Giáo án Lớp 2 tuần 6 (5)

Giáo án Lớp 2 tuần 6 (5)

VỚI MỘT SỐ 7 + 5

I.MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5,lập được bảng 7 cộng với một số: BT2.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng: BT1.

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn: BT4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Que tính - bảng gài

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài:

 

doc 26 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 6 (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Ngày soạn: 25.09.2010
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010
Chào cờ: tập trung toàn trường giáo viên trực ban soạn giảng
Toán
7 cộng với một số 7 + 5
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5,lập được bảng 7 cộng với một số: BT2. 
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng: BT1.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn: BT4.
II.Đồ dùng dạy học:
Que tính - bảng gài
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài: 
Hà cao : 88cm
Ngọc cao hơn Hà: 5 cm
Ngọc cao: ...cm?
- GV nhận xét bổ sung.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu phép cộng 7 + 5.
- GV nêu bài toán
- HS thao tác trên que tính , 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào? (Thao tác que tính ).
- Yêu cầu hs sử dụng que tính tìm ra kết quả 7 + 5 = 12.
- Đặt tính rồi tính 7 + 5
- GV yêu cầu lập công thức 7 cộng với 1 số - học thuộc lòng.
- HS nối tiếp báo cáo kết quả.
7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 7 + 6 = 13 7 + 7 = 14 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16
- HS tự làm sau đó kiểm tra chéo nhau
- GV xoá dần cho hs học thuộc lòng
c. Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau nêu miệng kết quả. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- HS nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 2hs làm bảng phụ.GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng cộng 7 cộng với một số.
Bài 4: GV gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn .
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- Học thuộc lòng bảng 7 cộng một số.
Tập đọc
mẩu giấy vụn
I. Mục tiêu:
-Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. (trả lời được CH 1, 2, 3).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II. Đồ dùng dạy học:
. Tranh minh hoạ.
. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 2HS đọc bài Cái trống trường em.
- Cả lớp + GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn: Rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào...
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn ngắt giọng.
- Lớp học rộng rãi/ sáng sủa/ và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào//... 
- HS đọc chú giải. 
- GV giải thích từ khó 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.(ĐT, CN; từng đoạn, cả bài)
Tiết 2
c. Tìm hiểu nội dung: 
- GV cho HS đọc đoạn 1.
- Mẩu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không? ( Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lỗi ra vào).
- HS đọc đoạn 2
- Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?( Cô yêu cầu cả lớp nghe sau đó nói lại mẩu giấy nói gì).
- HS đọc đoạn 3
- Tại sao cả lớp lại xì xào? (Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì).
- Khi cả lớp đang hưởng ứng lời của bạn trai thi chuyện gì xảy ra? (Một bạn gái đứng lên nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác).
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? ( Bạn gái nói nghe được lời của mẩu giấy”các bạn ơi! hãy bỏ tôi vào sọt rác!”)
- Đó có đúng là lời của mẩu giấy không? (Đó không phải là lời của mẩu giấy).
- Tại sao bạn gái nói được như vậy? ( Vì bạn gái hiểu được lời của cô giáo muốn nhắc).
- Tại sao cô giáo lại muốn nhắc các em cho rác vào thùng? (HS biết giữ vệ sinh trường học để trường luôn sạch đẹp).
d. GV tổ chức cho HS thi đọc. 
- 3, 4 nhóm hs tự phân các vai thi đọc lại toàn truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
3.Củng cố dặn dò: 1’
- Em thích nhất nhân vật nào trong chuyện. HS trả lời theo suy nghĩ
- HS liên hệ thực tế
- GV nhận xét bài học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Ôn : Toán
 7 cộng với một số 7 + 5
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, HS biết cách cộng có nhớ dạng 7 + 5.
- áp dụng kiến thức về phép cộng trên để làm toán.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 4.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 7. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’
Bài 1. (Tr 16) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 7 + 5.
Bài 2. (Tr 16) VBT: HS đọc yêu cầu.
-- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 7 + 5.
Bài 3. (Tr 16) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách nối theo mẫu dựa vào bảng cộng 7.
Bài 4: (Tr 16) VBT: HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm làm.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách tính tổng hai số dạng 7 + 5. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 26.9.2010
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
Chính tả (tập chép)
Mẩu giấy vụn
I. Mục tiêu:
- HS chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được BT2, BT3(a)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài chính tả.
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2HS lên bảng viết: long lanh, non nước, chen chúc, ...
- GV nhận xét chấm điểm.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ. YC của tiết học.
b. Hướng dẫn tập chép. 
- GV đọc mẫu lần 1 HS theo dõi.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? (Bài Mẩu giấy vụn).
- Đoạn này kể về ai? (Về hành động của bạn gái).
- Bạn gái đã làm gì? (Bạn gái đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác).
- Bạn nghe thấy mẩu giấy nói gì? ( Các bạn ơi! hãy bỏ tôi vào sọt rác!)
- Đoạn văn có mấy câu? (6 câu).
- Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy ngoài dấu phẩy còn các dấu câu nào? ( Có 2 dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than...)
- HS viết từ khó: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác..
- GV nhận xét sửa sai.
- GV đọc HS viết.
- GV đọc soát lỗi.
- GV thu bài chấm, chữa, nhận xét.
c. HD làm bài tập chính tả.
Bài 2: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng con. 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
a. Mái nhà, máy cày.
b. thính tai, giơ tay.
c. chải tóc, nước chảy, 
Bài 3: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 2hs làm bảng phụ.GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm chữa vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
a. xa xôi, sa xuống / phố xá, đường sá.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập 3(b).
Ôn : Toán
47 + 5 
I.Mục tiêu :
 - Học sinh biết cách cộng có nhớ dạng 47 + 5.
 - áp dụng kiến thức về phép cộng trên để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 5.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 7. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’
Bài 4. (Tr 14) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 47 + 5.
Bài 5. (Tr 17) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách nhận dạng hình chữ nhật.
Bài 6. (Tr 17) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tính độ dài đoạn thẳng dạng bài tập trắc nghiệm.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn: Luyện từ và câu
Tên riêng và cách viết tên riêng
I. Mục tiêu:	
- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được qui tắc viết hoa tên riêng; Bước đầu biết viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 11.
III. Các hoạt động dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
- Gọi HS tìm một số từ chỉ tên người, tên vật. 2 em trả lời miệng.
- GVNX ghi điểm cho từng em.
2. Bài mới: 34’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HDHS làm bài tập
Bài tập 11: HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
- HS làm bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày bảng.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bảng nhóm.
Đáp án đúng: D. Tất cả các tên riêng trên.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Đáp án đúng: B . Dòng sông cửu long.
- Củng cố cách viết hoa tên riêng.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Đáp án đúng: B . Lê Nguyên Hải.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn: 26.9.2010
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán
47 + 5
I.Mục tiêu :
 - HS biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
II.Đồ dùng dạy học:
Que tính - nội dung bài 2
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:4’
Gọi 2 hs lên bảng Đọc thuộc bảng cộng 7. 
Nhận xét bổ sung
2.Bài mới: 30’
a,Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu 47 + 5
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả: 47 + 5 = 52. Ta có phép tính:
- HDHS đặt tính và tính.
+
47
7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1
5
4 thêm 1 bằng 5 viết 5
52
- GV nhận xét, sửa sai.
b. Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 2hs làm bảng phụ.GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
Bài 3: GV gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm  ... ố cách giải toán có lời văn bằng một phép trừ.
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Khẳng định - Phủ định
Luyện tập về mục lục sách
I.Mục tiêu :
- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.(BT1, BT2).
- Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3).
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các câu mẫu của bài tập 1,2
- Mỗi học sinh chuẩn bị một tập truyện thiếu nhi.
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bài tập 1, Tiết tập làm văn tuần 5.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 
2.Bài mới: 35’
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.HDHS làm bài tập.
Bài 1(làm miệng): Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Một nhóm 3 hs thực hành hỏi- đáp theo mẫu trong SGK. Trả lời bằng 2 cách theo mẫu
- Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý? (Có em rất thích đọc thơ).
- Câu trả lời nào thể hiện sự không đồng ý? (Không em không thích đọc thơ).
- Từng nhóm 3 hs thực hành hỏi đáp, trả lời lần lượt các câu hỏi. GV viết lên bảng.
HS1: Em có đi xem phim không?
HS2: Có, em rất thích đi xem phim
HS3: Không, em không thích đi xem phim.
Bài 2: Gọi một HS đọc đầu bài.
- Gọi 3 HS đặt 3 câu theo mẫu. Giáo viên nhận xét bổ sung.
VD: Cây này không cao đâu.
 Cây này có cao đâu.
 Cây này đâu có cao.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài. 
- Tìm mục lục cuốn truyện của mình HS đọc mục lục sách.
- Yêu cầu vài HS đọc mục lục sách của mình.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Gọi 5 em nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
GV nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc sách tham khảo và xem mục lục.
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp ( tiếp theo )
I-Mục tiêu:
- HS biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
+ HS biết liên hệ sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
II-Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, sách vở.
III-Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ: 4’
- Hs nêu phần ghi nhớ giờ trước.
2-Bài mới: 30’
- Giới thiệu ghi bảng.
- GV cho HS kể về cách giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập.
- HS kể về cách giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập của mình.
- HS cả lớp nhận xét.
- GV khen những HS đã biết giữ gọn gàng, ngăn nắp.
* Trò chơi: Gọn gàng, ngăn nắp.
- GV phổ biến luật chơi. HS nghe phổ biến luật chơi.
- GV yêu cầu HS lấy tất cả đồ dùng học tập để lên bàn không theo thứ tự.
- HS để tất cả đồ dùng lên bàn.
+Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập.
+Vòng 2: Thi lấy đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện chơi thật nhanh, gọn gàng nhất.
- HS lấy nhanh và đúng.
- GV tổng kết cuộc thi.
- GV kể chuyện “Bác Hồ ở Pác-bó” cho cả lớp nghe.
- HS nghe nội dung câu chuyện.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hỏi:
1-Câu chuyện này kể về ai? nội dung gì? (Kể về Bác Hồ)
2-Qua câu chuyện này em học tập được điều gì? (HS nêu ý kiến của mình).
3-Em hãy đặt tên cho câu chuyện? (HS thảo luận và đặt tên cho câu chuyện).
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nêu phần ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ôn : Tập làm văn
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
I.Mục tiêu :
 - Biết dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- 1 hs nói lời cảm ơn khi bạn cho mượn bút viết bài.
- 1 hs nói lời xin lỗi khi xếp hàng vào lớp giẫm vào chân của bạn.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 20: Tr 19 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
Bài 21: Tr 20 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
Bài 22: Tr 20 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết quan sát tranh vẽ trả lời đúng câu hỏi.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về thực hành quan sát tranh trả lời câu hỏi. Có ý thứ giữ gì trường lớp sạch đẹp, bảo vệ của công. không vẽ, viết bậy lên bàn ghế, tường của trường học.
Ôn: toán
Luyện tập
I.Mục tiêu bài học 
- Lyuện giải toán về nhiều hơn bài toán có lời văn bằng một phép tính.
- Giáo dục hs ham học toán. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng cộng 8, 9.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 13 (tr 15) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách giải toán dạng bài tập trắc nghiệm.
Bài 14 (tr 16) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán theo sơ đồ dạng bài tập trắc nghiệm. 
Bài 15 (Tr 16) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về nhiều hơn.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về luyện giải toán về nhiều hơn.
Luyện viết
Chữ hoa: D
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ D hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Danh lam thắng cảnh theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ D hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng . Danh lam thắng cảnh.
- Vở Luyện viết 2, tập hai
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ C, Chăm..
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa: D
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ D hoa.
- Chữ D hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ D hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ D
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Danh lam thắng cảnh.
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Danh trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Danh vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Khá Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập:HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, ánh, Công, Mai, Lương,.
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1-3. Động viên tổ 2 tuần sau cố gắng hơn.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 6.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.
An toàn giao thông: Bài 6
Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I. Mục tiêu bài học
- HS biết những qui định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy, mô tả được động tác khi lên xuống xe và ngồi xe.
- HS thực hiện được động tác lên, xuống, ngồi xe, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK, mũ bảo hiểm.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
* Hoạt động2: Nhận biết các hành vi đúng sai khi ngồi xe đạp, xe máy.
- Chia lớp làm 4 nhóm, hs quan sát hình vẽ, nhận xét.
- Đại diện các nhóm trình bày, giải thích.
- GV hỏi thêm về cách lên xuống xe và ngồi xe. HS trả lời.
* GVKL: Khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em cần chú ý:
+ Lên xuống xe ở phía bên trái, quan sát phía sau trước khi lên xe.
+ Ngồi phía sau người điều khiển xe.
+ Bám chặt vào eo người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe.
+ Không bỏ hai tay, không đung đưa chân.
+ Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
* Hoạt động 3:Thực hành và trò chơi.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức cho hs thực hành thể hiện tình huống, GV nhận xét, bổ xung.
*GVKL: Các em cần thực hiện đúng những động tác và những qui định khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn cho bản thân.(Ôm chặt người ngồi đằng trước không vung tay,vung chân).
- Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện đúng những qui định khi ngồi trên xe máy, xe đạp? (Gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng).
IIII. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại những qui định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2(23).doc