THỦ CÔNG
Làm đồng hồ đeo tay
I.Mục tiêu:
1- H. biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
2- Rèn đôi tay khéo léo.
3- Thích làm đồ chơi.
II.Chuẩn bị: - GV : Mẫu đồng hồ đeo tay; quy trình làm đồng hồ; giấy, kéo, hồ dán.
- HS Giấy trắng, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động dạy học:
Tuần 27 Giáo án lớp 2 Nguyễn Thị Dung Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008 Thủ công Làm đồng hồ đeo tay I.Mục tiêu: 1- H. biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. 2- Rèn đôi tay khéo léo. 3- Thích làm đồ chơi. II.Chuẩn bị: - GV : Mẫu đồng hồ đeo tay; quy trình làm đồng hồ; giấy, kéo, hồ dán. - HS Giấy trắng, kéo, hồ dán. III.Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài:(1') 2/ Hướng dẫn HS quan sát:(3') - Treo mô hình đồng hồ đeo tay cho H. quan sát. - Y/C HS nêu tên các bộ phận của đồng hồ? - Nêu vật liệu làm đồng hồ? - GV y/c HS nêu thêm vật liệu làm đồng hồ - Cho HS liên hệ đồng hồ đeo tay thật. 3/ Hướng dẫn HS làm đồng hồ:(7'). - G/ V treo quy trình và giảng cách thực hiện làm đồng hồ: Có 4 bước + Bước 1: Cắt thành các nan giấy( Cắt 3 nan giấy 1 nan dài 24 ô, rộng 3 ô; 1 nan dài 30 ô, rộng 3 ô cắt vát hai bên của đầu nan; 1 nan dài 8 ô rộng 1 ô làm đai. + Bước 2: Làm mặt đồng hồ( theo SGV tr.244) + Bước 3: Gài dây đeo + Bước 4: Vẽ số và kim đồng hồ. 4/ Thực hành trên giấy trắng.:(15') - Y/c HS tự thực hành trên giấy trắng. - Theo dõi nhắc nhở HS thực hiện theo quy trình. 5/ Củng cố :(7') - Nhận xét tiết học - Quan sát và rút ra nhận xét: - Các bộ phận của đồng hồ gồm: Mặt dây đeo, đai cài dây đồng hồ, ngoài ra còn có kim đồng hồ. - Lá dừa, lá chuối. - Tự nêu ý kiến sau khi quan sát. - Quan sát quy trình và nghe T. nêu quy trình. - Nhắc lại quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. - Thực hiện làm trong vòng 20 phút. ________________________________ Tự học Luyện đọc : Cá sấu sợ cá mập . I.Mục tiêu: 1- HS luyện đọc lại bài tập đọc : Cá sấu sợ cá mập . Kết hợp trả lời các câu hỏi của bài. 2- Rèn kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm. 3- Có ý thức chăm đọc sách. II. Hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài :(1') 2/ Luyện đọc :(20') - Y/C HS đọc nối đoạn , cả bài ( cá nhân , đồng thanh ). - Y/C từng cá nhân đọc bài tập đọc theo y/c của G V - Gọi HS nhận xét, cho điểm bạn . 3/ Củng cố nội dung bài tập đọc:7') - Y/C HS thực hiện theo nhóm đôi nêu câu hỏi và trả lời của nội dung các bài tập đọc đã học( 1 HS hỏi, 1 HS đáp). - GV hỏi thêm: a/ Lời giải thích của ông chủ làm cho mọi người thấy thế nào ? ... Không còn lo sợ như trước nữa . ...Thấy lo sợ hơn trước gấp bội . ...Không tin vaò các lời đồn đại . b/Câu chuyện này khiến em buồn cười vì ... Cách làm yên lòng quí khách của ông chủ khách sạn . ...Sự nhút nhát của các vị khách du lịch . ...Những tin đồn sai sự thật làm cho mọi người lo sợ . 4/ Củng cố: Nhận xét tiết học.(3') - Thực hiện theo y/c - Đọc cá nhân. - Nhận xét bạn theo tiêu chí G V đưa ra. - Thực hiện theo nhóm đôi và báo cáo trước lớp. - Nối tiếp nhau trả miệng. - HS đọc và chọn đáp án đúng . __________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề 5: : Nghe kể chuyện Ba cô gái. I.Mục tiêu: 1- HS nghe kể chuyện Ba cô gái. Hiểu được nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về cô con gái út rất yêu thương mẹ của mình. 2- Nghe và học tập tấm gương của cô út về lòng yêu quí mẹ . 3- Thích nghe kể chuyện. II.Chuẩn bị: thuộc truyện Ba cô gái, hình minh họa cho nội dung truyện. III.Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài .:(1') 2/ T. kể chuyện: (17') - GV kể hai lần: lần 1( kể toàn truyện) ; lần 2( kể tóm tắt theo tranh) GV treo tranh . 3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện.(10') - Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào? Hãy nêu câu nói của ba cô gái. - Câu chuyện kể về nội dung gì? - Ai là người biết thương mẹ? Kết quả họ được sống như thế nào? - Còn những kẻ không biết thương mẹ hậu quả ra sao? - Nếu là em em phải làm gì khi mẹ ốm? 4/ Củng cố :(5') ? Em học tập điều gì của cô út ? - Nhận xét tiết học. - Nghe GV. kể và quan sát tranh. - HS nối tiếp nhau nêu: Câu chuyện có 5 nhân vật: Bà mẹ, ba cô con gái, người đưa thư. Tự nêu câu nói của ba cô gái. - Có một bà mẹ sinh được ba cô gái - Cô gái thứ ba. Cô được sống cuộc sống sung sướng giàu sang. - Đều biến thành bọ hung. - Nối tiếp nhau nêu theo ý của bản thân. Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008 Toán Số 0 trong phép nhân và phép chia I.Mục tiêu: 1- HS biết số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả là 0. Số nào nhân với không cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0. 2- Rèn kĩ năng làm toán nhanh đúng chính xác. 3- Tích cực học tập . II.Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra:(5') Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bài ra vở nháp các phép tính sau: 444 ; 5: 55 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0:(8') -Nêu phép nhân 0 2; Y/C HS chuyển phép nhân thành tổng tơng ứng. Vậy 0 2 bằng mấy? - Tiến hành tương tự với phép nhân 0 3. - Từ các phép tính 0 2 = 0 ; 0 3 = 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác? - Gọi 2 H. lên bảng thực hiện các phép tính 2 0; 3 0. - Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt? b/ Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:(5') - Nêu phép tính 0 2 = 0. Y/C H. dựa vào phép nhân lập phép chia tơng ứng có số bị chia là 0 - Tiến hành tương tự với phép tính 0 : 5 = 0 -Từ các phép tính trên em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0? * Kết luận: Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0. * Lưu ý: Không có phép chia cho 0. 3/Thực hành::(20') Bài 1,2: - Y/C HS đọc đề và nêu cách tính nhẩm - Y/C HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính Bài 3: - Y/C HS đọc đề . Y/C HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. - Y/C HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài. Gọi H. nhận xét bài bạn làm. - Cho HS giỏi làm thêm ... = 5 x 0 Bài 4: - Gọi HS nêu y/c của đề. - Nêu cách thực hiện dãy tính. - Gọi HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở. -Gọi HS nhận xét bài bạn. 4/ Củng cố(3'): Nhận xét tiết học - Quan sát và thực hiện theo y/c - 0 2 = 2 + 2 = 0 - 0 2 = 0 -Thực hiện theo y/c của T. để rút ra kết luận: 0 3 = 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 3 = 0 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. - 2 0 = 0 ; 3 0 = 0 - khi ta thực hiện phép nhân một số với 0 thì kết quả thu đợc bằng 0. - Nêu phép chia: 0 : 2 = 0 - Các phép chia có số bị chia là 0 có thương bằng 0. - Nhắc lại kết luận - Tính nhẩm, nhiều HS nêu cách tính nhẩm. - Làm bài miệngVD bài 1: 0 4 = 0 4 0 = 0 VD bài 2: 0 : 4 = 0 - Đọc điền số thích hợp vào ô trống - 2 HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở 0 VD: 5 = 0. Vậy 5 = 0. 0 = 5 x 0 - Tính. Mỗi biểu thức có 2 dấu tính. - Ta thực hiện tính từ trái sang phải - 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở 2 : 2 0 = 1 0 5: 5 0 = 1 0 = 0 = 0 _______________________________ Tiếng việt Ôn tập (tiết 3) I.Mục tiêu: 1- Ôn tập các bài tập đọc tuần 21 . Đọc thêm bài : Thông báo của thư viện vườn chim . Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu?”. - Ôn cách đáp lời xin lỗi của người khác. 2- Rèn kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm. Biết đặt và trả lời câu hỏi rõ ràng; Biết đáp lời xin lỗi một cách lịch sự, nhẹ nhàng. 3- Tích cực ôn tập . II. Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài :(1') 2/ Ôn tập đọc:(15') Thực hiện tương tự như tiết 2 3/ Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : “ở đâu?”:(17') Bài 2: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì? - Y/C HS gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp. - Gọi HS nhận xét bổ sung. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc y/c của bài. - Y/C HS làm việc nhóm đôi ( Nội dung làm việc: 2 HS hỏi nhau để tìm bộ phận in đậm trong câu; nêu tác dụng của bộ phận ấy; thực hiện đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi) - Gọi HS. báo cáo trước lớp và nhận xét. 4/ Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác.:(3') - Gọi HS nêu y/c của bài tập. - Y/C HS đóng vai theo các tình huống theo( nhóm đôi) - Gọi HS trình bày trước lớp và nhận xét. 5/ Củng cố:(1') - Khi đáp lại lời xin lỗi em cần có thái độ như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Thực hiện đọc bài. - 1 HS đọc: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ ở đâu?” - Dùng để hỏi về nội dung nơi chốn( địa điểm) - Thực hiện theo y/c bằng cách dùng bút chì gạch chân vào vở BT. - Thực hiện làm bài vào vở. + Hai bên bờ sông. + Trên những cành cây. - 1 HS đọc : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. - Thực hiện làm việc nhóm đôi: HS1:Bộ phận nào trong 2 câu trên được in đậm? HS 2: Hai bên bờ sông. Trong vườn. HS 1: Bạn đặt câu hỏi cho các bộ phận này như thế nào? HS 2:+Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?... + Trăm hoa khoe sắc ở đâu? Tiếng việt Ôn tập (tiết 4) I.Mục tiêu: 1- Ôn tập các bài từ tuần 22 . Đọc thêm bài Chim rừng Tây nguyên . Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi. Viết một đoạn văn ngắn về một loài chim hoặc gia cầm. 2- Rèn kĩ năng đọc hay, diễn cảm. Viết được một đoạn văn ngắn đủ nội dung, rõ nghĩa. 3- Tích cực học tập . II. Đồ dùng dạy học : 4 lá cờ . III.Hoạt động dạy học: 1/ Ôn tập đọc :(10') Tiến hành tương tự tiết 1. 2/ Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc(10') - Chia lớp thành 4 đội , phát cho mỗi đội một lá cờ. - Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng + Vòng 1 GV. nêu câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời. 1 lần trả lời được 1 điểm. + Vòng 2: Các đội ra câu đố cho nhau. - Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. 3/ Viết một đoạn văn ngắn về một loài chim hay một loài gia cầm mà em biết.:(8') - Gọi HS đọc đề. - Em định viết về con gì? Hình dáng của con chim đó như thế nào? - Em biết những hoạt động nào của con chim đó. - Y/C HS khá nói toàn bài trước lớp - Y/C HS viết bài, GV quan sát HS - Chấm bài . - Gọi HS nhận xét về cách viết câu, đoạn văn, dùng từ. 4/ Củng cố :(5') Nhận xét tiết học - Nhận đội chơi theo hớng dẫn của T.. - Giải đố. Ví dụ: + Con gì mà biết đánh thức mọi ngời vào mỗi buổi sáng? + Con chim có mỏ vàng biết nói tiếng người? + Con chim này còn gọi là con chim chiền chiện? + Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu: “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không”? + Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực? + Chim gì có khuôn mặt giống con mèo? + Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất? + Chim gì bay lả bay la?... - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi SGK - HS nối tiếp nhau trả lời. - 2 HS trình bày trớc lớp, cả lớp the ... - Thực hiện theo nhóm: Bàn luận viết các từ vào bảng và báo cáo trước lớp. - 1 H. đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - Thực hiện làm bài. 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Đáp án: Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu.Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng.Trời xanh và cao dần lên. Âm nhạc + Học bài hát: Mẹ đi vắng I.Mục tiêu: 1- Hát đúng giai điệu và lời ca. 2- Biết bài hát Mẹ đi vắng 3-Yêu thích âm nhạc. II.Chuẩn bị: T. hát chuẩn xác bài Mẹ đi vắng III.Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài : 2/ Các hoạt động: Hoạt động1: Dạy bài hát Mẹ vắng nhà - Giới thiệu bài hát, hát mẫu - Y/C H. đọc lời ca. - G. dạy hát từng câu và cả bài - Cho h hát theo tổ , cả lớp . Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay - G . hướng dẫn H. vừa hát vừa vỗ tay theo phách và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Thi hát giữa các nhóm . - Bầu ban giám khảo . - Bình chọn nhóm hát hay . 3/ Củng cố : Nhận xét tiết học. - Nghe T. nêu tên bài hát và tác giả sáng tác, nghe T. hát mẫu. - Thực hiện theo y/c của T. 2 lần. - Học hát từng câu và cả bài. - Thực hiện theo y/c của T.. Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. ( GV chuyên dạy ) Tự nhiên xã hội Loài vật sống ở đâu ? I. Mục tiêu: - H. hiểu loài vật chỉ có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không. - Hình thành khái niệm quan sát nhận xét và mô tả. - Biết yêu quý và bảo vệ động vật. II. Đồ đung. Tranh ảnh về động vật. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. - Giới thiệu. a. Hoạt động 1: Kể tên các con vật. ? Kể tên các con vật mà em biết. ? Con vật đó sống ở đâu. b. Hoạt động 2: Nơi sống của các con vật. Chia 2 đội Đội 1: Nói tên con vật. Đội 2: Nói nơi sống. - Nhận xét động vật sống ở đâu? c. Hoạt động 3: Quan sát SGK. - Yêu cầu quan sát. - Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố : - Chơi trò chơi : Cho đố về các con vật . - Nhận xét tiết học. - H. lần lựơt nêu. - ở mọi nơi. Ví dụ:Tôm- ao, biển. Cá sấu- đầm Cá voi – sông biển. - Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không. - H1: Đàn chim bay trên trời. - H2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ. Thể dục Trò chơi : Tung vòng vào đích . ( GV chuyên dạy ) Âm nhạc Ôn tập bài hát: Chim chích bông ( GV chuyên dạy ) Tiếng việt Ôn tập ( tiết 7) I.Mục tiêu: 1- Ôn các bài học thuộc lòng từ tuần 25 . Đọc thêm bài : Dự báo thời tiết. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?”. Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác. 2- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , trả lời câu hỏi đúng, nhanh, chính xác , giao tiếp với thái độ lễ phép, lịch sự. II.Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài . 2 / Kiểm tra đọc: 5 -7 em ( tương tự tiết 1) 3/ Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?” Bài 2: - Gọi H. đọc đề và nêu y/c của đề - Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì? - Y/C H. thảo luận nhóm đôi về y/c của bài. - Y/C H. báo cáo nội dung đã thảo luận theo nhóm đôi trước lớp. - Gọi H. nhận xét bổ sung. Bài 3: - Gọi 1 H. đọc đề bài - Y/C H. tìm các bộ phận được in đậm trong các câu văn. - Phải dặt các câu hỏi cho các bộ phận này như thế nào? - Y/C H. thực hiện theo nhóm đôi . - Gọi H. nhận xét cho điểm. 4/ Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác. - Gọi H. nêu y/c của đề - Y/C H. thảo luận nhóm đôi từng tình huống. - Gọi H. đóng vai theo các tình huống. - Nhận xét và cho điểm. 5/ Củng cố: - Khi đáp lời đồng ý của người khác em cần có thái độ như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?” - Dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó. - Thực hành hỏi đáp: HS1: Vì sao sơn ca khô khát họng? HS2: Vì khát. HS 1: Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: “Vì sao?” HS2: Vì khát. - Đọc đề: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. - Thực hiện theo y/c. Đáp án: HS1 Bộ phận được in đậm trong 2 câu văn là gì? HS2: Vì thương xót sơn ca .Vì mải chơi HS1: Bạn hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận này? HS2: Vì sao bông cúc héo lả đi? Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn? - Đọc đề: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau, đọc 3 tình huống - Thực hiện theo y/c. VD: HS 1 Em thay mặt cho lớp mời cô đến dự liên hoan với lớp em. HS2( cô giáo): Cô sẽ đến dự với lớp em ngay đây. HS1: Chúng em xin cảm ơn cô./ -H nêu . Tiếng việt Kiểm tra đọc (Đọc hiểu - Luyện từ và câu) I - Mục tiêu -Kiểm tra kiến thức đọc hiểu và phần luyện từ và câu đã học . II - Đề bài và biểu điểm: ( có dán kèm theo) III - Kết quả: - Điểm 9 - 10 : em Đạt % - Điểm 7 - 8 : em Đạt % - Điểm 5 - 6 : em Đạt % - Điểm dưới 5: em Đạt % Toán + Luyện tập I. Mục tiêu: 1- H. nắm được tính chất đặc biệt của số 0, số 1 trong phép nhân, phép chia 2- Vận dụng tính chất đã học để làm toán chính xác. 3- H. say mê học toán. II. Hoạt động dạy – học. 1. Giới thiệu bài : 2. Thực hành: Bài 1: Nối phép tính với kết quả đúng. a) 3 x 2 : 1 a) 18 b) 9 : 1 x 2 b) 0 c) 8 x 0 : 1 c) 20 d) 5 x 4 : 1 d) 6 e) 6 x 0 : 6 e) 4 g) 8 : 2 x 1 g) 0 - Y/c H nhẩm kết quả và chọn đáp án đúng để nối . - G chữa bài . Bài 2: Tính nhẩm. 5 + 0 = 4 : 1 x 0 = 5 x 0 = 4 x 1 – 0 = 5 – 0 = 4 x 0 x 1 = 0 : 5 = 0 : 1 + 1 = - G. cùng H. nhận xét và sửa chữa (nếu có sai). Bài 3: a/ 0 : 3 + 7 = ... Số cần điền vào chỗ chấm là : A. 10 B. 4 C. 0 D. 7 - Y/ c H tính kết quả và chọn đáp án . b/* ( dành cho H giỏi ) Phép tính nào sai ? A. 0 : 2 = 0 B. 2- 0 = 2 C.2 : 0 = 0 D. 2 : 2 = 1 - G hướng dẫn H nắm chắc tính chất nhân , chia với 0 ( một số không thể chia cho 0 ) Bài 4: Có 32 cây trồng đều thành 4 hàng .Hỏi mỗi hàng trồng bao nhiêu cây ? - Y /c H tự tóm tắt và giải . - G chấm , chữa bài . - H nối . - Kt chéo trong nhóm . - Đọc đề bài . - Tính nhẩm và ghi kết quả . - Chọn đáp án D - Chọn đáp án C . Tóm tắt và giải vở . 3.Củng cố . - Nhận xét tiết học. Thể dục + Hoàn thiện bài tập RLTTCB- Trò chơi : Nhảy ô ( GV chuyên dạy ) Hoạt động Ngoài giờ lên lớp Đọc báo Nhi đồng I. Mục tiêu : 1- Tìm hiểu những điều xung quanh em và học tập những tấm gương của các bạn qua những câu chuyện , bài thơ ở báo Nhi đồng số 22 . 2-Đọc , hiểu nội dung và học tập bạn . 3-Yêu thích báo Đội . II. Hoạt động : 1 - Đọc truyện , thơ : + Truyện : - Cô gái tóc vàng - Tội nghiệp búp bê , Đừng chỉ vì màu da . - Giúp H hiểu tình cảm của cô gái tóc vàng với bà , của các bạn với bạn bè xung quanh . + Thơ : Những con sông khóc . - Hình thức : - G hoặc H đọc . - Nêu ý nghĩa của câu chuyện ,bài thơ . - Nội dung: ? Em học tập được điều gì qua những câu chuyện em được nghe ? - Cho h nêu . - G chốt lại ý chính 2- Tìm hiểu các chuyên mục : - Chuyên mục : - Hành trang cuộc đời - Bác sĩ vui tính : . -Vui cười – Cười vui. - Cho H thảo luận và nêu điều cần ghi nhớ . - * Tổng kết giờ học . Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 Toán Luyện tập chung I - Mục tiêu 1- Giúp Học sinh thuộc bảng nhân chia.Tìm thừa số , tìm số bị chia . 2- Vận dụng vào tính toán có đơn vị kèm theo. - Giải bài toán có 2 phép chia. 3- Tích cực học tập . II - Hoạt động dạy học 1- Giới thiệu bài 2-Thực hành : Bài 1: Tính nhẩm - Gọi HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. -KL: Từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia. - Chú ý: khi làm tính có đơn vị kèm theo. Bài 2: Tính - Hướng dẫn HS tính nhẩm từ trái sang phải. - Nhẩm : ba chục nhân 3 bằng chín chục Hoặc 3 x 3 = 9 viết 0 ở bên phải . Bài 3: Phần a: Gọi HS đọc yêu cầu Phần b: Gọi HS đọc đề bài. - Hai bài toán phần a và phần b có gì khác nhau? + KL: Phần a chia thành phần bằng nhau, phần b chia thành các nhóm. 3- Củng cố - HS nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính. - HS trả lời. - HS thực hành tính. - 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét. - Cả lớp làm bài vào vở. - Chữa bài - Nhận xét. - HS trả lời. - Chuẩn bị cho bài KTĐK. Tiếng việt Kiểm tra viết (Chính tả - Tập làm văn) I - Mục tiêu -Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và phần tập làm văn đã học của học sinh. II - Đề bài và biểu điểm: (có dán kèm theo) III - Kết quả: - Điểm 9 - 10 : em Đạt % - Điểm 7 - 8 : em Đạt % - Điểm 5 - 6 : em Đạt % - Điểm dưới 5: em Đạt % Tiếng việt + Luyện tập : Luyện từ và câu – Tập viết I.Mục tiêu : 1- Củng cố từ ngữ về các chủ đề . Đặt và trả lời câu hỏi . Dấu phẩy , viết đúng các chữ đã học . 2- Hiểu từ , đặt câu đúng , viết đẹp . 3- Tích cực học tập . II. Hoạt động dạy học : GTB : Thực hành : Bài 1 : Thi tìm từ theo chủ đề . - G nêu tên chủ đề . - G Nhận xét . Bài 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: a/ Bé vẽ ông mặt trời toả sáng rực rỡ . b/ Cánh rừng thông xanh tươi suốt bốn mùa . - Giúp H hỉêu những từ gạch chân là từ chỉ đặc điểm và đặt câu hỏi như thế nào ? Bài 3 : Điền dấu phẩy : Đà điểu là giống chim khổng lồ cao tới gần ba mét và nặng một trăm cân . - Cho H tự điền dấu và nêu tác dụng của việc dùng dấu câu . 3. Luyện viết : Cho H nêu những chữ đã học ở tuần 25 , 26 và luyện viết . - Cho viết tên riêng của địa danh và tên người bắt đầu bằng chữ X , V 4- Củng cố : - G chốt ý chính . - Nhận xét giờ học . H các nhóm nêu từ và đặt câu . - KT chéo . - H đọc và đặt câu hỏi như thế nào ? - đọc kĩ câu văn và điền dấu phẩy , dấu chấm . Tìm tên và viết . VD : bạn Xuân , Việt Nam , ... Thủ công + Luyện làm đồng hồ đeo tay I.Mục tiêu: 1- Làm được đồng hồ đeo tay bằng giấy. 2- Rèn đôi tay khéo léo, có sáng tạo khi làm và trưng bày sản phẩm. 3- Yêu thích sản phẩm của mình làm ra. II. Đồ dùng: - Tờ tô ki để dán SP . H. có giấy màu, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài : 2/ H. thực hành làm đồng hồ đeo tay và trưng bày sản phẩm. - Chia nhóm y/c H. thực hành theo nhóm trong vòng 15 phút nếu nhóm nào làm được nhiều sản phẩm đúng, trình bày đẹp là nhóm thắng cuộc. - Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to. - Trước khi H. làm việc giáo viên y/c H. nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay. - Y/C H. các nhóm khác nhận xét đánh giá. 3/ Nhận xét tiết học. - Nhận nhóm, nhận giấy và thực hành theo y/c của T.. - Nêu các bước làm đồng hồ đeo tay: + Bước1: Cắt thành các nan giấy + Bước2: Làm mặt đồng hồ. + Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ + Bước 4: Vẽ số kim đồng hồ. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 27 ( Ghi ở sổ chủ nhiệm )
Tài liệu đính kèm: