Giáo án Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.

2. Kĩ năng: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh,. để chia sẻ với những người xung quanh về các hiện tượng thời tiết.

3. Thái độ: Kể được tên và đặc điểm của các hiện tượng thời tiết. Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm về hiện tượng thời tiết.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức tìm tòi, tìm hiểu về thế giới xung quanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, bảo vệ môi trường, có hiểu biết về các biện pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết xấu.

 

docx 87 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 04 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 8: MÔI TRƯỜNG XANH – CUỘC SỐNG XANH
THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trách nhiệm: Có ý thức và thực hành các việc làm giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.
Yêu nước: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh đẹp xung quanh nơi mình sinh sống.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường.
Sử dụng một số dụng cụ lao động một cách an toàn.
Thực hiện được việc làm để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan.
Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Nghi lễ chào cờ.
Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ.
Cách tiến hành:
- Ổn định tổ chức.
- Nghi lễ chào cờ
2. Nhận xét công tác tuần qua:
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
- Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
- Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động “ Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”
Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động “ làm kế hoạch nhỏ”.
Cách tiến hành:
- Tổng phụ trách nhắc HS các lớp mang giấy vụn đã thu gom từ hoạt động "Đổi giấy lấy cây” trong tiết sinh hoạt lớp đến khu vực tập kết theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
- TPT nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động Kế hoạch nhỏ
- GV hướng dẫn HS tham gia Hội thu Kế hoạch nhỏ.
- GV tổng kết và thông báo số lượng đến HS.
- Tuyên dương những bạn tích cực.
4. Củng cố- Vận dụng
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”.
- Liên đội trưởng thực hiện.
- Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nghe chuẩn bị tuần tới.
Thứ hai ngày 17 tháng 04 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
 (tiết 1, sách học sinh, trang 64)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng;
-Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;
-Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng
-Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.
2. Kĩ năng: 
+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cẩn tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cẩn thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.
+Đánh giá hành vi của bản thân và người khác thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.
+Điều chỉnh hành vi.Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.
3. Phẩm chất: 
+Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng.
2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động
Hoạt động 1: Hát bài hát Em đi chơi thuyền.
Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
Tổ chức thực hiện:
GV cho cả lớp hát bài Em đi chơi thuyền (nhạc và lời: Trần Kiết Tường)
-Nếu HS không biết bài hát này, GV có thể bật bài hát cho HS nghe để các em hiểu nội dung bài hát hoặc có thể sử dụng một bài hát khác nói về các quy định nơi công cộng.
Sau khi hát (hoặc nghe bài hát), GV hỏi HS: Bạn nhỏ trong bài hát đã được dặn như thế nào khi đi chơi thuyền?
GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những việc các em cân tuân thủ và thực hiện khi ở nơi công cộng như bạn nhỏ trong bài hát nhé!
-Học sinh múa hát bài” Em đi chơi thuyền
-Học sinh trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ trong bài hát đã được dặn như thế nào khi đi chơi thuyền?
-Ghi tựa bài vào vở.
Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em.
Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK Đợo đức 2, trang 64. GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
GV gọi một số HS nêu việc làm của các
 bạn nhỏ trong tranh trước lớp.
Gợi ý:
Bức tranh tả các bạn nhỏ đang đi chơi công viên, đối chiếu với bảng "Quy định khi vui chơi trong công viên" ở góc bên phải, phía dưới tranh sẽ thấy có bạn tuân thủ, có bạn chưa tuân thủ quỵ định này. Cụ thể, bạn Bin đang trèo lên tượng ngựa. Một bạn nữ đang cổ vũ Bin. Bạn Cốm đang hái hoa cùng một bạn nữ khác. Bạn Tin đang đá bóng cùng hai bạn khác. Bạn Na đang bỏ rác vào thùng,...
GV hỏi một số HS: Em có cảm nhận như thế nào với những việc làm của cóc bạn trong tranh?
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
-Học sinh quan sát tranh trang 64/SGK, trả lời câu hỏi:
+Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.
+HS đọc quy định khi vui chơi trong công viên:
1.Giữ gìn công viên sạch đẹp.
2.Không giẫm lên cỏ, ngăt hoa, bẻ cành.
3.Không bôi bẩn hoặc leo trèo lên tượng đài và các công trình kiến trúc trong công viên.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ hai ngày 17 tháng 04 năm 2023
TOÁN
KI – LÔ –GAM 
 (SGK tập 2 trang 87 -88)
I.MỤC TIÊU:	
*Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí lìiệu.
Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân.
Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ).
Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg.
Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam.
GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng.
*Năng lực, phẩm chất:
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
 - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống
III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Cân đĩa, cân đông hồ, cân sức khỏe và các quả cân 1kg,2kg;5kg.
 - HS: Sách giáo khoa, một số đồ vật (hộp sữa, bình nước, ...).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.KHỞI ĐỘNG :
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
* Hình thức: Cả lớp
- GV cho cả lớp hát
- GV lần lượt đưa ra các vật cho HS xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.(ví dụ: 1 quyển vở - 1 cây bút; quyển vở toán – quyển vở Tiếng Việt)
-GV nhận xét và đưa vào tình huống: Hai quyển vở giống nhau, khó phân biệt quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn. Vậy để biết mỗi vật nặng bao nhiêu chúng ta phải cân vật đó. Ta cần đến một đơn vị đo khối lượng. Đó là đơn vị ki-lô-gam.
GV ghi tựa bài mới: Ki – lô - gam
- HS hát
- HS lấy vật Gv yêu cầu và xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn: 1 quyển vở nặng hơn 1 cây bút; 1 cây bút nhẹ hơn 1 quyển vở. 
-HS lắng nghe
Hoạt động 1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng (kỉ-lô-gam) và dụng cụ đo khối lượng (các loại cân)
*Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí hiệu.
Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân.
*Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành
a)Giới thiệu đơn vị đo khối lượng (ki-lô-gam)
- GV giới thiệu: Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng 
Kí hiệu: ki-lô-gam viết tắt là kg, đọc là ki-lô-gam.
GV cho HS đọc phần bài học trong khung và hỏi
+ Quả dưa nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Mấy quả chuối nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Quả cân nặng mấy ki-lô-gam?
Bài 1: Gv đọc cho HS viết vào vở 1 dòng kg, 1 kg, 5 kg, 12 kg.
Cho HS đọc dòng vừa viết
GV nhận xét.
Giới thiệu dụng cụ đo khối lượng (các loại cân)
-Em đã thấy những loại cân nào ?
- GV chỉ hình và giới thiệu Cân đồng hồ (cân có mặt đồng hồ): Đặt vật cần cân lên đĩa cân; nhìn kim đồng hồ để xác định khối lượng của vật đó.
+ Các em thường nhìn thấy kim đồng hồ ở đâu ?
Gv nhận xét và chốt: Cân đồng hồ hiện nay rất phổ biến. Nó thường được dùng để cân cá, rau, củ, quả, thịt,...
Cân đĩa (cân có 2 đĩa cân): Đặt vật cần cân vào một đĩa; đĩa còn lại đặt quả cân. Khi cân thăng bằng (kim giữa 2 đĩa cân nằm tại vạch chính giữa); cộng tất cả khối lượng trên các quả cân ta sẽ xác định được khối lượng của vật cần cân.
+ Em đã từng được sử dụng cân đĩa chưa?
-GV nhận xét và chốt: Ngày xưa khi cân đồng hồ chưa phổ biến người ta thường sử dụng cân đĩa. Ngày nay do một số bất tiện khi sử dụng nên cân đĩa ít người sử dụng, còn một số ít cân đĩa ở tiệm thuốc bắc.
 ... ện pháp, phương hướng phấn đấu cho tuần 32, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị tốt các bài hát về chủ đề ở tiết sau.
- Thực hiện: tổ trưởng báo cáo về nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh lớp, cá nhân, các hoạt động khác
- HS nghe và rút kinh nghiệm
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. Tập luyện văn nghệ chuẩn bị cho chủ đề ở tiết sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
3. Sinh hoạt theo chủ đề thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan
Mục tiêu: HS tham gia thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan và đánh giá hoạt động
Cách tiến hành:
3.1. Thực hiện vệ sinh trường lớp
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: găng tay, khẩu trang, dụng cụ làm vệ sinh,... 
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS.
- GV tổ chức cho HS dọn vệ sinh khu vực đã được phân công: có thể là công viên, vườn hoa hoặc sân trường, lớp học,...
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tham gia các việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường. 
- GV cho HS nêu ý nghĩa của hoạt động.
- GV nhận xét, GDHS ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường.
3.2. GV tổ chức cho HS tự đánh giá cuối chủ đề:
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Em đã làm gì để tìm hiểu về thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sống? 
+ Em đã làm những việc gì để chăm sóc và bảo vệ cảnh quan môi trường?
- GV tổ chức cho HS trao đổi và nêu những việc mình đã học được để cùng chung tay bảo vệ môi trường.
- GV phát Phiếu đánh giá và yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét 
- HS chuẩn bị dụng cụ làm vệ sinh
- HS các nhóm nhận nhiệm vụ và dọn vệ sinh khu vực được phân công.
- HS thực hiện vệ sinh theo phân công
- HS báo cáo kết quả và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tham gia
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi để đánh giá kết quả sau hoạt động.
- HS trao đổi và nêu những việc mình đã học.
- HS hoàn thiện phiếu đánh giá.
- HS lắng nghe
4. Củng cố – Vận dụng 
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sinh hoạt sau.
- GV tổng kết hoạt động
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS lắng nghe
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 18 tháng 04 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
Từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
Câu kiểu Ai làm gì?; dấu chấm, dấu phẩy
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động có trong bức tranh , đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu? điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Kể được tên một số món ăn, đò dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS Làm VBT
câu 1 Viết tiếp hoặc sáng tác 2 – 4 dòng thơ ngắn về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích.
- Bàng xòe ô
Che bóng mát
Chim vui hát
Giữa sân trường. 
- Bông đào nhỏ
Cánh hồng tươi
Thấy hoa cười
Là đến tết.
- Hoa mai vàng
Xòe năm cánh
Lung linh nắng
Đón xuân sang.
Câu 2 Dựa vào tranh vẽ, tìm 3 – 4 từ ngữ:
a. Chỉ sự vật: biển, thuyền, con người, con chó,
b. Chỉ hoạt động: bán cá, gánh hàng, mua hàng, ra khơi, 
Câu 3 Viết 2 – 3 câu nói về hoạt động của người, con vật trong tranh ở bài tập 2. Trong câu có từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ở đâu? 
- Ngoài biển, con thuyền đang ra khơi.
- Trên bờ, người bán cá đang giao bán hàng.
- Hai chú chó đang nô đùa trên bờ biển. 
Câu 4 Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn, viết hoa chữ cái đầu câu.
Thuyền lớn, thuyền nhỏ chở trái cây từ khắp ngả về đậu đầy mặt sông. Tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới. 
Thứ tư ngày 19 tháng 04 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Tôi yêu Sài Gòn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Tôi yêu Sài Gòn ” 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài VBT
Câu 1 : Nghe - viết Chiều mùa hạ 
- HS viết bài 
- HS viết bài, soát lỗi.
Câu 2 Điền vần eo hoặc vần oe vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần)
Dưới ánh nắng vàng hoe
Cánh phượng hồng khoe sắc
Lá reo cùng tiếng ve
Mở tròn xoe con mắt. 
Câu 3
* sâu – xâu:
- Con giun sống ở sâu dưới lòng đất.
- Bà nhờ em xâu kim.
* sôi – xôi:
- Mẹ đang đun nước sôi. 
- Nam thích ăn xôi gấc.
* bác – bát:
- Bác em là công an.
- Chiếc bát nhà em có hoa văn rất đẹp.
* rác – rát:
- Cô lao công quét rác ở sân trường.
- Vết bỏng của em rất rát.
Thứ tư ngày 19 tháng 04 năm 2023
Rèn toán 
Rèn:Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t2)
Yêu cầu cần đạt: 
-- Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000; 
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 trên các khối lập phương.
- Giải quyết vấn đề toán học: Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+); bước đầu làm quen cách tính nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS làm VBT 
Bài 1 Viết vào chỗ chấm.
Bài 2 Số?
Ta có 1 kg + 2 kg + 4 kg + cân nặng khối màu xanh = 8 kg
Vậy cân nặng khối màu xanh là
        8 – 1 – 2 – 4 = 1 (kg)
Khối màu xanh cân nặng 1 kg.
Bài 3 Viết vào chỗ chấm.
- Túi A nặng 1 kg.
- Túi B nhẹ hơn 1 kg
- Túi C nặng hơn 1 kg.
Bài 4 Số?
Bài 5 Viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
Bài 6 Số?
Ta thấy 3 khối hình vuông nặng 30 kg, nên 1 khối hình vuông nặng:
30 : 3 = 10 (kg)
Tổng khối lượng của hình tròn và hình vuông là 14 kg nên khối hình tròn nặng:
14 – 10 = 4 (kg)
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2023
Rèn toán
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t3)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, tên gọi các thành phần trong phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép trừ.
- Bước đầu biết nhận xét( kiểm tra) các bài toán và sửa lại( nếu bài toán sai).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- HS làm bài VBT 
Bài 1
Bài 2 Nối phép tính với kết quả phù hợp.
Bài 3 Viết số vào chỗ chấm.
Ta có 145 < 154 < 608 < 806
Vậy số lớn nhất là 806, số bé nhất là 145.
Tổng của số lớn nhất và số bé nhất là: 806 + 145 = 951
Tổng của hai số còn lại là: 154 + 608 = 762
Bài 4 Số?
Ta có 290 + 193 = 483 vậy con thỏ ứng với số 483.                             
290 + 335 = 625 vậy con chó ứng với số 625
625 + 265 = 890 vậy con mèo ứng với số 890.
Bài 5 Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
Bài 6 Thử thách.
Cách 1:
a) 154 + 236 = 390
b) 234 + 156 = 390
Cách 2:
a) 254 + 136 = 390
b) 154 + 236 = 390
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được 4- 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho học sinh làm VBT 
Câu 4 Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước.
Từ ngữ chỉ tình cảm đối với đất nước: yêu, nhớ thương, yêu thương. 
Câu 5 Viết 2 – 3 câu:
Ai (cái gì, con gì)
là gì?
Hồ Tây
là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội
là thủ đô của nước Việt Nam.
Chó
là một loài động vật trung thành.
Chiếc bút chì 
là đồ dùng học tập yêu thích của em.
a. Giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu).
b. Bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp em đã có dịp đến thăm.
- Cố đô Huế là địa điểm để lại cho em nhiều cảm xúc nhất.
- Bãi biển Nhật Lệ là bãi biển đẹp nhất mà em từng ghé thăm. 
Câu 6 Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình dựa vào gợi ý:
a. Người đó là ai?
b. Em và người đó thường cùng làm những việc gì?
c. Tình cảm của em và người đó như thế nào? 
Ông ngoại là người mà em yêu nhất trong nhà. Chiều nào ông ngoại cũng đón em đi học về. Ông kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn. Thỉnh thoảng, ông còn dạy em chơi cờ. Em rất yêu ông ngoại. Em mong ông luôn khỏe mạnh để ở bên cạnh em. 
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
 Ngô Thị Kim Yến
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 31
(Từ ngày 17/04/2023 đến ngày 21/04/2023)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 17/04)
Sáng
1
SHDC
SHDC: Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ
2
Đạo đức
Thực hiện quy định nơi công cộng ( tiết 1)
3
Toán
Ki-lô-gam
4
Nghệ thuật
 ( âm nhạc )
 Vui cùng âm nhạc
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 1-Đọc Cây dừa
2
Tiếng Việt
Tiết 2- Đọc Cây dừa
3
TABN
Thứ ba (18/04 )
Sáng
1
Toán
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t1)
2
GDTC
Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 3)
3
Tiếng Việt
Tiết 3 - Viết chữ hoa Q (kiểu 2), Quê cha đất tổ 
4
Tiếng Việt
Tiết 4 - Từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì?; dấu chấm, dấu phẩy 
Chiều
1
Tiếng Anh
Everyday English phrases
2
Tiếng Anh
Everyday English phrases
3
Rèn TV
Rèn: Từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì?; dấu chấm, dấu phẩy 
Thứ tư ( 19/04)
Sáng
1
Toán
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t2)
2
Tiếng Việt
Tiết 1 - Đọc Tôi yêu Sài Gòn
3
Tiếng Việt
Tiết 2- Nghe - viết Tôi yêu Sài Gòn Phân biệt eo/oe; s/x, ac/at 
4
TNXH
Các mùa trong năm ( tiết 2 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Môi trường xanh- Cuộc sống xanh
Xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường
2
RÈN TV
Rèn viết: Tôi yêu Sài Gòn
3
Rèn Toán
Rèn: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t2)
Thứ năm ( 20/04)
Sáng
1
Tiếng Anh
Everyday English phrases
2
Tiếng Anh
Everyday English phrases
3
Nghệ thuật
 ( Mĩ thuật )
Tạo hình rô bốt (Tiết 1)
4
Toán
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t3)
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 3- MRVT Đất nước (tiếp theo) 
2
Tiếng Việt
Tiết 4- Đọc - kể Chuyện quả bầu 
3
Rèn Toán
Rèn: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (t3)
Thứ sáu ( 21/04)
Sáng
1
GDTC
Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 4)
2
Toán
Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (t1)
3
Tiếng Việt
Tiết 5- Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân 
4
Tiếng Việt
Tiết 6- Đọc một bài văn về đất nước Việt Nam 
Chiều
1
TNXH
Các mùa trong năm ( tiết 3 )
2
HĐTN
SHL: Thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan. Đánh giá hoạt động
3
Rèn TV
Rèn: Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.docx