Giáo án Lớp 2 tuần 7 (3)

Giáo án Lớp 2 tuần 7 (3)

Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU :

- HS biết giải toán có lời văn dạng nhiều hơn và ít hơn.

- Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bút dạ.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài 2 dưới lớp làm vở.

- GV nhận xét bổ sung.

 

doc 23 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 7 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 2.10.2010 
Thứ hai, ngày 4 tháng 10 năm 2010
Chào cờ:
 Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu :
- HS biết giải toán có lời văn dạng nhiều hơn và ít hơn.
- Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài 2 dưới lớp làm vở.
- GV nhận xét bổ sung.
2.Bài mới: 30’ 
a. Giới thiệu bài:
b. HDHS làm bài tập.
Bài 2: Yêu cầu hs đọc tóm tắt - giải bài toán. 
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
Bài 3: Yêu cầu hs đọc tóm tắt - giải
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 4: Yêu cầu hs đọc bài toán. 
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị giờ sau. 
Tâp đọc
Người thầy cũ 
 I.Mục tiêu:
- HS biết ngắt nhỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 2 em đọc bài: Ngôi trường mới + trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’ 
a.Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
b. Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Yêu cầu hs tìm từ khó và đọc. Cổng trường, lớp, lễ phép, liền nói, xúc động,..
+GV hướng dãn ngắt câu dài giọng luyện đọc. 
- Thưa thầy,/em là Khánh,/đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp/bị thầy phạt đấy ạ//
- HS đọc GV nhận xét sửa sai.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm(từng đoạn, cả bài).
- HS đọc đồng thanh(đoạn 3).
Tiết 2
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 13’
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng + trả lời câu hỏi. 
- Bố Dũng đến truờng để làm gì? (Tìm gặp lại thầy giáo cũ).
- Bố dũng làm nghề gì? (Bố Dũng là bộ đội).
- GV giảng từ lễ phép.
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng đã thể hiện sự kính trọng như thế nào? (Bố Dũng bỏ mũ,lễ phép chào thầy).
- Bố nhớ nhất kỷ niện nào về thầy giáo? (Bố Dũng trèo qua cửa sổ nhưng thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt).
- Thầy giáo đã nói gì với bố? (Trước khi làm việc gì ,cần phải nghĩ chứ)
- Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về? (Dũng xúc động...)
- Xúc động nghĩa là gì? (Có nghĩa là có cảm xúc mạnh).
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về? (Bố cũng có lần mắc lỗi,thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt).
- Hình phạt có nghĩa là gì? (Là hình thức phạt người có lỗi).
d. Luyện đọc lại: 25’
- Các nhóm HS tự phân các vai thi đọc toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc bài tốt nhất. 
3.Củng cố- dặn dò: 2’
- Qua bài tập đọc này em học tập được đức tính gì? của ai? (Kính trọng, lễ phép với thầy giáo của bố Dũng .Lòng kính yêu bố của Dũng).
- GV nhận xét giờ học
- HS Về nhà đọc bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn : Toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết giải toán về ít hơn.
- áp dụng kiến thức về phép trừ để làm toán.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 4.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 7. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’
Bài 1. (Tr 19) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn dạng bài tập trắc nghiệm.
Bài 2. (Tr 19) VBT: HS đọc yêu cầu.
-- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn dạng bài tập trắc nghiệm. .
Bài 3. (Tr 19) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn dạng bài tập trắc nghiệm điền đúng sai. 
Bài 4: (Tr 16) VBT: HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm làm.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách giải toán về nhiều hơn 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:3.10.2010
Thứ ba, ngày 5 tháng 10 năm 2010
Chính tả:Tập chép
Người thầy cũ 
I.Mục tiêu:
- chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2. BT3(a).
ii.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Vở bài tập tiếng việt.
3.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên viết. Dưới lớp viết bảng con. 2từ có vần ai, 2từ có vần ay.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 35’ 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.Hướng dẫn tập chép. 
- GV treo bảng phụ và đọc đoạn cần chép. 1-2 hs nhìn bảng đọc lại đoạn cần chép.
- Đây là đoạn mấy của bài tập đọc Người thầy cũ? (Đoạn 3).
- Đoạn chép này kể về ai? (Về Dũng).
- Đoạn này là suy nghĩ của Dũng về ai? (Về bố mình và lần mắc lỗi của bố với thầy giáo).
+ Hướng cách trình bày
- Bài chính tả có mấy câu? (4 câu).
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Có dấu gì? (Chữ đầu và tên riêng phải viết hoa. Có dấu chấm và dấu hai chấm, dấu phẩy).
- GV cho hs viết từ khó: Xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt
- GV hướng dẫn hs viết bài
- GV đọc. HS chép bài vào vở.
- GV đọc. HS đổi vở, soát lỗi. Soát lỗi
- GV thu bài chấm, chữa, nhận xét. 
c.HDHS làm bài tập.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- GV cho hs làm bảng con. 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
+ Lời giải: Bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ.
Bài 3: (a) HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
+ Lời giải: Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn.
3. Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học
- HS về viết lại những lỗi chính tả em còn mắc.
Ngày soạn:3.10.2010
Thứ ba, ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
Ki lô gam
I.Mục tiêu :
 Giúp học sinh biết nặng hơn, nhẹ hơn gữa hai vật thông thường.
 Biết ki - lô -gam là đơn vị đo khối lượng ; đọc, viết, tên và kí hiệu của nó.
 Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
 Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
II.Đồ dùng dạy học:
1 chiếc đĩa cân, các quả cân 1kg, 2kg, 5kg
1 số vật dùng để cân.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài mới: 
a,Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn ?
- HS thực hiện nhận xét: Quả cân nặng hơn quyển vở
b,Giới thiệu cái cân đĩa và cái cân đồng hồ.
- GV cho học sinh xem cân 
Nhận xét - giới thiệu kg Ki lô gam viết tắt kg
- Giới thiệu cách cân và thực hành cân. 
- GV hướng dẫn cách cân - nhận xét
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu hs tự làm bài.
- HS làm miệng, làm bảng con. GV nhận xét, Sửa sai,
- Củng cố cách đọc , viết đơn vị kg.
Bài 2:HS đọc yêu cầu:
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. GV giúp HS trung bình, yếu.
- GV chấm. Vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách cộng trừ các số kèm đơn vị đo kg. 
Bài 3: Yêu cầu hs đọc đầu bài 
- HS làm vở 1 HS làm bảng phụ. GV giúp HS trung bình, yếu.
- GV chấm. Vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán liên quan đén đơn vị đo kg. 
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- HS về thực hành tính cộng, trừ đơn vị kg
 Kể chuyện
Người thầy cũ 
 I.Mục tiêu :
HS xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1).
Kể nối tiếp được tong đoạn của câu chuyện (BT2).
HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện; phân vai dưlung lai đoạn 2 của câu chuyện (BT3). 
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 em kể nối tiếp câu chuyện Mẩu giấy vụn. HS kể lại câu chuyện theo vai
- GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới:
 a,Giới thiệu 
- GV treo tranh. HS Quan sát tranh. 
- Giáo viên dẫn chuyện
- HS kể chuyện từng đoạn HS kể chuyện theo nhóm
- Đại diện nhóm kể đoạn 1
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- Gọi HS nhận xét.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho các em 
- Bức tranh vẽ cảnh gì?ở đâu? Vẽ cảnh ba người đang nói chuyện trước cửa lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào? Dũng,thầy giáo,chú Khánh và người dẫn chuyện.
- Ai là nhân vật chính? 
- Chú bộ đội là ai,đến lớp làm gì? Chú bộ đội Là bố của Dũng.đến tìm thầy giáo cũ.
- Khi gặp thầy chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy? ? Bỏ mũ, lễ phép chào
- Chú đã giới thiệu với thầy thế nào? Thưa thầy em là Khánh,đứa học trò ...
- Thầy đã nói gì với bố Dũng? A Khánh.Thầy nhớ ra rồi
- Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về? Em nghĩ gì?? Vâng,thầy không phạt .Nhưng thầy buồn
- Gọi hs kể nối tiếp câu chuyện
- Gọi 1hs kể toàn câu chuyện.
- Tổ chức thi đóng vai giữa các đội
- GV nhận xét tuyên dương
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- Câu chuyện nhắc chúng ta điều gì?
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Ôn : Toán
ki - lô - gam
I.Mục tiêu :
 - Học sinh biết thực hiện phép cộng, phép trừ, so sánh các số kèm đơn vị đo kg.
 - áp dụng kiến thức về phép cộng, phép trừ đơn vị kg để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 9.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 7, 8, 9. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’
Bài 7. (Tr 20) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ kèm đơn vị đo kg dạng bài tập trắc nghiệm.
Bài 8. (Tr 20) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV  ...  3 (a): HS đọc yêu cầu
- HS làm vở. 2 HS làm bảng phụ. 
- GVchấm bài một số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Lời giải: tre, che ; trăng, trắng. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 6.10.2010
Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010
Toán
26 + 5
I.Mục tiêu:
- Giúp hs biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, dạng 26 + 5. 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Que tính - nội dung bài 2,4
- HS: học thuộc bảng cộng 6
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi 2 hs lên bảng thực hiện Đọc thuộc lòng công thức 6 cộng 1 số. 
- Tính nhẩm 6 + 5 + 3, 6 + 9 +2
- GV nhận xét sửa sai.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
b.Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- GV nêu bài toán. HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 26 +5 = 31
- GV yêu cầu hs đặt tính và tính.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính theo cột dọc.
c. HDHS thực hành.
Bài 1: GV gọi hs nêu yêu cầu. 
- GV cho hs làm bảng con. 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 26 + 5.
Bài 3: GV cho hs nêu yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 26 + 5. 
Bài 4: HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng rồi trả lời:
- Đoạn thẳng AB dài 7 cm. Đoạn thẳng BC dài 5 cm. 
- Đoạn thẳng AC dài 12 cm.
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1).
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thời khoá biểu ngày hôm sau kẻ ra giấy.
III. hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- 2 hs lên bảng đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
- GV nhận xét chấm điểm.
2. Bài mới: 35’
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.HDHS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- HS quan sát từng bức tranh trong bài tập 1. 4 HS nói về 4 bức tranh. 
- HS thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu bài. 
- HS quan sát thời khoá biểu và nhận xét về thời khoá biểu ngày hôm sau.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài
- HS quan sát và nhận xét các tiết học ngày hôm sau.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. Các nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp + GV nhận xét chữa bài. 
- GV tuyên dương nhóm làm tốt. 
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà thực hành soạn sách và học bài theo thời khoá biểu.
Đạo đức
Chăm làm việc nhà
I-Mục tiêu:
- HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
+ HS chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,... trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
II-Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
III-Các hoạt động dạy-học: 
1-Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: 30’
- Giới thiệu ghi bảng.
- GV đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”. HS nghe nội dung bài thơ.
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- HS thảo luận và làm vào phiếu.
1- Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà? ( Bạn nhỏ luộc khoai, cùng chị giã gạo)
2-Thông qua những việc đã làm bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ? (Thể hiện tình yêu thương đối với Mẹ).
3-Theo em mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm? ( Mẹ khen bạn và cảm thấy vui mừng, phấn khởi).
- GV kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
* Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì”.
- GV chọn 2 đội, mỗi đội 5 HS.
- GV phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi thử. 
- HS tham gia chơi tích cực.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS tự liên hệ. Một vài HS tự kể những công việc đã làm để giúp bố mẹ.
3- Củng cố dặn dò: 1’ GV nhận xét giờ học.
+ HSvề thực hành chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,... trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ôn : Tập làm văn
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
.Mục tiêu :
 - Biết dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- 1 hs nói lời cảm ơn khi bạn cho mượn bút viết bài.
- 1 hs nói lời xin lỗi khi xếp hàng vào lớp giẫm vào chân của bạn.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 20: Tr 19 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
Bài 21: Tr 20 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
Bài 22: Tr 20 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về thực hành quan sát tranh trả lời câu hỏi. Có ý thứ giữ gì trường lớp sạch đẹp, bảo vệ của công. không vẽ, viết bậy lên bàn ghế, tường của trường học.
Ôn: toán
Luyện bảng 6 cộng với một số
I.Mục tiêu bài học 
- Lyuện bảng 6 cộng với một số.
- Giáo dục hs ham học toán. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng cộng 6.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 13 (tr 21) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố bảng cộng 6 với một số.
Bài 14 (tr 21) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng cộng 6. 
Bài 15 (Tr 21) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách so sánh kết quả các phép tính thuộc bảng cộng 6.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về luyện giải toán.
Luyện viết
Chữ hoa: E, Ê
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ E, Ê hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Em yêu mái trường theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ D hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng . Em yêu mái trường .
- Vở Luyện viết 2, tập hai
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ Đ, Đền
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa E, Ê
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ E, Ê hoa.
- Chữ D hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ E. Ê hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ E, Ê
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Em yêu mái trường .
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Em yêu mái trường nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Em trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Em vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập:HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Đạt, Linh, Quỳnh, Lương,...
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1- 2- 3.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 8.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • doclLop2(1).doc