹn để gặp ai?
+ Cách di đường của hai Bác cháu như thế nào?
* Ông ké đóng giả ai.
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng khi gặp địch?
* Kim Đồng và Ông ké đã gặp ai.
- Gv chốt lại: Kim Đồng nhanh trí.
. Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo, báo hiệu.
. Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: Đón thấy mo về cúng cho mẹ ốm.
. Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi ! ta đi thôi!.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. (6-7’)
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 4.
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện. (20 – 25’)
- Mục tiêu: Hs dựa vào các bức tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện. Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv mời1 Hs nhìn tranh 1 kể lại đoạn 1 .
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 2 kể đoạn 2.
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 3 kể đoạn 3.
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 4 kể đoạn 4.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs lắng nghe.
Hs đứng lên nói tiểu sử anh KimĐồng.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Một Hs đọc đoạn 3.
Cả lớp đọc đồnh thanh đoạn 4
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Hs đọc thầm đoạn 1.
Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
Anh Kim Đồng.
* Nhắc lại câu trả lwoif của bạn.
Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. Đóng hư ậy để chê mắt địch.
Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Oâng ké lững thững đi đằng sau
Hs đọc thầm đoạn 2ø, 3, 4.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 4.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs kể đoạn 1.
Hs kể đoạn 2.
Hs kể đoạn 3.
Hs kể đoạn 4.
Ba Hs thi kể chuyện trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
Hs nhận xét.
 5. Tổng kềt – dặn dò.(4’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc.
Nhận xét bài học.
Tiết 4.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Biết so sánh các khôi lượng
	- Biết làm phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
	- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài dụng cụ học tập.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Hát. (1’)
 2. Bài cũ: Gam. (3’)
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1. (8’)
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng để so sánh.
Bài 1.
Hướng dẫn HS lại cách so sánh
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv viết lên bảng 744g  474g và yêu cầu Hs so sánh.
- Gv hỏi: Vì sao em biết 744g > 474g.
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
* Hướng dẫn HS so sánh các số từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
744g > 474g 305g < 350g.
- Gv mời 5 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv chốt lại.
 744g > 474g 305g < 350g.
 400g + 8g = 480g 450g > 500g – 40g.
1kg > 900g + 5g 760g + 240g = 1kg.
* Hoạt động 2: Làm bài 2, 3. (14’)
- Mục tiêu: Giúp Hs giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
*Hướng dẫn HS yếu làm bài 1.
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
 + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
 Số gam kẹo mẹ Hà mua là:
 130 x 4 = 520 (gam)
 Số gam bánh và kẹo mẹ Hà đã mua là:
 175 + 520 = 695 (gam)
 Đáp số : 695 gam
Bài 3:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường con lại?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Sau khi làm bánh cô Lan còn lại số gam đường là:
 1000 – 400 = 600 (gam)
 Số gam đường trong mỗi túi nhỏ là:
 600 : 3 = 200 (gam)
 Đáp số : 200gam.
* Hoạt động 3: Làm bài 4. (8’)
- Mục tiêu: Giúp Hs biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa hoặc cân đồng hồ.
- Gv chia HS cả lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào VBT.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs so sánh: 744g > 474g
Vì 744 > 474.
* HS yếu là dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hs cả lớp làm bài vào VBT. Năm Hs lên bảng làm bài.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
Ta lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
Chưa biết phải đi tìm.
Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cô Lan có 1kg đường.
Cô dùng hết 400gam đường.
Chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
Tính số gam đường trong mỗi túi nhỏ.
Cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét bài của bạn.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Các nhóm thi đua làm bài.
5. Tổng kết – dặn dò. (2’)
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4. 
Chuẩn bị bài: Bảng chia 9.
Nhận xét tiết học.
Tiết 5:
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I. Mục tiêu:
	- Nêu được vài việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
II. Chuẩn bị:
· Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềngtrong cuộc sống hằng ngày. 
II. CHUẨN BỊ
 · Nội dung tiêu phẩm”Chuyện hàng xóm”. 
 · Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 2- Tiết 1. 
 · Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 3- Tiết 1. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Khởi động (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ (4 phút)
3- Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
Hoạt động 1: Tiểu phẩm”Chuyện hàng xóm”
Mục tiêu
 HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng. 
