Tâp đọc
TIẾT 25, 26: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1 )
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã đọc.
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4).
II- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1- Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu nọi dung ôn tập của tuần 9 .
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học .
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009 Tâp đọc Tiết 25, 26: Ôn tập giữa học kỳ I (Tiết 1 ) I- yêu cầu cần đạt - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã đọc. - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4). II- Hoạt động trên lớp 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu nọi dung ôn tập của tuần 9 . - Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học . 2- Ôn tập đọc : - Cả lớp luyện đọc bài một lợt . - Nhóm đôi luyện đọc bài. - GV bao quát giúp đỡ HS yếu. - Cá nhân đọc bài trớc lớp, GV kết hợp nêu câu hỏi tìm nội dung bài . 3- Đọc thuộc lòng bảng chữ cái : - GV gọi một số HS đọc bảng chữ cái . - GV tổ chức cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng chữ cái theo hình thức : Đọc tiếp nối nhau kiểu “truyền điện”. - 1-2 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái . - HS làm miệng bài tập 3 – GV ghi bảng . - Hướng dẫn HS làm bài tập 4 vào vở . - GV bao quát lớp HD thêm . 4- Củng cố dặn dò : HS về tự ôn tập . Ôn tập tiết 2 I- yêu cầu cần đạt - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc: Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2). Biết xếp tên riêng người theo tứ tự bảng chữ cái ?(BT3?). II- Hoạt động trên lớp 1- Giới tiệu bài : - GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học . 2- Ôn tập đọc : - Cả lớp luyện đọc bài “ Mít làm thơ’’ 1 lượt . - Nhóm đôi luyện đọc bài- GV bao quát lớp . - Cá nhân đọc bài trớc lớp – GV kết hợp nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung bài đọc . 3- Đặt câu theo mẫu : GV tổ chức cho HS làm miệng . - 1 HS đọc yêu cầu của bài . - GV mở bảng phụ, 1-2 HS khá đặt câu theo mẫu . - Mỗi HS tự đặt một câu; HS tiếp nối nhau nêu miệng các câu mình đặt .- GV nhận xét bổ sung . - Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và 8 theo đúng thứ tự . - GV yêu cầu HS làm bài . - HS mở mục lục tìm các bài tập đọc, đọc các bài tập đọc để ghi tên riêng các nhân vật. Sau đó xếp các tên riêng đó theo thứ tự ABC . 4- Củng cố- dặn dò : Về nhà tiếp tục đọc thuộc bảng chữ cái . Toán Tiết 41: Lít(l) I- yêu cầu cần đạt - Biết sử dụng chai 1lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - HS cả lớp làm BT1, BT2 (cột 1, 2, 3), BT4. - HS khá, giỏi làm thêm BT 3. II- Đồ dùng dạy học - Ca 1lít, chai 1 lít,2 chiếc cốc ,1 bình đựng nớc. III- Các hoạt động dạy học 1. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) - GV lấy 2 chiếc cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau, lấy bình nước rót đầy 2 cốc đó. - HS quan sát và trả lời câu hỏi sau:Cốc nào chứa đợc nhiều nước hơn?(cốc to) - Cốc nào chứa đợc ít nước hơn?(cốc nhỏ). 2. Giới thiệu ca 1lít, chai 1 lít, cốc, bình nước GV giới thiệu: Đây là ca 1 lít, đây là chai 1 lít,rót nước đầy chai,ca, ta được 1lít nước. Để đo sức chứa của 1 cái chai, 1cái bình, 1 cái ca, 1 cái thùngTa dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l. Gọi HS đọc các số đo sau:1l, 3l, 7l , 88l, 53l, 45l 3.Thực hành: - GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT. Bài 1. Đọc viết theo mẫu: - Yêu cầu HS chép vào vở rồi lần lượt làm từng phép tính. Bài 2. - Bài toán yêu cầu làm gì? ( Tính) - Yêu cầu nhận xét các số đo trong bài? (Là các số đo thể tích có đơn vị là lít ) - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét và ghi điểm. Tính theo mẫu: Lưu ý HS viết tên đơn vị sau kết quả Ví dụ : 9l + 5l = 14 l 5l + 15l = 20l Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bằng hình vẽ - Trong can đựng bao nhiêu lit nước? (Can đựng 18l nước) - Chiếc xô đựng bao nhiêu lit nước? (Xô đựng 5 lit nước) - Yêu cầu HS nêu bài toán. - HS nêu lại phép tính. - Tương tự câu b và câu c. Bài 4: Hướng dẫn HS đọc kỹ bài toán, phân tích bài toán, tìm phép tính và lời giải thích hợp rồi trình bày bài giải. - Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lit nước mắm ta làm thế nào? ( Thực hiện phép tính 12 l + 15 l = 27 l) - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Bài giải: Cả hai lần cửa hàng bán được: 12 + 15 = 27 (l) Đáp số: 27 l 4. Chấm bài chữa lỗi 5. Củng cố, nhận xét bài làm của HS Dặn : Xem lại bài và chuẩn bị bài luyện tập. Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, ở SGK Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Tiết 27: ôn tập tiết 5 I- yêu cầu cần đạt - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh (BT2). II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ . III- Hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. HĐ2: Ôn tập đọc: - GV tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài tuần 5. - Cả lớp luyện đọc bài : “ Cài trống trờng em’’. - Đọc nhóm đôi luyện . - Cá nhân đọc thuộc lòng bài “ Cái trống trờng em”. - GV nêu câu hỏi HS trả lời tìm hiểu nội dung bài . - Thi đọc giữa các nhóm- GV nhận xét tuyên dơng nhóm đọc hay. HĐ3: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi (miệng ) - GV nêu yêu cầu của bài – HD học sinh quan sát tranh SGK, Yêu cầu đọc kĩ câu hỏi dới tranh, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi . - HS lần lợt trả lời từng câu hỏi. - GV giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời . - HS khá kể thành một câu chuyện , sau đó các nhóm kể thành câu chuyện- GV theo dõi HD thêm . 3- Củng cố – Dặn dò Về nhà luyện đọc bài, ôn các bài học thuộc lòng . Toán Tiết 43: Luyện tập chung I- yêu cầu cần đạt - Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, l. - Biết số hạng, tổng. - Biết giải bài toán với một phép cộng. - HS cả lớp làm BT1 (dòng 1, 2); BT2, BT3 (cột 1, 2, 3), BT4. - HS khá, giỏi làm thêm BT 4, 5. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra : - HS lên bảng làm bài tập 3 . - GV nhận xét và ghi điểm 2 – Bài mới : HĐ1 : Giới thiệu bài : GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học . HĐ2 : Hướng dẫn HS luyện tập : - GV tổ chức hớng dẫn HS lần lợt làm các bài tập SGK . Bài 1: Cá nhân làm bài vào vở - HS tiếp sức nêu phép tính và kết quả của phép tính . Bài 2: - GV treo tranh, đặt câu hỏi hướng dẫn - Bài toán cho biết gì? (Có 2 bao gạo, bao thứ nhất nặng 25 kg, bao thứ 2 nặng 20kg) - Bài toán yêu cầu gì? ( Tính cả hai bao nặng bao nhiêu kg) - Muốn giải bài này ta thực hiện phép tính gì? (Phép cộng 25kg + 20kg) Bài giải: Cả hai bao gạo nặng: 25 + 20 = 45 (kg) Đáp số: 45 kg - Câu b: Bài giải: Cả hai thùng đựng được: 15 + 30 = 45 (kg) Đáp số: 45 kg Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài – cả lớp làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ – chữa bài . Bài 4 : HS đọc bài, HS tóm tắt bài và giải . Bài giải: Số gạo cả hai lần bán là: 45 + 38 = 83 (kg) Đáp số: 83 kg Bài 5 : GV hướng dẫn HS quan sát cân đĩa nêu kết quả cân đợc rồi làm vào bài . - Vì túi gạo và 1kg nặng bằng 4kg vậy túi gạo bằng 4kg trừ 1kg bằng 3kg. 3. Củng cố – dặn dò - Dặn HS về nhà chữa bài sai . - Nhận xét tiết học Luyện từ và câu Tiết 9: ôn tiết 6 I- yêu cầu cần đạt - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). - Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể (BT2), đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẫu chuyện (BT3). II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn một số bài tập . VBT. III- Hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích ,yêu cầu tiết học. HĐ2: Ôn tập đọc: - GV tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài tuần 6. - Cả lớp luyện đọc bài : “ Mua kính’’. - Đọc nhóm đôi luyện . - Cá nhân đọc bài trớc lớp . - GV nêu câu hỏi HS trả lời tìm hiểu nội dung bài . - Thi đọc giữa các nhóm- GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay HĐ3: Nói lời cảm ơn, xin lỗi : - GV hướng dẫn HS làm bài vở bài tập: - HS đọc yêu cầu bài tập – lớp làm bài vào vở. - 1HS trình bày bảng- nhận xét chữa bài. HĐ4: Dùng dấu chấm dấu phẩy - 1 HS đọc yêu cầu, sau đó nêu cách làm. - HS làm bài tập vào vở . - HS nêu kết quả, cả lớp thảo luận đúng sai. - 2 HS đọc truyện vui sau khi đã điền đúng dấu chấm. HĐ5: Củng cố dặn dò: HD học sinh ôn tập ở nhà. Tự nhiên và xã hội Tiết 9: Đề phòng bệnh giun I- yêu cầu cần đạt - Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun - Biết được tác hại của giun đối vói sức khoẻ II.Đồ dùng dạy học - Các hình vẽ trong SGK.VBT. III.Các hoạt động dạy học 1 Khởi động: - Cho cả lớp hát bài “Bàn tay sạch”. 2.Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp về bệnh giun. Cho H/S làm bài tập 1 ở VBT. Rồi thảo luận câu hỏi sau: a- Giun thường sống ở đâu trong cơ thể? b- Giun ăn đợc gì mà sống được? c- Nêu tác hại của bệnh giun? - H/S thảo luận rồi trình bày trước lớp. Nhận xét, bổ sung. GVKL:- Giun thường sống trong dạ dày, ruột, phổi, gan, mạch máu, nhưng chủ yếu là ở ruột. - Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể để sống. - Giun nhiều làm cho cơ thể gầy gò, ốm yếu, xanh xao, hay mệt mỏi, tắc ruột, thiếu máu 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân gây bệnh giun. H/S quan sát tranh vẽ ở trang 20 SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi sau: Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra ngoài bằng cách nào? - Làm thế nào mà trứng giun lại vào được trong cơ thể người? 4.Hoạt động 3:Thảo luận cả lớp. - Làm thế nào để đề phòng bệnh giun? - H/S làm bài tập 2 ở VBT, nêu ý kiến của mình. H/S khác nhận xét bổ sung. - GVKL:- Cần phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. - Ăn sạch, uống sạch, tích cực diệt ruồi. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ, làm hố xí hợp vệ sinh. - Không dùng phân tươi để bón rau. 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhắc H/S nên tẩy giun 6 tháng 1 lần. - Thực hiện biện pháp để phòng bệnh giun. Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009 Toán Kiểm tra định kì (giữa kì 1 ) I- yêu cầu cần đạt - Kiểm tra kết quả học tập tập trung ở các nội dung sau : - Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Nhận dạng, nối hình chữ nh ... xuất sắc, nhắc nhở các tổ chậm tiến. HĐ2. Xây dựng kế hoạch tuần tới. - GV lớp trưởng lên kế hoạch tuần tới. - Các thành viên trong tổ thảo luận , thống nhất kế hoạch. - Lớp trưởng thông qua kế hoạch đã được thống nhất. *GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ xuất sắc .nhắc nhở những cá nhân chậm tiến cần cố gắng hơn. Tổng kết tiết sinh hoạt. Buổi chiều Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009 Luyện Tiếng Việt Luyện đọc, luyện viết bài: Ôn tập I- yêu cầu cần đạt Giúp học sinh: - Đọc đúng rõ, diễn cảm thể hiện được nội dung bài học. - Học sinh hiểu được một số từ khó. II - Các hoạt động dạy học. 1 - Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài ghi bảng. HĐ1: Luyện đọc. - Học sinh luyện đọc câu nối tiếp. - Học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm. Các nhóm lần lượt đọc trước lớp. - Cá nhân đọc cả bài trước lớp. - Học sinh cùng giáo viên nhận xét,ghi điểm. + Học sinh luyện đọc phân vai. - Đọc trong nhóm, các nhóm thi đọc. Lớp theo dõi bình xét nhóm đọc đạt nhất. HĐ 2: Tìm hiểu bài - Giáo viên kết hợp hỏi học sinh một số câu hỏi ở sách giáo khoa. - Qua câu chuyện em học tập được điều gì ? HĐ3: Luyện viết - Luyện kĩ năng đọc viết cho HS. - Học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp. 2. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò.Về nhà đọc lại bài. Xem trước bài tiếp đó. Luyện Toán (2 tiết) Luyện phép cộng, đơn vị đo dung tích (l) I-yêu cầu cần đạt - Giúp HS bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích(sức chứa) - Biết ca 1 lít, chai 1lít.Biết lít là đơn vị đo dung tích.Biết đọc viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết tính công,trừ các số đo theo đơn vị lít II- Chuẩn bị một số bài tập III- Hướng dẫn ôn tập HĐ1:Ôn tập một số kiến thức đã học : - GV viết 1l, 2l , 10 l – yêu cầu HS đọc . - GV đọc 7 lít ,9 lít ,12 lít – HS viết bảng . - Cả lớp viết vào nháp. HĐ2: Luyện tập : - GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập VBT. - HS nêu yêu cầu các bài tập VBT - GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập. - GV theo dõi hướng dẫn chung kèm cặp HS yếu - chấm một số bài ,chữa bài. Luyện thêm:(dành cho HS khá, giỏi) 1- Tính : 16 l + 38 l 56 l + 29 l 17 l + 38 l 36 l + 47 l 24l + 39 l 25 l + 44 l 2- Có 14 lít nước mắm đựng trong các thùng loại 2l và loại 3l. Hỏi có bao nhiêu thùng 2l bao nhiêu thùng 3l . 3- Tính nhanh 38 + 26 + 12 + 14 33 + 29 + 27+ 31 3 + 4 + 6 + 7 4 - Khoanh vào kết quả đúng. 66l + 33l A. 89 B. 79 C. 99 D. 69 HĐ3: - Học sinh làm bài tập vào vở. Giáo viên chấm bài , chữa bài Hđ 4: Dặn dò -Về nhà hoàn thành các bài tập. Xem trước bài sau. Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Thủ công Tiết 9: Gấp thuyền phẳng đáy có mui I.yêu cầu cần đạt - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. - Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng. II. Chuẩn bị: - Mẫu thuyền phẳng đáy có mui, quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, giấy thủ công. III. Các hoạt động dạy học Tiết1 1- GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - GV cho HS nhận xét mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của mui thuyền, mạn thuyền và đáy thuyền.So sánh thuyền phằng đáy có mui và không mui, nhận xét về sự giống và khác nhau. - GV mở dần mẫu gấp để HS quan sát. 2- GV hướng dẫn mẫu: Bớc1: Gấp tạo mui thuyền. Bớc 2: Gấp các nếp gấp cách đều Bớc 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền Bớc 4: Tạo thuyền phẳng đáy không mui - GV vừa làm mẫu vừa chỉ vào quy trình gấp để HS dễ hiểu - Gọi 1-2 HS lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui - HS quan sát và nhận xét - HS gấp thuyền theo nhóm bằng giấy nháp IV. Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Dặn : Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học tập Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Luyện Toán Luyện tập chung I.yêu cầu cần đạt - Giúp HS củng cố về : - Kĩ năng tính cộng (nhẩm và viết) kể cả cộng các số đo đơn vị là kg hoặc lít. - Giải toán tìm tổng hai số. - Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. IIi-Hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra - Gọi một số HS đọc các bảng cộng đã học - Kiểm tra một số HS về bài tập sáng. - GV nhận xét, chữa bài tập SGK. HĐ2: Luyện tập - HS làm bài tập vào vở BTT. - GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập. Bài 1: Tính nhẩm - HS nhẩm thuộc bảng cộng rồi vận dụng vào tính bài 1. Bài 2: Tính - GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK nêu phép tính, HS tự làm vào vở. Bài 3: GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính HS làm theo mẫu. Bài 4: HS đọc đề tóm tắt rồi giải. Bài 5 : GV hướng dẫn thêm cho HS khá giỏi, với HS yêu cầu nhận biết trên hình. HĐ3 : Luyện thêm : (dành cho HS khá, giỏi) Bài 1 : Điền chữ số thích hợp vào ô trống: 7 >86 68<6 84 35 Bài 2 : Hai thùng dầu đựng được tổng cộng 42l. Thùng thứ nhất chứa 18l .Hỏi thùng thứ hai chứa bao nhiêu lít dầu? HĐ4 : Chấm, chữa bài Củng cố –dặn dò - Về nhà ôn lại các bài đã học. Luyện Tiếng Việt Bài ôn tập I- yêu cầu cần đạt Rèn kĩ năng viết chữ: -Biết viết các chữ hoa trong bài ôn tập tuần 9 theo cỡ nhỏ. -Biết viết một số tên riêng theo yêu cầu vở tập viết. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. II- Hoạt động trên lớp 1- Kiểm tra : - GV kiểm tra bài viết của HS. - Từ việc kiểm tra đó GV bổ sung những sai sót trong bài luyện viết. 2- Luyện viết : - GV hướng dẫn HS luyện viết bài ôn tập tuần 9 trang 19, 20. - HS luyện tập, GV đi từng bàn hướng dẫn từng HS. - Chọn một số bài viết tốt cho HS học tập bạn. - GV theo dõi chấm một số bài, nhận xét khen những HS tiến bộ. 3 – Hướng dẫn viết bài ở nhà - GV hướng dẫn HS viết bài viết trang 21 ,22 . 4- Củng cố dặn dò - Về nhà ôn lại các bài đã học. Luyện Tự nhiên và xã hội Đề phòng bệnh giun I.yêu cầu cần đạt - Sau bài HS có thể hiểu được: - Giun thường sống trong ruột người và một số nơi trong cơ thể. - Giun gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. - Người ta thường bị nhễm giun qua đường thức ăn,nước uống. - Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh:Ăn sạch,uống sạch,ở sạch. II-Đồ dùng dạy học - Các hình vẽ trong SGK, VBT. III-Các hoạt động dạy học 1- Khởi động: - Cho cả lớp hát bài “Bàn tay sạch”. Các hoạt động : HĐ1 : Thảo luận cả lớp về bệnh giun. Cho HS làm bài tập 1 ở VBT.Rồi thảo luận câu hỏi sau: a- Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ? b- Giun ăn được gì mà sống được? c- Nêu tác hại của bệnh giun? - HS thảo luận rồi trình bày trước lớp.Nhận xét ,bổ sung. GVKL:- Giun thường sống trong dạ dày, ruột, phổi, gan, mạch máu, nhưng chủ yếu là ở ruột. - Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể để sống. - Giun nhiều làm cho cơ thể gầy gò, ốm yếu, xanh xao, hay mệt mỏi, tắc ruột, thiếu máu HĐ2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân gây bệnh giun. H/S quan sát tranh vẽ ở trang 20 SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi sau: Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra ngoài bằng cách nào? - Làm thế nào mà trứng giun lại vào được trong cơ thể người? HĐ3 :Thảo luận cả lớp - Làm thế nào để đề phòng bệnh giun? - HS làm bài tập 2 ở VBT, nêu ý kiến của mình. HS khác nhận xét bổ sung. GVKL : - Cần phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện - Ăn sạch, uống sạch, tích cực diệt ruồi. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ, làm hố xí hợp vệ sinh. - Không dùng phân tươi để bón rau. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhắc HS nên tẩy giun 6 tháng 1 lần. -Thực hiện biện pháp để phòng bệnh giun. Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2009 Luyện Toán Tìm một số hạng trong một tổng I . yêu cầu cần đạt - Giúp học sinh nắm được cách tìm một số hạng trong một tổng - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan tìm số hạng trong 1 tổng. II . Hoạt động dạy học 1 . Bài mới . Giới thiệu bài luyện ghi bảng . HĐ1: HS đọc bài ở Vở bài tập Bài 43 trang 47. - Tìm hiểu bài toán, sau đó HS tự làm bài - GV theo dõi, kèm HS yếu. - Chấm bài, chữa bài (Sau khi chấm xong GV chọn bài HS sai nhiều để chữa) - Bài tập cho học sinh khá, giỏi. Bài 1: Khối Một có 65 bạn, khối Một nhiều hơn khối hai 7 bạn. Hỏi cả hai khối có bao nhiêu bạn? Bài 2: Tìm x a, x + 5 + 52 = 100 b, 35 + x + 45 = 99 +1 - Học sinh hoàn thành bài tập vào vở. Giáo viên chấm bài, chữa bài . 2 . Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét chung giờ học. Luyện Tiếng Việt ôn tập I. Yêu cầu cần đạt: - Học sinh biết đọc rõ ràng trôi chảy các bài đọc thêm . - Biết phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật. - Hiểu đầy đủ các từ ngữ và nội dung bài, ý nghĩa của mỗi bài đọc. II-Hoạt động dạy học HĐ1:Luyện đọc - HS đọc nối tiếp đoạn trong bài đọc thêm từ tuần 1 đến tuần 8, mối HS đọc từng đoạn trong mỗi bài, kết hợp tìm hiểu nội dung chính của từng bài, hết bài 1 sang bài 2 - Luyện đọc đoạn trong nhóm - GV chia lờp thành 7 nhóm, mỗi nhóm luyện đọc một bài trong mỗi tuần. - Gọi một số nhóm thi đọc, lớp nhận xét, GV đánh giá. - GV gọi 2 nhóm thi đọc phân vai - Lớp nhận xét - Kiểm tra một số HS chưa đọc tốt HĐ2: Tìm hiểu bài: H? Thấy việc đi lại khó khăn cậu bé nghĩ gì ? Cậu bé thấy hai chiếc dày ở nhà ntn ? Theo em suy nghĩ của cậu bé có gì lạ ? HĐ3 : Củng cố dặn dò: HS về luyện đọc thêm ở nhà. Luyện Tiếng Việt ôn tập I – yêu cầu cần đạt - Tiếp tục ôn tập đọc. - Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy II-Hoạt động dạy học HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh các bài ôn tập trong SGK. - HS làm bài cá nhân - GV theo dõi hướng dẫn chung. - HS trình bày bài – chữa bài. - Kiểm tra đọc một số em chưa hoàn thành ở tiết sáng. HĐ2: Luyện thêm Nối đúng các từ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật dưới đây : Bông hoa ca hát Cành đào cày ruộng Bác nông dân gáy Gà trống đến trường Học sinh nở hoa Chim sơn ca rung rinh trước gió. 2- Nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các trường hợp sau : Em lỡ tay làm rơi vở bạn. Bố giúp em sửa lại chiếc cặp sách. Em quên áo mưa ở lớp bạn mang về giúp. Em đến lớp muộn nên chậm trực nhật, tổ em bị cô giáo phê bình. HĐ3: Chấm, chữa bài HĐ4: Củng cố –dặn dò - Hướng dẫn HS ôn luyện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: