Giáo án Lớp 2 tuần thứ 11

Giáo án Lớp 2 tuần thứ 11

 Tập đọc

Tiết thứ 31 + 32

 Bà cháu

 ( Tiết 1 )

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ: làng , vất vả , giàu sang , nảy mầm

- Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ trong bài

- Hiểu nội dung bài:Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc châu báu

II. Chuẩn bị:

+ GV:-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 -Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.

+ HS: SGK

 

doc 32 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Ngày soạn: 23/10/2009
 Ngày giảng: Thứ 2/26/10/2009
 Tập đọc
Tiết thứ 31 + 32
 Bà cháu
 ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ: làng , vất vả , giàu sang , nảy mầm
- Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ trong bài
- Hiểu nội dung bài:Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc châu báu 
II. Chuẩn bị:
+ GV:-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 -Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.
+ HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:	 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- 3 HS đọc bài cũ
+ Bưu thiếp dùng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’)
Gv giới thiệu qua tranh minh họa
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Luyện đọc: (34’)
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn giọng đọc bài.
- Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi tình cảm
- Giọng cô tiên : dịu dàng
- Giọng các cháu : kiên quyết
b.Hướng dẫn HS luyện đọc + Giải nghĩa từ: 
* Đọc nối tiếp câu 2 lần, sửa phát âm:
- Lần 1: HS đọc nối tiếp câu + GV sửa phát âm
- Lần 2: HS đọc nối tiếp câu + Luyện đọc từ khó trên bảng:
* Đọc nối tiếp đoạn 2 lần, hướng dẫn đọc câu văn dài, giải nghĩa từ khó:
- Gv chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp các đoạn
+ Lần 2: HS đọc + HD đọc câu dài + Giải nghĩa từ trong phần chú giải SGK
* Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm.
- Nhận xét, cho điểm tuyên dương nhóm đọc hay.
* 1 HS đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lần 1
- HS đọc nối tiếp câu lần 2 + đọc từ khó.
 + làng , vất vả , giàu sang , nảy mầm
- HS nối tiếp đọc đoạn 2 lần
- HS luyện đọc câu dài:
+ Hạt đào vừa gieo xuống đất đã nảy mầm ra lá đơm hoa kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, sửa sai cho nhau
- 2 – 3 nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét
******************@&?*****************
 Tập đọc
 Bà cháu
 ( Tiết 2 )
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
C.Tìm hiểu bài: ( 18’)
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Gia đình em bé có những ai?
+ Trước khi găp cô tiên ba bà cháu sống như thế nào?
+ Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
* HS đọc thầm đoạn 2.
+ Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao?
* HS đọc thầm đoạn 3. 
+ Thái độ hai anh em ra sao sau khi trở nên giàu có?
+ Vì sao lại như vậy?
* HS đọc thầm đoạn 4
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
D. Luyện đọc lại: ( 12’)
- GV đọc mẫu lại đoạn 3,4
- Hướng dẫn HS gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS thi đọc đoạn 3,4
- GV nhận xét, cho điểm
- bà và hai anh em
- ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng đầm ấm
- khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà sẽ được sung sướng hạnh phúc
- hai anh em trở nên giàu có
- ngày càng buồn bã 
- Vì nhớ bà
- bà sống lại , ba bà cháu lại sống như trước đây
- 2HS đọc thể hiện lại nhấn giọng đúng các từ ngữ gạch chân
- HS thi đọc cá nhân 
- Nhận xét
4. Củng cố kiến thức: (3’)
+ Qua câu chuyện này các em hiểu được điều gì?
( Tình cảm bà cháu , tình cảm gia đình quý hơn mọi thứ trên đời)
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- Dặn dò HS đọc câu chuyện cho ông bà nghe
- Đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
IV. Rút kinh nghiệm: .
 ******************@&?******************
 Toán
 Tiết 51: Luyện tập
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 Giúp HS củng cố về:
- Các phép trừ có nhớ dạng 11 – 5; 31 – 5; 51 – 15
- Giải bài toán có lời văn ( toán đơn có 1 phép tính )
2. Kĩ năng: 
- Rèn tính đúng, đặt tính chính xác.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng phục vụ trò chơi
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:	 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- Gọi 2HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 11 trừ đi 1 số?
- Nhận xét – chấm điểm.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’) Trực tiếp
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Luyện tập – thực hành ( 30 )
Bài 1: - HS nêu y/c bài
- Y/c HS làm bài tập sau đó cho HS đọc nối tiếp mỗi em một cột – nhận xét.
- GV chốt: Phép trừ có nhớ dạng 11 trừ đi một số
Bài 2: - HS nêu y/c bài
+ Nêu chú ý khi đặt tính?
- 3 HS lên bảng làm BT – lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài: 
+ Nhận xét cách đặt tính và hiệu của phép tính?
+ Nhận xét – chấm điểm
+ GV chốt: Cách đặt tính và tính trừ có nhớ
Bài 3: - HS nêu y/c bài
+Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng 
+ Cho học sinh làm vào vở ô li, 2 HS lên bảng lớp làm
+ Chữa bài.
Bài 4
+ Gọi hs đọc đề bài
+ Gọi một học sinh lên bảng tóm tắt
+ Bán đi có nghĩa là như thế nào?
+ Cho học sinh làm bài vào vở ô li, một hs làm phiếu
+ Gọi hs đọc bài làm, lớp nhận xét
+ Chữa bài trên phiếu
Bài 5
+ Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
+ Gv viết lên bảng : 96 = 15
Cần điền dấu gì ? vì sao?
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp bài
+ Gọi học sinh đọc chữa bài, mỗi học sinh đọc chữa một cột. Lớp và giáo viên nhận xét rút ra: Ta đã điền dấu + vào các phép tính có các số thành phần nhỏ hơn kết quả, ta điền dấu – vào các phép tính có ít nhất một số lớn hơn kết quả.
Bài 1: Tính nhẩm
11 - 5 = 6 11 - 8 = 3 
11 - 9 = 2 11 - 6 = 5 
11 - 7 = 4 11 - 2 = 9 
11 - 3 = 8 11 - 4 = 7 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
31 - 19 81 - 62 51 - 34 
 31 81 51 
 - - - 
 19 62 34 
 ------ ------ ------ 
 12 19 17
Tìm x
 x + 18 = 61 23 + x = 71
 x = 61 -18 x = 71- 23
 x = 43 x = 48 
Tóm tắt:
 Có: 51kg táo
 đã bán: 26 kg táo
 Còn lại : .kg táo?
 Bài giải:
Cửa hàng đó còn lại số kg táo là:
 51 – 26 = 25 (kg)
 Đáp số: 51 kg táo
Điền dấu cộng vì 9 + 6= 15
11 – 6 = 5 16 -10 = 6 11- 8 = 3
11 - 2 = 9 10 – 5 = 5 8 + 8 = 16
 8 + 6 = 14 7 + 5 =12
4. Củng cố kiến thức: (3’)
- Trò chơi: Kiến tha mồi
+ HD chơi
+ HS tham gia chơi
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
VN làm bài ởVBT/53 và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm: .
 ******************@&?******************
 Tự nhiên xã hội
 Tiết 11 : 
 Gia đình
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được công việc thường ngày của từng người trong gia đình ( lúc làm việc, lúc nghỉ ngơi )
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhà tùy theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Hình vẽ trong SGK phóng to/ 24, 25 ( Nếu có )
 - 1 tờ giấy A4, bút dạ
+ HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:	 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- Gọi học sinh đọc bài làm ở vở bài tập tiết ôn tập trước.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’)
