Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách làm tính trừ có nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

- Biết vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

-Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Phát triển năng lực tính toán và giải quyết vấn đề

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, tivi chiếu nội dung bài, phiếu bài tập 2.

- HS: SGK, vở ghi

 

doc 109 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 29
Ngày thứ: 1 
Ngày soạn : 1/4/2023
Ngày giảng: Thứ Hai ngày 3 tháng 4 năm 2023
TOÁN (TIẾT 141)
PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS thực hiện được phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 1000
- Giải quyết được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Khởi động, kết nối: (1-2p)
- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn: 
+ND chơi quản trò nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
424 + 113 806 + 73
203 + 621 104 + 63
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: 	
2. Hình thành kiến thức mới: (9-10p)
GV cho học sinh quan sát tranh và dẫn dắt câu chuyện.
 Chẳng hạn: “Nhà sóc phải dự trử hạt thông cho mùa đông sắp đến. Nhà sóc có sốc bố, sóc mẹ, sóc anh và sóc em”.
 GV cho học sinh đọc lời thoại của các nhân vật.
a) Giới thiệu phép cộng.
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
- Bài toán: Bố nhặt 346 hạt thông, mẹ nhặt 229 hạt thông. Hỏi bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu hạt thông?
GV hỏi:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu hạt thông em hãy nêu phép tính ?
- Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp số 326 hạt thông của bố với 253 hạt thông của mẹ lại để tìm tổng 326 + 253.
b) Đi tìm kết quả.
- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
- Tổng 346 và 229 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
- Gộp 5 trăm, 7 chục, 5 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Vậy 346 cộng 229 bằng bao nhiêu?
c) Đặt tính và thực hiện.
- Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 346, 229.
- Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi. 
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính:
346 
+ 229
575
“Viết số 346 ở dòng trên, viết số 2 ở dòng dưới sao cho số 2 thẳng cột với số 3 ở hàng trăm,viết 2 thẳng với số 4, viết số 9 ở hàng dưới thẳng với số 6 viết dấu + ở giữa hai số về phía bên trái, viết dấu gạch ngang thay cho dấu =”
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính. Sau đó thực hiện phép tính
H: Vậy bố mẹ nhặt được bao nhiêu hạt thông ?
3. Luyện tập thực hành (19-20p)
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+Quản trò điều hành hoạt động chia sẻ.
Bài 1: (5-6p)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS lên bảng chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2: (5-6p)
- GV gọi HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS nêu cách đặt tính.
- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.
- YCHS làm bài vào vở
-YC HS chia sẻ
- Giáo viên chấm nhận xét chung.
- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.
Bài 3: (6-7p)
- GV nêu yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được rô bốt vẽ tất cả bao nhiêu chấm màu em hãy nêu phép tính ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải.
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
-GV nhận xét
4. Vận dụng ( 1-2p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
- HS nhận xét (Đúng hoặc sai).
- Ghi bài vào vở.
- Quan sát tranh, lắng nghe
- HS đọc lời thoại của các nhân vật
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Bố nhặt 346 hạt thông, mẹ nhặt 229 hạt thông.
- Bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu 
hạt thông?
- Ta thực hiện phép cộng 346 + 229.
- Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 5 hình vuông.
- Có tất cả 579 hình vuông.
- 346 + 229 = 575.
- 2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
- Theo dõi GV HD cách đặt tính và tín
- Quan sát 
- HS nêu
 6 cộng 9 bằng 15 viết 5 nhớ 1
 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
Vậy: 346 + 229 = 575.
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Tính
 - HS làm vào vở
- HS chia sẻ:
 247 639 524 845
+ 343 +142 + 18 + 106
 590 781 542 951
- HS đọc.
- Đặt tính rồi tính
- HS nêu
- 1 HS thực hiện
- HS làm vào vở
- HS chia sẻ:
 427 607 729 246 
+ 246 +143 + 32 + 44
 673 750 761 290
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Rô bốt vẽ 709 chấm xanh và 289 chấm đỏ
- Hỏi rô bốt vẽ tất cả bao nhiêu chấm màu?
- Học sinh làm bài:
Bài giải
 Rô bốt vẽ được số chấm màu là :
 709 + 289 = 998 (chấm màu)
 Đáp số : 998 chấm màu
- Học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ để thục hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ....
************************************
TIẾNG VIỆT (TIẾT 281+ 282)
ĐỌC: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.
- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin.
 -Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động, kết nối (4-5’)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”
+ Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào?
- GV nx chung và dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức mới (29-30’)
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự.
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...
- Luyện đọc câu khó: 
+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//
+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi:
 - Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc.
 TIẾT 2
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. 17-18’
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.85.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
+C1: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?
+C2:Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?
+C3:Vì sao dê con thấy xấu hổ? 
+C4: Em học được điều gì từ câu chuyện này?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập, thực hành (11-12’)
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV NX và thống nhất câu TL:
a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự
b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4.Vận dụng:( 2-3’)
 - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau:
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
-C1:...lắc đầu bỏ đi.
-C2: đáp án C
-C3: ...vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép...
-C4: ...khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép, phải cảm ơn một cách lịch sự. 
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.
- 1 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 
- Đại diện nhóm chia sẻ
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS ghi nhớ để thục hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
**************************************
Ngày thứ: 2 
Ngày soạn : 2/4/2023
Ngày giảng: Thứ Ba ngày 4 tháng 4 năm 2023
TOÁN (TIẾT 142)
LUYỆN TẬP ( trang 84)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng đặt tính rồi tính phép cộng (thêm trường hợp có nhớ 100) các số có ba chữ số trong phạm vi 1000. 
- Học sinh thực hiện được phép cộng nhẩm số tròn trăm ra kết quả là 1000; áp dụng phép cộng có nhớ vào bài toán có lời văn.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p)
- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn: 
+ND chơi quản trò nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
424 + 215 706 + 72
263 + 620 124 + 53
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
2. Luyện tập thực hà ... ể - là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam
+ Hang Sơn Đoòng là hang động lớn 
nhất Việt Nam.
+ Đà Lạt – là thành phố ngàn hoa.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- HS đặt câu.
+ Lệ Chi là một vùng quê rất yên bình.
+ Cổ Giang là nơi em sinh ra và lớn lên.
- HS chia sẻ.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
-HS lắng nghe để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ================================
Ngày thứ: 5 
Ngày soạn : 22/4/2023
Ngày giảng: Thứ Sáu ngày 28 tháng 4 năm 2023
 TOÁN (TIẾT 160)
 LUYỆN TẬP ( Trang 113)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100.
- Thực hiện đựợc cộng, trừ nhẩm; so sánh đựợc các số trong phạm vi 100; Giải đựợc bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến phép công, phép trừ trong phạm vi 100.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p)
Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
2. Luyện tập thực hành: (30-31p)
Bài 1: (5-6p)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
- HS thực hiện, kiểm tra chữa bài cho nhau.
- GV YC HS nêu từng phép tính.
- Tổ chức cho HS chia sẻ truớc lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: (5-6p)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-HS làm bài, GV YC HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- Khi chữa bài, GV YC HS nêu cách thực hiện một số phép tính.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (5-6p)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS nêu YC của bài và cách làm bài.
- HS làm việc nhóm 6.
- Kết quả: 60 + 8 = 68; 28 +30 = 58; 94 -50 = 44; 75 – 5 = 70; 20 + 19 = 39; 87 -37 = 50.
- Vậy các phép tính 94- 50 và 20 + 19 có kết quả bé hơn 45; các phép tính 60 + 8 = 68 và 75 - 5 = 70 có kết quả lớn hơn 63. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ truớc lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: (6-7p)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì, phải làm phép tính gì?
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:(5-6p)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng: ( 1-2p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Ghi bài vào vở.
- 2 -3 HS đọc.	
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- HS làm bài kiểm tra chữa bài cho nhau.
- HS nêu phép tính.
- HS chia sẻ.
-HS trả lời
- 1-2 HS trả lời.
- HS kiểm tra chữa bài cho nhau.
- HS nêu phép tính.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu và thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS theo dõi sửa sai.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS Quãng đường Hà Nội- Nam Đinh: 90 km. Quãng đường Hà Nội - Hoà Bình: 76 km. Hỏi quãng đuờng Hà Nội- Nam Đinh dài hơn quãng đường Hà Nội - Hoà Bình. (Phép trừ)
- HS làm đổi vở chữa bài.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- Tìm số thích hợp vào ô có dấu “?”.
- HS Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.
- HS làm bài cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ để thục hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :......................
..................................................................................................................................
 *****************************************
TIẾNG VIỆT (TIẾT 319)
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ VẬT 
 ĐƯỢC LÀM TỪ TRE 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
 - Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu sản phẩm. -Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
 - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách, Vở TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động, kết nối: 2-3’
- Cho lớp hoạt động theo nhạc bài hát Một con vịt
- GV giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu tiết học, ghi bảng
2. Luyện tập- thực hành (28-29’)
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1: Nêu tên các đồ vật làm bằng tre hoặc gỗ và công dụng của chúng
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Gọi tên từng đồ vật trong tranh. Mỗi đồ vật làm bằng chất liệu gì?
+ Từng đồ vật dùng để làm gì?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về sản phẩm.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- GV hỏi thêm: Em còn biết những đồ vật nào làm bằng gỗ hoặc tre? và công dụng của nó?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:Viết 4-5 câu giới thiệu 1 đồ vật làm từ tre hoặc gỗ.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS thảo luận nhóm hỏi đáp theo gợi ý:
+ Em muốn giới thiệu về đồ vật gì?
+ Đồ vật đó có điểm gì nổi bật?
+ Đồ vật đó được dùng để làm gì?
+ Em có nhận xét gì về đồ vật đó hoặc người làm ra đồ vật đó?
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.61.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt, khen ngợi những bạn có kĩ năng viết tốt.
3.Vận dụng (2-3’)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Tìm đọc các bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp đất nước chuẩn bị cho tiết Đọc mở rộng
-HS vận động theo nhạc bài Một con vịt
- HS ghi vở
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
+ đôi đũa làm bằng tre
+ khay để cốc trà làm bằng tre
+ bộ bàn ghế làm bằng gỗ
+ đũa để gắp
+ khay để úp cốc chén
+ bộ bàn ghế dùng để ngồi, để cốc chén,
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- HS nêu: 
+ giường làm từ gỗ để nằm ngủ
+ tủ làm từ gỗ để đồ đạc, quần áo
+ bàn học làm từ gỗ để sách vở.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời các câu hỏi:
+ (VD) Em muốn giới thiệu cái tủ nhà em. 
+ Đồ vật này hình chữ nhật, to, có nhiều ngăn, có cả gương bên trong cánh tủ.
+ Nó được dùng để đựng quần áo, chăn màn. 
+ Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa đc rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn gàng.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS chia sẻ.
- HS ghi nhớ để thục hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
**************************************
 TIẾNG VIỆT (TIẾT 320)
 ĐỌC MỞ RỘNG 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.
- Hình thành, phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): 
+ Đọc: Tự tìm đọc một bài thơ/ câu chuyện yêu thích theo chủ đề Cảnh đẹp trên các miền đất nước.
 + Viết: Biết cách ghi chép được tên các bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách 
+ Nói: Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 
+ Nghe: Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.
-Nhân ái (Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biết chia sẻ, hoà đồng với mọi người.) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu đọc, 1 câu chuyện, bài thơ về cảnh đẹp đất nước giới thiệu cho HS. 
- HS: Thơ, truyện đã sưu tầm. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động- kết nối(2-3’)
-Tổ chức cho HS hát bài hát về thiếu nhi
-GV kết nối vào bài đọc và ghi tên bài trên bảng.
2.Luyện tập thực hành( 28-29’)
HĐ1. Tìm đọc các bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 
-Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các bài thơ, câu chuyện về các cảnh đẹp trên đất nước. GV có thể chuẩn bị một số bài viết phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp). 
- GV lưu ý HS về tên của bài thơ, câu chuyện và nội dung của bài thơ, câu chuyện.
- GV gọi HS trả lời
+ Bài thơ, câu chuyện đó nói về cảnh đẹp nào?
+ Cảnh đẹp đó ở đâu?
HĐ2. Đọc cho các bạn nghe thơ/ truyện của mình.
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp các bài thơ, câu chuyện em yêu thích.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý, tuyên dương HS có bài đọc hay
- GV nhận xét và đánh giá chung và khen ngợi HS đã nói được tên bài thơ, câu chuyện, đọc được đoạn thơ hoặc đoạn truyện mà mình thích.
3. Vận dụng (2-3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- Dặn dò HS về nhà tiếp tục tìm thêm những bài thơ, câu chuyện về cảnh đẹp đất nước.
-HS tự điều khiển hoạt động
-Lắng nghe
- HS lấy sách, truyên đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV.
- HS ghi nhớ HD của GV.
- HS chia sẻ cùng cô và các bạn
- HS đọc bài cá nhân.
- 2-3 HS lên đọc bài thơ mà mình đã thuộc và yêu thích nhất.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
- HS ghi nhớ để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_29_den_32_nam_hoc_2022_2023.doc