Giáo án Lớp 2 tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh

Giáo án Lớp 2 tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh

Tập đọc: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (2 TIẾT)

 I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó: Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, suýt khóc Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nghĩa các từ mới; hiểu ND: tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi trả lời được CH5).

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
˜&™
Thứ hai Ngày soạn: 01/ 5/ 2011
 Ngày giảng: 02/ 5/ 2011
Tập đọc: người làm đồ chơi (2 Tiết)
 I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó: Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, suýt khóc  Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Hiểu nghĩa các từ mới; hiểu ND: tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi trả lời được CH5).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Lượm
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
* Luyện đọc câu.
- Luyện đọc từ khó: Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, suýt khóc  
* Luyện đọc đoạn:
- HD luyện đọc câu dài.
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét tuyên dương .
- Đọc toàn bài .
Tiết 2
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Bác nhân làm nghề gì?
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Vì sao bác nhân định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi cuối cùng?
- Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào?
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
HĐ3: Luyện đọc lại.
- GV HD HS đọc theo vai.
- Yêu cầu HS đọc theo vai trong nhóm
- Gọi HS thi đọc theo vai
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung của bài muốn nói gì?
- Em thích nhân vật nào, vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về nhà đọc bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc cá nhân. 
- HS đọc luện đọc: Các bạn ngắm đồ chơi,/ tò mò xem bác nặn những ông Bụt,/ Thạch Sanh,/ Tôn Ngộ Không,/ những con vịt,/ con gà,/  sắc màu sặc sỡ.//
- HS luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
- Các nhóm thi đọc.
- HS thực hiện đọc toàn bài.
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi. 
- HS trả lời.
- Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác trở nên ế ẩm 
- Nối tiếp trả lời.
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi 5 theo ý thích.
- Trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Một số em đọc cả bài.
- HS tự nhận vai và đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS nêu nội dung bài.
- HS nối tiếp nhau nêu.
Toán: (T166) Ôn tập về phép nhân và phép chia (tiếp).
 I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm (Bài 1). Biết tính giá trị biểu thức có hai phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học) - (Bài 2). Biết giải bài toán có một phép chia (Bài 3. Nhận biết một phần mấy của một số (Bài 4). HS khá, giỏi làm thêm BT5.
- Rèn kỹ năng làm tính và giải toán thành thạo.
- GD HS yêu thích môn học.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm BT 2 - 172 SGK. 
- Chấm 1 số vở của HS
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD làm bài tập. 
Bài 1: Tính nhẩm
- Tổ chức trò chơi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: 
- Gọi 1 em đọc đề bài toán.
- HD HS tự giải bài vào vở.
Bài 4:
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 và nêu kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm BT.
- HS tham gia chơi.
- Làm vào vở ô li
 2 em lên bảng làm và nêu cách tính.
- 1 HS đọc
- HS giải bài vào vở
 1 em lên chữa bài. Lớp nhận xét.
- Làm bài theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm nêu kết quả và giải thích.
- Thi đua theo dãy 
- Nêu kết quả, nhận xét.
Thứ ba Ngày soạn: 01/ 5/ 2011
 Ngày giảng: 03/ 5/ 2011
Kể chuyện: Người làm đồ chơi 
 I. Mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý tóm tắt dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện, HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết kể tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- GD học sinh yêu thích môn học.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể truyện: Bóp nát quả cam
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: Kể từng đoạn theo tóm tắt.
- HD HS thảo luận theo nhóm 3.
HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện.
- Y/c HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
- 4HS nối tiếp kể 4 đoạn truyện: “Bóp nát quả cam”.
- HS đọc yêu cầu và đọc tóm tắt từng đoạn
- Kể trong nhóm 3, mỗi em một đoạn.
- Các nhóm thi kể
- Nối tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- 3 - 4 HS nêu.
Toán): (T167):	 Ôn tập về đại lượng
 I. Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6 (Bài 1a).
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản (Bài 4a, b).
- Biết giải bài toán có gắn với các số đo (Bài 2, 3). 
- HS khá, giỏi làm thêm các bài tập còn lại.
- GD HS ý thức tự giác học bài.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm BT3, 5 - 173 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu
- Y/c HS thảo luận.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi 1 em đọc đề bài toán.
- HD HS giải bài vào vở.
- Lưu ý Hs cách đặt lời giải.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3. 
- Tương tự BT 2.
Bài 4 
- Y/c HS ước lượng và viết kết quả vào vở.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về ôn bài.
- 2 em lên bảng làm BT.
- Thảo luận cặp đôi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS đọc đề
- HS giải bài vào vở. 
1 em lên bảng làm:
- HS làm BT vào vở.
- Thi đua nêu kết quả theo nhóm
- Nhận xét bài bạn.
Chiều:
Chính tả: (NV) người làm đồ chơi
 I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện: Người làm đồ chơi.
- Làm được BT 2a/ b hoặc 3a/ b.
- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết các từ: Quốc Toản, căm giận, ấm ức ...
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả. 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- Đọc đoạn viết.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
- Tìm tên riêng trong bài? 
- Những chữ đó được viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
xuất hiện, cuối cùng, chuyển .
- Nhận xét, sửa sai.
d) Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm, chữa bài.
HĐ2: HD làm bài tập.
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện viết lại bài.
- Lớp viết bảng con, 2 em viết bảng lớp.
- Nhận xét bạn trên bảng viết.
- HS lắng nghe.
1 em đọc lại.
- HS nêu.
- Nhân.
- Viết hoa những cái đầu câu, đầu bài.
- Viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập.
HS lên chữa bài.
- Lắng nghe.
BD - PĐ TV: ôn luyện từ và câu
 i. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về từ ngữ về Bác Hồ, nghề nghiệp.
- Vận dụng vốn từ đã học để đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Như thế nào?
- Giáo dục HS tình cảm kính trọng, biết ơn đối với Bác.
 II. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu nội dung bài ôn.
HĐ1: HD học sinh làm một số bài tập.
Bài 1: Tìm một số từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 :Tìm một số từ ngữ về các nghề mà em biết.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
- Hoa cải nở vàng bên bờ sông.
- Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng.
- GV nhận xét, bổ sung.
*Bài cho HS Khá - Giỏi:
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn kể về nghề nghiệp của bố hoặc mẹ em.
- HD HS viết bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học. về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm miệng.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh làm vở.
- Đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- Làm bài vào vở.
- Một số em dọc bài làm trước lớp.
- Nghe để thực hiện.
SHTT: Thực hành vệ sinh răng miệng
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách đánh răng đúng cách để giữ vệ sinh răng miệng.
- Vận dụng vào việc đánh răng hàng ngày.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
HĐ1: HĐ cả lớp.
- Thế nào là răng khỏe và đẹp?
- Vì sao răng bị sâu?
- Vậy thì chúng ta phải làm thế nào để khỏi bị sâu răng?
- Một ngày em đánh răng mấy lần?
HĐ2: Thực hành đánh răng.
GV hướng dẫn cách đánh răng trên mô hình.
GV quan sát và hớng dẫn thêm.
3. Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét giờ học, tuyên dương.
- Về nhà cần đánh răng hàng ngày để giữ sạch răng miệng.
- Răng trắng, không bị sâu.
- HS trả lời.
- HS cho nhiều ý kiến.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
Một số em nêu lại cách đánh răng.
- HS thực hành đánh răng trên mô hình.
Thứ tư Ngày soạn: 01/ 5/ 2011
 Ngày giảng: 04/ 5/ 2011
Tập đọc: đàn bê của anh hồ giáo
 I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch toàn bài; đọc đúng các từ khó: trập trùng, gặm cỏ, quấn quýt, nhảy quẩng  Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý. Hiểu nghĩa các từ mới trong SGK. Hiểu nội dung: Hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo (Trả lời được câu hỏi 1, 2; HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3).
- Rèn kỹ năng đọc to. rõ ràng và đọc hay.
- GD học sinh biết yêu lao động và tham gia làm một số công việc nhỏ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Người làm đồ chơi.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc mẫu.
* Luyện đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó: trập trùng, gặm cỏ, quấn quýt, nhảy quẩng 
*Luyện đọc đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài.
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
 Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
- Không khí và bầu trời mùa xuân trê ...  vẽ hình theo mẫu (Bài 2). HS khá, giỏi làm thêm BT 3.
- Rèn kỹ năng nhận biết các hình thành thạo.
- GD HS ý thức tự giác học bài.
 II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra một số vở HS.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, sửa bài .
Bài 2: Vẽ hình theo mẫu.
- HD HS vẽ vào VBT.
Bài 4:
- HD làm theo 2 cách.
Cách 1: Ghi tên hình.
Cách 2: Đánh số vào hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập vẽ hình chuẩn bị tiết sau.
- Đặt VBT lên bàn.
- 2 HS đọc.
- Nêu miệng kết quả.
- Vẽ vào vở theo mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 em nêu cách tìm.
- 2HS đọc đề.
 A B C
 G E D
1 2
 3 4
Chính tả: (NV) đàn bê của anh hồ giáo 
 I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chínhtả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Làm được BT 2a/ b hoặc BT 3a/ b.
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả và cách trình bày.
- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết bảng con các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD viết chính tả.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết. 
- GV đọc đoạn thơ.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
- Tìm trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó: quấn quýt, nhảy quẩng, quơ quơ 
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả.
- Đọc cho HS viết.
- Đọc soát lại bài.
- Thu chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yâu cầu của bài.
Bài 3.
- Tổ chức cho HS trò chơi: Tìm từ nhanh.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết.
- Viết bảng con theo y/c của GV.
- Nghe.
1 - 2 em đọc lại.
- HS nêu.
- Chữ: Hồ Giáo và những chữ đầu câu phải viết hoa.
- HS viết bảng con. 
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi.
- 2HS đọc.
Làm bài vào vở.
a)Chợ, chờ, tròn.
b) Bão, hổ, sảnh.
- Tham gia chơi theo y/c của GV.
- Lắng nghe.
Ôn Tiếng Việt: Thực hành tiết 1
 I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh đọc và hiểu được nội dung bài: Cậu bé làm nghề gì? Biết chọn câu trả lời đúng.
 - Rèn kỹ năng tự làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
 II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Luyện đọc
GV đọc mẫu.
* Luyện đọc câu.
* Luyện đọc đoạn.
HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập.
Chọn câu trả lời đúng.
GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
Chấm một số bài và nhận xét.
HĐ3: Chữa bài tập.
Bài 1: Đánh dấu tích vào ô trống thích hợp: Đúng hay sai.
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.
- Bi thức mắc với Tôm điều gì?
- Tôm thức mắc với Bi điều gì?
- Theo em vì sao Tôm không biết đọc?
- Theo em vì sao em của Bi không có răng?
- Câu nào cấu tạo theo mẫu " Ai làm gì?
* Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp theo từng câu.
- HS đọc nối tiếp theo từng đoạn.
Một số em đọc lại cả bài.
- HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài.
- Bố Tôm là giáo viên mà em Tôm không biết đọc.
- Bố Bi trồng răng mà em của Bi không có răng.
- Vì Tôm mới 5 tuổi.
- Vì em còn rất nhỏ.
- Ai thế nào?
- Bố Bi trồng răng.
Chiều:
Tập viết: chữ hoa: a, m, n, q, V (kiểu 2) 
 I. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ hoa kiểu 2 A, M, N, Q, V (Mỗi chữ 1 dòng); viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh (mỗi tên riêng 1 dòng).
- Rèn kỹ năng viết đúng các kiểu chữ.
- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu chữ, bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết bảng con chữ hoa V (kiểu 2)
- Chấm một số vở HS.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD viết chữ hoa.
- Treo mẫu chữ A, Q, M, N, V.
- Em hãy nêu các chữ có độ cao như thế nào? Viết thế nào?
- Nhận xét.
- Nêu lại cách viết.
HĐ2: HD viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Giải nghĩa các từ ứng dụng.
- Y/c HS viết các từ ứng dụng ở bảng con.
- Nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết. 
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết tiếp bài.
- Lớp viết bảng con.
- Quan sát.
- Thảo luận theo bàn và trả lời.
- Nghe.
- Viết bảng con 2 - 3 lần.
- 2 - 3HS đọc các từ ứng dụng.
- Viết bảng con: Việt Nam, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Viết bài vào vở.
Tập làm văn: kể ngắn về người thân.
 I. Mục tiêu:
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1). Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn( BT2).
- Rèn kĩ năng viết cho HS.
- GD học sinh yêu thích môn học.
 II.Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phu
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đọc bài viết tuần trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS làm bài tập.
Bài 1:
- Giúp HS nắm yêu cầu bài tập. Kể về nghề nghiệp của người thân theo câu hỏi gợi ý.
- Em định kể về ai?
- Lưu ý khi kể chỉ kể về một người.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Khi viết cần lưu ý dùng từ đặt câu đúng, sử dụng dấu câu phù hợp.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về viết bài về nghề nghiệp của người thân.
- HS đọc bài làm viết về việc tốt của mình.
- Nghe.
- HS nêu: ông, bà, cha, mẹ, bác ...
- HS nói về người mình chọn kể,
- HS thi kể.
- HS đọc yêu cầu.
- Viết những điều đã kể ở BT 1 thành một đoạn văn.
- Nối tiếp nhau đọc bài mình viết.
Thứ sáu Ngày soạn: 01/ 5/ 2011
 Ngày giảng: 06/ 5/ 2011
Toán: (T170) OÂN TAÄP VEÀ hình học (tiếp).
 I. Mục tiêu:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác (Bài 1, 2, 3).
- Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh.
- GD học sinh tính cẩn thận, tự giác.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS làm BT 3 - 177 SGK.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc y/c đề bài.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- HD tương tự BT 2
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài vào vở. Chuẩn bị tiết sau.
- 1 em lên bảng làm BT.
- HS đọc đề bài.
- HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- Ta lấy độ dài các đoạn thẳng cộng lại với nhau.
- HS làm vào vở, 1 em lên chữa bài. Lớp nhận xét.
- Ta lấy: độ dài của 3 cạnh cộng lại với nhau.
- HS làm bài vào vở.
Ôn Toán: Thực hành tiết 2
 I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố về cộng, trừ các số tròn trăm, phép nhân và phép chia, so sánh các số có 3 chữ số. Giải toán bằng một phép tính nhân và viết số có 3 chữ số .
 - Rèn kỹ năng làm tính và giải toán thành thạo.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận và chính xác.
 II. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của giáo viên
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh.
Chấm một số bài và nhận xét.
HĐ2:Chữa bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Muốn làm được bài này thì chúng ta cần dựa vào đâu?
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Gọi học sinh đọc bài toán.
Bài 4: Đố vui.
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
* Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên dương.
Tập làm thêm các dạng bài tập.
- HS làm bài trong vở thực hành.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Dựa vào bảng nhân, chia.
- 1 em lên chữa bài.
- 1 em lên giải. Lớp nhận xét.
- 2 em lên viết các số có 3 chữ số.
Lớp nhận xét.
Ôn Tiếng Việt: Thực hành tiết 2,3
 I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh phân biệt được s / x, i / iê. Từ ngữ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Biết viết một đoạn văn nói về việc làm tốt của em.
 - Rèn kỹ năng viết văn.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tốt.
 II. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của giáo viên
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
Chấm một số bài và nhận xét.
HĐ2: Chữa bài tập.
 Tiết 1
Bài 1: Điền s hay x, i hay iê.
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Nối để tạo thành các từ đồng nghĩa nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
Bài 3: Viết từ ngữ chỉ nghề nghiệp, công việc ứng với mỗi tranh.
 Tiết 2
Bài 1: Viết 3 - 4 câu văn nhận xét về bạn Thủy. 
GV nhận xét bổ sung thêm.
* Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
Về chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài trong vở thực hành.
- 2 em lên bảng chữa bài.
lớp nhận xét.
- 1 em lên bảng nối.
cần cù - chăm chỉ 
anh hùng - anh dũng
đoàn kết - đùm bọc
gan góc - gan dạ
thông minh - nhanh trí.
- HS đọc các từ viết được. Lớp nhận xét.
- HS đọc bài của mình. Lớp nhận xét.
SHTT: Sinh hoạt sao
 I. Mục tiêu: 
- Đánh giá hoạt động trong tuần 33.
- Triển khai kế hoạch tuần 34.
- GD HS tính tự giác, chủ động sáng tạo.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
HĐ1: Sơ kết, đánh giá tuần qua.
- GV đánh giá chung:
+ HS đi học đầy đủ và đúng giờ. 
+ Lao động: Vệ sinh cá nhân và vệ sinh phong quang sạch sẽ.
+ Tham gia tốt các hoạt động do liên đội tổ chức. 
HĐ2: Kế hoạch tuần tới.
- Các sao tăng cường kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các bạn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo kế hoạch của Liên đội. 
- Thu nộp các khoản còn lại.
* Dặn dò:
- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 34.
- Nhận xét tiết học.
- Các sao trưởng báo cáo các mặt trong tuần.
- Lớp trưởng tổng kết.
- Bình bầu thi đua sao tốt: sao 1, sao 2. 
- Theo dõi để thực hiện.
- Cả lớp hát một bài.
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 34.doc