Khởi động:
+ Trong lớp mình có bạn nào biết hát các bài hát về gia đình?
+ Các em có thể hát các bài hát đó không?
+ Những bài hát mà các em vừa trình bày có ý nghĩa gì? Nói về những ai?
Hoạt động của Thầy
- Cả nhà thương nhau ( Phạm Văn Minh ); Ba ngọn nến ( Ngọc Lễ )
- Nói về con cái và ca ngợi về tình cảm gia đình
 Hoạt động của Trò
B. Giảng bài:(34’)
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Y/c các nhóm thảo luận ghi vào giấy có sẵn bảng sau:
- Y/c các nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung
b, Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm:
- Y/c HS thảo luận nhóm và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả
- GV chốt kiến thức: Mỗi người trong gia đình có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
+ Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV: Trong gia đình mỗi thành viên đều có những việc làm phù hợp. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ thuận hòa
c, Hoạt động 3: Thi đua giữa các nhóm:
- Y/c các nhóm quan sát tranh thảo luận để nói về những hoạt động của từng người trong gia đình Mai những lúc nghỉ ngơi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - nhận xét
+ Trong gia đình em những lúc nghỉ ngơi các thành viên thường làm những việc gì?
+ Vào những ngày nghỉ hoặc dịp lễ tếtem thường được bố mẹ cho đi đâu?
- GV chốt: Mỗi người đều có một gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc phù hợp với mọi người và mọi người đều có trách nhiệm tham gia góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
 Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình đều có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt, đi chơi
Hoạt động 4: Giới thiệu về gia đình em
- Gọi 5 HS xung phong lên giới thiệu về gia đình mình, tình cảm của mình với gia đình
- GV khen HS chơi
+ Là một HS, là một người con trong gia đình, em có trách nhiệm gì để xây dựng gia đình?
*, Kể những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn:
 Việc làm 
hàng 
ngày của
Ông bà
Bố mẹ
Anh chị
Bạn
- Ông tưới cây, mẹ đón Mai, mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt
- Thì mọi người trong gia đình sẽ không vui vẻ với nhau.
- Chơi công viên, siêu thị,
- Nghe lời ông bà, cha mẹ
- Tham gia công việc gia đình.
4. Củng cố kiến thức: (3’)
+ Em sẽ làm gì để gia đình luôn vui vẻ?
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- VN: Học bài.
- VN tích cực tham gia công việc trong gia đình phù hợp với khả năng của mình.
IV. Rút kinh nghiệm: .
 ******************@&?******************
 Ngày soạn : 24/10/2009
 Ngày giảng: Thứ 3/27/10/2009
 Toán
 Tiết 52: 12 trừ đi một số :12 - 8
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 - 8
- Lập và học thuộc các công thức : 12 trừ đi một số
- áp dụng phép trừ dạng 12 - 8 để giải các bài toán có liên quan
2. Kĩ năng: 
- Rèn tính đúng, đặt tính chính xác.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
+ GV: - 1 bó chục que tính và 2 que tính rời.
 - Bảng gài que tính.
+ HS: Que tính
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:	 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập:
+ Đặt tính rồi tính: 31 – 15 ; 91 – 7
+ Tìm x: x + 63 = 71 
- Nhận xét – chấm điểm.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’) Trực tiếp
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Giảng bài:
1/ Phép trừ 12 – 8
- GV nêu: : Có 12 que tính, bớt đi 8 q.tính. Hỏi còn lại bao nhiêu q.tính?
- HS nghe và phân tích bài toán
- HS nhắc lại bài tập
- Muốn biết còn lại bao nhiêu q.tính ta làm thế nào?
- GV ghi : 12 – 8 
* Tìm kết quả:
- Yêu cầu HS lấy 12 q.tính. Thực hi ... u y/c bài
+ Nêu cách tính?
- 2 HS làm bài bảng ( mỗi em làm 1 hàng ) - lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài:
+ Nhận xét đúng – sai
+ Nêu cách tính của 92 – 69 ; 42 - 35
+ GVchốt : Phép trừ có nhớ
Bài 2: - HS nêu y/c bài
+ Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm BT – 2HS lên bảng
- Chữa bài:
+ Nêu cách đặt tính, cách tính ?
+ Nhận xét đúng - sai.
Bài 3: - HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV kết hợp tóm tắt 
+ Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán?
- Gọi 1HS lên bảng làm – Lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài: 
+ Nhận xét đúng – sai
+ Nêu câu lời giải khác?
+ HS đổi vở kiểm tra chéo
- Thực hiện phép tính trừ
52 – 28 
- 52 – 28 = 24 ( que tính )
- 52 – 28 = 24
. Viết 52 rồi viết 28 sao cho 8 đơn vị thẳng với 2đơn vị, 2 chục thẳng cột với 5 chục. Viết dấu trừ và kẻ dấu gạch ngang.
 52
 -
 28
 --------
 24
. Tính từ phải sang trái : 2 không trừ được 8 lấy12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1.2 thêm 1 bằng 3. 5 trừ 3 bằng 2 viết 2.
Vậy 52 - 28 = 24
Bài 1: Tính?
 62 32 82 92 72
 - - - - -
 19 16 37 23 28
 ------ ------ ------ ------ ----
 43 16 45 69 44
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
72và 27 82và 38 92và55 
 72 82 92 
 - - - 
 27 38 55 
 ------ ------ ------ 
 45 44 37
 Bài 3: Bài toán:
 Tóm tắt:
Đội Hai trồng được :92 cây
Đội Một trồng được ít hơn đội Hai :38 cây
Đội Một trồng được :cây?
 Bài giải:
 Đội Một trồng được số cây là:
 92 – 38 = 54 (cây)
 Đáp số: 54 cây
4. Củng cố kiến thức: (2’)
HS nêu lại cách đặt tính và tính 52 - 28?
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- VN: Làm bài VBT, chuẩn bị bài luyện tập
 Chính tả: 
 Tiết 22: Cây xoài của ông em
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Cây xoài của ông em 
2. Kĩ năng: 
- Viết hoa chữ đầu đoạn, đầu câu.
- Sử dụng đỳng dấu chấm cõu.	
- Làm đúng bài tập phân biệt g/gh, s/x
3. Thái độ:
- Tớnh cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
+ GV:Bảng nhóm 
+ HS: SGK, VBT
III. Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:
- Hát	 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- 2 HS lên bảng viết – Dưới lớp viết nháp:
- ghi nhớ - nhà ga
 - gai góc - con ghẹ
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
A. Giới thiệu bài: (1’)
- Tiết hụm nay sẽ nghe viết một đoạn trong bài “cây xoài của ông em” 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Giảng bài:( 34’)
1.Hướng dẫn học sinh viết chính tả
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết 
- Gọi HS đọc lại.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung:
+ Cây xoài có gì đẹp?
*Hướng dẫn HS cách trình bày: 
+ Bài cú những chữ nào viết hoa?
+ Những chữ đầu dòng được viết ntn?
+ Trong đoạn văn cú những dấu cõu nào?
+ Tìm những chữ dễ viết sai chính tả trong bài ?
- Luyện viết tiếng khó: 
- GV nhận xét và sửa sai 
b) Học sinh viết bài:
- Giáo viên đọc cho HS chép bài vào vở.
- Lưu ý HS ngồi đúng tư thế
- Gv hướng dẫn Hs soát bài.
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm 5 bài.
- Nhận xét:
+ Nội dung: đúng / sai
+ Chữ viết: sạch / đẹp; xấu / bẩn.
+ Cách trình bày: đúng / sai.
3. Làm bài tập chính tả:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài 1 
- Hs làm bài cá nhân
- HS chữa bài trên bảng
- HS nhận xét – GV nhận xét 
- HS nêu quy tắc viết g/ gh
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài 2 
- Hs làm bài cá nhân- 2 HS làm bài trên bảng
- HS nhận xét – GV nhận xét 
- Vài HS đọc lại bài làm
GV chốt: Phát âm đúng s/x
- 1HS đọc
- hoa nở trắng cành , quả sai lúc lỉu ,. 
-Những chữ đầu dũng, đầu bài, đầu câu 
- Viết hoa lựi vào 1 ụ so với lề vở
- HS nờu
- cây xoài, trồng , lẫm chẫm
- HS viết bảng con: cây xoài, trồng , lẫm chẫm
- HS chép bài vào vở
- HS soát lỗi
- HS lắng nghe
Bài 1. Điền vào chỗ trống: g hay gh
- Lên thác xuống ghềnh
- Con gà cục tác lá chanh
- Gạo trắng nước trong
- Ghi lòng tạc dạ
Bài 2. Điền vào chỗ trống s hay x
- Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm
- Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con
4. Củng cố kiến thức: (3’)
- - HS nêu lại quy tắc viết g/gh
- GV NX bài viết 
- GV NX giờ học 
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- Chuẩn bị bài : Sự tích cây vú sữa
IV. Rút kinh nghiệm: .
.
 ******************@&?*****************
	 Ngày soạn : 27/10/2009
 Ngày giảng: Thứ 6/30/10/2009
 Toán
 Tiết 55: Luyện tập
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Giúp HS củng cố về:
- Các phép trừ có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8; 52 – 28
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng
- Giải bài toán có lời văn ( toán đơn có 1 phép tính trừ )
- Biểu tượng về hình tam giác
- Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn
2. Kĩ năng: 
- Rèn thực hiện tính chính xác. 
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng phục vụ trò chơi
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:
- Hát	 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
+ Gọi 2HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi 1 số?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’) Trực tiếp
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 Luyện tập – thực hành ( 28 )
Bài 1: - HS nêu y/c bài
- Y/c HS làm BT sau đó cho HS đọc nối tiếp mỗi em 1 cột – nhận xét.
- GV chốt: Phép trừ có nhớ dạng 12 trừ đi 1số
Bài 2: - HS nêu y/c bài
+ Nêu chú ý khi đặt tính?
- 2 HS lên bảng làm BT – lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài: 
+ Nhận xét cách đặt tính và hiệu của phép tính?
+ Nhận xét – chấm điểm
+ GV chốt: Cách đặt tính và tính trừ có nhớ
Bài 3: - HS nêu y/c bài
+ x trong các phép tính cộng là thành phần nào ?
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng?
- 3HS lên bảng – lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài:
+ Nhận xét cách trình bày bài
+ Nhận xét đúng – sai
Bài 4: - HS đọc bài toán
+BT cho biết gì?
+BT hỏi gì?
+xác định dạng toán?
- 1HS lên bảng tóm tắt – Lớp tóm tắt ra nháp
- 1HS lên bảng giải BT – Lớp làm vào vở ô li
- Chữa bài:
+ Nhận xét đúng – sai
+Nêu câu lời giải khác?
Bài 5: - HS nêu y/c bài
- Y/c HS suy nghĩ quan sát và tự làm bài
- Chữa bài:
+ Đọc kết quả bài làm
+ Lên bảng chỉ số hình tam giác
Bài 1: Tính nhẩm
12 - 3 = 9 12 - 4 = 8 12 - 5 = 7 
 12 - 6 = 6
12 - 7 = 5 12 - 8 = 4 12 - 9 = 3 
 12 - 10 = 2
Bài 2: Đặt tính rồi tính
62 - 27 72 - 15 32 - 8 53 + 19
 62 72 32 53 - - - +
 27 15 8 19
 ------ ------ ------ -------
 35 57	 24 72
Bài 3: Tìm x:
a. x + 18 = 52 b. x + 24 = 62
 x = 52- 18 x = 62- 24
 x = 34 x = 38
 c. 27 + x = 82
 x = 82- 27
 x = 55
Bài 4: Bài toán
 Tóm tắt:
 Vừa gà vừa thỏ: 42 con
 Thỏ : 18 con
 Gà :  con?
 Bài giải:
 Số con gà là:
 42 – 18 = 24(con)
 Đáp số: 24 con gà
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Có bao nhiêu hình tam giác?
A. Có 7 hình tam giác
B . Có 8 hình tam giác
C . Có 9 hình tam giác
D . Có 10 hình tam giác
4. Củng cố kiến thức: (2’)
- Y/c HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính 52 - 28 
- GV chốt nội dung luyện tập 
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- VN: Làm bài VBT, chuẩn bị bài tìm số bị trừ
IV. Rút kinh nghiệm: .
 ******************@&?*****************
 Tập làm văn
 Tiết 11: Chia buồn, an ủi
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi
- Rèn kỹ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống
3. Thái độ:
- Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, lịch sự ,tế nhị.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bưu thiếp 
+ HS: VBT
III. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: ( 1’)
- Lớp: 2A
- Vắng:	 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- 1 HS làm lại bài 2 tiết TLV trước.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
A. Giới thiệu bài: (1’): trực tiếp
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Giảng bài:
a) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1
 - HS nêu yêu cầu bài 1
- GV hướng dẫn viết lời thăm hỏi sức khỏe ân cần, thể hiện sự quan tâm, tình cảm thương yêu.
- HS nói lời của mình
- HS NX – GV NX 
Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài 2
- HS phát biểu ý kiến
- HS NX – GV NX sửa lỗi
+Khi nói lời an ủi cần nói với thái độ như thế nào?
Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu của bài3
- 1 HS đọc lại bài tập đọc Bưu thiếp 
- HS làm bài cá nhân
- Nhiều HS đọc bài làm 
- HS nhận xét – GV nhận xét 
Bài 1. Ghi lại 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm khi ông bà mệt :
- Bà ơi , bà có mệt lắm không?
- Bà ơi , cháu bóp đầu cho bà nhé!
- Bà ơi , bà uống sữa nhé!
Bài 2. Ghi lại lời an ủi của em với ông bà
a. Khi cây hoa do ông trồng bị chết
- Ông ơi , ông đừng tiếc nhé , mai cháu sẽ cùng ông trồng cây khác.
b. Khi kính đeo mắt của ông bà bị vỡ
- Ông đừng tiếc nữa ông ạ! Mai cháu sẽ bảo mẹ mua biếu ông chiếc khác!
Thái độ cảm thông, chia sẻ,....
 Bài 3. Đựơc tin quê em bị bão , bố mẹ em về quê thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn( giống như viết bưu thiếp ) thăm hỏi ông bà
 Bài làm 
 Cẩm Phảngày 21 tháng 10 năm 2009
 Ông bà kính mến!
 Nhận được tin quê nhà bị bão, bố mẹ cháu và chúng cháu rất lo. Bố mẹ cháu đã thu xếp về quê. Cháu không về được nên viết vài dòng kính thăm sức khỏe của ông bà và các cô, các chú. Cháu chúc gia đình ta mạnh khỏe, bình an!
 Cháu của ông bà
 Huy Tuấn
4. Củng cố kiến thức: (2’)
 + Hôm nay chúng ta học về nội dung gì?
5. Chuẩn bị bài sau: (2’)
- Chuẩn bị bài: Gọi điện
IV. Rút kinh nghiệm: ....................................
 ******************@&?*****************
Sinh hoạt tập thể: Tuần 11
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 10
- Triển khai các hoạt động tuần 11
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm ông bà
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Đánh giá các hoạt động tuần 10:
*. Học tập: 
- Nhiều HS có ý thức học tập tốt. 
- Nhiều HS có tiến bộ. .
- Một vài em viết chữ còn xấu.
*. Nề nếp: 
+ HS đi học đều, đúng giờ
+ Thực hiện tương đối tốt : xếp hàng ra vào lớp, TD giữa giờ
+ Đồng phục đúng quy định
2. Các hoạt động tuần 11:
- Thi đua dành nhiều điểm tốt dâng lên thầy cô nhân ngày 20/11
- Vệ sinh sạch sẽ
- Học tập tốt kết hợp ôn tập chuẩn bị cho KTGĐK1 và chào mừng đợt thao giảng của các thầy cô giáo.
- Thực hiện tốt nề nếp, duy trì an toàn trường học , an toàn giao thông.
- Tham gia nghiêm túc các hoạt động của Đội
3. Bâù HS chăm ngoan
4. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm ông bà
- Hình thức:
 + Hát:
 + Múa:
 + Kể chuyện:
 ******************@&?*****************

Tài liệu đính kèm:

  • docbai phep nhan.doc