Cách tiến hành
- Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước). 
- Nội dung
- Nhóm HS được giao nhiệm vụ lên đóng tiểu phẩm. 
- HS dưới lớp xem tiểu phẩm. 
Chuyện hàng xóm
 Ba bạn Hải, Việt, Toàn đang chơi với nhau thì nhìn thấy một bà cụ đang đứng ngoài cửa nhà chú Thái- Ba bạn không biết bà cụ đó là ai, chỉ nghe thấy bà cụ gọi: 
 “Thái ơi, vợ chồng Thái có nhà không con?”. 
 À, chắc đây có thể là mẹ chú Thái- Phải làm gì bây giờ nhỉ?
 Hải nói: ”Chú Thái là hàng xóm của chúng mình- Hay là mình mời bà cụ- chắc là mẹ của chú Thái vào nhà mình nghỉ tạm rồi ngồi đợi chú Thái về”. 
 Việt nói chen vào: ”Tớ sợ lắm- Nhỡ đó không phải là mẹ chú Thái mà chỉ là một bà cụ giả vờ thì sao- Dạo này có nhiều kẻ lừa đảo lắm- Mình cho bà cụ vào nha,ø không khéo”Toàn chặc lưỡi: ”Thôi, cãi nhau làm gì- Việc của hàng xóm, tốt nhất là mặc kệ thì chả ảnh hưởng đến ai cả- Chúng mình cứ tiếp tục chơi tiếp đi”- 
- Hỏi: Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào? Vì sao?
- Hỏi: Qua tiểu phẩm trên, em rút ra đượcbài học gì?
 Kết luận: Hàng xóm láng giềng là nhũng người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta- Bởi vậy, chúng ta cần quan tâ ... ạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 9 (8-10’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia có dư.
a) Phép chia 78 : 4.
- Gv viết lên bảng: 78 : 4 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ đâu?
+ 7 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 1 vào đâu?
- Gv : Sau khí tìm được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương của lần 1 nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được.
+ 1 nhân 4 bằng mấy?
+ Ta viết 4 thẳng hàng với 7, 7 trừ 4 bằng mấy?
+ Ta viết 3 thẳng 7 và 4, (3 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia.
+ Hạ 8, dược 38, 38 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 9 ở đâu?
+ Số dư trong lần chia thứ 2?
+ Vậy 78 chia 4 bằng mấy?
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
 78 4 * 7 chia 4 đươcï 1, viết 1, 1 nhân 4 bằng 
 4 19 4 ; 7 trừ 4 bằng 3. 
 38 * Hạ 8 , đựơc 38 ; 38 chia 4 bằng 9,
 36 viết 9. 4 nhân 9 bằng 36 ; 38 trừ 36 
 2 bằng 2. 
=> Ta nói phép chia 78 : 4 = 19 dư 2.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính đúng, các phép chia hết và chia có dư.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu 4 Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu Hs nêu các phép chia hết, chia dư trong bài.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
- Mục tiêu: Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Lớp học có bao nhiêu Hs?
+ Loại bàn trong lớp là loại bàn như thế nào?
+ Bài toán hỏi gì
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)
 Số bàn có 2 Hs ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nữa nên cần kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa.
 Vậy số bàn có ít nhất là:
 16 + 1= 17 (cái bàn)
 Đáp số : 17 cái bàn.
* Hoạt động 4: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp Hs vẽ đúng hình tứ giác, củng cố về biểu tượng hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu
Bài 3:(Giảm tải theo VB 896)
Bài 4:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 6 Hs , cho các nhóm thi ghép hình. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Gv nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục mới đến hàng đơn vị.
7 chia 4 bằng 1.
Viết 1 vào vị trí của thương.
Hs lắng nghe.
1 nhân 4 bằng 4.
7 trừ 4 bằng 3.
38 chia 4 được 9.
Viết 9 vào thương, ở sau số 1.
9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
Bằng 19 dư 2.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Lớp học có 33 học sinh.
Là loại bàn hai chỗ ngồi..
Có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế.
Hs làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
PP : Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Một Hs lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs các nhóm chơi trò ghép hình.
3. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
Tiết 2.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TỈNH THÀNH PHỐ NƠI BẠN SỐNG
I. Mục tiêu:
	- Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, ytế ...ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55.
	* HS: SGK, giấy vẽ, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động: (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi 2 HS lên nêu một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh .
	Nhận xét và bổ sung
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát (6-8’)
- Đính một số tranh ảnh về thành phố cho HS quan sát.
H. Em hãy kể những gì em đã quan sát được.
Nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh(14-16’)
Mục tiêu: Biết và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế  của tỉnh nơi em đang sống.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+ Giáo viên gợi ý học sinh cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, giáo dục, văn hoá, y tế  khuyến khích trí tưởng tượng của học sinh.
- Bước 2.
+ Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số học sinh.
+ Nếu có điều kiện, giáo viên bình chọn và tặng phần thưởng co học sinh.
+ các em kể lại những gì các em đã được quan sát.
+ Nhận xét và bổ sung
+ Học sinh tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
+ Học sinh có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh mình.
+ Học sinh lấy giấy vẽ, bút chì màu tô.
+ Học sinh tiến hành vẽ.
+ Học sinh mô tả tranh vẽ (bình luận tranh vẽ).
+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/55.
4. Củng cố & dặn dò: (2’)
+ Chốt nội dung bài học. Liên hệ thực tế học sinh tìm hiểu và sưu tầm tranh.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Các hoạt động thông tin liên lạc.
Tiết 3.
CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: NHỚ VIỆT BẮC
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
	- Làm đúng Bt điền tiếng có vần au/âu.(BT2)
	- Làm đúng BT 3b
II. Chuẩn bị.
	* GV: Bảng lớp viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Khởi động: Hát. (1’)
 2) Bài cũ: “ Người liên lạc nhỏ”. (3’)
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.(20-22’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn thơ viết của bài Nhớ Việt Bắc.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
* HS yếu trả lời.
+ Đây là thơ gì?
* HS yếu nhắc lại câu trả lời.
+ Cách trình bày các câu thơ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
* HS yếu nêu
Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
Gv đọc cho viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
* Sau khi đọc cho lớp viết, GV đánh vầncho HS yếu viết 2 câu thơ (4 dòng)
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.(8-10’)
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa mẫu đơn – mưa mau hạt.
Lá trầu – đàn trâu.
Sáu điểm – quả sấu. 
* Gv cho HS đọc lại và chép bài vào vở BT
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại:
b, Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
Có 5 câu – 10 dòng thơ..
Thơ 6 – 8 còn gọi là thơ lục bát..
Câu 6 viết cách lề vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
Các chữ đầu dòng, danh từ riêng Việt Bắc.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5 Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Hs sửa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tiết 4.
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI
I. Mục tiêu:
	- Hát đúng giai điệu và lời 1
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị.
* GV: Thuộc bài hát .
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe, tranh ảnh minh họa, nhạc cụ.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Ôn bài Con chim non.
- Gv gọi 2 Hs lên hát bài Con chim non. 
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát Ngày mùa vui (lời 1).
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát, học các bước đề hát đúng bài hát .
a) Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu bài, tên bài, tác giả
- Gv cho Hs xem tranh, ảnh về phong cảnh rừng núi Tây Bắc.
- Gv cho Hs nghe băng bài hát: Ngày mùa vui.
b) Dạy hát.
- Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời của bài hát.
- Gv dạy hát từng câu đến hết lời của bài hát
c)Luyện tập.
- Gv cho Hs hát lại 3 – 4 lần.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm.
- Mục tiêu: Giúp Hs hát kết hợp gõ đệm.
- Gv hát gõ đệm .
- Gv có thể cho Hs lần lượt tập gõ đệm theo 3 kiểu:
+ Đệm theo phách.
+ Đệm theo nhịp 2.
+ Đệm theo tiết tấu lời ca.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi hát và gõ đệm với nhau.
- Gv nhận xét, công bố nhóm hát hay.=
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh, ảnh.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca. Hs lắng nghe từng câu
Hs tập hát lại.
Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs hát và gõ đệm. 
Hs vừa hát vừa gõ đệm.
Hai nhóm thi với nhau.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Học hát bài Ngày nùa vui (lời 2).
Nhận xét bài học.


Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 cktkn.doc