Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa

Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa

Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TT)

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

2.Kỹ năng: Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh hoạ - Giải bài toán bằng một phép tính chia- Số 0 trong phép cộng và phép nhân.

3.Thái độ: Ham thích học môn toán.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ
Môn dạy
Tên bài dạy.
Hai
25/4/2011
Toaùn
Theå duïc 
Taäp ñoïc
Taäp ñoïc
OÂn taäp veà pheùp nhaân vaø pheùp chia (TT).
Baøi 67
Ngöôøi laøm ñoà chôi
Ngöôøi laøm ñoà chôi
Ba
26/4/2011
Toán
K chuyện 
Chính tả 
TNXH
Ôn tập về đại lượng
Người làm đồ chơi
(Nghe - viết) – Người làm đồ chơi
Ôn tập : Tự nhiên
Tư
27/4/2011
Taäp ñoïc
Toaùn
Taäp vieát
Thuû coâng
Ñaøn beâ cuûa anh Hoà Giaùo
OÂn taäp veà ñaïi löôïng (TT)
OÂn taäp caùc chöõ hoa A,M,N,Q,V (kieåu 2)
OÂn taäp, thöïc haønh thi kheùo tay
Năm
28/4/2011
Toán
LT&C
Chính tả
Đạo đức
Ôn tập về hình học.
Từ trái nghĩa - Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
(Nghe – viết) Đàn bê của anh Hồ Giáo
Dành cho địa phương
Sáu
29/4/2011
Toaùn
TLV
Theå duïc
HÑTT
OÂn taäp veà hình hoïc (TT).
Keå ngaén veà ngöôøi thaân
Baøi 68
Sinh hoaït lôùp.
 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TT)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
2.Kỹ năng: Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh hoạ - Giải bài toán bằng một phép tính chia- Số 0 trong phép cộng và phép nhân.
3.Thái độ: Ham thích học môn toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
5-6’
7-8’
5-6’
5-6’
3-4’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bảng nhân, bảng chia
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu: Trực tiếp và ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
Bài 1/173: (Y)
- Hỏi: khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
- Nhận xét bài làm của HS.
* Củng cố các bảng nhân chia
Bài 2/173: (TB)
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS và ghi điểm.
* Lưu ý HS cách tính
Bài 3/173: (TB)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét và ghi điểm
* Rèn kỹ năng giải toán
Bài 4/173: (TB)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Vì sao em biết được điều đó?
- Nhận xét và ghi điểm
* Rèn kỹ năng nhận biết một phần tư
* Bài 5/173: (G)
- Hỏi: 4 cộng mấy thì bằng 4?
- Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra?
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì sẽ xảy ra?
* Lưu ý HS một số nào đó cộng, trừ với 0. Số 0 nhân chia với một số nào đó
3.Củng cố – Dặn dò 
- Chốt lại cách giải qua các dạng bài tập trên.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng.
- Nhận xét tiết học.
- Đọc bảng nhân, bảng chia
 4 x 2 : 4 =
 12 : 3 x 5 =
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu của bài tập
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả.
- Có thể ghi ngay kết quả 36:4=9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Nêu yêu cầu của bài
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nêu yêu cầu của bài
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hình b đã được khoanh vào một phần tư số hình vuông.
- Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông. 16: 4= 4
-Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 0 cộng 4 bằng 4.
- Điền 0.
- Tự làm các phần còn lại.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả là chính số đó.
- Khi 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0.
- Trả lời.
Tập đọc: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
2.Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa của các từ mới: ế hàng, hết nhẵn. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất
tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
3.Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
30-32’
1’
A.Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra bài Lượm: Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Cho HS xem một số con vật được nặn bằng bột giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài:
- Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa tư:ø
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Từ: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,
b. Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từngđoạn trong bài. 
+ Câu: 
- Tôi suýt khóc/ nhưng cốù tỏ ra bình tĩnh://
- Bác đừng về.// Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// 
- Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// 
- Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// 
* Hiểu nghĩa của từ: ế hàng, hết nhẵn
c. Đọc từng đoạn trong nhóm :
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. 1 HS đọc toàn bài.
3. Nhận xét tiết học:
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi của bài.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- luyện phát âm đúng.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Luyện đọc ngắt câu .
- giọng cầu khẩn.
- giọng buồn.
- giọng sôi nổi.
- HS đọc chú giải
Tiết 2:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
14-15’
14-15’
2-3’
A.Kiểm tra bài cũ :
- Người làm đồ chơi
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Người làm đồ chơi (tiết 2)
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Bác Nhân làm nghề gì? (Y)
- Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn? (TB)
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế? (TB)
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?(TB)
- Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê? (TB)
- Thái độ của bác Nhân ra sao? (G)
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? (TB)
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào? (CL)
- Thái độ của bác Nhân ra sao? (G)
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt
 hàng ? (CL)
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?(G)
v Hoạt động2:Luyện đọc lại
- Tổ chức các nhóm phân vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé) thi đọc lại truyện. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt nhất. 
3. Củng cố – Dặn dò 
- Con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.Đàn bê của anh Hồ Giáo
- 3 HS đọc bài
- Lắng nghe
+ 1Hsđọc đoạn 1 
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo:ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
+ HS đọc thầm đoạn 2
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bác rất cảm động.
+ HS đọc thầm đoạn3
-Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
-Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- Đại diện các nhóm lên thi đọc lại truyện theo vai.
- Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng xem giờ trên đồng hồ (giờ đúng, giờ khi kim phút chỉ đến số 3 hoặc số 6). Củng cố về đơn vị đo độ dài.
2. Kỹ năng: Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng (tiền Việt Nam).
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
9-10’
6-7’
5-7’
5-6’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Ttực tiếp và ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
Bài 1/174: (Y)
- Quay mặt đồng đồ hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu HS đọc giờ.
- Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ ở phần b
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ?
- Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Rèn kĩ năng xem giờ trên đồng hồ
Bài 2/174: (TB)
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài. 
- Nhận xét , ghi điểm.
* Rèn kĩ năng giải toán
Bài 3/174: (TB)
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài. 
- Nhận xét , ghi điểm.
* Rèn kĩ năng giải toán
Bài 4/174: (G)
- Bài tập yêu cầu các em ghi lại đo dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà, . . .
- Nhận xét , ghi điểm.
* Củng cố cho HS về đơn vị đo độ dài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức qua các dạng bài tập trên.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng.
- Nhận xét tiết học.	
- Đọc bảng nhân, chia 3; 4
- 4 x 5 : 2
 40 : 4 :5
- Đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- HS quan sát các mặt đồng hồ
- Là 14 giờ.
- Đồng hồ A và đồng E chỉ cùng 1 giờ.
- HS đọc đề bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng thi đua làm 
- Lớp làm vào bảng con.
- Trả lời.
- Lắng nhge.
Kể chuyện: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
2.Kỹ năng: Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
3.Thái độ: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ của bài tập đọc. Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
13-15’
13-15’
1-2’
 ... hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa.
2. Kỹ năng: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp.
3.Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: GV: Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp. Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
4-5’
1-2’
10-11’
10-11’
8-9’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: - kiểm tra tuần 33 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Trực tiếp và ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
Bài 1: (CL)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
-Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 (CL)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét , ghi điểm.
Bài 3: (CL)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập trong bài, tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
- 2 HS, làm bài tập 1 và bài tập 3
- Đọc đề bài.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập . Lời giải: 
- Những con bê đực như những bé trai
- khoẻ mạnh, nghịch ngợm ăn vội vàng
- bạo dạn/ táo bạo
- ngấu nghiến/ hùng hục.
- Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
Ví dụ: 
- HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì?
- HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn.
Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/
biến mất/ mất tăm/
cuống quýt/ hốt hoảng/
- Đọc đề bài trong SGK.
- Quan sát, đọc thầm đề bài.
- HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.
Chính tả: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như  đòi bế.
2.Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: GV: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
4-5’
1-2’
6-7’
14-15’
2-3’
2-3’
3-4’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tìm và viết lại các từ có chứa dấu hỏi/ dấu ngã.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Trực tiếp và ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn cần viết.
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu?
- Những con bê cái thì ra sao?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn?
- Những chữ nào thường phải viết hoa?
-Đọc các từ khó: quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. 
b. Viết chính tả: GV đọc HS viết vào vở
c. Chấm ; chữa bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- Thu 7-8 quyển vở chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2b: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS tìm từ.
- Khen những cặp HS nói tốt, tìm từ đúng, nhanh.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Trò chơi: Thi tìm tiếng
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 2 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS đọc các từ tìm được.
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
- Về nhà sửa lỗi chính tả.
- 1 HS lên bảng viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi bài trong SGK.
- 1 HS đọc lại bài 
- Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
- Hồ Giáo.
- Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
-1 HS lên bảng viết các từ này.
- HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- Đổi chéo vở kiểm tra
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều cặp HS được thực hành. 
b) bão – hổ – rỗi (rảnh)
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS hoạt động trong nhóm 4.
b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,
- - Cá nhân + đồng thanh
Đạo đức: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS: - Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. - Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2. Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phu vẽ sẵn bài 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1’
5-7’
5-6’
5-6’
5-6’
4-5’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: AB= 4 cm; BC = 5 cm; CD = 7 cm; DA = 3cm
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Trực tiếp và ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
Bài 1/177(Y)
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét ghi điểm
* Rèn kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 2/177(TB)
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Nhận xét ghi điểm
* Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác
Bài 3/177(TB)
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
- Nhận xét ghi điểm
* Rèn kĩ năng tính chu vi hình tứ giác
Bài 4/178(G)
- Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
- Nhận xét ghi điểm
* Rèn kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc
Bài 5/178(G)
- Tổ chức cho HS thi xếp hình theo đội.
- Trong thời gian 2 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
* Rèn kĩ năng xếp hình
3. Củng cố – Dặn dò 
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập về nhà.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Nhận xét ghi điểm
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS trả lời
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS trả lời
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- HS trả lời
- Đều bằng 5 cm
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
 - 2HS lên bảng làm bài( mỗi HS tính 1 ĐGK), lớp làm vào vở
Tập làm văn: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN (NÓI, VIẾT).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
-Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
- Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
2. Kỹ năng: Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: Tranh một số nghề nghiệp. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5’
1-2’
14-15’
14-15’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp và ghi đề bài .
2.Giảng bài:
Bài 1: (miệng)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự suy nghĩ trong 3 phút.
- GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
- Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
- Tuyên dương những HS kể hay:
Bài 2: (viết)
- GV nêu yêu cầu và để HS tự viết.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Cho điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập để kiểm tra.
- Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
-3 HS đọc bài làm của mình.
- 1HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Suy nghĩ.
- Nhiều HS được kể.
Ví dụ: Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
- HS viết vào vở.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài bạn.
Thể dục: KIỂM TRA CHUYỀN CẦU
I. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá được kết quả Chuyền cầu theo nhóm hai người 
II. Địa điểm , phương tiện
	Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
	Phương tiện: Chuẩn bị còi, 5-10 quả cầu, kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 1,5 – 2 m.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
KLượng
Yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật
P2 tổ chức
TG
SL
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra
2. Phần cơ bản:
Nội dung kiểm tra
Tổ chức và phương pháp kiểm tra
3. Phần kết thúc:
4-5’
24-25’
4-5’
- Xoay các khớp cổ chân, tay, đầu gối, hông, vai
- Tăng cầu cá nhân
- Tăng cầu theo nhóm 2 người
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Hai người đứng ở 2 vạch giới hạn, chuyền cầu cho nhau.
Mỗi HS thực hiện động tác 1-3 lần. Ngay lần đầu HS đã đón được cầu, không phải thực hiện 2 -3 lần.
- Đi đều và hát
- Một số động tác thả lỏng
- GV nhận xét công bố kết quả kiểm tra.
Độïi hình 3 hàng ngang
-Từng cặp đối diện nhau
- 2 hàng dọc
- 3 hàng ngang
Thể dục: THI CHUYỀN CẦU
I. Mục tiêu: Thi vô địch lớp Chuyền cầu theo nhóm hai người. Yều cầu từng nhóm cố gắng đạt thành tích cao.
II. Địa điểm , phương tiện
	Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
	Phương tiện: Chuẩn bị còi và đủ số quả cầu cho từng HS
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
KLượng
Yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật
P2 tổ chức
TG
SL
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra
2. Phần cơ bản:
3. Phần kết thúc:
4-5’
24-25’
4-5’
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường và hít thở sâu
- Xoay các khớp cổ chân, tay, đầu gối, hông, vai
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người ( trong từng tổ), để chọn cặp đôi vô dịch
- Đi đều và hát
- Một số động tác thả lỏng
- GV nhận xét giờ học
Đội hình 1 hàng dọc
Độïi hình 3 hàng ngang
-Từng cặp đối diện nhau
- 2 hàng dọc
- 3 hàng ngang

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2010_2011_duong_van_khoa.doc