Giáo án Lớp 2 tuần 24 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 24 (2)

Buổi 1

Tập đọc - kể chuyện

Đối đáp với vua

 I. Mục đích, yêu cầu

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu:

 Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, vùng vẫy.

 Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

 - Rèn kĩ năng nói, kỹ năng nghe.

 Biết cách sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên: dựa vào trí nhớ và tranh, kể được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 23 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 24 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 24
Thứ hai, ngày 26 tháng 2 năm 2007
Buổi 1
Tập đọc - kể chuyện 
Đối đáp với vua
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu:
	Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, vùng vẫy...
	Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
	- Rèn kĩ năng nói, kỹ năng nghe.
	Biết cách sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên: dựa vào trí nhớ và tranh, kể được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc
	A. Bài cũ:
	 Hai HS đọc bài "Chương trình xiếc đặc sắc"
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài.
	2. Luyện đọc 
	a. GV đọc mẫu toàn bài
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
	- Đọc từng câu: HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm.
	- Đọc từng đoạn trước lớp
	- Đọc từng đoạn trong nhóm
	3. Tìm hiểu bài
	- Một HS đọc thầm đoạn 1, cả lớp đọc thầm lại 
	? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
	? Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
	? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 3,4
	? Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối?
	? Vua ra vế đối thế nào?
	? Cao Bá Quát đối lại như thế nào?
	GV chốt: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộ lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin.
	4. Luyện đọc lại
	GVđọc lại đoạn 3, hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3.
	Một vài HS thi đọc đoạn văn. Một HS đọc cả bài.
	Kể chuyện
	1. GV nêu nhiệm vụ: sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên, kể được toàn bộ câu chuyện.
	2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
	a. Sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên (3 - 1 - 2 - 4)
	b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
	Bốn HS dựa vào thứ tự đúng của 4 bức tranh, nối tiếp nhau kể chuyện.
	- Một, hai HS kể lại toàn bộ câu chuyện
	- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau? Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
T116: Luyện tập
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS : 
	- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 
	- Giải toán có một, hai phép tính.
	II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ
	Hai HS lên bảng tính và nêu cách tính, cả lớp tính vào vở nháp.
	3224 : 4	2819 : 7
	GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá.
	B. Luyện tập
1. Củng cố nội dung
? Khi thực hiện chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số , em thực hiện chia từ hàng nào.
	GV kết luận bổ sung.
2. Thực hành:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài.
	- Bài tập 1: HS nối tiếp đọc kết quả, Một số hS yếu nêu cách tính.
	- Bài tập 2: Hai HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
	Ba HS lên bảng trình bày:
	Bài tập 3: Một HS đọc bài giải.
	Bài tập 4: Một HS trình bày bài giải
Bài giải
Số dầu đã bán là:
1215 : 3 = 405 (chai)
Số dầu còn lại là:
1215 - 405 = 810 (chai)
Đáp số: 810 chai
	IV. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học
Tự nhiên và xã hội
Hoa
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một 	số loài hoa.
	- Kể một số bộ phận thường có của một bông hoa.
	- Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
	- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
	II. Chuẩn bị:
	Bông hoa sưu tầm được.
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm
	Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát lá cây và thảo luận theo các gợi ý sau:
	- Nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình 90, 91 SGK và những bông hoa mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm?
	Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
	GV kết luận: 
	- Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương.
	- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị.
	2. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
	Phân biệt các bông hoa sưu tầm được
	- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm có kích thước, hình dạng mùi hương ... tương tự nhau.
	- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại hoa của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
	GV kết luận, nhận xét tiết học.
	Buổi 2 
Luyện tiếng Việt
Luyện TLV : Tuần 22, 23
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Luyên tập kể về người lao động trí óc mà em biết.
	- Kể lại được một buổi biểu diễn nghệ thuật.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn luyện tập:
	a. Kể về người lao động trí óc
	HS nối tiếp đọc bài kể về người lao động trí óc đã viết ở tuần 22 - HS khác 	nhận xét, chữa lỗi.
	GV hướng dẫn HS chữa lỗi sai vào vở. 
