Giáo án Lớp 2 tuần 3 (4)

Giáo án Lớp 2 tuần 3 (4)

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết 1: BẠN CỦA NAI NHỎ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ:

- Nhớ được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các tiếng từ dễ lẫn do phương ngữ.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy giữa các cụm.

- Biết đọc phân biệt lời của nhân vật với lời dẫn chuyện.Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

3. Thái độ:

- Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người

 

doc 46 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 3 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 1: BẠN CỦA NAI NHỎ 
I. Mục tiêu
Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ:
Nhớ được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
Kỹ năng: 
Đọc đúng các tiếng từ dễ lẫn do phương ngữ.
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy giữa các cụm.
Biết đọc phân biệt lời của nhân vật với lời dẫn chuyện.Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Thái độ: 
Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người
II. Chuẩn bị
GV: Tranh- Bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mít làm thơ
Mít là một người ntn?
Mít có điểm gì tốt?
Ai dạy Mít làm thơ?
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Có một chú Nai Nhỏ muốn được đi chơi xa cùng bạn. Cha của Nai Nhỏ có cho phép chú đi hay không? Vì sao vậy? Đọc câu chuyện: “Bạn của Nai Nhỏ” chúng ta sẽ biết rõ điều đó.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu ý khái quát
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
Ÿ Phương pháp: Trực quan
Thầy đọc mẫu toàn bài
Tóm nội dung: Truyện kể về Nai Nhỏ muốn được đi ngao du cùng bạn nhưng cha Nai rất lo lắng. Sau khi biết rõ về người banï của Nai Nhỏ thì cha Nai yên tâm và cho Nai lên đường cùng bạn
v Hoạt động 2: Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
Ÿ Mục tiêu:Đọc đúng từ khó đọc, nghỉ hơi câu dài, hiểu nghĩa từ
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập
Nêu các từ cần luyện đọc
Nêu các từ khó hiểu 
Luyện đọc câu
Chú ý các câu sau: 
Một lần khác,/ chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống,/ thì thấy 1 con thú hung dữ/ đang rình sau bụi cây/.
Sói sắp tóm được Dê/ thì bạn con đã kịp lao tới/, hút Sói ngã ngửa bằng đôi gạc chắc khoẻ/.
Con trai bé bỏng của cha/ con có 1 người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng 1 chút nào nữa/.
Luyện đọc đoạn:
Thầy yêu cầu HS đọc từng đoạn
Thầy nhận xét, hướng dẫn HS 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Thi đọc giữa các nhóm.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS đọc bài
- HS nêu
 - Hoạt động lớp
-à ĐDDH: Tranh
 - HS chú ý nghe thầy đọc và tóm nội dung câu chuyện
 - Hoạt động cá nhân
à ĐDDH: Bảng phụ
- Chặn lối, chạy trốn, lão Sói, ngăn cản, hích vai, thật khoẻ, nhanh nhẹn, đuổi bắt, ngã ngửa, mừng rỡ.
- HS đọc các từ chú giải SGK, ngoài ra Thầy giải thích
- Rình: nấp ở một chỗ kín, để theo dõi hoặc để bắt người hay con vật.
- Đôi gạc: Đôi sừng nhỏ của hươu, nai.
- HS đọc từng câu đến hết bài
- HS đọc 
- Lớp nhận xét 
- Lớp đọc đồng thanh
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 2: BẠN CỦA NAI NHỎ
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
HS đọc thầm đoạn 1 + TLCH
Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?(HS YẾU)
Cha Nai Nhỏ nói gì? (HS TB)
HS đọc thầmđoạn 2, 3 và đầu đoạn 4 để trả lời
Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn?(HS GIỎI)
Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên 1 điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào? Vì sao?(HS KHÁ)
Thầy nêu câu hỏi HS thảo luận
Theo em người bạn ntn là người bạn tốt?(HS TB)
Thầy chốt ý: Qua nhân vật bạn của Nai Nhỏ giúp chúng ta biết được bạn tốt là người bạn sẵn lòng giúp người, cứu người.
Thầy có thể nêu thêm:
Nếu Nai Nhỏ đi với người bạn chỉ có sức vóc khoẻ mạnh không thôi thì có an toàn không?
Nếu đi với người bạn chỉ có trí thông minh và sự nhanh nhẹn thôi, ta có thật sự yên tâm không? Vì sao?(HS GIỎI)
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
Ÿ Mục tiêu: Phân vai đọc toàn truyện
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Giọng điệu:
Lời của Nai Nhỏ (hồn nhiên, thơ ngây)
Lời của Nai bố (đoạn 1, 2, 3: băn khoăn, đoạn 4: vui mừng, tin tưởng)
Thầy đọc mẫu, uốn nắn cách đọc cho HS 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Kể chuyện
- Hát
- HS đọc bài
- HS đọc thầm
- Đi ngao du thiên hạ, đi chơi khắp nơi cùng với bạn
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con
- HĐ 1: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.
- HĐ 2: Nhanh trí kéo Nai chạy trốn con thú dữ đang rình sau bụi cây. 
- HĐ 3: Lao vào lão Sói dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê non
- HS đọc thầm cả bài
- “Dám liều vì người khác”, vì đó là đặt điểm của người vừa dũng cảm, vừa tốt bụng. 
- HS tự suy nghĩ, trả lời 
- Hoạt động cá nhân
- Bởi vì cha Nai Nhỏ biết được Nai Nhỏ có người bạn: “Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và sẵn lòng cứu người khác.”
TUẦN 3
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
HS hiểu
Khi có lỗi phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ
2Kỹ năng: 
Biết tự đánh giá việc nhận và sửa lỗi của bản thân và bạn bè, biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi.
3Thái độ: 
Có thái độ trung thực khi xin lỗi và mong muốn sửa lỗi.
Biết quí trọng các bạn biết nhận và sửa lỗi, không tán thành những bạn không trung thực.
II. Chuẩn bị
GV: SGK + phiếu thảo luận + tranh minh họa
HS: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắmvai
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (4’) Học tập sinh hoạt đúng giờ
3 HS đọc ghi nhớ.
Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
Từng cặp HS nhận xét việc lập và thực hiện thời gian biểu của nhau.
Thầy yêu cầu cả lớp đánh dấu (+) nếu làm được và dấu (-) nếu không làm được trước từng việc, đánh dấu và ghi tên những việc không dự định trước trong thời gian biểu.
Thầy chốt ý: Có thói quen sinh hoạt, làm việc đúng giờ là 1 việc không dễ. Các em hằng ngày nên luyện tập tự điều chỉnh công việc hợp lý và đúng giờ.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’) 
Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có thể phạm phải những sai lầm. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm mà biết nhận và sửa lỗi thì được mọi người quí trọng. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Cái bình hoa”
Ÿ Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện
Ÿ Phương pháp: Kể chuyện
Thầy kể “Từ đầu đến . . . không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vở” dừng lại.
Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó ? (HS GIỎI)
Thầy kể đoạn cuối câu chuyện
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Ÿ Mục tiêu: HS trả lời theo câu hỏi
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại
Thầy: Các em vừa nghe cô kể xong câu chuyện. Bây giờ, chúng ta cùng nhau thảo luận.
Thầy chia lớp thành 4 nhóm.
Thầy phát biểu nội dung
Nhóm 1: Vô – va đã làm gì khi nghe mẹ khuyên.
Nhóm 2: Vô – va đã nhận lỗi ntn sau khi phạm lỗi?
Nhóm 3: Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi phạm lỗi.
Nhóm 4: Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Thầy chốt ý: Khi có lỗi em cần nhận và sửa lỗi. Ai cũng có thể phạm lỗi, nhưng nếu biết nhận và sửa lỗi thì mau tiến bộ, sẽ được mọi người yêu mến.
v Hoạt động 3: Làm bài tập 1:( trang 8 SGK)
Ÿ Mục tiêu: HS tự làm bài tập theo đúng yêu cầu.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Thầy giao bài, giải thích yêu cầu bài.
Thầy đưa ra đáp án đúng
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Ghi nhớ trang 8
- Hát
à ĐDDH: Tranh minh họa
- HS thảo luận nhóm, phán đoán phần kết
- HS trình bày
- Viết thư xin lỗi cô
- Kể hết chuyện cho mẹ
- Cần nhận và sửa lỗi
- Được mọi người yêu mến, mau tiến bộ.
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận trước lớp 
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ trang 8
à ĐDDH: Tranh
- Hoạt động cá nhân
- HS nêu đề bài
- - HS làm bài cá nhân
- - HS tranh luận , trình bày kết quả
- 
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết5: BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Chép chính xác nội dung tóm tắt truyện của Nai Nhỏ. Biết viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu.
2Kỹ năng: 
Củng cố quy tắc chính tả ng / ngh , phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh Ch/ Tr , dấu hỏi, dấu ngã
3Thái độ: 
Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập chép. Bút dạ, giấy khổ to
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Làm việc thật là vui
3 HS viết trên bảng lớp:
2 tiếng bắt đầu bằng g, 2 tiếng bắt đầu bằng gh.
7 chữ cái đứng sau chữ cái r theo thứ tự trong bảng chữ cái
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu yêu cầu của tiết học
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài(ĐDDH: Bảng lớp, thẻ chữ, SGK)
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và viết đúng từ ngữ khó.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan
GV đọc bài trên bảng
Hướng dẫn nắm nội dung bài:
Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn? (HS YẾU)
Hướng dẫn HS nhận xét:
Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu?
Chữ đầu câu viết thế nào?
Tên nhân vật trong bài viết hoa thế nào?
 (HS TB)
Cuối câu có dấu câu gì?
Hướng dẫn HS viết từ khó
GV gắn thẻ chữ có từ khó, phân tích:
Đi chơi, khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, yên lòng
v Hoạt động 2: Viết bài vào vở(ĐDDH: Vở, bả ... ONG BÀI-.LẬP DANH SÁCH HỌC SINH 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Biết sắp xếp lại các bức tranh đã cho, biết tóm tắt nội dung các tranh bằng 1,2 câu.
Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự diễn biến sự việc.
Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bảng danh sách theo mẫu.
2Kỹ năng: 
Rèn cách trình bày và sử dụng lời văn cho phù hợp
3Thái độ: 
Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
GV:Tranh + bảng phụ
HS:Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Tự thuật
Xem phần tự thuật của HS
Nhận xét cho điểm và củng cố thêm về cách viết lí lịch đơn giản.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Các em đã được học bài tập đọc: “Gọi bạn”. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về cách tóm tắt nội dung câu chuyện qua tranh vẽ, đồng thời sắp xếp các câu trong bài sao cho hợp lí và thực hành lập danh sách HS theo nhóm.
Phát triển các hoạt động(28’)
v Hoạt động 1: Làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm
Bài 1:
Nêu yêu cầu
Thầy cho HS xếp lại thứ tự tranh
Thầy nhận xét, gọi 2 HS kể lại câu chuyện.
Bài 2:
Nêu yêu cầu bài?
Đọc và suy nghĩ để sắp xếp các câu cho đúng thứ tự nội dung các sự việc xảy ra.
Thầy kiểm tra kết quả
v Hoạt động 2: Lập bảng danh sách
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách lập bảng danh sách lớp
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm
Bài 3:
Nêu yêu cầu
Thầy hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và ghi thứ tự các cột, xem bảng danh sách lớp 2A để ghi cho đúng
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nêu lại những nội dung đã luyện tập (HS: Xếp tranh cho đúng nội dung chuyện, rồi tóm tắt lại nội dung chuyện. Sắp xếp các câu cho đúng thứ tự. Lập danh sách nhóm bạn)
Khi trình bày chú ý viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.
Làm bài tiếp
Chuẩn bị: Tập viết
- Hát
- 2 HS đọc
à ĐDDH: Tranh
- Sắp xếp các tranh, tóm nội dung tranh bằng 1,2 câu để thành câu chuyện : “Gọi bạn”
- 1-3-4-2
- (1) Bê và Dê sống trong rừng sâu
- (2) Trời hạn hán, suối cạn, cỏ khô héo.
- (3) Bê đi tìm cỏ quên đường về.
-(4) Dê tìm bạn gọi hoài: “Bê! Bê!”
- Xếp các câu cho đúng thứ tự
- HS đọc nội dung bài 2
- HS làm bài
à ĐDDH: Bảng phụ
- Lập danh sách HS
- HS làm bài
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết3: HỆ CƠ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ của cơ thể
2Kỹ năng: 
Biết được cơ nào cũng có thể co và duỗi được, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
3Thái độ: 
HS có ý thức về các cách giúp cơ phát triển và săn chắc.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình (tranh) hệ cơ
 Hai bộ tranh hệ cơ và 2 bộ thẻ chữ có ghi tên 1 số cơ
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bộ xương
Kể tên 1 số xương tay trong cơ thể.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt ta cần phải làm gì?
Nhận xét 
3. Bài mới Hệ cơ
Giới thiệu: (2’)
Yêu cầu từng cặp HS quan sát và mô tả khuôn mặt, hình dáng của bạn.
Nhờ đâu mà mỗi người có khuôn mặt và hình dáng nhất định.
Phát triển các hoạt động (24’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu hệ cơ
Ÿ Mục tiêu: Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm đôi
Bước 1: Hoạt động theo cặp
Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Bước 2: Hoạt động lớp.
GV đưa mô hình hệ cơ.
GV nói tên 1 số cơ: Cơ mặt, cơ mông . . .
GV chỉ vị trí 1 số cơ trên mô hình (không nói tên)
Tuyên dương.
Kết luận: Cơ thể gồm nhiều loại cơ khác nhau. Nhờ bám vào xương mà cơ thể cử động được.
v Hoạt động 2: Sự co giãn của các cơ.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của cơ: co và giãn được.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Bước 1:
Yêu cầu HS làm động tác gập cánh tay, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay.
Làm động tác duỗi cánh tay và mô tả xem nó thay đổi ntn so với khi co lại?
Bước 2: Phát triển
GV nêu câu hỏi:
+ Khi bạn ngửa cổ phần cơ nào co, phần cơ nào duỗi. (HS GIỎI)
+ Khi ưỡn ngực, cơ nào co, cơ nào giãn. (HS YẾU)
v Hoạt động 3: Làm thế nào để cơ phát triển tốt, săn chắc?
Ÿ Mục tiêu: Có ý thức bảo vệ cơ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Chúng ta phải làm gì để giúp cơ phát triển săn chắc?( HS KHÁ)
Những việc làm nào có hại cho hệ cơ?(HS YẾU)
* Chốt: Nêu lại những việc nên làm và không nên làm để cơ phát triển tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (5’)
Trò chơi tiếp sức
Chia lớp làm 2 nhóm
Cách chơi: HS chọn thẻ chữ và gắn đúng vào vị trí trên tranh.
Tuyên dương.
Là gì để xương và cơ phát triển tốt?(HS GIỎI)
- Hát
- Xương sống, xương sườn . . .
- Aên đủ chất, tập thể dục thể thao ..
- HS nêu
- Nhờ có cơ phủ toàn bộ cơ thể.
à ĐDDH: Mô hình hệ cơ.
- 1 số cơ của cơ thể là: Cơ mặt, cơ bụng, cơ lưng . . .
- HS chỉ vị trí đó trên mô hình
- HS gọi tên cơ đó.
- HS xung phong lên bảng vừa chỉ vừa gọi tên cơ
- Lớp nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- HS thực hiện và trao đổi với bạn bên cạnh.
- Phần cơ sau gáy co, phần cơ phía trước duỗi.
- Cơ lưng co, cơ ngực giãn
à ĐDDH: 2 tranh hệ cơ giống nhau, 2 bộ thẻ chữ ghi tên các cơ.
- Tập thể dục thể thao, làm việc hợp lí, ăn đủ chất . . .
- Nằm ngồi nhiều, chơi các vật sắc, nhọn, ăn không đủ chất . . .
- Cổ vũ và nhận xét.
 MÔN: TOÁN
 Tiết 16: 49 + 25
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25
 - Biết giải bài toán bằng một phép tính
II. Chuẩn bị
GV: Bảng cài, que tính, bảng phụ
HS: que tính
III. Các hoạt động 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 29 + 5 
HS sửa bài 1
+
+
+
+
+
 79	79	 9	 89	 9 
 1	 2	15	 6	 63
 80	81	24	 95	 72
- Thầy nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Học tính cộng về phép cộng 49 + 25
Thầy nêu đề bài, vừa nêu vừa đính que tính
Có 49 que tính (4 bó, 9 que rời) thêm 25 que tính nữa (2 bó, 5 que rời).
Thầy đính thẳng 9 và 5 với nhau. Hỏi có bao nhiêu que tính?
+
Thầy yêu cầu HS đặt tính dọc và nêu kết quả tính
 Bài 1:
Thầy đọc đề bài
Thầy quan sát, hướng dẫn
 Bài 2:
Nêu yêu cầu?
Tìm tổng ta phải làm ntn?
Bài 3:
Để tìm số HS cả 2 lớp ta làm sao?
Bài 4:
Thầy cho HS lên thi đua giảng và điền dấu: >, <, = 
Thầy nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò
BTVN Làm bài 1
Chuẩn bị: Luyện tập
- Hát
- HS nêu
- 9 que rời + 5 que rời = 14 que (1 chục và 4 que rời)
- 4 chục (4 bó) + 2 chục (2 bó) = 6 chục (6 bó), thêm 1 chục (1 bó) = 7 chục (7 bó)
+	49 .9 + 5 = 14, viết 4 nhớ 1
	 25 .4 + 2 = 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
	74 .đọc là bảy mươi bốn.
- HS làm bảng con
- HS làm
+
+
+
+
	59	 39 	 29	 39
	15	 22	 56	 19
	74	 61	 85	 58
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Cộng số hạng với hạng
- HS làm bài – sửa bài
- Làm tính cộng
- HS làm bài, sửa bài
- HS thi đua lên bảng làm
MÔN: TẬP VIẾT
Tiết3: B – Bạn bè sum họp
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Rèn kỹ năng viết chữ.
Viết B (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
2Kỹ năng: 
Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
3Thái độ: 
Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
GV: Chữ mẫu B. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: A, Ă, Â
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Ăn
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ B
Ÿ Phương pháp: Trực quan.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ B
Chữ B cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Bạn bè sum họp
Giải nghĩa:Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: B ạn lưu ý nối nét B và an
HS viết bảng con
* Viết: B ạn
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
à ĐDDH: Chữ mẫu: B
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
- B, b, h: 2,5 li
- p: 2 li
- s: 1,25 li
- a, n, e, u, m, o, : 1 li
- Dấu chấm (.) dưới a và o 
- Dấu huyền (\) trên e
- Khoảng chữ cái o
 - HS viết bảng con
- HS viết vở

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop2 tuan 3.doc