Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học. Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ vềđồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật.

-Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa.

- HS: Sách giáo khoa.

 

doc 26 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2022
Tiết 2;3: TIẾNG VIỆT:
Ôn tập giữa học kì I. (Tiết 1+2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
-Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
-Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các cánh hoa ghi ND như SHS để chơi trò chơi, phiếu bài tập.
- HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
- Hát, vận động tập thể.
2. Luyện tập thực hành:
*Hoạt động 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài: 
- GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi: “Hiểu ý đồng đội”:
+ Mỗi nhóm cử 5 bạn chơi.
+ Bạn số 1 lên chọn và gắn một cánh hoa vàng thì ngay lập tức bạn số 2 phải đọc nhanh tên bài đọc có trên cánh hoa và chọn ND tương ứng trên cánh hoa màu hồng gắn vào bên cạnh.
+ Hết thời gian, nhóm nào có đáp án đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
- GV cùng HS cả lớp làm trọng tài.
- Các trọng tài phân định thắng thua.
*Hoạt động 2: Chọn một bài trong cánh hoa và luyện đọc: 
- HS lựa chọn một bài đọc trong cánh hoa mà em thích, luyện đọc trong nhóm và nêu hiểu biết của mình về bài đọc đó.
*Hoạt động 3: Hệ thống lại tên chủ đề và các bài đọc: 
- Hs thảo luận nhóm, thống kê tên các chủ điểm đã học và các bài đọc có trong từng chủ điểm đó.
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV chiếu tên chủ đề và các bài đọc đã học cho HS đối chiếu kết quả.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS tham gia trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”.
- GV đưa ra hình ảnh, HS quan sát và có thể dựa vào gợi ý của GV để đoán chữ.
- GV cùng HS phân định thắng thua.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
_______________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 15: Ki-lô- gam (T3)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam. 
- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Cân đĩa, quả cân 1 kg.Một số đồ vật, vật thật dùng để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: 
- HS vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- GV nhận xét,kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 
- HS đọc YC bài.
- HS xem bài mẫu:
5kg + 4kg = 9kg ; 10kg – 3kg = 7kg
-? Muốn thực hiện được phép tính này, ta cần tính nhẩm hoặc đặt tính ra nháp. Sau đó ghi kết quả sau dấu bằng, cần lưu ý viết tắt đơn vị kg.
- HS làm vào vở. 
- chia sẻ bài.
 - Nhận xét, chốt bài.
-Tuyên dương HS làm đúng.
+ Muốn thực hiện các phép tính ta làm thế nào?
+ Khi tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- HS đọc YC bài. Làm vào vở.
- Câu a: HS quan sát tranh.
- Hãy tính số ki – lô – gam ở mỗi đĩa và trả lời câu hỏi.
- Câu b làm tương tự câu a. 
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- HS thực hiện giải bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- HS thực hiện giải bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
+ Rô – bốt nào cân nặng nhất?
+ Rô – bốt nào cân nặng nhẹ nhất?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ: 1 kg bông và 1 kg sắt cái nào nặng hơn?
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
_______________________________________________
Thứ 3 ngày 1 tháng 11năm 2022 
Tiết 3: TIẾNG VIỆT:
Ôn tập giữa học kì I. (T 3)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe - viết đúng : Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu)
-Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
-Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
- Hát, vận động tập thể.
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập thực hành:
*Hoạt động 1:Nghe-viết: Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu): 
- Đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.
- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:
+Khi đến lớp bạn nhỏ thấy ai?
- HS chia sẻ: 
- Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? 
- Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? 
- GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. 
- Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào? 
- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- GV chấm một số bài của HS.
*Hoạt động 2: chơi trò chơi: “Đoán từ”: 
- HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng con.
- Nhóm nào hoàn thành trước và làm đúng nhiều câu nhất sẽ thắng.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
_______________________________________________
Tiết 4: TOÁN 
Bài 16: Lít (T1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS nhận biết, cảm nhận về dung tích (so sánh lượng nước chứa trong đồ vật), về biểu tượng đơn vị đo lít. Biết đọc, viết đơn vị đo lít.
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, ti vi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: 
- Lớp trưởng điểu khiển tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Bông hồng tặng cô
-GV nhận xét, tuyên dương HS và kết nối vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới: 
a) HS quan sát tranh phần a sgk/tr.62:
+ Hình dạng bình và cốc như thế nào?
+ Cái nào đựng được nhiều nước hơn? + Cái nào đựng được ít nước hơn?
- GV nói: Vậy dung tích của cái bình sẽ đựng được nhiều hơn, dung tích của cốc đựng được ít hơn.
- HS quan sát tiếp tranh phần a sgk/tr.62:
+ Lượng nước ở bình rót ra được mấy cốc?
- Vậy lượng nước trong bình bằng lượng nước ở 4 cốc.
b) GV giới thiệu đơn vị đo (chuẩn) về dung tích: 
- HS quan sát tiếp tranh phần b sgk/tr.62:
- Đây là ca 1 lít và chai 1 lít.
- Nếu ca và chai này chứa đầy nước, ta có lượng nước trong chai, ca là 1 lít.
- Giới thiệu:đây chính là đơn vị đo lít, viết tắt là l.
- GV lấy ví dụ: Cô lấy nước rót đầy 2 ca 1 lít. Vậy cô có mấy lít?(GV thao tác rót nước làm trên vật thật để HS quan sát)
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
(Hoặc chuẩn bị dụng cụ cho HS làm thao tác như yêu cầu của bài)
-Yêu cầu: Hãy so sánh lượng nước 1l ở ca 1l với lượng nước ở chai rồi lựa chọn câu trả lời đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tiếp tranh BT 2 sgk/tr.63:
- Hãy đọc các đơn vị đo có trong mỗi hình.
- HS viết các đơn vị đo vào ô trống
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
- GV yêu cầu:
+Viết số cốc nước vào ô trống?
+So sánh lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là mấy cốc?
- GV chữa, chốt.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
 - Lấy ví dụ: Dùng chai 1 lít để lường nước trong can .Để biết số lít của can dầu.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
_______________________________________________
Buổi chiều: 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT:
Ôn tập giữa học kì I. (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
-Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
-Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các cánh hoa ghi ND như SHS để chơi trò chơi, phiếu bài tập.
- HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
- Hát, vận động tập thể.
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập thực hành:
*Hoạt động 1:Nghe-viết: Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu): 
- Đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.
- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:
+Khi đến lớp bạn nhỏ thấy ai?
- HS chia sẻ: 
- Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? 
- Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? 
- HS viết các chữ dễ. 
- Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào? 
- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- GV chấm một số bài của HS.
*Hoạt động 2: chơi trò chơi: “Đoán từ”: 
- HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng con.
- Nhóm nào hoàn thành trước và làm đúng nhiều câu nhất sẽ thắng.
*Hoạt động 3: Hệ thống lại tên chủ đề và các bài đọc: 
- Hs thảo luận nhóm, thống kê tên các chủ điểm đã học và các bài đọc có trong từng chủ điểm đó.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV chiếu tên chủ đề và các bài đọc đã học cho HS đối chiếu kết quả.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
_______________________________________________
Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Bài 7. Đọc: Cây xấu hổ 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: nhận biết được đặc điểm của cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh hoạ, nhận biết được các nhân vật, sự vi ... a HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
..
_______________________________________________
Tiết 4: TOÁN
 Bài 17: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki- lô- gam (T2)
I. Yêu cầu cần đạt: HS:
- Học sinh sử dụng được cân bàn đồng hồ để cân một số đồ vật, cân sức khỏe.
- Biết sử dụng ca 1lít, cốc để đo lượng nước (dung tích) từ đó vận dụng vào giải các bài toán thực tế (liên quan đến kg, lít).
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Qua quan sát, nhận xét, khái quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Chăm chỉ, trách nhiệm và có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Ti vi, máy chiếu, cân bàn đồng hồ, chai 1 lít, 2 lít, PHT
-HS: SGK, vở, bộ đồ dùng học toán 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
2. Khám phá:
Bài 2. Thực hành cân
-HS đọc YC bài. GVHD cẫn mẫu.
- HS chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS cân một số đồ vật 
Nhóm 1: Cặp sách, hộp bút
Nhóm 2:Hộp sữa, Hộp bánh 
Nhóm 3: Sách, vở
Nhóm 4: Đồ chơi (Ô tô, đồng hồ)
-Đại diện các nhóm lên chia sẻ
- Cân dùng để làm gì?
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Đòng nước vào ca
-HS đọc YC bài
-HS quan sát vào tranh và hỏi:
+Bình của bạn Việt rót được mấy cốc?
+Bình của bạn Mai rót được mấy cốc?
+Bình của bạn nào rót được nhiều hơn? Và nhiều hơn là mấy cốc?
+ Làm thế nào để tìm ra bằng một cốc?
- HS trình bày lời giải bài toán vào vở + gọi 1 HS lên bảng trình bày
- GV quan sát, giúp đỡ HS giải toán chậm và sai.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài.
- Lớp quan sát nhận xét.
- GV nhận xét ,tuyên dương.
3. Luyện tập thực hành: Thực hành lường nước
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS thực hiện rót nước từ hai bình ra ca.
+ Bạn Hải rót được mấy cốc?
+ Bạn Hà rót được mấy cốc?
+ Cả hai bạn rót được bao nhiêu cốc? Em thực hiện phép tính gì?
+ Bạn nào rót được ít nước hơn? Ít hơn bao nhiêu cốc? Em làm phép tính gì?
- Cá nhân đọc bài làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét ,tuyên dương
Bài 5:Giải toán
- HS đọc yêu cầu bài.
- Muốn tìm cả hai xô có bao nhiêu lít nước ta làm thế nào?
- HS làm vào vở + gọi 1 bạn lên bảng trình bày
- HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Cân dùng để làm gì?
- HS thực hành đong nước vào xô
+ Xô vàng đựng bao nhiêu lít nước?
+ Xô đở đựng bao nhiêu lít nước? 
+ Xô nào đựng nước nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu lít?
-GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
..
_______________________________________________
Buổi chiều:	 Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện viết: Khi trang sách mở ra.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng hai khổ thơ cuối bài .
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy hoc: Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Luyện tập thực hành:
 Nghe – viết chính tả.
- HS nghe GV đọc khổ thơ cần nghe viết.
- HS đọc lại đoạn chính tả.
+ Hai khổ thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Hai khổ thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- Hs nghe GV đọc, viết vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Đọc lại bài chính tả em đã viết cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... 
_______________________________________________
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 9 (T3): SHL - SH chủ đề: Có bạn thật vui
I. Yêu cầu cần đạt:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- Chia sẻ phản hồi về những trải nghiệm sau giờ học; tiếp tục thể hiện là một người bạn tốt.
II. Đồ dùng dạy hoc:
 - GV: Tivi chiếu bài. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát một bài.
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 9:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 9.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
Phương hướng tuần 10:
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 10.
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- HS chia sẻ theo cặp đôi về người bạn của mình theo mẫu:
+ Bạn thân nhất của mình là 
+ Mỗi lần gặp nhau, bạn ấy và mình hay  (làm gì?)
+ Điều mình thích nhất ở bạn ấy là  
b. Hoạt động nhóm: 
- HS Làm ống nghe để chơi trò Nói bạn nghe, nghe bạn nói.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
- HS bày tỏ tình cảm với bạn bằng cách tự tay viết, vẽ hoặc làm một món đồ bí mật
Tặng bạn, gây bất ngờ thú vị cho bạn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... 
_______________________________________________
tặng bạn, gây bất ngờ thú vị cho bạn. 
Tiết 4: TIẾNG VIỆT
Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn tả về đồ dùng học tập. 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biếtkể tên các đồ dùng học tập, viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn.
-Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- HS hát tập thể bài : Em yêutrường em
2. Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 1:Kể tên các đồ dùng học tập của em.
- GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2).
- HS trao đổi với bạn về những đồ dùng học tập mình có.
- HS lên chia sẻ: kể tên các đồ dùng học tập của mình.
+ Để đồ dùng học tập được bền đẹp, em cần sử dụng như thế nào?
*Hoạt động 2:Viết 3 - 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý:
+ Em chọn tả đồ dùng học tập nào? 
+ Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao?
+ Đồ dùng có có những bộ phận nào? Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào? 
+ Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
+Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó?
+ Em có thích đồ dùng đó không? Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào? 
- HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về đồ dùng học tập.
- Từng HS viết câu vào vở. GV: Cần viết câu đủ hai bộ phận; viết hoa chữ cái đầu câu; dùng dấu chấm kết thúc câu. 
- HS dò bài, đọc bài trước lớp.
- GV và HS nhận xét
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: 
..
Tiết 4: TOÁN
Bài 15: Ki-lô- gam(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Giúp HS cảm nhận, nhận biết được về nặng hơn, nhẹ hơn (so sánh cân nặng nhẹ qua quan sát hình ảnh, tranh vẽ cân đĩa, cân thăng bằng, ...)Bước đầu so sánh nặng bằng nhau.
-HS phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Thông qua trao đổi, diễn đạt (nói, viết) về giải quyết “tình huống” ở các bài tập, bài toán thực tế, về tính toán, so sánh số đo đại lượng, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Cân đĩa, quả cân 1 kg.Một số đồ vật, vật thật dùng để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn
- HS: Bảng con. Một số 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: 
Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
Hộp 1: 8 + . = 13
Hộp 2 : .+ 6 = 15 
Hộp 3 : 14 -  = 7
Hộp 4 : . - 3 = 8
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
- GV cho HS chơi - Nhận xét
2. Hình thành kiến thức mới: 
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.57:
+ Nếu tình huống: Hai mẹ con đi chợ, người mẹ xách túi ra và túi quả. Làm thế nào để người con biết mẹ xách túi nào nặng hơn, túi nào nhẹ hơn?
-GV nói: dùng tay cảm nhận nặng hơn, nhẹ hơn.Ngoài cách này ta còn
có thể dùng cân.
-Cho HS quan sát hình ảnh a trong sgk tr 57. GV hỏi:
+ Túi nào nặng hơn? Túi nào nhẹ hơn?
-GV giải thích: Khi đặt vật cần so sánh lên hai đĩa cân, nếu kim chỉ về phía bên nào thì vật đó nặng hơn hoặc cân bên nào thấp hơn vật bên đĩa cân đó nặng hơn.Ngược lại vật kia nhẹ hơn.
-Cho HS quan sát hình b và cho biết quả dưa hấu như thế nào so với hai quả bưởi?
-GV giải thích: Kim chỉ chính giữa hay hai đĩa cân ngang hàng nhau thì hai vật đó có cân nặng bằng nhau.
- GV lấy ví dụ: Cô có 1 hộp phấn và 1 quyển sách. Làm thế nào để biết vật nào nặng, vật nào nhẹ?
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Nhận biết được về nặng hơn, nhẹ hơn
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- GV cho HS quan sát tranh và chọn đáp án đúng.
-GV gọi HS chọn đáp án và giải thích đáp án mình chọn : Vì sao con chọn đáp án A?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: So sánh cân nặng hơn, nhẹ hơn 
- Gọi HS đọc YC bài.
-GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo SGK tr 58.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS chia sẻ theo nhóm 1 bạn hỏi - 1 bạn trả lời.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3: So sánh cân nặng hơn, nhẹ hơn
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- GV cho HS làm ý a và ý b. Yêu cầu HS dựa vào kết quả ý a và ý b để tìm ra câu trả lời ý c.
- Cho HS thảo luận nhóm 4
-GV gọi HS chia sẻ bài làm.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ về nặng hơn, nhẹ hơn mà em biết.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..	
Quảng Hòa, ngày 31 tháng 10 năm 2022

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2022_2023.doc