	b. Viết một đoạn văn kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
	- HS viết bài. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	- Một số HS đọc bài trước lớp. GV chấm điểm một số bài văn hay.
	III. Củng cố, dặn dò
	Biểu dương những HS viết bài tốt.
Mỹ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự do
	I. Mục tiêu
	- HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do
	- Vẽ được một bức tranh theo ý thích.
	- Có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh.
	II. Phương tiện
	Một số bức tranh dân gian có nội dung khác nhau.
	III. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học
	2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
	HS quan sát tranh
	? Trong tranh ( ảnh ) có những phong cảnh gì. Có những hoạt động nào?
	? các bức tranh vẽ về đề tài gì. Màu sắc như thế nào?
	? Em có thích các bức tranh đó không.
	GV kết luận
	3. Hướng dẫn thực hành
	- Hướng dẫn chọn nội dung đề tài.
	- Hướng dẫn thực hành.
	HS thực hành vẽ - GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những 	em yếu.
	4. Đánh giá sản phẩm
	IV. Củng cố, dặn dò
	Tuyên dương những HS làm bài tốt.
	Tự học ( Toán )
	Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. Giải toán
	I. Mục tiêu
- HS luyện tập, củng cố về chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
	 - Giải toán có lời văn.
	II. Hoạt động dạy học
	1. HĐ1. Củng cố lý thuyết
	 ? Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số em làm như thế nào.
 ? Trong phép chia có dư, số dư so với số chia thì như thế nào.
	? Muốn tìm một thừa số chưa biết em làm như thế nào.
	? Số bị chia bé hơn số chia thì thương là mấy.
	? Muốn tìm số bị chia chưa biết em làm như thế nào.
GV kết luận
	2. HĐ2. Thực hành
	HS làm các bài tập sau.
	- Bài 1. Đặt tính rồi tính
	2341 : 4 4538 : 5 8690: 7
	- Bài 2. Tìm x
	X : 4 = 1206 3055 : x = 5
 - Bài 3. Một xưởng cơ khí ngày đầu làm được 3693 sản phẩm. Ngày sau làm bằng 1/3 ngày đầu. Hỏi cả 2 ngày xưởng đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
HS làm bài. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em yếu.
	3. HĐ3. Chấm, chữa bài
	- Bài 1. Gọi 3 em lên bảng tính ( Lưu ý em yếu )
	- Bài 3. Gọi 1 em giải
Ngày sau sản xuất được số sản phẩm là:
3693 : 3 = 1231 ( sản phẩm )
Cả 2 ngày sản xuất được số sản phẩm là:
3693 + 1231 = 4924 ( sản phẩm )
Đáp số: 4924 sản phẩm
	III. tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2007
Buổi 1
Thể dục
Nhảy dây kiểu chụm hai chân; Trò chơi: Ném trúng đích
	I. Mục tiêu
	Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
	Trò chơi: " Ném trúng đích". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
	Tập bài thể dục phát triển chung
	Trò chơi: "Đứng ngồi theo hiệu lệnh"
	Chạy chậm một vòng xung quanh sân tập
	2. Phần cơ bản
	a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 10 - 12 phút
	Khi tổ chức tập luyện, GV chia lớp thành từng nhóm tập tại những nơi quy định. Phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần.
	Tổ chức thi nhảy giữa các tổ. Thi xem ai nhảy được nhiều lần nhất.
	b. Trò chơi " Ném trúng đích". 
	HS chơi theo đội.
	Tuyên dương đội thắng cuộc.
	3. Phần kết thúc
	Đứng tại chỗ hát.
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài. Về nhà ôn 	lại nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
Toán
T117: Luyện tập chung
	I. Mục tiêu: 
	- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia
	- Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	- Một HS lên bảng làm bài tập 3 (SGK, trang 120)
	Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
	2. Củng cố lý thuyết
	? Nêu cách đặt tính và tính kết quả phép nhân, chia các số có 4 chữ số cho 	số có 1 chữ số.
	? Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
	? Muốn tìm một thừa số chưa biết em làm như thế nào.
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm một số bài.
	Chữa bài tập
	Bài 1: Một HS đọc kết quả, cả lớp đối chiếu bài làm của bạn
	Bài tập 2: Bốn HS lên bảng đặt tính rồi tính.
	Bài 3: Một HS đọc bài giải.
	Bài 4: Hai HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
Chiều rộng khu đất là:
234 : 3 = 78 (m)
Chu vi khu đất đó là:
(234 +78) x 2 = 624 (m)
Đáp số: 624 m
	III. Củng cố, dặn dò
Chính tả
Đối đáp với vua
	I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng viết chính tả:
	Nghe - viết đúng chính tả, trình bài đúng một đoạn trong ttruyện Đối đáp với vua.
	Tìm và viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho.
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ
GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: 4 tiếng có âm đầu l/ n
	Nhận xét, đánh giá.	
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn viết chính tả
	- GV đọc một lần bài chính tả, một HS đọc lại , cả lớp theo dõi SGK
	- Hướng dẫn HS nhận xét: Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
	- HS đọc thầm bài chính tả, tự viết vào giấy nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
	- GV đọc cho HS viết bài.
Lưu ys đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải
HS ngồi viết ngay ngắn, viết xong khảo lại bài.
	3. Chấm, chữa bài.
	4. Hướng dẫn làm bài tập.
	HS làm các bài tập trong VBT t ... , dặn dò
	GV nhận xét tiết học
Âm nhạc
GV chuyên dạy
Toán 
