Tập đọc: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng,(nhìn)trân trân, nắc nơm, mài chèo,bánh lái, quẹo, .
- Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5)
- HS khá ,giỏi trả lời được ; CH4:Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?)
3. Giáo dục HS kĩ năng ra quyết định và thể hiện sự tự tin qua cách trình bày ý kiến cá nhân và đặt câu hỏi.
TUẦN 26 Thứ hai Ngày soạn : 05/3/11 Ngày dạy : 07/3/11 Tập đọc: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON(2 Tiết) I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng,(nhìn)trân trân, nắc nơm, mài chèo,bánh lái, quẹo,. - Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5) - HS khá ,giỏi trả lời được ; CH4:Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?) 3. Giáo dục HS kĩ năng ra quyết định và thể hiện sự tự tin qua cách trình bày ý kiến cá nhân và đặt câu hỏi... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ truyện trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA - 3 học sinh đọc bài: “ Bé nhìn biển “ trả lời các câu hỏi SGK. - Giáo viên nhận xét ghi điểm B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu: - Luyện phát âm từ khó: tràn tràn, lượn, nắc nởm, ngoắt quẹo, uốn đuôi, phục lăn. - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. - Học sinh phát âm cá nhân đồng thanh. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Gọi học sinh đọc chú giải - Yêu cầu học sinh đọc đoạn:- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng: + Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nói lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn. - Học sinh đọc cá nhân đồng thanh. c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?(Tôm Càng gặp một con vật lạ thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh) Câu 2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?(Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.) Câu 3: Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích gì ? + Đuôi: Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. + Vẩy: Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau. Phục lăn: Rất khâm phục Áo giáp: Bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể. Câu 4: Kể lại việc làm Tôm Càng cứu Cá Con.?(Học sinh nối tiếp nhau kể lại hành động của Tôm Càng cứu bạn.) Câu 5: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ? - Nhắc học sinh đọc lướt các đoạn 2,3,4 để tìm cho đủ các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa, lo lắng, hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là người bạn rất đáng tin cậy. 4. Luyện đọc lại. - Các nhóm đọc phân công vai. - Nhận xét nhóm đọc hay nhất . C. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì ?(Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn.) - Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện. d³c Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 ,số 6. - Biết thời điểm , khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. - Giáo dục HS yêu thích môn toán. - Làm BT(1,2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Mô hình đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA - HS nhìn mô hình đồng hồ đọc số giờ số phút(6 giờ 30 phút, 10 giờ30 phút) - Nhận xét ghi điểm , B.BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài: 2.Luyện tập ở lớp: Bài 1: Yêu cầu gì ? Đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diển ra các hoạt động đó(được mô tả trong hình vẽ ) - HS làm bài. Gọi HS trả lời từng câu hỏi của bài toán. - Nhận xét, chữa bài: Gọi 2 HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể. Bài 2: HS nêu yêu cầu: - HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động "Đến trường học " - Gọi HS nêu miệng. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó:"7 giờ" và "7 giờ 15 phút " - Với HS khá, giỏi làm thêm; - Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút? - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút? - Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút)là mấy giờ? -Nhận xét chữa bài. Bài 3: Củng cố kĩ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút ) - HS làm các bài. Gọi HS nêu miệng. - Nhận xét chữa bài. - Với HS khá, giỏi làm thêm; - Trong vòng 15 phút em có thể làm xong được việc gì? - Trong vòng 30 phút em có thể làm xong được những việc gì? C .CỦNG CỐ DẶN DÒ : * Em cần làm gì để không lãng phí thời gian? - GV nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà làm các BT ở vở BT d³c Chính tả:(Tập chép) VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI I. MỤC TIÊU - Chép chính xác bài CT,trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. - Làm được BT(2 ) a /b. - Rèn luyện ý thức rèn chữ viết ,giữ vở sạch cho HS II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA - Gọi 2 học sinh lên bảng - Cả lớp viết bảng con các từ sau: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp. - Giáo viên nhận xét. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn tập chép a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc mẫu chuyện. Gọi 2 HS đọc lại. - Việt hỏi anh điều gì ?(Vì sao cá không biết nói) - Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?(Lân chê em hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước. Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật. Nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn.) b. Hướng dẫn cách trình bày - Câu chuyện có mấy câu ?(Có 5 câu) - Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào ?(Dấu hai chấm và dấu gạch ngang.) - Trong bài những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?(Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu) Tên riêng: Việt, Lân) c. Hướng dẫn viết từ khó: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng. - Học sinh viết bảng con. d. Giáo viên đọc học sinh chép bài vào vở. - Học sinh thực hành chép bài vào vở. e. Chấm chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - 1 học sinh lên bảng làm.-Cả lớp làm vở BT. Sân hãy rực vàng Rủ nhau thức dậy - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn chữa bài. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Theo em vì sao cá không biết nói ?(Vì nó là loài vật. Mặt khác cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại chuyện và chuẩn bị bài sau. d³c Thứ ba Ngày soạn: 06/3/11 Ngày dạy : 08/3/11 Toán: TÌM SỐ BỊ CHIA I. MỤC TIÊU - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết tìm x trong các bài tập dạng ; x:a=b( với a,b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học) - Biết giải bài toán có một phép nhân. - Làm bài (1,2,3 ) - Giáo dục HS yêu thích môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tám bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 3 HS đọc bảng chia 2, 3. - Nhận xét- ghi điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài; 2. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. a)Gắn 6 ô vuông lên bảng thành hai hàng (như SGK) - GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông?(HS trả lời: Có 3 ô vuông . - GV gợi ý Để HS tự viết được : 6 : 2 = 3 6 là số bị chia ; số chia là 2; thương là 3(Gọi HS nhắc lại) b) GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả bao nhiêu ô vuông? - HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6. - Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết ; 6 = 3 x 2 c) Nhận xét: Hướng dẫn HS đối chiếu , so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng; 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2 - Số bị chia bằng thương nhân với số chia. 3. Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết; a) GV nêu:Có phép chia; - Gọi tên thành phần và kết quả của phép chia?(Số x là số bị chia chưa biết, 2 là số chia, 5 thương) - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?(Lấy 5 "là thương" nhân với 2"là số chia " được 10 "là số bị chia) - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - GV kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. 4. Thực hành: Bài1: Yêu cầu gì? Tính nhẩm. HS làm bài. Gọi HS nêu miệng. 6 : 3 = 2 Em có nhận xét gì các phép tính ở cột này? 2 x 3 = 6 - Nhận xét chữa bài. - Bài 2: Tìm x.(theo mẫu)a) - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?(HS phát biểu) - Tương tự HS làm câu b, c - Gọi 2 HS lên bảng. Nhận xét chữa bài. Bài3: 1HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm - HS làm bài. 1 Hs lên bảng - Nhận xét chữa bài. Bài giải: Số kẹo có tất cả là: 5 x 3 = 15(chiếc) Đáp số : 15 chiếc kẹo C.CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Điền đúng Đ, sai S và ô trống. x = 7 x3 x = 21 x = 20 - GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm BT 3,4 SGk và BT ở vở BT d³c Kể chuyện: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa theo tranh minh, kể lại từng đoạn câu chuyện: “ Tôm Càng và Cá Con “ - HS khá, giỏi biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện(BT2). - Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể nối tiếp lời bạn. 2. Rèn kĩ năng tự xác định giá trị của bản thân qua cách trình bày ý kiến cá nhân và kĩ năng thể hiện sự tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA - 3 học sinh nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh “ - Giáo viên nhận xét B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Kể từng đoạn theo tranh: - Hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh trong SGK + Tranh 1: Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau. + Tranh 2: Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem. + Tranh 3: Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác kịp thời cứu bạn + Tranh 4: Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. - Học sinh tập kể trong nhóm từng đoạn truyện dựa theo nội dung từng tranh. - Các nhóm cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp - Các nhóm cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp * Nhận xét bình chọn nhóm kể hay. b. Phân vai dựng lại câu chuyện hướng dẫn các nhóm tự phân vai dựng lại câu chuyện. - Học sinh tự phân vai dựng lại chuyện. - Thi dựng câu chuyện trước lớp. - Ban giám khảo cho điểm. * Lưu ý: Học sinh thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật. - Giáo viên công bố điểm, tuyên dương những học sinh và nhóm học sinh kể chuyện hay, tự nhiên. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ ? Qua câu chuyện Tôm càng và ... cầu. cả lớp đọc thầm. Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: a) 7 cm, 10 cm, và 13 cm HS làm bảng con. 1 HS lên bảng . Nhận xét Bài giải: Chu vi hình tam giác là: 7 + 10 + 13 = 30(cm) Đáp số: 30 cm HS làm câu b,c bảng con (2 HS lên bảng) - Nhận xét chữa bài; Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu. cả lớp đọc thầm. Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: a) 3 dm, 4 dm,5 dm và 6 dm b) 10 cm, 20cm, 10cm và 20 cm HS làm vở. 2 HS lên bảng . Nhận xét Bài giải: Chu vi hình tứ giác là: 3 + 4 + 5 + 6 =17(dm) Đáp số: 17dm Bài giải: Chu vi hình tứ giác là: 10 + 20 + 10 + 20 =60(cm) Đáp số: 60cm - Nhận xét chữa bài; C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Muốn tính chu vi hình tam giác ( hình tứ giác )ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà làm BT2, làm các BT ở vở BT d³c Tập làm văn: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý .TẢ NGẮN VỀ BIỂN. I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2) . 2. Rèn kĩ năng viết: Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh. 3. Giáo dục cho HS kĩ năng ứng xử có văn hóa và kĩ năng lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ cảnh biển. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - 2 cặp học sinh thực hành đóng vai theo 2 tình huống sau: * Tình huống 1: HS 1 hỏi mượn HS 2 một cuốn truyện. HS2 nói lời đồng ý. HS1 đáp lời đồng ý của bạn. * Tình huống 2: HS1 đề nghị HS2 giúp mình một việc. HS2 nói lời đồng ý. HS1 đáp lại * Giáo viên nhận xét B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1:Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và các tình huống trong bài. - Cả lớp đọc thầm 3 tình huống. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Học sinh thực hành đóng vai a. Cháu cảm ơn bác. b. Cháu cảm ơn cô ạ ! c. Nhanh lên nhé ! Tớ chờ đấy ! * Lớp nhận xét. Bài tập 2: Học sinh mở SGK/67 xem lại BT3 - Một số học sinh nói lại những câu trả lời của mình. - Học sinh làm bài vào vở - Nhắc học sinh chọn viết theo 1 trong 2 cách. * Cách 1: Trả lời lần lượt từng câu hỏi - Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm khi mặt trời đang lên. - Sóng biển xanh nhấp nhô. - Trên mặt biển có tàu, thuyền lướt sóng. - Trên bầu trời có những đám màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi. * Lớp nhận xét * Cách 2: Dựa vào 4 câu hỏi gợi ý viết liền mạch các câu trả lời để tạo thành một đoạn văn. - Học sinh nối tiếp nhau đọc bài viết. * Lớp nhận xét. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Gọi em viết bài 2 hay nhất đọc lại cho cả lớp cùng nghe. - Nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh thực hành đáp lời đồng ý. d³c Đạo đức: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC(Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác . - Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen . - Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Truyện Đến chơi nhà bạn. - Phiếu BT Hoạt động 2. - Vở BT Đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A KIỂM TRA: -Gọi 1học sinh lên bảng - Khi đến nhà người khác em cần làm gì? - Giáo viên nhận xét B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn bài: * Hoạt động 1: Đóng vai . Mục tiêu: HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. -Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và giao ,nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống (SGV). 2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. có thể rút ra điều gì? 3. Các nhóm lên đống vai. 4. Lớp thảo luận, nhận xét. 5. GV kết luận về cách cư xử cần thiết trong mỗi tình huống.(SGV) Hoạt động 2:Trò chơi (Đố vui) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại vè cách cư xử khi đến nhà người khác. Cách tiến hành: 1.GV phổ biến luật chơi -Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố(Có thể 2 tình huống) về chủ đề đến chơi nhà người khác. VD: Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không? - Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác ? - Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác ? - Tổ chức cho từng 2 nhóm 1 đố nhau. Khi nhóm này nêu tình huống, nhóm kia phải đưa ra cách ứng xử phù hợp. Sau đó đổi lại: Nhóm kia lại hỏi nhóm này trả lời. Mỗi câu đố hoặc trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. - GV và 2 nhóm còn lại sẽ đóng vai trọng tài, chấm điểm các nhóm. 2. HS tiến hành chơi. 3. GV nhận xét, đánh giá. GV Kết luận: Cơ xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Em cần làm gì khi đến nhà người khác? Vì sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác? - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn dò: Về nhà các em thực hiện những điều cô đã hướng dẫn. d³c Thủ công: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ(tiết2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách làm dây xúc xích trang trí bằng giấy thủ công. - Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng, Có thể cắt, dán được ít nhất ba vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau. - Với HS khéo tay : Cắt ,dán được dây xúc xích trang trí.Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp . - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu. - Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC: A. KIỂM TRA: - Kiểm tra dụng cụ của HS. B.BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công. HS thực hành làm dây xúc xích trang trí; Bước 1: Cắt thành các nan giấy Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích. - HS thực hành làm dây xúc xích bằng giấy thủ công. - GV nhắc HS cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ và có độ dài bằng nhau. - Trong khi thực hành GV giúp đỡ những em còn lúng túng. - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm của HS. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần HT, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS. - Dặn dò: Tiết sau đem theo kéo, giấy màu, hồ dán,để học bài (Làm đồng hồ đeo tay) d³c Thứ sáu Ngày soạn:06/3/11 Ngày dạy:11/3/11 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tính chu vi hình tam giác ,hình tứ giác. - Làm bài(2,3,4) - Giáo dục HS yêu thích môn toán . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: -Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3 - Nhận xét chữa bài. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập ở lớp: Bài 2: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là: AB= 2cm, BC = 5cm , AC = 4 cm - HS làm bài. 1 HS lên bảng Nhận xét chữa bài: Bài giải: Chu vi hình tam giác ABC là: 2 + 5 + 4 = 11(cm) Đáp số: 11 cm Bài3: Tính chu vi hình tứ giác DEGH, biết độ dài các cạnh là: DE= 3cm, EG = 5cm , GH = 6 cm, DH= 4 cm. - HS làm bài. 1 HS lên bảng Nhận xét chữa bài: Bài giải: Chu vi hình tứ giác DEGH là: 3 + 5 + 6 + 4 = 18(cm) Đáp số: 18 cm Bài4:a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE. b) Tính chu hình tứ giác ABCD. - HS làm bài. 2 HS lên bảng - Nhận xét chữa bài: Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 3 +3 + 3 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Bài giải: Chu vi hình tam giác ABC là: 3 + 3 + 3 +3 = 12(cm) Đáp số: 12 cm - Em nào có cách giải khác?(HS phát biểu)3 x 4 = 12(cm) C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: Muốn tìm chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?(Ta tính tổng độ dài các cạnh của tam giác) - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà làm BT1, BT ở vở BT d³c Tập viết: CHỮ HOA X I. MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng viết chữ: -Viết đúng chữ hoa X (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ);chữ và câu ứng dụng: Xuôi(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)Xuôi chèo mát mái (3 lần) - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - GD học sinh có ý thức rèn chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ X đặt trong khung chữ - Vở tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 học sinh lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con từ: V , Vượt(3 lần) - Giáo viên nhận xét. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tập viết: a. Hướng dẫn viết chữ hoa - Chữ X cao mấy li ?Chữ X gồm mấy nét ? Là những nét nào ?( Chữ X cao 5 li Chữ X gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản đó là 2 nét móc hai đầu và một nét xiên.) b.Hướng dẫn cách viết: + Nét 1: ĐB trên ĐK5 viết nét móc 2 đầu bên trái, DB giữa ĐK1 với ĐK2 + Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết nét xiên ( lượn ) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, DB trên ĐK 6 + Nét 3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong DB ở ĐK2 - Giáo viên viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Yêu cầu học sinh viết bóng. - Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con(3 lần) 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Gọi 1 học sinh đọc cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái - Em hiểu cụm từ:“Xuôi chèo mát mái“ nghĩa là gì ?(Gặp nhiều thuận lợi) - Cụm từ: “ Xuôi chèo mát mái “ có mấy chữ ? Là những chữ nào ?Có 4 chữ - Những chữ nào có độ cao 2,5 li?(X, h) - Chữ t cao mấy li?(Chữ t cao 1,5 li) - Các chữ còn lại cao mấy li ?(các chữ còn lại cao 1 li) - Yêu cầu học sinh viết chữ: “ Xuôi “ vào bảng con.(3 lần) 4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết; - HS viết vào vở. GV theo dõi giúp đỡ các em viết chậm. - Chấm bài, nhận xét từng bài. C . CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Cả lớp viết lại chữ X vào bảng con, GV nhận xét tuyên dương những em viết đẹp, đúng mẫu. - Nhận xét tiết học -Về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết d³c SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU: - Häc sinh thÊy ®îc vµ khuyÕt ®iÓm cña b¶n th©n trong tuÇn qua vÒ häc tËp vµ rÌn luyÖn. Tõ ®ã biÕt ph¸t huy uư ®iÓm kh¾c phôc tån t¹i ®Ó vư¬n lªn. II. Néi dung sinh ho¹t: 1. Sinh ho¹t v¨n nghÖ. 2. Líp trưëng nhËn xÐt chung. 3. Líp th¶o luËn 4. Gi¸o viªn nhËn xÐt. - NÒ nÕp: S¸ch vë t¬ng ®èi ®Çy ®ñ, s¹ch ®Ñp. §å dïng häc tËp kh¸ ®ñ. - VÒ häc tËp: Mét sè em ch¨m chØ, ngoan ngo·n, siªng ph¸t biÓu như em Đạt, Tú Trinh, Bảo Ngọc, Quốc Huy, Thuận... - VÖ sinh th©n thÓ: S¹ch sÏ, gän gµng. * Hạn chế: Một số em chưa chấp hành tốt nội quy của lớp làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp: Hậu, Trang, Q Phương, Thảo. %. Phương hướng của tuần sau: Phát huy những mặt mạnh mà lớp đã đạt được. Quyết tâm giữ cờ thi đua của Liên đội. Khắc phục những mặt hạn chế của lớp. d³cd³cd³c
Tài liệu đính kèm: