Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Chu Thị Anh Đào

Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Chu Thị Anh Đào

I- MỤC TIÊU

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

- HS cả lớp trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5 sgk

- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 2

KNS: Học sinh tự nhận thức và ra quyết định

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa truyện trong SGK

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra : (5p)

- 3 HS đọc bài Cây đa quê hương. Qua câu chuyện này em hiểu ra điều gì ?

2- Dạy bài mới

- Giới thiệu bài.

- Luyện đọc (30p)

+ GV đọc mẫu toàn bài

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

+ Đọc đúng các từ: quây quanh, non nớt, mắng phạt, mừng rỡ

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.

- GV hướng dẫn HS đọc một số câu khó trong bài:

Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc, giải thích thêm: non nớt.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2

 

doc 19 trang Người đăng huyennguyen1411 Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Chu Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tâp đọc
Tiết 88, 89: ai ngoan sẽ được thưởng
I- Mục tiêu 
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
- HS cả lớp trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5 sgk
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 2
KNS: Học sinh tự nhận thức và ra quyết định
II-Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa truyện trong SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra : (5p)
- 3 HS đọc bài Cây đa quê hương. Qua câu chuyện này em hiểu ra điều gì ?
2- Dạy bài mới 
- Giới thiệu bài. 
- Luyện đọc (30p)
+ GV đọc mẫu toàn bài 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ. 
+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Đọc đúng các từ: quây quanh, non nớt, mắng phạt, mừng rỡ
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu khó trong bài:
Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc, giải thích thêm: non nớt.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
tiết 2
* -Tìm hiểu bài (10p)
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng , đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
Câu 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?( phòng ăn, phòng ngủ,.)
- GV giảng thêm để thấy rõ sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi.
Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ?( các cháu chơi có vui không,.)
- GV những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? ( sự quan tâm hết mực đối với thiếu nhi) 
Câu 3: các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? ( những bạn ngoan)
- HS thảo kuận theo nhóm đôi rồi trình bày trước lớp. Nhận xét, bổ sung, KL.
Câu 4: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo ? tại sao Bác lại khen Tộ ngoan?
- HS tự nêu ý kiến của mình- GV nhận xét.
*- Luyện đọc lại: (20p)
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, ông, Bác Hồ, HS và Tộ).
- Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò: (3p)
- Qua câu chuyện cho em biết điều gì? 
- Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
Tiết 146: ki-lô-mét
I.mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét
- Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với đơn vị mét
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với cấc số đo theo đơn vị ki-lô-mét
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ
- Học sinh hoàn thành các bài tập 1, 2 , 3
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập còn lại
II. đồ dùng dạy học
- Bản đồ Việt Nam
iii. Hoạt động dạy- học
HĐ1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài : ki lô mét ( km) (10p)
- GV giới thiệu đơn vị đo km : để đo .
- GV viết lên bảng : ki lô mét viết tắt là : km.
 1km = 1000 m.
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Cho HS vận dụng quan hệ giữa các đơn vị đo km, m , dm , cm . Nhấn mạnh quan hệ giữa km và m. (7p)
	-HS làm 2HS lên bảng chữa bài.
	1 km = m 	m = 1km
	1m = dm	dm = 1m
	1m = cm	cm = 1dm.
Bài 2: HS quan sát hình vẽ , đọc chiều dài và chiều rộng quãng đường rồi trả lời. (6p)
Bài 3 : Hướng dẫn HS đọc bản đồ, nhận biết thông tịn trên bản đồ. (7p)
HS lần lượt nêu câu trả lời.
Hà Nội- Cao Bằng : dài 285 km.
Hà Nội –Lạng Sơn : dài 169km.
Hà Nội –Hải Phòng:102 km
Bài 4 : GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước :((6p)
- Nêu độ dài QĐ, so sánh, liên hệ trả lời .
- Chấm chữa bài, nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3P)
	-Nhận xét chung tiết học.
Chính tả
Tiết 59: ai ngoan sẽ được thưởng
I.mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi
- Làm được BT2 a/b
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 
- Vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy học 
1-Kiểm tra : (5p)
- HS viết vào nháp các từ: bình minh, nín khóc, phép tính, xô đẩy, xanh xao.
2- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn tập chép (23p)
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả 1 lần , gọi 2 HS đọc .
Trả lời các câu hỏi sau:
 - Đoạn chép có những tên riêng nào? Những tên riêng đó phải viết như thế nào?
- Cho HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó...GV nhận xét uốn nắn
b- GV đọc - HS chép vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
c- Chấm bài , chữa lỗi
3- Hướng dãn HS làm bài tập, chính tả : (10p)
- HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV+ HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: lựa chọn làm bài 2b.
- Các nhóm tìm nhanh ghi vào bảng phụ. Treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được.
3- Củng cố, dặn dò:(4p)
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
Thứ 3 ngày 5 tháng 4 năm 2011
Thể dục
Cô Hoà dạy
Mĩ thuật
Thầy Chính dạy
Toán
Tiết 147: mi-li-mét
I.mục tiêu
- Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét
- Biết được quan hệ giữa mi-li-mét với đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản
- Học sinh hoàn thành các bài tập 1, 2 , 4
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập còn lại
II. Đồ dùng dạy- học 
-Thước chia mm
III. Các hoạt động dạy- học 
HĐ1: Kiểm tra: (5P)
- HS đọc bài giải số 4, lớp theo dõi nhận xét, gv đánh giá.
HĐ2: Giới thiêu đơn vị đo độ dài mi li mét (mm) (12P)
a- GV cho HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học : cm, dm, m và km.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi : Độ dài 1cm , chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?( 10 phần) từ đó GV giới thiệu 1mm.
Từ sự quan sát trên giúp HS đưa ra :1cm bằng 10 mm.
GV ghi : 1cm = 10 mm.
GV gợi ý giúp HS đưa ra : 1m = 1000mm.
GV ghi : 1m = 1000 mm.
Gọi vài HS nhắc lại : 1 cm = 10 mm ; 1 m = 1000 mm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài, vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo vào làm bài.(6P)
GV theo dõi hướng dẫn HS yếu, chữa bài.
1cm = mm	1000mm = cm	5cm= mm
1m = mm	10 mm = cm 	3 cm = mm
Bài 2:GV hướng dẫn HS quan sát hình xác định kết quả.
Bài 3: HS nêu cách tính chu vi tam giác, vận dụng giải bài.(9p)
	-HS làm vở chữa bài.
	Bài giải:
	Chu vi hình tam giác là.
	24 + 16 + 28 = 68 (mm)
	ĐS: 68 mm.
Bài 4: GV giúp HS ước lượng, tương đối chính xác. (6p)
*- Chấm chữa bài.
HĐ4 - Củng cố, dặn dò: (4p)
 + Nhận xét tiết học
 + Nhắc về xem lại bài
Đạo đức
Tiết 30: bảo vệ loài vật có ích
I - mục tiêu
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có 
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. 
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích
KNS: Học sinh biết đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích
II- Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
HĐ1: Trò chơi đố vui đoán xem con gì? (9P)
Mục tiêu : HS biết ích lợi của một số loài vật có ích
- GV phổ biến luật chơi- Hướng dẫn HS chơi.
- HS nêu GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật.
GV kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
HĐ2: Thảo luận nhóm : (8P)
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích
- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi: Em biết con vật nào có ích?.
- HS thảo luận nhóm- Đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận: Cần phải bảo vệ các loài vật có ích.
HĐ3: Nhận xét đúng sai : (12P)
Mục tiêu : Giúp HS phân biệt việc làm đúng sai khi đối xử với loài vật :
- GV đưa tranh cho các nhóm yêu cầu HS quan sát và nhận xét việc làm trong tranh.
- HS thảo luận nhóm nêu ý kiến, các nhóm trình bày.
GVKết luận : Tranh 1, 3 , 4 là việc làm đúng, tranh 2 sai. 
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng
I- mục tiêu 
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc bài : Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Hiểu được nội dung bài văn .
II- Hoạt động lên lớp 
HĐ1: Luyện đọc 
+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu khó trong bài:
Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc, giải thích thêm: nhân hậu.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
- Cho HS đọc phân vai
HĐ2: Tìm hiểu nội dung 
- Cho 2 HS khá đọc lại bài. Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào khi bạn ốm.
Luyện toán
Luyện: Ki-lô-mét
I- mục tiêu
- Giúp học sinh củng về số đơn vị đo ki-lô-mét
II- Hoạt động lên lớp 
HĐ1: Học sinh làm các bài tập
Bài 1: Số?
	1 dm = .. cm	1 m = . Cm	1m =  dm
	10 cm =  dm	100 cm =  m	10 dm =  m
	1 km =  m	 m = 1 km	1000 m =  km
Bài 2: Tính
	30 m + 40 m =	60 m – 20 m =	47 m + 12 m =
	85 m – 5 m =	28 m + 9 m =	32 km – 14 km =
	86 km – 53 km =	97 mm – 65 mm= 	4 mm x 9 =
	5 km x 6 =	40 km : 5 =	35 mm : 5 =
Bài 3: Viết cm, dm, m thích hợp
a, Một gang tay dài khoảng 20 .
b, Bảng lớp em dài khoảng 2  đến 3 
c, Mỗi bước chân em dài khoảng 6 
HĐ2 : Luyện thêm ( dành cho HS khá giỏi )
Bài 1: Tính :
27 km + 36 km – 48 km 
25 km – 18 km + 36 km 
23 km + 19 km – 14 km 
Bài 2 : Muốn đi từ xã A đến xã C phải đi qua xã B . Quãng đường đi từ xã A đến xã B dài 18 km, quãng đường đi từ xã B đến xã C dài 14 km. Vậy muốn đi từ xã A đến xã C phải đi bao nhiêu km?
HĐ3- Chấm chữa bài.
- Giáo viên chấm bài và gọi một số học sinh lên bảng chữa lại các bài tập.
HĐ4- Nhận xét tiết học.
Luyện chữ
Luyện viết: Chiếc vòng bạc
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh viết đúng, đẹp bài Chiếc vòng bạc
- Học sinh viết đẹp,rõ ràng.Viết đúng độ cao con chữ.
II.Hoạt động dạy học
1.Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài luyện viết
HĐ2: Luyện viết
- Gọi học sinh đọc bài: 
- Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ Pác Pó, quấn quýt 
- Giáo viên đọc bài (từng câu, từng cụm từ) cho học sinh chép bài
 - HS luyện viết bài vào vở “ Luyện viết ”
- Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Giáo viên đọc chậm từng câu ứng dụng, học si ... sốnchục, số đơn vị
- HS cả lớp làm được BT 1, 2, 3
- HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học
HĐ1 : Ôn thứ tự số : (12p)
- GV cho HS đếm miệng từ 201 đến 210.
- GV cho HS đếm miệng từ 321 đến 332
- GV cho HS đếm miệng từ 461 đến 472
- GV cho HS đếm miệng từ 591 đến 600 
- GV cho HS đếm miệng từ 991 đến 1000.
HĐ2 : Hướng dẫn chung :
- GV ghi bảng : 357- yêu cầu HS viết thành tổng các trăm, các chục và đơn vị.	
- GV gợi ý HS xác định 357 gồm mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị.
- Viết thành tổng : 300 + 50 + 7
- GV cho HS thực hành với các số : 529 ,736 ,412 .
- HS đọc kết quả phân tích số, vài HS lên bảng viết.
HĐ3 : Thực hành :
Bài 1: HS kẻ bảng như SGK rồi tự điền vào ô trống.(6p)
Bài 2: HS tự viết theo mẫu. (5p)
	271 = 200 + 60 + 1
Bài 3: GV hướng dẫn để HS nêu được : 975 được viết thành 900 + 70 + 5 . (7p)
- HS tự làm các bài còn lại vào vở.
Bài 4: GV hướng dẫn ghép mẫu- HS thực hành ghép. (6p)
3- Chấm bài, chữa lỗi.
* Củng cố, dặn dò. (5p)
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp
Kể chuyện
Tiết 30: ai ngoan sẽ được thưởng
I.mục tiêu
- Kể lại được từng đoạn câu truyện dựa theo tranh
- HS khá giỏi biết kể lại cả câu chuyện. Kể lại được đoạn cuối theo lời bạn Tộ. 
KNS: Tự nhận thức giá trị của câu chuyện; xác định giá trị của bản thân
II.Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy- học
1- Dạy bài mới
- Giới thiệu bài : Nêu nội dung yêu cầu tiết học.
- Hướng dẫn kể chuyện 
HĐ1 : Kể từng đoạn theo tranh. (12p)
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.
- HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm- các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS kể trong nhóm.
HĐ2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện. (13p)
- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. Sau đó gọi 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Các nhóm nhận, bổ sung.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
HĐ3 : Dựng lại câu chuyện theo lời của bạn Tộ. (8p)
- 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.
- Gọi 2 HS làm thử - nhận xét.
- HS tự phân vai kể chuyện trong nhóm.Thi kể trước lớp..
+ Nhận xét về cách diễn đạt, điệu bộ, nét mặt.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất..
- HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của Tộ.
2- Củng cố , dặn dò: (4p)
+ Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
 + GV nhận xét tiết học.
 + Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Buổi chiều
Tự nhiên và xã hội
tiết 29: Một số loài vật sống dưới nước
I- mục tiêu
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
- Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối ( thường đứng yên tại chỗ, có rễ thân, lá, hoa) và con vật di chuyển được có đầu mình, chân, một số loài có cánh.
KNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin cây cối và các con vật. Kĩ năng ra quyết định nên hay không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật; Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người đẻ bảo vệ cây cối và các con vật.
II.Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trong 
- Sưu tầm tranh ảnh một số tranh ảnh con vật sống dưới nước
III- Hoạt động dạy học
A- Khởi động: 
- Giới thiệu nội dung bài học
B- Các hoạt động:
HĐ1 : Làm việc với SGK : (17p)
Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
- HS quan sát tranh trang 62,63 và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS chỉ và nói tên : cây nào sống trên cạn , cây nào sống dưới nước, cây nào vừa sống trên cạn vừa sống đưới nước.
- HS quan sát chỉ và nói con vật nào sống trên cạn 
- Kết quả quan sát thư kí ghi vào bảng 1, bảng 2 SGV. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp :
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung
HĐ2: Triển lãm : (13p)
Bước 1 : GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Các nhóm làm việc, GV theo dõi chung.
Bước 2 : Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Các nhóm khác có thể chất vấn lẫn nhau
- GV nhận xét , tuyên dương nhóm làm việc tốt. 
 C- Củng cố, dặn dò: (4p)
 + GV nhận xét tiết học. 
Tự học
Luyện tập làm văn: Tả ngắn về cây cối
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết tả ngắn về cây cối
II.Hoạt động dạy học
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh chữa bài tập.
Bài 1: Tổ chức cho học sinh đóng vai - nói theo lời các nhân vật trong tình huống ở bài.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài và đoạn văn.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu - học sinh trao đổi theo nhóm 4 và trình bày theo nhóm.
-Nhóm khác và giáo viên nhận xét, kết luận.
- HS chữa bài, củng cố nội dung bài học.
- Chấm chữa bài.
-Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời chia vui trong một số tình huống giao tiếp.
HĐ2 : Luỵện thêm : ( dành cho HS khá giỏi )
Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5- 6 câu) tả một cây mà em yêu thích.
	Cây mà em yêu thích là cây gì? Cây trồng ở đâu?
	Hình dáng cây như thế nào?
	Cây có ích lợi gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài, GV theo dõi HD thêm những chổ HS chưa rõ.
HĐ3: Chấm chữa bài:
HĐ4: Củng cố dặn dò :
Luyện ÂN (MT)
Thứ 6 ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 30: nghe-trả lời câu hỏi 
I.mục tiêu
- Nghe giáo viên kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu Qua suối. Viết được câu trả lời cho câu hỏi ở bài tập 1 (BT2)
KNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự, có văn hoá. Học sinh biết lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ BT1
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra : (5P)
- 2 cặp HS kể lại câu chuyện sự tích hoa dạ lan hương, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1( miệng). Gọi 1 HS đọc yêu cầu 4 câu hỏi . (9P)
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và nói về tranh.
- GV kể chuyện ( 3 lần) : lần 1, dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lại câu hỏi dưới tranh. Kể lần 2 vừa kể vừa giới thiệu tranh. Lần 3 kể cả chuyện liền mạch.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt các câu hỏi, HS trả lời, GV chốt ý đúng.
Bài tập 2: viết (23P)
-1 HS đọc yêu cầu – Cả lớp đọc thầm lại . 
 GV kể nhắc HS chỉ viết trả lời cho câu hỏi
- HS suy nghĩ, thực hành trả lời câu hỏi vào vở bài tập .
3- Củng cố: (5P)
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS. 
- Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày đẹp.
Toán
Tiết 150: phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết cách làm tính cộng không nhớ các số trong phạm vi 1000
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
- HS hoàn thành bài tập 1(cột 1, 2, 3 ), 2 (a), 3
- HS khá giỏi hoàn thành các bài tập còn lại
II.đồ dùng dạY HọC
 - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật 
Iii. Các hoạt động dạy- học
- GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
HĐ1: Cộng các số có ba chữ số : (12p)
- GV ghi bảng : 326 + 253 = ?
- GV thể hiện bằng đồ dùng trực quan gắn các hình vuông to các hình vuông nhỏ như SGK.
- Từ trực quan HS nêu kết quả : Tổng 5 trăm, 7chục,9 đơn vị.
- GV hướng dẫn HS đặt tính : GV hướng dẫn cách viết phép tính.
- GV hướng dẫn cách thực hiện phép tính
cách tính : Đặt tính viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
 - Cộng từ phải sang trái- đơn vị cộng đơn vị, chục cộng chục, trăm cộng trăm.
HĐ2: Thực hành :
Bài 1 : GV viết phép tính lên bảng, HS nêu cách làm, GV nhận xét HD. (8p)
HS tự làm các bài còn lại.
+235	 637	 503	 625
	 451	+162	+354	+ 43
Bài 2 : HS lên bảng đặt tính rồi tính một bài. (8P)
HS nhận xét kết quả, cách đặt tính- cả lớp làm bài vào vở.
a. 832 + 152 	257 + 321
b. 641 + 307 	936 + 23.
Bài 3 : HS tự nhẩm rồi viết kết quả vào vở.(7P)
	200 + 100 = 	500 + 100 =
	500 + 200 = 	300 + 100 =
	300 +200 = 	600 + 300 =
-Chấm chữa bài,
 HĐ3: Củng cố dặn dò : (4P)
	-Nhận xét chung tiết học.
Chính tả 
Tiết 60: Nghe viết: cháu nhớ bác hồ
I.mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát
- Làm được BT2 a/b hoặc BT3 a/b.
II. Đồ dùng dạy- học 
Bảng phụ viết ( 2 lần) nội dung bài 
III. Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra : (5P)
- Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng viết mỗi em 2 tiếng có vần êt/êch.
2- Bài mới : 
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn nghe – viết (23P)
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
+ Giáo viên đọc bài thơ , hai học sinh đọc lại.
- H? Bài thơ nói về nội dung gì?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
+ Giáo viên đọc từng dòng cho học sinh viết
+ Chấm chữa bài
3- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. (12P)
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh tự làm bài - Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Chữa bài tập.
Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập 2.
4- Củng cố dặn dò: (5P)
- Giáo viên nhận xét dựa trên cơ sở bài chính tả đã chấm.
Thủ công
Tiết 2: làm vòng đeo tay (tiết 2)
I- mục tiêu 
- HS biết cách làm vòng đeo tay.
- Cắt dán được vòng đeo tay. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được vòng đeo tay.
- Với hs khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
II- Đồ dùng dạy học 
- Vòng đeo tay, giấy thủ công. 
- Tranh qui trình
III - Các hoạt động dạy học
HĐ1: HS thực hành làm vòng đeo tay : (28P)
- Yêu cầu HS nhắc lại qui trình làm vòng đeo tay theo các bước :
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy
Bước 2 : Dán nối các nan giấy
Bước 3 : Gấp các nan giấy
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm- GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm của HS. (6P)
HĐ3 : nhận xét dặn dò :
- Nhận xét tinh thần học tập của HS, dặn chuẩn bị tiết sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá cuối tuần
I.mục tiêu
- Đánh giá hoạt động tuần 30
- Kế hoạch tuần 31
II. Hoạt động dạy- học
1. Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
 Lớp trưởng nhận xét về tình hình của lớp:
 + Học tập:
 + Thể dục - vệ sinh:
 + Nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ:
 + ý thức giữ gìn "Vở sạch - Chữ đẹp”
 + Những biểu hiện về hành vi đạo đức.
 - Đại diện các tổ phát biểu ý kiến.
 - ý kiến cá nhân (nếu có)
2. GV phổ biến kế hoạch tuần tới:
 - Thực hiện tốt chương trình và thời khoá biểu của tuần 31
 - Duy trì và thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút, thể dục vệ sinh.
 - Lớp trưởng, các tổ trưởng lên hứa quyết tâm thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 30.doc