I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết cách so sánh các số có ba chữ số
- HS biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.
- Yêu thích môn học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, Bộ đồ dùng Toán.
- HS: SGK,Bộ đồ dùng Toán.
TUẦN 25 Ngày thứ: 1 Ngày soạn : 4/3/2023 Ngày giảng: Thứ Hai ngày 6 tháng 3 năm 2023 TOÁN (TIẾT 121) LUYỆN TẬP (Trang 48) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS biết các so sánh các số tròn tram, tròn chục. - Biết sắp xếp các số tròn trăm, tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong 4 số -Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát, ... - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p) -GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng 2. Luyện tập thực hành: (29-30p) Bài 1: (4-5p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: So sánh 700 < 900 rồi chọn Đ So sánh 890 > 880 rồi chọn Đ So sánh 190 = 190 rồi chọn Đ So sánh 520 = 250 rồi chọn S So sánh 270 < 720 rồi chọn Đ So sánh 460 > 640 rồi chọn S - GV nêu: => Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: (5-6p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS cách sắp xếp từ bé đến lớn - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (5-6p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS cách sắp xếp từ lớn đến bé - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: (6 - 7p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) Để tìm được số lớn nhất trong toa tàu ta phải làm như thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi HS. b) - Muốn sắp xếp được toa tàu từ bé đến lớn ta phải làm gi? - Ta đổi chỗ như thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi HS Bài 5: (5-6p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ tìm ra hai cân thăng bằng tìm ra bạn gấu cân nặng bao nhiêu? + Từ hình thứ nhất ta có gấu xám nhẹ hơn gấu xám + Từ hình thứ hai ta có gấu xám nhẹ hơn gấu nâu => Cân nặng của các bạn là: Gấu xám, gấu trắng, gấu nâu - Lần lượt cân nặng của các bạn là: 400kg, 480kg - GV nhận xét, tuyên dương 3. Vận dụng: ( 2-3p) - Hôm nay em học bài gì? - GV đưa ra bài tập yêu cầu HS làm bài: Bài tập: Viết các số 340, 430, 230, 320 theo thứ tự: a. Từ bé đến lớn:.... b. Từ lớn đến bé:..... -GV gọi HS trả lời -GV nhận xét tuyên dương. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau.. - Hs ghi bài vào vở. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời - HS làm bài cá nhân. - Đổi chỗ thứ tự của các toa tàu - Đổi toa tàu 130 và 730 - HS lắng nghe. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - Hs lắng nghe và tìm cách làm. -HS trả lời -HS đọc thầm và làm bài - HS trả lời -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ************************************ TIẾNG VIỆT (TIẾT 241+242) TIẾNG CHỔI TRE I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Đọc đúng rõ ràng bài thơ tiếng chổi tre, biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. - Nhận biết được thời gian, địa điểm được miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công. - Có thái độ trân trọng, giữ gìn môi trường xung quanh mình. -Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. - Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, .... 2. Học sinh: + SHS, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối (4-5’) -GV cho HS nghe bài hát “Bé quét nhà” - GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước. - GV cho HS đọc thuộc lòng một đoạn tự chọn - GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát 2 tranh minh hoạ và làm việc theo nhóm đôi với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau: + Hai bức tranh miêu tả thời điểm nào trong ngày? + Quang cảnh con đường trong 2 bức tranh có gì khác nhau? +Có những nhân vật nào trong 2 bức tranh? +Vì sao con đường trong bức tranh thứ 2 lại trở nên sách sẽ như vậy? - Gọi đại diện các nhóm trình bày -GV nhận xét, chốt ý * Giới thiệu bài - GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ 2 bức tranh và giới thiệu về bài đọc: Hai bức tranh này thể hiện 2 thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác nhau của đường phố trong 2 bức tranh là do có sự đóng góp của chị lao công. Mặc dù ở bức tranh thứ 2, chị lao công không xuất hiện, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự cống hiến âm thầm của chị qua hình ảnh đường phố đã trở nên sạch đẹp hơn. +Em có bao giờ nhìn thấy một người lao công đang làm viêc chưa? +Em nhìn thấy ở đâu? +Họ thường làm những việc gì? +Em nghĩ gì về công việc của họ? -GV nhận xét, khen HS đã chia sẻ ý kiến *Nhà thơ Tố Hữu đã có những suy nghĩ và cảm nhận về chị lao công như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay. - GV ghi đề bài: Tiếng chổi tre? 2. Hình thành kiến thức mới (29-30’) HĐ1. Đọc văn bản * Đọc mẫu - GV đọc mẫu bài thơ bằng giọng điệu tâm tình, tha thiết để diễn tả lòng biết ơn với chị lao công. Ngắt giọng, nhấn giọng ở những chỗ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, biết ơn của nhân vật trữ tình. a. Đọc nối tiếp câu - GV gọi HS đọc nối tiếp 1dòng thơ lần 1 - Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó. - GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng. b. Đọc đoạn - Bài được chia làm mấy khổ thơ? - Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó c. Đọc trong nhóm - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 2 d. Thi đọc - GV gọi các nhóm thi đọc - Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt e. Đọc toàn bài - Y/C cả lớp đọc đồng thanh - GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài TIẾT 2 * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi: 14-15’ Câu 1: Chị lao công làm việc vào những thời gian nào? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 cùng trao đổi trả lời câu hỏi - Gọi HS đại diện trả lời câu hỏi - GV nhận xét, chốt đáp án đúng, khen ngợi HS. Câu 2: Đoạn thứ 2 cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào? - Gọi 2 HS đọc lại khổ thơ 2 - Gọi HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án đúng: Công việc của chị lao công phải làm việc vào lúc đêm khuya, không khí lạnh giá, con đường vắng tanh, Câu 3: Những câu thơ sau nói lên điều gì? Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Sự chăm chỉ của chị lao công Niềm tự hào của chị lao công Sự thay đổi của thời tiết đêm hè và đêm đông - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi và chốt đáp án đúng là câu a. Câu 4: Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua 3 câu thơ cuối? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi. - Gọi HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS, thống nhất câu trả lời: 3 câu thơ cuối, tác giả muốn nhắn nhủ em giữ gìn đường phố sạch đẹp ? Trong cuộc sống, em đã bao giờ nhìn thấy một người lao công chưa? Họ làm những công việc gì?ở đâu?Họ giúp gì cho em và cho những người xung quanh?Em cảm thấy thế nào khi chứng kiến công việc của họ?Em nên làm gì khi gặp họ? - GV chốt “Các em ạ !công việc của những người lao công tuy bình thường, thầm lặng nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy cần có thái độ trân trọng, biết ơn những người lao động bình thường đó.Trong cuộc sống hằng ngày, em nên vứt rác đúng nơi quy định, nhắc nhở các bạn và mọi người xung quanh chung tay, góp sức để bảo vệ môi trường” 3. Luyện tập, thực hành (16-17’) * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc cả bài trước lớp - Nhận xét, khen ngợi * HĐ4: Luyện tập theo văn bản đọc. Câu 1: Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre? - GV khen ngợi HS Câu 2: Thay tác giả, nói lời cảm ơn đối với chị lao công - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Gọi 2-3 nhóm thể hiện 4.Vận dụng: (2-3’) - Gọi 1, 2 HS đọc lại bài - Để ngôi trường em học luôn sạch, đẹp em phải làm những việc gì? - GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi - Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe. - HS hát và vận động theo bài hát Bé quét nhà. - HS nhắc lại tên bài học trước: Bờ tre đón khách - 1-2 HS đọc thuộc lòng - HS quan sát tranh minh hoạ theo nhóm cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi. -Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe. -Lần lượt HS chia sẻ ý kiến - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài. - HS lắng nghe và theo dõi. - HS đọc nối tiếp 1 dòng thơ lần 1 - HS tìm và đọc từ khó: Trần Phú, chổi tre, xao xác, lặng ngắt. - HS theo dõi - 3 khổ thơ - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS giải nghĩa từ: xao xác, lao công - HS đọc nhóm 2 - Các nhóm thi đọc - HS bình chọn nhóm đọc tốt - đọc đồng thanh - 1, 2 HS đọc toàn bài - 1 HS đọc lại câu hỏi - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: Chị lao công làm việc vào đêm hè và đêm đông? - HS đại diện trả lời câu hỏi -1HS đọc câu hỏi - 2HS đọc -HS trả lời - HS lắng nghe và ghi nhớ -1HS đọc câu hỏi - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi - Các nhóm trả lời - HS nhận xét, bổ sung - HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi - HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS nối tiếp chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe - 2, 3 HS đọc - HS suy nghĩ và nêu câu trả lời - Từ ngữ miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre là: xao xác. - HS thảo luận nhóm đôi đóng vai chị lao công và tác giả - Đại diện các nhóm thể hiện - 2 HS đọc lại bài - HS chia sẻ ý kiến. - HS ghi nhớ để thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: . . ********************************************* Ngày thứ: 2 Ngày soạn : 54/3/2023 Ngày giảng: Thứ Ba ngày 7 tháng 3 năm 2023 TOÁN (TIẾT 122) SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS đọc và viết được các số có ba chữ số - Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số. - Năng lực tự họ ... - HS làm bài. - 1HS đọc. - HS đặt câu (Bạn An , bạn Lan rất thích đến thư viện). - HS chia sẻ. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích). -HS lắng nghe để thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) .............................................................. .......................................................................................................................................... ************************************* Ngày thứ: 5 Ngày soạn : 26/3/2023 Ngày giảng: Thứ Sáu ngày 31 tháng 3 năm 2023 TOÁN (TIẾT 140) LUYỆN TẬP ( trang 81) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Củng cố kĩ thuật đặt tính rồi tính phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000 - Vận dụng vào các phép tính cộng với đơn vị dung tích (l), khối lượng (kg) và độ dài (m). -Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa; máy tính, ti vi chiếu nội dung bài. - HS: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p) - GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn: +ND chơi: quản trò nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng: 424 + 215 706 + 72 263 + 620 124 + 53 - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. 2. Luyện tập thực hành: (30-31p) Bài 1: (5-6p) - GV nêu yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu các em làm gì ? - YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính. - GV yêu cầu HS nêu cách tính 1 phép tính. 326 + 253 - Nhận xét - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 2: (5-6p) - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh - GV hỏi: Tranh vẽ gì ? GV: Những cần cẩu minh họa trong hình la cần cẩu tháp chuyên dùng để cẩu hàng hóa ở bến cảng. - Bài toán này yêu cầu các em làm gì ? - Em hãy nêu cách thục hiện bài toán này nào ? - Khi thực hiện bài toán này ta nên lưu ý điều gì ? - Tổ chức trò chơi: Tìm nhà cho thỏ - Nhận xét, tuyên dương Bài 3: (5-6p) - GV nêu yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để tính được hổ nặng bao nhiêu kg em hãy nêu phép tính ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả. -GV nhận xét Lưu ý:Trong thực tế khi trưởng thành Hổ thường to và nặng hơn sư tử. Hổ đực có thể nặng đến 300 kg, còn Sư tử đực có thể nặng đến 225 kg. Trong tranh cũng minh họa một chú rùa cạn rất lớn, đó là loài rùa Galapagos. Loài rùa này có thể nặng (kỷ lục) là 417 kg và sống rất Thọ (kỷ lục là một chú rùa sống đến 255 tuổi). Bài 4: (6-7p) + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để tính được có bao nhiêu cây hoa hồng trắng em hãy nêu phép tính ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả. - Nhận xét - Trong vườn có tất cả bao nhiêu cây hoa hồng? Bài 5:(5-6p) - Gọi 1 HS nêu đề bài Câu a: - YC HS học sinh xem tranh và xác định đâu là dòng nước chảy dưới cây cầu, đâu là dòng nước chảy qua bãi đá. Yêu cầu học sinh viết phép cộng rồi tính. Sau đó tìm số thích hợp với mỗi ô tô có dấu hỏi. - Nhận xét Câu b: Học sinh so sánh các quảng đườngvà tìm ra dòng nước nhắn nhất để về tổ của hải li. - Nhận xét Lưu ý: Giáo viên có thể kết nối bối cảnh bài 3, 4, 5 thành câu chuyện đi thăm khu vườn thượng uyển của nhà vua và hoàng hậu. Trong đó bài 3 là khu rừng nơi sinh sống của nhiều loài động vật bài 4 là vườn hoa và bài 5 là nơi sinh sống của hải ly. 3. Vận dụng: ( 1-2p) - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi. - HS nhận xét (Đúng hoặc sai). - HS lắng nghe - Ghi bài vào vở. - HS nhắc lại yêu cầu của bài. - Đặt tính rồi tính - HS nêu. - 1 HS thực hiện - Yêu cầu HS làm vào vở. - HS chia sẻ: 432 732 643 + 261 + 55 + 50 693 787 693 - Tìm kết quả của mỗi phép tính - HS quan sát - Tranh vẽ 4 chiếc cần cẩu và những khối hàng hóa. - HS lắng nghe - Tìm kết quả của mỗi phép tính - Thực hiện các phép tính ghi trên các thùng hàng. Sau đó ghép kết quả ở cần cẩu với các phép tính ở các cặp thùng hàng với nhau. - Kết quả ở cần cẩu ghép với cặp thùng hàng khớp theo hai dấu hiệu: Kết quả phép tính và đơn vị đo. -HS tham gia chơi - Nhận xét - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Con gấu nặng 107 kg, con sư tử nặng hơn co hổ 32 kg. - Hỏi con hổ nặng bao nhiêu kg? - Học sinh nêu. - HS làm bài - Học sinh làm bài: Bài giải Con hổ con nặng là : 107 + 32 = 139 (kg) Đáp số : 139 kg. - Học sinh nhận xét. - HS lắng nghe. - Có 424 câu hoa hoàng đỏ. Số cây hoa hồng trắng nhiều hơn số cây hoa hồng đỏ là 120 cây. - Có bao nhiêu cây hoa hồng trắng ? - HS nêu: 424 + 120 - HS làm bài - HS chia sẻ: Bài giải Số cây hoa hồng trắng có là : 424 + 120 = 544 (cây) Đáp số : 544 cây. - HS trả lời - 1 HS nêu đề bài - HS xác định dòng nước chảy - Chẳng hạn: 778 + 211 = 8 = 989 Dòng nước chảy dưới cây cầu dài 989 m 481 + 513 = 994 Dòng nước chảy qua bãi đã dài 994 m - Nhận xét - HS so sánh - HS lắng nghe - HS nêu. - HS lắng nghe -HS ghi nhớ để thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ...................................................................................................................................... ************************8*************** TIẾNG VIỆT (TIẾT 279) LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh biết nói về một đồ dùng học tập của mình. - Viết được 4-5 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập. - Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đồ dùng học. - Biết bày tỏ cảm xúc và biết giữ gìn bảo quản đồ dùng học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động, kết nối: 2-3’ - GV cho HS nghe hát bài “Em yêu trường em” - Giới thiệu dẫn dắt vào bài học 2. Luyện tập- thực hành (28-29’) * HĐ 1: Nói về một đồ dùng học tập của em. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát một số đồ dùng, hỏi: + Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào? + Đồ vật có hình dạng, màu sắc như thế nào? + Công dụng của đồ vật đó là gì? + Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó? - HDHS nói về đồ dùng học tập. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS quan sát sơ đồ hướng dẫn -HS phát triển các ý trong sơ đồ thành câu văn. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.45. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3.Vận dụng (2-3’) + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Tìm đọc các bài viết về chuyện lạ đó đây. HS hát kết hợp vận động HS lắng nghe - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - HS chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ. -HS ghi nhớ để thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) .......................................................... ...................................................................................................................................... ************************************ TIẾNG VIỆT (TIẾT 280) ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây. - Nêu được điều em thích trong câu chuyện đó. - Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thơ, sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng. 2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối( 2-3’) - GV tổ chức lớp vận động tập thể hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” - Bài hát nói về nội dung gì? - Nhận xét, kết nối vào bài học 2.Luyện tập thực hành ( 28-29’) Bài 1: - Gọi HS đọc YC - Tổ chức cho HS tìm đọc một cuốn sách về chuyện lạ đó đây. - Tổ chức cho HS chia sẻ cuốn sách. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC - GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và gọi HS đọc to thông tin. - HDHS tự viết thông tin vào phiếu đọc sách. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3. Vận dụng (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 4, các em đã: - Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. - Lớp hát và vận động theo bài hát. - HS chia sẻ trước lớp... - HS ghi tên bài vào vở. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS lấy sách, truyện đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV. - HS nghe GV HD nhiệm vụ đọc - HS đọc bài cá nhân. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi theo nhóm dựa vào gợi ý: - HS nêu ý kiến. - 1-2 HS đọc. - HS chia sẻ. - HS thực hiện. - HS ghi nhớ để thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có )............................................................... .......................................................................................................................................... *******************************************************
Tài liệu đính kèm: