Giáo án Lớp 2 tuần 27 (3)

Giáo án Lớp 2 tuần 27 (3)

TUẦN 27

MÔN: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP ( T1)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ 1 phút); hiểu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? (BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1578Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 27 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ 	: II
TUAÀN LEÃ 	: 27
Töø ngaøy	:	14 / 3 / 2011
Đến ngày	:	20 / 3 / 2011
Thöù
Tieát
Tieát
thöù
TEÂN BAØI GIAÛNG
GHI CHUÙ
2
CC
TÑ
T1
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
TÑ
T2
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
T
Soá 1 trong pheùp nhaân vaø pheùp chia
ÑÑ
Lòch söï khi tôùi nhaø ngöôøi khaùc (t2)
3
TD
Baøi 53
T
Soá 0 trong pheùp nhaân vaø pheùp chia
KC
T3
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
CT
T4
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
TN-XH
Loaøi vaät soáng ôû ñaâu?
4
TÑ
T5
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
T
Luyeän taäp
TC
Laøm ñoàng hoà ñeo tay
AÂ-N
OÂn baøi haùt: Chim chích boâng
5
TD
Baøi 54
LTVC
T6
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
T
Luyeän taäp chung
TV
T7
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
MT
VTM: Veõ caëp saùch hoïc sinh
6
CT
T8
T
Luyeän taäp chung
TLV
T9
OÂn taäp vaø kieåm tra giöõa HK II
SHTT
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
TUẦN 27
MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( T1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ 1 phút); hiểu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? (BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 
III. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ:(3’) Sông Hương
- GV gọi HS đọc bài và TLCH
- GV nhận xét 
3. Bài mới:(29’) 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học. 
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
v Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Bài 2:
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
 + Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
 + Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác 
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảm ơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Hát
- HS đọc bài và TLCH của GV, bạn nhận xét 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
 Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè.
Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
-Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
- Bộ phận “Những đêm trăng sáng”.
- Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
- Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà bạn phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Thôi mà, có gì đâu./
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ./
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
TIẾT: 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
v Hoạt động 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa 
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một bảng ghi từ. sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. 
- Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ, đúng.
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.
- Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài của HS. 
Hát.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS TLN4. đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài.
Trời đã vào thu. Những đám mấy bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải 4. 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ (3’)
 - Chuẩn bị: Tiết 3khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
 - Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
TIẾT127: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ:(3’) Luyện tập.
- GV nhận xét 
3. Bài mới:(29’)
Giới thiệu: - Số 1 trong phép nhân và chia.
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 1 + 1 = 2	vậy	1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 	vậy	1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4	vậy	1 x 4 = 4
- GV yêu cầu HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
	2 x 1 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	3 x 1 = 3	ta có	3 : 1 = 3
- HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
	1 x 2 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	1 x 3 = 3	ta có	3 : 1 = 3
	1 x 4 = 4	ta có	4 : 1 = 4
	1 x 5 = 5	ta có	5 : 1 = 5
- GV cho HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìmsố thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
1 x 2 = 2	5 x 1 = 5	3 : 1 = 3
2 x 1 = 2	5 : 1 = 5	4 x 1 = 4
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài 4. Bạn nhận xét.
- HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
	1 x 2 = 2
	1 x 3 = 3
	1 x 4 = 4
- HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Vài HS lặp lại.
- HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
- Vài HS lặp lại.
- Vài HS lặp lại:
	2 : 1 = 2
	3 : 1 = 3
	4 : 1 = 4
	5 : 1 = 5
- HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
- Vài HS lặp lại.
- HS tính theo từng cột. Bạn nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
- HS dưới lớp làm vào BC.
- Nhận xét bài bạn.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Nhận xét tiết học.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 13: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết: Mọi người đều cần phải hổ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và cộng đồng phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
- GV hỏi HS các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự.
- GV nhận xét 
3. Bài mới:(29’) 
Giới thiệu: Giúp đỡ người khuyết tật.
v Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: Cõng bạn đi học.
- Tổ chức đàm thoại:
 + Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
 + Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
 + Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ.
 + Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này.
 + Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật?
 + Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
* Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
- Hát
- HS trả lời, bạn nhận xét 
- Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
- Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
+ Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
+ Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
+ Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu
- Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
 * Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
 * Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) 
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Tiết 2.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
MÔN: KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP (T 3)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kỉ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (BT2, BT3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT 4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. 
 - Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’)
- Ôn tập tiết 2
3. Bài mới: (29’)
Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 
v Hoạt động  ... S kể tốt. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Ôn tập tiết 7.
Hát
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Chia đội theo hướng dẫn của GV.
Giải đố. Ví dụ: 
Vòng 1
Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử)
Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ)
Con gì cò cổ rất dài? (hươu cao cổ)
Con gì rất trung thành với chủ? (chó)
Nhát như  ? (thỏ)
Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột? (mèo)
Vòng 2:
Cáo được mệnh danh là con vật ntn? (tinh ranh)
Nuôi chó để làm gì? (trông nhà)
Sóc chuyền cành ntn? (khéo léo, nhanh nhẹn)
Gấu trắng có tính gì? (tò mò)
Voi kéo gỗ ntn? (rất khoẻ, nhanh,)
Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết tìm thừa số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4)
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập :
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành 
Bài 1: 
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 1 HS đọc bài làm của mình.
Hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6, ta có ghi ngay kết quả của 6 : 2 và 6 : 3 hay không? Vì sao? 
Bài 2:
GV hướng dẫn HS nhẩm theo mẫu. Khi làm bài chỉ cần ghi kết quả phép tính, không cần viết tất cả các bước nhẩm như mẫu. Chẳng hạn:
30 x 3 = 90 (Có thể nói: ba chục nhân ba bằng chín chục, hoặc ba mươi nhân ba bằng chín mươi)	20 x 4 = 80
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm thừa số, tìm số bị chia.
Bài 3:
HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Giải bài tập “Tìm x” (tìm thừa số chưa biết). Chẳng hạn:X x 3 = 15
	 X = 15 : 3
	 X = 5
Giải bài tập “Tìm y” (tìm số bị chia chưa biết). Chẳng hạn:	Y : 2 = 2
	 Y = 2 x 2
	 Y = 4
Bài 4:HS chọn phép tính và tính 24 : 4 = 6
Trình bày: Bài giải
Số tờ báo của mỗi tổ là:
24 : 4 = 6 (tờ báo)
Hát
Tính:
 4 x 7 : 1
 0 : 5 x 5
 2 x 5 : 1
Chẳng hạn:
2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2
HS tính nhẩm (theo cột)
Khi biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
HS nhẩm theo mẫu
30 còn gọi là ba chục.
Làm bài và theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
TIẾNG VIỆT
 Tiết: 7
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao? ( Bt2, Bt3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT 4)
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập tiết 6.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
v Hoạt động 2: Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Vì sao Sơn ca khô khát họng?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Oân luyện cách đáp lời đồng ý của người khác 
Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Vì sao?” và cách đáp lời đồng ý của người khác.
Hát
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì khát.
Vì khát.
Suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
Đáp án:
a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./
b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./ Chúng em cảm ơn thầy (cô) ạ./ Oâi, tuyệt quá. Chúng em muốn đi ngay bây giờ./
c) Dạ! Con cảm ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?/
Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.
MÔN: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP ( T 8 )
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở Tiết 1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 4 ô chữ như 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập tiết 7
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm, nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10 phút. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.
Hát
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết
..........................................................................
MÔN: TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Bỏ cột 4 bài 1a, cột 3 bài 1b)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
- GV nhận xét 
3. Bài mới: (29’)
Giới thiệu: Luyện tập chung.
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột). 
Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức.
- Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0.
 Chẳng hạn:
3 x 4 + 8 = 12 + 8 
 = 20	
v Hoạt động 2: Thi đua, thực hành.
Bài 3: Giải bài toán	
.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hát
- HS lên bảng thực hiện bài 4, HS dưới lớp làm vào BC.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Hs nêu kết quả từng cột
 a)	2 x 4 = 8	b) 2cm x 4 = 8cm
	8 : 2 = 4	 5dm x 3 = 15dm
	8 : 4 = 2	 4l x 5 = 20l
- Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
- HS tính từ trái sang phải.
- HS trả lời, bạn nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng giải.
- Lớp làm vở , nhận xét bài bạn.
Bài giải
a) Số HS trong mỗi nhóm là:
12 : 4 = 3 (học sinh)
	Đáp số: 3 học sinh
 Bài giải
 b) Số nhóm học sinh là:
 12 : 3 = 4 (nhóm)
	 Đáp số: 4 nhóm
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’)
 - Chuẩn bị: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
 - Nhận xét tiết học.
.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 1. Ổn định:
 2. Lớp trưởng chủ trì tiết sinh hoạt:
 - Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua về 
các mặt: Đạo đức tác phong, học tập, sinh hoạt trong giờ chơi.
 - Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo cụ thể từng thành viên trong tổ mình: Đạo đức tác 
phong như thế nào? Đi học có chuyên cần, đúng giờ không? Khi đi học có đem đầy đủ dụng 
cụ học tập không? Có học bài, làm bài tập đầy đủ chưa? Tham gia sinh hoạt, TTD giữa giờ 
như thế nào?
 - Lớp phó học tập báo cáo tình hình học nhóm, truy bài 15’ đầu giờ của các tổ.
 - Lớp phó LĐ báo cáo việc vệ sinh trực nhật của các tổ. 
 - Lớp trưởng nhận xét, tổng kết tình hình hoạt động của lớp.
 - lớp trưởng cho SH trò chơi.
 3. GVCN nhận xét đánh giá chung.
 - GV tuyên dương những tổ, cá nhận thực hiện tốt. Những em có tiến bộ trong học tập.
 - Nhắc nhở, động viên những em chưa hoàn thành.
 - GV phổ biến công tác tuần 28: Phát động phong trào “Thu gom giấy vụn.”
 - Tiết SH tuần 28 là SH sao NĐ.
 - Tiếp tục thi đua học tập tốt, làm việc tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 27 nam 2010 2011.doc