TậP ĐọC - Kể CHUYệN
Các em nhỏ và Cụ già
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi. Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: sếu, u sầu, nhẹn ngào. Hiểu cần biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ người xung quanh.
- Kể được câu chuyện theo lời bạn nhỏ trong bài. Nghe, nhận xét lời bạn kế.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
TUầN 8 Thứ 2 ngày tháng năm 2006 Buổi 1 TậP ĐọC - Kể CHUYệN Các em nhỏ và Cụ già I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi. Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ: sếu, u sầu, nhẹn ngào. Hiểu cần biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ người xung quanh. - Kể được câu chuyện theo lời bạn nhỏ trong bài. Nghe, nhận xét lời bạn kế. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc 1. Kiểm tra: đọc thuộc lòng bài “Bận”. 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu, ghi mục bài. * HĐ2: Luyện đọc: - GVđọc mẫu. - Đọc nối tiếp câu. - Đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa từ: u sầu, nghẹn ngào, sếu. - Luyện đọc câu khó. - Luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc bài trong nhóm. * HĐ3: Tìm hiểu bài: ? Các bạn nhỏ đi đâu. ? Trên đường về các bạn nhỏ gặp ai. ? Vì sao các bạn nhỏ phải dừng lại. ? Các bạn quan tâm đến ông cụ ntn. ? Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy. ? Ông cụ gặp chuyện gì buồn. ? Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn. ? Chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý trong SGK. ? Câu chuyện muốn nói với em điều gì. * HĐ4: Luyện đọc lại. - Luyện đọc phân vai. - Thi đọc phân vai. Bình chọn cá nhân đọc tốt. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn. 2. Hướng dân HS kể. ? Khi nhập vai bạn nhỏ để kể chuyện ta cần chú ý gì về cách xưng hô. ? Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào. - GV kể mẫu 1 đoạn. - Gọi 3 HS kha kể. - Luyện kể theo cặp. - Đại diện thi kể trước lớp. - nhận xét, bình chọn người kể tốt. IV. Củng cố - dặn dò: ? Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. TOáN T36: Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về phép chia 7, tìm 1/7 của 1 số. - áp dụng giải toán có lời văn bằng 1 phép tính chia. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đọc bảng chia 7. 2. Bài mới: * HĐ1: Củng cố lý thuyết. - HS đọc nối tiếp bảng chia 7, mỗi em 3 phép tính. ? Trong bảng chia 7, số chia luôn là mấy. ? Số bị chia sau mỗi lần thêm mấy đơn vị. ? Kết quả của bảng chia 7 từ mấy đến mấy. * HĐ2: Luyện tập: - HS làm các bài tập 1,2,3,4 vào vở BTT. - GV theo dõi, chấm, chữa bài. Chữa bài 3: Bài giải Trong vườn có số cây bưởi là: 63 : 7 = 9 (cây) ĐS: 9 cây. IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Tự NHIÊN Xã HộI Vệ sinh thần kinh I. Mục tiêu: - Giữ vệ sinh thần kinh, những việc nên làm và không nên làm. - Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. - Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. II. Đồ dùng dạy học: Kênh hình trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Quan sát và thảo luận. Quan sát các hình ở trang 32 SGK, thảo luận nhóm. ? Tranh vẽ gì. ? Việc làm trong tranh có lợi gì. ? Những việc làm nào có lợi cho cơ quan thần kinh. ? Trạng thái sức khoẻ nào có lợi cho cơ quan thần kinh. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác bổ sung. * HĐ2: Đóng vai: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tập diễn đạt vẽ mặt của người có trạng thái tâm lý: + Tức giận + Vui vẻ + Lo lắng. + Sợ hãi. - Đại diện nhóm lên thể hiện trước lớp. Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lý nào. * HĐ3: Làm việc với SGK. - Tứng cặp quan sát H9 trang 33 SGK-TLCH. ? Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thê sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh. ? Tại sao café, thuốc lá lại có hại cho cơ quan thần kinh. ? Ma tuý nguy hiểm, chúng ta cần làm gì. IV. Củng cố - dặn dò: - Chúng ta cần luyện tập, sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ sức khoẻ và cơ quan thần kinh. - Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. Buổi 2: LUYệN TIếNG VIệT Kể: Các em nhỏ và cụ già I. Mục tiêu: - Luyện kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già”. - Kể được câu chuyện, nghe nhận xét được lời bạn kể. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hoạt động nhóm. - Kể chuyện trong nhóm. - Đại diện thi kể trước lớp. - Đánh giá, nhận xét. * HĐ2: Hoạt động cả lớp. - Kể tiếp sức theo đoạn. - GV theo dõi, kèm những em yếu. - Gọi 2 em khá lên kể lại toàn bộ câu chuyện. ? Các bạn nhỏ trong câu chuyện đã làm gì để chia sẻ nỗi buồn với cụ già. III. Củng cố - dặn dò: - Tuyên dương những em kể chuỵen hay. - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe. Mỹ THUậT Vẽ đề tài tự chọn I. Mục tiêu: - HS biết vẽ tranh theo đề tài các em thích. Vẽ đẹp có thẩm mỹ. - Giáo dục lòng yêu thích vẽ tranh. II. Chuẩn bị: Giấy A4. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hướng dẫn chọn đề tài. * HĐ2: Vẽ đề tài các em đã chọn. * HĐ3: Đánh giá, nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò:. Tuyên dương em chọn đề tài có nội dung tốt, vẽ đẹp. HƯớNG DẫN Tự HọC I. Mục tiêu: Hoàn thành bài dạy trong ngày. Hướng dẫn nhứng em yếu hoàn thành bài buổi 1. - Luyện đọc: Các em nhỏ và cụ già. - Toán: Luyện tập. * Bài luyện thêm: 1, Năm nay em 6 tuổi, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ? 2, Một khu vườn có chiều rộng 7 m, chiều dài gấp 5 chiều rộng. Hỏi chiều dài khu vườn là bao nhiêu mét ? 3, Bài toán cho HS khá: An có 26 viên bi, Bình có số bi gấp 3 lần số bi của An. Hỏi 2 bạn có bao nhiêu viên bi ? Thứ ba, ngày tháng năm 2006 Buổi 1: THể DụC Ôn di chuyển hướng phải, trái – Trò chơi “Chim về tổ” I. Mục tiêu - Ôn động tác di chuyển hướng trái, phải. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi: “Chim về tổ”. II. Địa điểm - Phương tiện: Sân bãi sạch sẽ, kẻ đường đi, còi. III. Các hoạt động dạy học * HĐ1: Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Giẫm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”. * HĐ2: Phần cơ bản. - Ôn di chuyển hướng phải, trái. Luyện tập theo tổ, sau đó cả lớp cùng thực hiện. - Chơi trò chơi: Chim về tổ. GV nêu trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi, sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần rồi mới chơi chính thức. * HĐ3: Phần kết thúc. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. TOáN Giảm đi một số lần I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập. - Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: Mô hình như SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đọc bảng chia 7. 2. Bài mới: * HĐ1: Hướng dẫn HS cách giảm 1 số đi nhiều lần. - GV hướng dẫn HS sắp xếp các con gà như hình vẽ trong SGK. ? Hàng trên có mấy con gà. ? Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên giảm mấy lần. - HS nêu, GV ghi bảng như SGK. Cho HS nhắc lại. - GV vẽ lên bảng: A 8 cm B C 2 cm D ? Đoạn thẳng AB dài mấy cm. ? Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB giảm mấy lần. ? Muốn giảm 8l đi 4 lần ta làm thế nào. ? Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào. ? Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào. (Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần) - Nhiều HS nhắc lại. * HĐ2: Luyện tập. - HS làm bài tập 1, 2, 3, 4. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm, chữa bài. III. Củng cố - dặn dò: Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào Mỹ THUậT Vẽ tranh: Vẽ chân dung I. Mục tiêu: - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. - Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình, bạn bè. - Yêu quý người thân và bạn bè. II. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi. Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ của HS lớp trước. III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài. * HĐ1: Tìm hiểu về tranh chân dung: - Cho HS quan sát các bức tranh chân dung. ? Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân. ? Tranh chân dung vẽ những gì. ? Ngoài khuôn mặt có thể vẽ gì nữa. ? Màu sắc trong tranh ntn. ? Nét mặt người trong tranh thế nào. * HĐ2: Cách vẽ chân dung. - Treo hình gợi ý cách vẽ để HS quan sát. + Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau. + sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tai. + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước. Sau đó vẽ màu các chi tiết. * HĐ3: Thực hành. - HS chọn chân dung một người để vẽ. - GV theo dõi, nhắc nhở, góp ý thêm. * HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - Chọn bài vẽ đẹp và hướng dẫn HS nhận xét. - Khen những HS hoàn thành tốt bài vẽ ở lớp. IV. Dặn dò. - Quan sát và nhận xét đặc điểm nét mặt của những người xung quanh. - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài (nếu chưa xong). CHíNH Tả (N.V) Các em nhỏ và cụ già I. Mục tiêu: - Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện “Các em nhỏ và cụ già”. - Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - GV đọc: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi. - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở nháp. 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu bài. * HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết. - GV đọc đoạn viết. ? Đoạn này kể chuyện gì. ? Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy cây. ? Những chữ nào trong đoạn viết hoa. ? Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì. - HS tập viết chữ ghi tiếng khó. - HS nghe GV đọc, viết bài vào vở. - Chấm, chữa bài. * HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - HS làm bài tập 2 ở vở BTTV. - GV theo dõi, chấm, chữa bài. III. Củng cố - dặn dò. Nhận xét giờ học. TậP ĐọC Tiếng ru I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ: làm mật, yêu nước, thân hoá, núi cao. Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, tha thiết. - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài. - Hiểu điều bài thơ muốn nói: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh, em, bạn bè, đồng chí. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài thơ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 2 HS kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” theo lời 1 bạn nhỏ. ? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì. 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu bài. * HĐ2: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ. - Đọc nối tiếp từng câu thơ (2 dòng thơ). - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Giải nghĩa các từ: đồng chí, nhân gian, bồi, - Luyện đọc nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. ... iệu trước lớp. ? Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu. ? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì. => GV kết luận chung. III. Củng cố - dặn dò: - HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 35 SGK. - Thực hiện đúng theo thời gian biểu mình đã lập. HƯớNG DẫN Tự HọC I. Mục tiêu: - Hướng dẫn HS tiếp tục hoàn thành bài buổi 1. - Toán: Luyện tập. - Luyện từ và câu: Từ ngữ về cộng đồng. Ôn câu “Ai làm gì”. - Tập viết: Ôn chữ hoa G. II. Phương tiện: Còi, ghế ngồi. III. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học. - Khởi động. Trò chơi: Có chúng em. * HĐ2: Phần cơ bản. - GV kiểm tra đội hình đội ngũ. - Kiểm tra chuyển hướng phải, trái (theo nhóm). - Trò chơi: Chim về tổ. - Tập phối hợp động tác: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, di chuyển hướng. * HĐ3: Phần kết thúc. Đứng tại chỗ, vỗ tay hát - Nhận xét tiết học. TậP ĐọC Những chiếc chuông reo I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ: túp lều, lò gạch, vào lò, nhóm lửa, nặn, cái núm. - Biết đọc chuyện với giọng kể vui, nhẹ nhàng. - Hiểu các từ ngữ: trò ú tim, cây nêu. - Hiểu nội dung: T/c thân thiết giữa bạn nhỏ với gia đình bác thợ gạch. Món quà bình dị của bác thợ đóng gạch để làm cho ngày tết năm đó của gia đình bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên. II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng ru” 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu – ghi mục bài: * HĐ2: Luyện đọc: - GV đọc mẫu lần 1. - HS đọc nối tiếp câu. - HS đọc nối tiếp đoạn. ? Đặt câu với từ: trò ú tim, cây nêu. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. * HĐ3: Tìm hiểu bài: - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. ? Nơi ở của bác thợ gạch có gì đặc biệt. - 1 HS đọc đoạn 2, 3 - cả lớp đọc thầm. ? Tìm những chi tiết nói lên tinh thần giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4. ? Những chiếc chuông đất nung đã đem lại niềm vui ntn cho gia đình bạn nhỏ. * HĐ4: Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu đoạn 1 - Hướng dẫn HS đọc. - Cho HS thi đọc đoạn văn. - Hai HS thi đọc cả bài. III. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. HáT NHạC Giáo viên chuyên CHíNH Tả (N.V) Tiếng ru I. Mục tiêu: - Nhớ viết lại chính xác khổ thơ 1, 2 của bài thơ “Tiếng ru”. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể thơ lục bát. - Làm đúng bài tập, tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/g. II. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn BT2 III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - GV đọc cho cả lớp viết vào vở nháp: giặt giủ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run (4 HS yếu lên bảng viết). 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu bài. * HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ viết. - GV đọc khổ thơ 1 và 2. - 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ. ? Bài thơ viết theo thể thơ nào. ? Cách trình bày thể thơ lục bát có điểm gì cần chú ý. ? Dòng thơ nào có dấu phẩy, đấu gạch nối, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - HS tự viết ra vở nháp những từ khó. - HS nhớ viết 2 khổ thơ đầu, GV nhắc HS ghi tên bài ở giữa tang vở. - Chấm, chữa bài. HS đọc bài, soát lỗi, tự sửa chữa. GV chấm 5-7 bài. * HĐ3: Luyện tập. HS làm vào vở BT2. GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. Chấm, chữa bài. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm. TOáN T39: Tìm số chia I. Mục tiêu: - Giúp HS tìm số chia chưa biết. - Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia. II. Đồ dùng: 6 hình vuông bằng bìa. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hướng dẫn cách tìm số chia. - GV hướng dẫn HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ SGK. ? Có 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông (3 hình vuông). ? Làm thế nào để tìm được 3 hình vuông. GV ghi 6 : 2 = 3. ? Nêu tên gọi từng thành phần của phép chia. - GV dùng bìa che lấp số 2, chẳng hạn: 6 : = 3 Số bị chia Số chia Thương ? Muốn tìm các số chia làm thế nào. - HS trả lời, GV ghi bảng: 2 = 6 : 3. => KL: Trong phép chia hết muốn tìm số chia ta lấy SBC, chia cho thương. - Cho nhiều HS nhắc lại. - GV nêi bài toán tìm x: 30 : x = 5. ? Phải tìm thành phần nào (Tìm số chia x) ? Muốn tìm số x ta làm thế nào. - HS lên bảng thực hiện. * HĐ2: Luyện tập: HS làm vào vở BTT bài 1, 2, 3. GV theo dõi, hướng dẫn thêm những HS yếu. Chấm, chữa bài bổ sung. Bài 3: Viết một phép chia. a, Có số chia bằng thương. b, Có số bị chia bằng số chia: 7 : 7 = 1. c, Có số bị chia bằng thương: 7 : 1 = 7. - HS dùng bộ học toán ghép hình theo yêu cầu của bài 4. III. Củng cố - dặn dò Nhận xét giờ học. Buổi 2 LUYệN TIếNG VIệT Ôn kiểu câu: Ai làm gì I. Mục tiêu: - Ôn đặt câu hỏi kiểu câu Ai làm gì? Con gì làm gì? - Rèn luyện kỹ năng đặt câu. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Ôn kiểu câu: Ai - làm gì? Con gì – làm gì? * HĐ2: Luyện tập. 1, Nối các từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu hỏi Ai làm gì? A B Đám học trò ngủ khò trên lưng mẹ Đàn sếu hoảng sợ bỏ chạy Các em bé đang sải cánh trên cao 2, Đọc đoạn văn sau: Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. a, Những câu nào trong đoạn văn trên được viết theo mẫu Ai làm gì? b, Ghi lại từng câu tìm được vào chỗ trống thích hợp trong mô hình sau: Ai (Con gì) Làm gì HƯớNG DẫN Tự HọC I. Mục tiêu: Hoàn thành bài dạy trong ngày - Tập đọc: Những chiếc chuông reo. - Toán: Tìm số chia. Hướng dẫn các em hoàn thành bài ở buổi 1. Bài luyện thêm 1, Tìm y? y : 5 = 7 56 : y = 7 42 : y = 6 36 : y = 4 12 : y = 2 y * 7 = 70 2, Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được: a, Thương lớn nhất. b, Thương bé nhất. Bài toán cho HS khá: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp số đúng: Tổng số tuổi của An và Bình kém tuổi của Ba là 12 tuổi. Hỏi 5 năm nữa tuổi của Ba hơn tuổi của An và Bình là bao nhiêu? A : 7 tuổi C : 12 tuổi B : 10 tuổi D: 2 tuổi. HOạT ĐộNG NGOàI GIờ Thực hành vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách đánh răng như thế nào để đảm bảo vệ sinh. - Hs có thói quen đánh răng miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng trước khi thức dậy. II. Chuẩn bị: Bàn chải, Mô hình răng miệng III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: GV hướng dẫn HS cách đánh răng. * HĐ2: HS thực hành theo nhóm. GV hướng dẫn thêm. - Một số HS lên thực hành trước lớp. Thứ sáu, ngày tháng năm 2006 Buổi 1 TậP LàM VĂN Kể về người hàng xóm I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói tự nhiên. - Biết viết những điều vừa kể thành đoạn văn, diễn đạt rõ ràng. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện “Không nở nhìn”. 2. Bài mới: * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài (miệng). - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề và các câu hỏi gợi ý. Cả lớp dọc thầm theo. - GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể 5-7 câu sát theo những gợi ý đó. Củng có thể kể kỹ hơn với nhiều câu hơn. - 1 em khác kể mẫu vài câu. Gv nhận xét. - Luyện kể theo nhóm. - Ba, bốn HS đại diện các nhóm thi kể. * HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài. - GV nêu yêu cầu: Viết lại những điều vừa kể, khoảng 5-7 câu. - GV theo dõi, chấm bài. - 4-5 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét - Tuyên dương những em có bài viết hay. III. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học. Đọc bài viết hay nhất cho cả lớp nghe. THủ CÔNG Gấp, cắt, dán bông hoa (T2) I. Mục tiêu: - Hoàn thành cắt, dán bông hoa, cắt đẹp, đúng kỹ thuật. - Hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình. II. Chuẩn bị: Giấy, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Thực hành cắt dán bông hoa trên giấy thủ công. - HS nhắc lại các thao tác gấp, cắt. Quy trình gấp cắt hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh giống ngôi sao 5 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau. + Gấp, cắt bông hoa 8 cánh, gấp tờ giấy thành 18 phần. * HĐ2: Trưng bày sản phẩm. - Tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Đánh giá kết quả. Tuyên dương nhóm, cá nhân có sản phẩm đẹp. IV. Củng cốt - dặn dò: Nhận xét giờ học TOáN T40: Luyện tập I. Mục tiêu: Củng cố tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số chia chưa hết. Giải toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số, xem giờ. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Chữa bài tập 1, 2, 3 SGK. 2. Bài mới: * HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào. ? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào. ? Nêu cách tìm số trừ. ? Muốn tìm số chia ta làm thế nào. * HĐ2: Luyện tập. - HS làm vào vở bài tập bài 1, 2, 3, 4. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm, chữa bài. Chữa bài 3: Giải Cửa hàng còn lại số đồng hồ là: 24 : 6 = 4 (đồng hồ) ĐS: 4 đồng hồ. HOạT ĐộNG TậP THể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình của lớp đã học trong tuần vừa qua. - Nhận xét ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục. - Triển khai một số kế hoạch tuần tới. - Đổi chỗ ngồi 1 số em. Buổi 2. LUYệN TOáN Luyện nhân, chia số có 2 chữ số, tìm số chia, toán giảm đi 1 I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các dạng toán đã học trong tuần. Vận dụng vào làm tính, giải toán. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Ôn kiến thức cũ: ? Cách thực hiện phép nhân, chia số có 2 chữ số cho 1 số có 1 chữ số. ? Muốn tìm số chia em làm thế nào. ? Muốn giảm một số đi nhiều lần em làm thế nào. * HĐ2: Bài tập ứng dụng: 1, Đặt tính rồi tính: 48 : 6 50 : 6 31 : 5 36 * 6 27 * 7 86 * 5 72 * 4 98 * 7 2, Tìm x. x + 34 = 52 x – 27 = 45 75 - x = 59 x * 4 = 28 x : 7 = 8 63 : x = 7 3, Bài toán cho HS khá: a, Tìm số tự nhiên có 1 chữ số biết nếu lấy 36 giảm đi 3 lần rồi giảm đi 5 đơn vị thì được số đó? b, Tìm một số tự nhiên có 2 chữ số biết nếu lấy 8 lần gấp lên 5 lần giảm đi 4 lần thì được số đó? HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm, chữa bài bổ sung. III. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học. THựC HàNH Cắt, dán bông hoa I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cắt, dán bông hoa. - Cắt dán đẹp, đúng kỹ thuật. II. Chuẩn bị: Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hoạt động nhóm. Thi cắt, dán. GV theo dõi, nhận xét. * HĐ2: Trưng bày sản phẩm. - GV đánh giá, nhận xét. - Tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp. IV. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: