Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 (Bản 2 cột)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.

- Đặt được một câu ngắn với một từ tìm được trong bài tập 3 (BT4).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu và mở rộng vốn từ ngữ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 51 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC (2 TIẾT)
BÓP NÁT QUẢ CAM
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
* ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
*Lồng ghép KNS: Tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành cho HS chơi TC: Gọi thuyền
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng bài Tiếng chổi tre.
- GV tổng kết -> GV kết nối nội dung bài:
+ Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
+ Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. 
- Ghi tựa bài: Bóp nát quả cam.
- HS chủ động tham gia chơi
-HS lắng nghe
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Giáo viên đọc : lưu ý giọng đọc cho học sinh.
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
+Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia bài thành 4 đoạn theo gợi ý
- Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
*Dự kiến nội dung chia sẻ của HS
+Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp (theo nhóm).
*Trưởng nhóm điều hành chung
- Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu học sinh chia bài thành 4 đoạn
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc
-Nghe giáo viên giải nghĩa từ.
+ Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này.
- Luyện đọc câu: 
+ Sáng nay,/ biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng,/ Quốc Toản quyết đợi gặp Vua/ để nói hai tiếng “xin đánh” (Giọng nhẹ, rụt rè) ./
+ Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
+ Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:/ “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// 
- Nối tiếp đọc
+ Các nhóm cử đại diện thi đọc
- Các nhóm thi đọc
+ Đọc trong nhóm
+ Cử đại diện thi đọc 
-Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
- Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+ Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
+ Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
+ Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. (M3, M4).
+ Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
+ Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
+ Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
+Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
+ Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
+Con biết gì về Trần Quốc Toản?
- Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?
Kết luận, ghi nội dung bài
*GDQPAN: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi
*Lồng ghép KNS: Giúp HS tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định trong mọi tình huống như học tập và lao động
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
+ Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
+Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh.
+ Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
+ Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc.
+ Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
+ Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
+ Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
+Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
+ Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
+ Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
-HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ và học tập theo các tấm gương của các anh hùng .
- HS ghi nhớ và thực hiện
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- YC các nhóm chia nhau đọc lại bài.
+ YC các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nhóm chia nhau đọc lại bài.
+Các nhóm tự phân vai đọc lại bài (vai người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản....)
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
+ Em hãy nêu nội dung của bài?
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
+ Qua câu chuyện, em biết thêm điều gì?
VD: Biết thêm về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật cho người thân nghe.
- Tìm những văn bản có nội dung về lòng yêu nước, căm thù giặc để luyện đọc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Lượm 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................
TOÁN
TIẾT 156: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đọc viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
*Bài tập cần làm: Bài tập 1 (dòng 1,2,3,5), bài tập 2 (a,b), bài tập 4, bài tập 5.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
	- Học sinh: Bút, vở.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
H ... Kiểm tra chéo trong cặp.
- 2 học sinh làm bài:
x : 3 = 5	 
 x = 5 x 3 
 x = 35 
5 x x = 35
 x = 35 : 5 
 x = 7
- Học sinh nhận xét, tương tác.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ báo cáo:
20 : 4 x 6 = 5 x 6
 = 30
30 : 5 : 2 = 6 : 2
 = 3
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi Xì điện với nội dung nêu một số phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: Có 32 quyển vở chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu quyển vở?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Học thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Xem trước bài: Ôn tập phép nhân và chia (tiếp theo).
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
(Chương trình hiện hành)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái quát hình dạng,đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh ảnh sách giáo khoa (phóng to).
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Quan sát thực tế bầu trời ban đêm. Giấy vẽ, bút màu.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành cho HS chơi T.C Bắn tên
- Nội dung chơi về: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn là phương nào?
-TBVN bắt nhịp cho Hs hát bài Năm cánh sao vui
- Giáo viên kết nối với nội dung bài: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em học bài Mặt Trăng và các vì sao.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Học sinh nhận xét.
-HS hát tập thể
- Lắng nghe.
- Mở sgk, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Khái quát hình dạng,đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ: 
+ YC HS tham gia một số hoạt động cơ bản của tiết học
+ GV trợ giúp HS hạn chế
-
TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Việc 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: Học sinh biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói những gì các em biết về Mặt Trăng.
- Hỏi: Tại sao em vẽ Mặt Trăng như vậy?
(Có em vẽ trăng lưỡi liềm, có em vẽ trăng tròn).
- Hỏi: Theo các em Mặt Trăng có hình gì?
- Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn?
- Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng?
- Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời?
=> GV kết luận: Mặt Trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
Việc 2: Thảo luận về các vì sao:
Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: Học sinh biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các ví sao.
Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi:
+ Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy?
+ Theo các em những ngôi sao có hình gì? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không?
+ Những ngôi sao có toả sáng không?
=>GV kết luận: Các vì sao là những “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ta ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác cùng bạn.
*Dự kiến các bước hoạt động và nội dung chia sẻ trước lớp của HS:
- Học sinh vẽ bầu trời.
- Học sinh lên trình bày.
- Học sinh cùng tương tác với bạn.
- Học sinh trả lời theo ý tưởng của cá nhân.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ vận dung, ứng dụng: (3 phút)
- HS nêu tên bài học
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì? (Học sinh nhắc lại các kết luận).
/?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Đánh giá chung kết quả làm bài của học sinh.
4.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 đến 10 câu nói về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Chuẩn bị ôn tập.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
iII. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 Dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Phê bình:
 - Tuyên dương:........................................................................................................................
 - Phê bình :.....................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_33.doc