Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cách so sánh các số tròn trăm, tròn chục.

- Nắm lại được thứ tự các số tròn trăm, tròn chục; nêu được các số tròn trăm, tròn chục ứng với các vạch trên tia số; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có bốn chữ số.

- Phát triển năng lực tính toán.

- Có tính tính cẩn thận khi làm bài

II. Đồ dùng dạy học:

- HS: VBTT.

 

doc 20 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 6 tháng 3 năm 2023
Tiết 2; 3: TIẾNG VIỆT
Bài 13 (T1+2): Đọc: Tiếng chổi tre 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng, rõ ràng các tiếng trong bài thơ Tiếng chổi tre. Biết ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được thời gian, địa điểm miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công, từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn môi truờng sống xung quanh mình. 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực về thơ: nhận biết được công việc giữa sự lặng lẽ, âm thầm của chị lao công trong bài thơ.
- Khơi dậy các em lòng biết ơn đối với những người lao động bình thường, làm đẹp môi trường sống, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi truờng: rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ 2 bức tranh miêu tả thời điểm nào trong ngày?
+ Vì sao con đuờng trong bức tranh thứ hai lại trở nên sạch sẽ như vậy? 
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng đọc tâm tình, tha thiết để diễn tả lòng biết ơn. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Quét rác
+ Đoạn 2: Những đêm đông đến Quét rác
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xao xác, lao công, lặng ngắt, gió rét,
- Luyện đọc câu: Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me//, Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác//, Chị lao công/ Như sắt/ Như đồng//, Chị lao công/ Đêm đông/ Quét rác//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm hai.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.55.
- HD HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.29.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập thực hành.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt gịọng, nhấn giọng .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HS thi đọc bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr. 55.
- HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr. 29.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Thay tác giả, nói lời cảm ơn đối với chị lao công.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr. 55.
- HDHS đóng vai chị lao công, đóng vai tác giả nói lời cảm ơn chị lao công.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn 
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về đọc lại cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 50 (T2): Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS biết các so sánh các số tròn tram, tròn chục.
- Biết sắp xếp các số tròn trăm, tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong 4 số.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS hát một bài.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS thực hiện lần lượt các YC
- GV nêu: 
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp từ bé đến lớn
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp từ lớn đến bé
- HS làm bài vào vở ô li.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) Để tìm được số lớn nhất trong toa tàu ta phải làm như thế nào?
- Nhận xét, khen ngợi HS.
b) Muốn sắp xếp được toa tàu từ bé đến lớn ta phải làm gi?
- Ta đổi chỗ như thế nào?
- Nhận xét, khen ngợi HS
Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS quan sát hình vẽ tìm ra hai cân thăng bằng tìm ra bạn gấu cân nặng bao nhiêu?
+ Từ hình thứ nhất ta có gấu xám nhẹ hơn gấu xám
+ Từ hình thứ hai ta có gấu xám nhẹ hơn gấu nâu
=> Cân nặng của các bạn là: Gấu xám, gấu trắng, gấu nâu
- Lần lượt cân nặng của các bạn là: 400kg, 480kg. 540kg.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẽ lại BT5 cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Thứ 3 ngày 7 tháng 3 năm 2023
Buổi sáng: 
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
Bài 13 (T3): Viết: Chữ hoa X
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết viết chữ viết hoa X cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Xuân về, hàng cây bên đuờng thay áo mới.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa X.
 - HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa X.
 + Chữ hoa X gồm mấy nét?
- HD quy trình viết chữ hoa X.
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa X đầu câu.
+ Cách nối từ X sang u, a, n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3: Thực hành luyện viết.
- HS thực hiện luyện viết chữ hoa X và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về luyện viết lại bài vào vở ô ly.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 51 (T1): Số có ba chữ số 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS đọc và viết được các số có ba chữ số
- Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số.
- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp, rèn kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS hát một bài.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
- Lần lượt gắn một số nhóm hình vuông to, hình chữ nhật, hình vuông nhỏ lên bảng.
+ Mỗi nhóm có mấy hình?
+ Có tất cả bao nhiêu hình?
+ Số đó gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- HD HS viết số và đọc số tương ứng
- Phân tích cấu tạo của một số có ba chữ số, ví dụ: 465
- HS lấy thêm ví dụ và phân tích cấu tạo của số đó.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động:
Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn mẫu: HS dựa vào cách đọc để tìm đúng số theo yêu cầu.
- HS lên bảng tìm số tương ứng với cách đọc đã cho.
- Làm thế nào em tìm ra được số?
- Hướng dẫn tương tự với các số 472; 247
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài.
- Bài cho những số nào?
- Các số này được sắp xếp như thế nào trên tia số?
- Số đứng sau hơn số đứng trước bao nhiêu đơn vị?
- HS nêu số thích hợp với ô có dấu ? đầu tiên.
- Em làm thế nào điền được số 108?
- Nhận xét, tuyên dương
- Tương tự với phần còn lại và phần b.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài.
- HD HS tương tự bài 1.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài
- HD mẫu: Để viết, đọc được số thì em cần nắm được cấu tạo số đó.
- Gọi HS lên bảng viết số, đọc số.
- HS làm tương tự các phần còn lại vào vở
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ lại BT4 cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Buổi chiều: 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Bài 13 (T4): Nói và nghe: Kể chuyện Hạt giống nhỏ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa nhờ đâu hạt giống nhỏ trở thành một cây cao, to, khoẻ mạnh.
- Hiểu đuợc tác dụng của cây cối với đời sống con người.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Kể về “Hạt giống nhỏ”
- Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Hạt giống nhỏ trở thành cây như thế nào?
+ Cây mong muốn quả đồi như thế nào? 
+ Những hạt cây nẩy mầm nhờ đâu?
+ Tranh vẽ quả đồi thay đổi như thế nào? 
- Theo em, các tranh muốn nói làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh?
- HS kể về Hạt giống nhỏ, lưu ý tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Qua câu chuyện để biết làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh. 
- HS nhớ lại sự việc thể hiện trong mỗi tranh, hiểu tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễ ... .........................................................................................................................
__________________________________________
 Thứ 6 ngày 10 tháng 3 năm 2023
Buổi sáng: 
Tiết : TOÁN
Bài 52 (Tiết 1): Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (theo cấu tạo thập phân của nó)
- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực gia tiếp toán học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS Hát. 
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
- Gắn các nhóm hình vuông to, hình chữ nhật, hình vuông nhỏ biểu diễn các số có ba chữ số lên bảng, yêu cầu HS viết cấu tạo số và số có ba chữ số tương ứng, rồi hướng dẫn HS viết số đó thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- GV lấy thêm một số ví dụ cho HS thực hành viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Ví dụ:
+ Số 591 gồm .... Ta viết 500 + 90 + 1
+..... gồm 2 trăm, 7 chục và 0 đơn vị . Ta viết:...
3. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài.
- HS quan sát bài tập SGK và hoạt động cá nhân
- HS suy nghĩ nhanh, tìm ra đáp án.
- Sau thời gian suy nghĩ, GV hỏi lần lượt từng số sau đó gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- Gọi 1 bạn khác đứng dậy nhận xét, bổ sung (nếu sai)
- Thực hiện tương tự cho đến khi hết bài tập.
- nhận xét, kết luận.
Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn HS cách làm qua mẫu
- HS vận dụng ngay kiến thức để làm vào vở.
- Đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.
- HS khác nhận xét và chốt đáp án.
Bài 3:- Gọi HS đọc YC bài.
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời vào bảng nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả trước lớp.
- HS thảo luận cặp đôi, ghi đáp án vào bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả:
+ Câu a (mẫu): Hôm qua sóc nhặt được 1 giỏ, 3 túi và 2 hạt dẻ,... tương ứng số hạt để sóc nhặt được là 1 trăm, 3 chục và 2 đơn vị. Vậy hôm qua sóc nhặt được 132 hạt dẻ (dựa vào cấu tạo số của số 132).
+ Câu b: Tương tự, hôm nay sóc nhặt được 213 hạt.
+ Câu c: Số 310 có số trăm là 3, số chục là 1, số đơn vị là 0 nên ngày mai sóc cần 3 giỏ, 1 túi để cất giữ hết số hạt dẻ.
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng, khen ngợi những nhóm có đáp án đúng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẽ lại bài tập 3 với người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 3;4: TIẾNG VIỆT
Bài 14 (T5+6). Luyện viết đoạn: Viết xin lỗi. 
Đọc mở rộng.
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Dưa vào kết quả nói lời xin lỗi, HS viết thành đoạn văn vào vở. 
- Tự tìm đọc sách, báo viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường. 
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi.
- Biết viết kết quả nói thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: - HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Nói lời xin lỗi.
- HS đọc YC bài.
+ Nếu em là cô bé trong câu chuyện Cho hoa khoe sắc, em sẽ nói lời xin lỗi bông hoa như thế nào?
+ Nếu em là một bạn nhỏ trong câu chuyện Cỏ non cười rồi, khi nghe thấy cỏ non khóc em sẽ nói gì với cỏ non?
- HS thảo luận nhóm đôi, đóng vai cô bé xin lỗi bông hoa.
(Mình xin lỗi bạn, cũng vì mình thích mùi thơm và màu sắc của bạn.)
- HS thảo luận nhóm đôi, đóng vai bạn nhỏ nói lời xin lỗi cỏ non.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Viết lời xin lỗi trong tình huống sau:
- Gọi HS đọc YC bài.
+ Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở
- HS thực hành viết vào VBT tr.32.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- HS đọc sách, báo viết về các hoạt động giữ gìn môi truờng.
- HS chia sẻ một số câu chuyện, câu thơ.
- Tổ chức thi đọc chuyện, câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ lại bài viết với người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện viết chữ hoa X nghiêng.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết chữ viết hoa X nghiêng cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Xuân về, hàng cây bên đuờng thay áo mới.
- HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa X nghiêng.
- Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa X.
 + Chữ hoa X gồm mấy nét?
- HD quy trình viết chữ hoa X nghiêng.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa X đầu câu.
+ Cách nối từ X sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Luyện tập thực hành:
- HS thực hiện luyện viết chữ hoa X và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ lại bài viết với người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 51: Số có ba chữ số
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc và viết được các số có ba chữ số.
- Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số.
- HS tìm được các số đứng trước và đứng sau số có ba chữ số.
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hoá toán học.
- Có tính tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBTT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - GV cho HS hát.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập.
- Yêu cầu 1 nhóm lên bảng trình bày
- Gọi các nhóm khác nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét.
- GV nhận xét, chấm vở 1 số em.
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
- HS đọc yêu cầu.
a) - Gọi HS trả lời miệng câu a.
- Gọi HS khác nhận xét
b) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn?”
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 bạn tham gia, mỗi em cầm trên tay 3 số 4,0,8. Khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn lên bảng dán và ghép các số thành số có 3 chữ số, nhóm nào dán đúng, đầy đủ và nhanh nhất thì nhóm đó thắng. Chú ý, các số không được trùng nhau.
- HS chơi
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẽ lại bài tập 3 với người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 25 (T3): SHL - SH theo chủ đề: Những người bạn hàng xóm 
I. Yêu cầu cần đạt: 
* Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm: 
- HS biết sống thân thiện, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát tập thể 1 bài.
2. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 25:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần qua.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 26:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
3. Hoạt động trải nghiệm.
* Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm.
- Mời HS kể về bạn hàng xóm của mình và việc tốt đã làm cùng bạn.
HS làm việc theo nhóm, lần lượt kể và HS có thể vẽ vào tấm bìa việc mà em và bạn hàng xóm đã làm. 
- HS chia sẻ trước lớp 
- Nhận xét và khen ngợi
4. Cam kết hành động.
- Về nhà em cùng các bạn hàng xóm để ý đến những người già trong xóm để khi gặp thì hỗ trợ các ông, các bà như: bê đồ, xách túi, dắt các ông các bà qua đường,
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Quảng Hòa, ngày tháng 3 năm 2023
 Tổ trưởng CM
 Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_doan_thi_lieu.doc