T119: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	- Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I (một) đến XII (mười hai) để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt) khi đọc sách
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Hai HS làm lại bài tập 4, SGK trang 121
	Cả lớp nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới: 
	1. GV giới thiệu bài
	2. Thực hành
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài.
	Bài tập 1: Một HS viết số, một HS đọc số.
	Bài tập 2: Đổi vở đối chiếu xem bạn vẽ thêm kim phút đã đúng chưa?
	Bài tập 3: Một HS lên bảng làm.
	Bài tập 4: Chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ.	
	III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
 Đạo đức
Tôn trọng đám tang (tiết 2)
	I. Mục tiêu
	1. HS hiểu:
	- Đám tang là lễ chôn cất nười đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với 	người thân của họ.
	- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người 	đã khuất.
	2. HS biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
	3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những 	gia đình có người vừa mất.	
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
	- GV đọc lần lượt các ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, 	không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, xanh 	hoặc màu trắng.	
	GV kết luận: Nên tán thành với các ý kiến b, c
	 	 Không tán thành với ý kiến a
	 2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
	GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm về cách ứng xử của bài tập 4
	Các nhóm thảo luận.
	Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp trao đổi nhận xét 
	GV kết luận 
	3. Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên
	- GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật 	chơi.
	- Luật chơi: Trong một thời gian 5 phút các nhóm thảo luận, liệt kê những 	việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo hai cột Nên và 	Không nên. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó sẽ thắng.
	HS tiến hành chơi
	Cả lớp nhận xét, đánh giá
	Nhận xét, khen nhóm thắng cuộc.
	GV kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, Không nên làm gì xúc 	phạm đế tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sóng văn hoá.
Buổi 2
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: Mặt trời mọc ở đằng... Tây
I. Mục đích, yêu cầu
	- HS nghe - viết chính xác đoạn từ Thầy giáo bảo Pu- s kin đến hết bài Mặt 	trời mọc ở đằng... Tây
	- Biết cách trình đoạn văn: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang 	vở, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào ô.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn HS nghe - viết.
	GV đọc đoạn văn, HS đọc thầm theo.
	Hai HS đọc bài trước lớp.
	? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa
	? Vì sao phải viết hoa?
	HS viết một số tiếng khó vào vở nháp.: Pu - skin, ngộ nghĩnh, hãnh 	diện,...
	GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn.
	GV đọc bài, HS viết vào vở.
	GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải.
	HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi.
	GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi.
	III. Tổng kết, dặn dò.
	Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ.
	Luyện thể dục
Ôn nhảy dây- T/c: Ném bóng trúng đích
	I. Mục tiêu
	- Củng cố động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực 	hiện động tác ở mức tương đối đúng.
	- Luyện chơi trò chơi: Ném bóng trúng đích
	II. Phương tiện
	Còi, dây nhảy, bóng
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
	- Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông.
	- Chạy một vòng xung quanh sân tập
	2. Phần cơ bản
	a. Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
	GV nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng động tác để HS 	nắm được:
	- Cách so dây - Cách trao dây - Cách quay dây...
	HS thực hiện nhảy dây- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
	Các tổ luyện tập nhảy dây dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
	Thi nhảy giữa các tổ.
	b. Trò chơi: Ném bóng trúng đích
	HS vui chơi tương tự tiết trước
	.3. Phần kết thúc
	Đứng tại chỗ hát.
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài.
Hướng dẫn thực hành
Tự nhiên và xã hội
	I. Mục tiêu
	Củng cố các kiến thức đã học về sự đa dạng, đặc diểm chung và chức năng 	ích lợi của hoa, quả
	II. Các hoạt động dạy học
	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
	1.Hoạt động 1: 
	HS quan sát tranh kết hợp liên hệ thực tế để nhớ lại cấu tạo của các 	loài hoa
	2.Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
	? Kể về màu sắc, hình dạng, kích thước của hoa?
	? Nêu các bộ phận của một hoa?
	? Nêu chức năng của hoa?
	 Đại diện các nhóm lần lượt trả lời trước lớp.
	Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	+ Viết tên các loại quả có hình dạng và kích thước tương tự như nhau vào 	bảng dưới đây:
Hình dạng
Kích thước
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
Cam
Lê-ki-ma
Chuối
Mơ
Dưa hấu
	III.Củng cố dặn dò:
	 GV nhận xét chung tiết học.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2007
Buổi 1
Tập làm văn
Nghe kể: Người bán quạt may mắn
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyên Người bán quạt may mắn, Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.	
	II. Đồ dùg dạy học
	Tranh minh hoạ câu chuyện.
	III Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Hai HS đọc bài viết "Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật".
 	GV nhận xét, chấm điểm.
	B. Bài mới.	
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện
	a. Chuẩn bị
	 	Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
	HS quan sát tranh minh hoạ .
	b. GV kể chuyện
	- GV kể chuyện rồi hỏi HS: 
	+ Bà lão gặp ai và phàn nàn điều gì?
	+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
	+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
	GV kể lần 2.
	c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
	- Cả lớp chia nhóm tập kể câu chuyện
	- Đại diện các nhóm thi kể 
	- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS
	? Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
	? Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
	? Cả lớp bình chon người kể chuyện hay nhất, hiếu câu chuyện nhất . 
	III. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét tiết học, tuyên dương những kể chuyện tốt tốt
Thủ công
Đan nong đôi ( T)
I. Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện cách đan nong đôi.
	- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật
	- Yêu thích sản phẩm đan nan
II. Phương tiện
	Quy trình đan nong đôi
	Giấy, bìa, kéo, hồ dán
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Nêu lại quy trình đan nong đôi
	Gọi 1 số em
	GV ghi bảng
	- Bước 1. Kẻ cắt các nan.
	- Bước 2. Đan nong đôi
	- Bước 3. Dán nẹp vào khung.
2. HĐ2. Thực hành
	HS thực hành các bước để hoàn thành sản phẩm
	GV lưu ý các em cắt nan phải đều, thẳng. Khi đan nhấc 2 nan đè 2 nan, nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc, các nan ngang phải sít với nhau.
	GV theo dõi chung, giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm
	HS trưng bày sản phẩm của mình. GV đánh giá kết quả.
	Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Toán
T120: Thực hành xem đồng hồ
	I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
	- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
	II. Đồ dùng dạy học
	Đồng hồ thật (loại có một kim ngắn và lại có một kim dài)
	Mô hình đồng hồ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Một HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp các số La Mã từ 1 đến 12.
	Nhận xét, đánh giá
	B. Bài mới.
	1, Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp đúng đến từng phút)
	- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia 	phút)
	- GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài hỏi HS: " Đồng Hồ chỉ mấy giờ?" (6 giờ 10 phút) 
	- Hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị ttrí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
	- Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một tí.
	- Kim dài ở vạch nhở thứ ba sau số 2 (tính theo chiều quay của kim đồng hồ). HS có thể tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút (nhẩm miệng : 5, 10 (đến vạch ghi số 2), rồi nhẩm tiếp 11, 12, 13). Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
	GV hướng dẫn tương tự với đồng hồ thứ ba: (6 giời 56 phút hoặc 7 giời kém 4 phút)
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	- HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	Chấm một số bài, chữ bài.
	Bài 1: Yêu cầu HS đọc giờ trên mặt từng đồng hồ.
	Bài tập 3, 4: HS đổi vở cho nhau kiểm tra xem bạn nối đúng chưa?.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
	I. Mục tiêu: 
	- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần .
	- Những tồn tại cần khắc phục trong tuần tới.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu tiêu chí đánh giá
	- Đảm bảo sỉ số- Chậm, vắng
	- Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật.
	- Các hoạt động Đội Sao...- Trang phục HS
	Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
	GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
	2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 25: 
	- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập.
	- Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ.
	- Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.
Buổi 2
Luyện Âm nhạc
GV chuyên dạy
Luyện toán
Luyện nhân, chia, đọc viết số La Mã. Giải toán
	I. Mục tiêu
	Luyện tập Nhân, chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số (chia có dư và trường hợp thương có chữ số o); Đọc, viết số La Mã và giải toán bằng hai phép tính.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2. Củng cố lý thuyết
	? Viết các số La Mã từ 1 đến 12
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	Trong tuần 24 các em đã học những nội dung toán nào?
	Có những bài tập nào chưa hoàn thành,? 
 	GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK
	4. Bài tập ra thêm:
	a. Đặt tính:
	1465 : 5 5476: 6 980 : 7 757 : 7
	b. Một nhà máy có 972 kiện hàng, buổi chiều đã xuất được số hàng. Hỏi còn lại bao nhiêu kiện hàng?
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
	Chấm một số bài
	Chữa bài.
	III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
( Đội tổ chức)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc