Toán: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ. 7 + 5.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, từ đó lập và học thuộc bảng công
thức 7 cộng với một số. Củng cố bài toán về nhiều hơn.
2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng chính xác, thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; bảng gài, que tính
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TUẦN 6 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY Hai 27/9/10 Toán Tập đọc Tập đọc 7 cộng với một số : 7 + 5. Mẩu giấy vụn. Mẩu giấy vụn. Ba 28/9/10 Toán K.chuyện Chính tả TN-XH 47 + 5. Mẩu giấy vụn. Tập chép) – Mẩu giấy vụn Tiêu hóa thức ăn. Tư 29/9/10 Tập đọc Toán Tập viết Thủ công Ngôi trường mới. 47 + 25. Chữ hoa Đ Gấp máy bay đuôi rời(tiết 2) Năm 30/9/10 Toán LT &Câu Chính tả Đạo đức Luyện tập. Câu kiểu: Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập. Nghe - viết) Ngôi trường mới. Gọn gàng, ngăn nắp (tiết 2). Sáu 1/10/10 Toán TLV SHL Bài toán về ít hơn Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách. Sinh hoạt tập thể. Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Toán: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ. 7 + 5. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, từ đó lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số. Củng cố bài toán về nhiều hơn. 2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng chính xác, thành thạo. 3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; bảng gài, que tính III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 4-5’ 1-2’ 4-5’ 4-5’ 6-7’ 4-5’ 4-5’ 3-4’ 1-2’ A. Kiểm tra bài cũ - kiểm tra 2HS: - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5. - GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính ? - Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì? - Yêu cầu HS thực hiện trên que tính. - Vậy: 7 + 5 = ? - Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính + - Đặt tính: 7 5 12 vHoạt động2: Lập bảng cộng 7 cộng với một số. - Chia 3 nhóm học sinh thảo luận tìm kết quả. - Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng. - Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc. v Hoạt động 3: Luyện tập. BÀI 1/26: Tính nhẩm: (Y) -Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. - Trong phép cộng khi thay đổi các vị trí số hạng cho nhau thì kết quả ntn? BÀI 2/26 :Tính: (TB) - Gọi HS lên bảng làm và nêu cách làm. - Nhận xét, ghi điểm. BÀI 4/26 : (G) Gọi 1 HS đọc đề toán . - Hướng dẫn tóm tắt : Em : 7 tuổi. Anh hơn em: 5 tuổi. Anh : tuổi ? - Hướng dẫn HS giải bài tóan . - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét – Ghi điểm. BÀI 5/26: (Trò chơi). (CL) - Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên làm tiếp sức. Nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. 3. Củng cố – Dặn dò : - Gọi1 HS đọc lại bảng cộng 7 cộng với một số. - Dặn làm BT3/36. Xem trước bài: “ 47 + 5”. - Nhận xét tiết học. - 1HS làm bài 3/25 - 1 HS lên bảng đặt tính và tính 18 + 35 - Lắng nghe. - Lắng nghe. + Phép cộng 7 + 5 - Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả là:12 que tính.( đếm thêm hoặc gộp) + 7 + 5 = 12 7 + 5 12 - Vài học sinh nhắc lại. - Mỗi nhóm tìm kết quả 2 phép tính. - Nối tiếp nhau nêu kquả từng phép tính. - Đọc thuộc lòng. - 1 HS nêu yêu cầu bài. - Tiếp nối nhau đọc kết quả của từng phép tính. - Không thay đổi. -1 HS nêu yêu cầu bài. - HS lên bảng, lớp làm vào vở - 1 HS đọc đề toán. - 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề tóan. -1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. -HS nêu yêu cầu bài. -2 nhóm làm thi đua tiếp sức. a. 7 + 6 = 13. b. 7 - 3 + 7 = 11. - 1 HS đọc bảng cộng. Tập đọc: MẨU GIẤY VỤN. A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ:rộng rãi,sáng sủa,mẩu giấy,xì xào,nổi lên, - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt giữa người kể chuyện với lời nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. 3. Giáo dục: Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp. B.Đồ dùng dạy-học : Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc. C. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Tiết 1 TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của giáo viên. 4-5’ 1-2’ 30-32’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài “Mục lục sách” và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề 2.Luyện đọc: a.Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Nhắc cách đọc b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: -Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. +Rút từ : rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, xì xào, nổi lên, * Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài. - Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp: + Lớp ta quá! // Thật đáng khen! // + Các em biết / mẩu giấy đang nói gì nhé. // - Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm. * 1 HS đọc toàn bài. 3. Nhận xét tiết học. - Nhận xét tiết học - 2 HS lên đọc bài và TLCH: - Lắng nghe. - Theo dõi bài đọc ở SGK. -Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. - Luyện đọc từ khó . -Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. + Giọng khen ngợi + Giọng nhẹ nhàng,dí dỏm. - Hiểu nghĩa từ mới. -Đọc từng đoạn trong nhóm -Đại diện các nhóm thi đọc. - Lắng nghe. Tiết 2. TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 4-5’ 1-2’ 14-15’ 14-15’ 2-3’ A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS đọc bài “Mẩu giấy vụn”. Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ? - Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? (TB) - Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? (TB) - Có thật đó là lời của mẩu giấy nói không? Vì sao? (G) - Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở học sinh điều gì? (CL) Giới thiệu tranh giảng, liên hệ giáo dục tư tưởng HS. v Hoạt động 2: Luyện đọc lại. - Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai(cô giáo, bạn gái, bạn trai, học sinh cả lớp, người dẫn chuyện) thi đọc toàn truyện. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất. 3. Củng cố – Dặn dò : - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trường lớp sạch đẹp? - Dặn:Về luyện đọc lại bài. Xem bài: “Ngôi trường mới.ø”. - Nhận xét tiết học. - HS1: Đọc đoạn 1;2 . - HS2: Đọc đoạn 3 . - HS3: Đọc đoạn 4. - Lắng nghe. + 1HS đọc đoạn 1 - Ở ngay giữa lối ra vào,rất dễ thấy. + Cả lớp đọc thầm đoạn 2. - Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy nói gì. - HS đọc đoạn 3,4 + Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác + Không. Vì mẩu giấy không biết nói. + Phải giữ vệ sinh trưởng ớp luôn sạch đẹp. - 4 HS của mỗi nhóm tự chọn vai lên thi đọc toàn truyện.. - HS phát biểu ý kiến. + Không vứt rác bừa bãi, phải giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp - Lắng nghe. Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010. Toán: 47 + 5. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 47 + 5.Củng cố giải bài toán về nhiều hơn. 2.Kỹ năng: Rèn HS làm tính , giải toán đúng, chính xác, nhanh, thành thạo. 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, nhanh nhẹn, yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: Bảng cài + que tính + bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 4-5’ 1-2’ 10-12’ 9-10’ 5-6’ 2-3’ A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra 3 HS - Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp và ghi đề bài . 2.Giảng bài: v Hoạt động1: Giới thiệu phép cộng 47 + 5. - GV nêu bài toán: Có 47 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính? - Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì? -Yêu cầu HS thực hiện trên que tính.tìm kết quả. - Vậy: 47 + 5 = ? - Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính + 47 5 52 v Hoạt động 2: Luyện tập. BÀI 1/27: (Y) - Bài 1 yêu cầu gì? - Em thực hiện tính theo thứ tự nào? - Gọi HS lên bảng làm bài. BÀI 3/27 :Gọi 1 HS đọc đề. (CL) - Đính tóm tắt lên bảng ( như SGK). - Hướng dẫn HS giải bài toán. - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính kết quả của phép cộng: 47 + 5. - Dặn HS về nhà làm bài tập 2,4/27.Xem trước bài: “ 47 + 25”. - Nhận xét đánh giá tiết học. - 2 HS HTL bảng cộng 7 -1HS lên bảng đặt tính và tính: 8 + 7; 7 + 9 - Lắng nghe. - Lắng nghe. + Phép cộng 47 + 5. -Thao tác trên que tính và trả + 52. 47 * 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1. + 5 * 4 thêm 1 bằng 5 ,viết 5. 52 - Vài HS nhắc lại. - Tính. - Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. -HS lên bảng mỗi lần 2 em, mỗi em làm 2 câu. Lớp làm vào vở. - 1 HS đọc đề - 2 em nhìn tóm tắt nêu lại đề toán. -1 HS lên bảng, lớp làm vở. - Nhắc lại. - Lắng nghe. Kể chuyện: MẨU GIẤY VỤN. I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn của câu chuyện: “Mẩu giấy vụn”. - Biết kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết dựng lại câu chuyện theo vai. 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; Kể tiếp được lời bạn. 3. Giáo dục : Ý thức tốt việc giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. II.Đồ dùng dạy- hoc : Tranh minh hoạ ( Như SGK ). III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 4-5’ 1-2’ 10-12’ 17-18’ 1-2’ A. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì? - Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể câu chuyện “ chiếc bút mực”. GV nhận xét – cho điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài Trực tiếp và ghi đề . 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Dựa theo tranh kể chuyện . - Kể chuyện trong nhóm. - Gọi đại diện các nhóm lên thi kể ( từng đoạn).. + Cả lớp và GV nhận xét. v Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện. - Câu chuyện này gồm có những nhân vật nào? - Chia lớp thành các nhóm, tự phân vai thi kể toàn truyện. - Yêu cầu các nhóm lên thi kể chuyện. + Lần 1: HS nhìn sách kể. + Lần 2: HS kể không cần nhìn sách. -Yêu cầu HS nhận xét từng vai, bình chọn nhóm, cá nhân kể tốt. - GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 3. Củng cố – Dặn dò: - Câu chuyện khuyên em điều gì? - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Đọc trước câu chuyện:"Người thầy cũ”õ. - Nhận x ... nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai. + Nhóm1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ + Nhóm 2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ + Nhóm 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ - Mời 3 nhóm lên trình bày. - Em nên cùng mọi người làm gì với nơi ở của mình ? Kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. v Hoạt động 2: Tự liên hệ. - Yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a,b,c. + a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi. + b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. + c: Thường nhờ người khác làm hộ. - GV đếm số HS theo mỗi mức độ và ghi bảng số liệu vừa thu được. - Yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm. - Khen các HS nhóm a và nhắc nhở, động viên các nhóm khác. - Đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường. - Hướng dẫn rút ra kết luận chung (như SGV). 3. Củng cố – Dặn dò: - Vì sao cần sống gọn gàng , ngăn nắp ? - Dặn HS về sắp xếp nơi học, nơi sinh hoạt cho gọn gàng ngăn nắp. - Xem trước bài: “ Chăm làm việc nhà”. - Nhận xét tiết học. - 2HS trả lời. -HS lắng nghe. - Làm việc theo nhóm ( 3 nhóm). + Em cần dọn mâm trước khi đi chơi. + Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim. + Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu. - 3 nhóm lần lượt lên đóng vai. + Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. - Giơ tay chọn 1 trong 3 mức độ. - So sánh các số liệu. -HS trả lời. + Làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp -Lắng nghe. Thứ sáu ngày1 tháng 10 năm 2010. Toán: BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Củng cố khái niệm “ít hơn” và biết cách giải bài toán về ít hơn (dạng đơn giản). 2.Kỹ năng: HS giải bài toán về ít hơn đúng, chính xác, nhanh, thành thạo. 3.Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, nhanh nhẹn, yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi tóm tắt BT1 SGK, hình vẽ tóm tắt BT2 và mô hình các quả cam. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 4-5’ 1-2’ 10-12’ 8-9’ 8-9’ 2-3’ A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 24 + 17 ; 67 + 9 -Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Giảng bài: vHoạt động 1: Giới thiệu bài toán về ít hơn. Bài toán: Cành trên có 7 quả cam ( gắn 7 quả cam lên bảng). Cành dưới ít hơn cành trên 2 quả cam (gắn 2 quả cam lên bảng). Hỏi cành dưới có mấy quả cam? * Vừa hỏi, vừa tóm tắt bài toán lên bảng. - Hàng trên có mấy quả cam? (7quả cam được biểu thị bằng đoạn thẳng) - Số cam ở hàng dưới như thế nào so với số cam ở hàng trên. - Ít hơn mấy quả? (phần này gọi là phần ít hơn) - Bài toán hỏi gì? Hàng trên: 7quả cam Hàng dưới: 2 quả ? quả cam * Hướng dẫn HS giải bài toán: - Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam em làm thế nào? - Em hãy nêu lời giải của bài toán?( Ghi bảng) * Kết luận: Ta nói rằng số cam ở hàng trên là số lớn Số cam ở hàng dưới là số bé. Vậy muốn tìm số bé ta làm thế nào? v Hoạt động 2: luyện tập. BÀI 1/30: (CL)- Gọi HS đọc đề toán . - Đính tóm tắt lên bảng (như SGK). - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét- Ghi điểm. BÀI 2/30 : (CL) Gọi 1 HS đọc đề tóan. - Đính tóm tắt (như hình vẽ SGK) lên bảng. - Lưu ý “thấp hơn” là “ít hơn”. -Hướng dẫn HS giải bài tóan . - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét – Ghi điểm . 3. Củng cố – Dặn dò : - Hôm nay ta vừa học dạng toán gì? - Muốn tìm số bé ta làm thế nào? - Dặn: Xem trước bài: “ Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Hàng trên có 7 quả cam. - Số cam ở hàng dưới ít hơn số cam ở hàng trên. - Ít hơn 2 quả. - Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam. * 3 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - Phép trừ. - 1 HS đọc lời giải và phép tính. - Muốn tìm số bé ta lấy số lớn trừ đi phần ít hơn. (nhiều HS nhắc lại) - 3 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. - Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam - 1HS lên bảng, lớp giải vào vở - 1 HS đọc. - Theo dõi. - 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề tóan. - 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở. - Bài toán về ít hơn. - Lấy số lớn trừ đi phần hơn. Tập làm văn: KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH. I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói : Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định. 2. Rèn kĩ năng viết : Biết tìm và ghi lại mục lục sách. 3. Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn các câu mẫu bài tập 1,2 ở SGK. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1 4 32 1 31 3 A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra tập làm văn tuần 5 Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp, ghi đề 2. Giảng bài: Bài 1: (miệng). - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . - Gọi 1 HS đọc câu mẫu ở SGK - Nêu các câu trả lời thể hiện sự đồng ý ? - Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý? - Khi muốn nói, viết các câu có nghĩa khẳng định hay phủ định ta thêm các từ nào vào trong câu? - Gọi 3 HS thực hành với câu hỏi a. Em có đi xem phim không? - Chia nhóm ( nhóm 3 em) thực hành trong nhóm với các câu còn lại. Yêu cầu HS hỏi đáp theo mẫu trong SGK . - Tổ chức thi hỏi – đáp giữa các nhóm (câu b,c) - Ghi bảng câu trả lời đúng. Bài 2 : (Miệng). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Giúp HS nắm yêu cầu bài. - Cho cả lớp suy nghĩ đặt 1 câu theo mẫu ( như SGK). Sau đó gọi HS đứng tại chỗ trả lời. - Nhận xét câu trả lời. Bài 3: (viết) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS viết 2 tên truyện, tên tác giả, số trang trong mục lục. - Nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò : - Vừa rồi các em học bài gì ? Nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS xem trước bài: “Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu”. - Nhận xét tiết học. - HS1: Dựa theo tranh kể lại câu chuyện bức vẽ -HS 2: Đọc mục lục sách các bài tập đọc ở tuần 6. - Lắng nghe. - Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu. - 1 HS đọc câu mẫu ( SGK). - Có, em rất thích đọc thơ. - Không, em không thích đọc thơ. - Khẳng định: có; phủ định: không. - 3 HS đứng tại chỗ thực hành - Các nhóm thảo luận, thực hành hỏi đáp trong nhóm . - HS1: Em (bạn) có đi xem phim không? - HS2 : Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim. - HS3 : Không, em ( tớ ) không thích đi xem phim. - 1HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc bài mẫu. - 3 HS đặt câu. Ví dụ: a. Cây này không cao đâu. b. Cây này có cao đâu. c. Cây này đâu có cao. - 1HS đọc yêu cầu bài. - HSviết bài. - 5-7 HS đọc bài viết. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe. MĨ THUẬT: VẼ TRANG TRÍ:VẼ ĐẬM , VẼ NHẠT. I. Mục tiêu: 1 .Kiến thức: Giúp Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm,đậm vừa,nhạt. 2.Kĩ năng: HS tạo được những sắc độ đậm,nhạt trong bài vẽ trang trí,vẽ tranh. 3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học vẽ. II. Chuẩn bị: - GV: Hình minh họa 3 sắc độ: đậm,đậm vừa,nhạt. Tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt; phấn màu. - HS: Vở tập vẽ, bút chì,tẩy,màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1 3 28 1 27 3 I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở vẽ, đồ dùng học tập môn. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài “ Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt” - Ghi đề lên bảng. 2. Giảng bài: vHoạt động1:Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét. - Giới thiệu tranh,ảnh và gợi ý HS nhận biết: + Độ đậm. + Đậm vừa. + Độ nhạt. v Hoạt động2: Cách vẽ đậm,vẽ nhạt. - Nêu yêu cầu HS thực hành vẽ 3 bông hoa giống nhau. + Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhụy, lá. + Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt. - Cho HS xem hình minh họa để biết cách vẽ. - Hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ đậm: đưa nét mạnh,nét đan dày. + Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa. + Có thể vẽ bằng màu hay bút chì. v Hoạt động3 : Thực hành. Theo dõi,giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. v Hoạt động4: Nhận xét,đánh giá. Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình yêu thích. IV. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS nhắc lại cách vẽ đậm,vẽ nhạt. - Chuẩn bị bút chì,màu tô để tiết sau vẽ tranh. - Hát - Lắng nghe. - Quan sát tranh và trả lời. - Lắng nghe - Quan sát tranh và nhận xét. .- Quan sát hình vẽ. - Thực hành vẽ đậm,vẽ nhạt vào 3 bông hoa ở vở tập vẽ. -Nhận xét,đánh giá bài vẽ của bạn. - 1 HS trả lời. ÂM NHẠC HỌC HÁT : “MÚA VUI”. I.Mục tiêu: 1.Kiến thức:GiúpHS biết hát bài hát:“Múa vui”.Biết được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là t.giả của bàihát 2.Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca. 3.Thái độ: GD HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV: Hát chuẩn xác bài:“Múa vui”; Nhạc cụ, máy nghe và băng nhạc; thanh phách, tranh ảnh thiếu nhi đang múa hát. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1 3 28 1 27 3 I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS hát bài hát: “Xòe hoa”. - GV nhận xét. III. Bài mới : 1. Giới thiệu: Hôm nay các emhát bài:“ Múa vui” của tác giả Lưu Hữu Phước. 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Dạy bài hát “ Múa vui”. - Giới thiệu tên bài hát,tác giả,nội dung. - Cho HS nghe băng hát mẫu bài hát. - Cho HS đọc lời ca.Hướng dẫn HS đọc theo tốc độ vừa phải,chú ý phân chia chỗ ngắt. - Dạy hát từng câu. v Hoạt động2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc vỗ tay theo nhịp. Ví dụ: - Vỗ tay theo phách: Cùng nhau múa xung quanh vòng. x x x x - Vỗ tay theo nhịp: Cùng nhau múa xung quanh vòng. x x - Hát kết hợp vận động. - Dùng thanh phách đệm theo bài hát. - Gọi HS xung phong hát lại bài hát. IV. Củng cố – Dặn dò: - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Dặn: Về học thuộc bài hát và tâïp đánh nhịp. - Nhận xét tiết học. - Lớp hát. - 2 em hát. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Đọc lời ca. - Cả lớp tập hát. - HS tập hát theo nhóm. - Hát kết hợp vỗ tay theo phách. - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Cả lớp hát theo GV hướng dẫn. - 3-4 em hát lại bài hát, cả lớp lắng nghe - Cả lớp hát. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: