Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Lí Tự Trọng

Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Lí Tự Trọng

I / Mục tiêu : - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.

 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị lịch sự phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.

 - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

 Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

 Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

- KT: Thảo luận nhóm, động não, đóng vai.

- GDHSKT: Lắng nghe bạn thảo luận, ứng xữ biết nói lời chào hỏi khi có người lớn đến nhà chơi.

 II /Chuẩn bị :* Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước . Phiếu học tập .

 

doc 65 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Lí Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 2 TUẦN 23
Năm học: 2010 - 2011
Từ ngày 14 / 02 / 2010 đến ngày 18 / 02 / 2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
Sáng
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán 
Tập đọc 
Tập đọc
Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.
Số bị chia - Số chia - Thương
Bác sĩ Sói (T1)
 // (T2)
Chiều
Phụ đạo học sinh yếu
3
sáng
1
2
3
4
Toán
TD 
KC
LT Việt
Bảng chia 3.
Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. TC Kết bạn
Bác sĩ Sói 
Luyện đọc : Bác sĩ Sói 
Chiều
1
2
3
TNXH
Chính tả 
L Toán
Ôn tập xã hội.
TC: Bác sĩ Sói 
 Luyện Số bị chia - Số chia - Thương
4
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
T dục
T đọc
LTVC
LTV
Một phần 3.
Đi nhanh chuyển sang chạy. TC Kết bạn.
Nội quy đảo khỉ
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
LViết CT: Bác sĩ Sói
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn
5
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
ÂN
Tập viết
TC
LT Việt
Luyện tập
Học bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
Chữ hoa T
Ôn tập chủ đề Phối hợp gấp, cắt, dán.
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
Chiều
Trang trí lớp học
6
Sáng
1
2
3
4
5
TL văn
MT
C tả
LToán
HĐNG
Đáp lời Khẳng địng Viết nội quy
Vẽ tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo.
N-V: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Một phần 3.
GDMT bài 2 
Chiều
1
2
3
Toán
LT Việt
HĐTT
Tìm một thừa só của phép nhân.
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy.
SH Lớp.
 Ngày soạn: 13 / 02 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai, 14 / 02 / 2011 
 Tiết 2: Đạo đức : 
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1)
I / Mục tiêu : - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị lịch sự phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
 - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
 Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
 Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
KT: Thảo luận nhóm, động não, đóng vai.
GDHSKT: Lắng nghe bạn thảo luận, ứng xữ biết nói lời chào hỏi khi có người lớn đến nhà chơi. 
 II /Chuẩn bị :* Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước . Phiếu học tập .
 III/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 Trò chơi sắm 
- Chia lớp thành ba nhóm yêu cầu các nhóm suy nghĩ xây dựng kịch bản và đóng lại các tình huống sau : 
- Em gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của một bạn trong lớp bị ốm .
- Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em .
- Em gọi điện nhầm đến nhà người khác . 
* Kết luận : - Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự .
Hoạt động 2 Xử lí tình huống .
- Chia lớp thành các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống sau :
- Có điện thoại của bố nhưng bố không ở nhà .
- Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận 
- Em đến nhà bạn chơi bạn vừa ra ngoài thì có chuông điện thoại reo . 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
- Kết luận : - Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự , nói năng rõ ràng , rành mạch .
- Trong lớp ta có em nào đã từng gặp các tình huống như trên ? Khi đó em đã làm gì ? Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
 Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài mới . 
- Lớp chia các nhóm và thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống 
- Nhận xét đánh giá cách xử lí từng tình huống xem đã lịch sự chưa . Nếu chưa thì xây dựng cách xử lí cho phù hợp.
- Các nhóm thảo luận để đưa cách xử lí tình huống .
- Lễ phép nói với người gọi điện là bố không có ở nhà và hẹn lúc khác sẽ gọi lại . Nếu biết sẽ thông báo giờ bố sẽ về .
- Nói rõ với khách của mẹ là mẹ đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lat nữa sẽ gọi lại .
- Nhận điện thoại nói nhẹ nhàng tự giới thiệu mình . Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em đi gọi bạn về nghe điện thoại .
- Trả lời và tự liên hệ thực tế .
-Về nhà áp dụng vào thực tế cuộc sống để thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự ..
Tiết 3: Toán :
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
A/ Mục tiêu :- Giúp HS : Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia . Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2 
B/ Chuẩn bị : - Các thẻ từ ghi sẵn như nội dung bài học trong SGK . 
Số chia 
Thương
Số bị chia
C / Lên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 
 2 x 3 ... 2 x 5 ; 10 : 2 ... 2 x 4 ; 12 ...20 : 2 
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em sẽ biết được tên gọi các thành phần và kết quả phép chia qua bài : 
 “ Số bị chia - Số chia - Thương “ 
 b/ Khai thác bài :
* Giới thiệu : Số bị chia - Số chia - Thương 
- GV viết lên bảng phép tính 6 : 2 yêu cầu học sinh tính ra kết quả 
- Giới thiệu phép chia 6 : 2 = 3 
-Thì 6 là số bị chia ; 2 là số chia ; 3 là thương .
GV vừa nói vừa ghi lên bảng như sách giáo khoa .
- 6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? 
- 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? 
- 3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
- Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ?
- Số chia là số như thế nào trong phép chia ?
- Thương là gì trong phép chia ?
- 6 chia 2 bằng 3 , 3 là thương trong phép chia 6 chia 2 bằng 3 , nên 6 : 2 cũng là thương của phép chia này .
- Hãy nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3 ?
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia của một số phép chia .
 c/ Luyện tập:
-Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài SGK 
- Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi 8 chia 2 được mấy ?
- Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính chia trên .
- Vậy ta phải viết các số của phép chia này vào bảng ra sao ?
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
- Mời 2 em lên bảng làm bài .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : -Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một em lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng GV nhận xét và ghi điểm .
Bài 3 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài .
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập 3 
- Yêu cầu đọc phép nhân đầu tiên .
- Dựa vào phép nhân trên hãy lập các phép chia ?
- Yêu cầu lớp đọc hai phép chia vừa lập được , sau đó viết hai phép chia này vào cột “ phép chia” trong bảng .
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép chia 8 : 4 = 2 
- Gọi 1 em lên bảng điền các tên gọi và kết quả của phép chia trên vào bảng .
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp vào vở .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu tên các thành phần phép chia . 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng tính và điền dấu 
2 x 3 < 2 x 5 ; 10 : 2 < 2 x 4 ; 
 12 > 20 : 2 
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- 6 chia 2 bằng 3 
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn 
- 6 là số bị chia .
- 2 là số chia .
- 3 là thương 
- Là một trong hai thành phần của phép chia 
- Là thành phần thứ hai của phép chia .
- Thương là kết quả của phép chia hay cũng chính là giá trị của một phần 
- Thương là 3 , Thương là 6 : 2 
- Hai em nhắc lại .
- Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống .
- Tự tìm hiểu đề bài 
- 8 chia 2 bằng 4 
- Trong phép chia 8 : 2 = 4 thì 8 là số bị chia , 2 là số chia , 4 là thương .
- Viết 8 vào cột số bị chia, 2 vào cột số chia, 4 vào cột thương 
- 2 HS làm bài trên bảng , cả lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét bạn .
- Tính nhẩm .
- 2 em lên làm bài trên bảng lớp , mỗi HS làm 4 phép tính , 2 phép tính nhân và 2 phép tính chia theo đúng cặp .
- Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống .
- 2 x 4 = 8 
- Phép chia : 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2 
- 8 là số bị chia , 4 là số chia và 2 là thương .
- 2em lên bảng làm bài , lớp theo dõi nhận xét .
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Hai học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần trong phép chia .
-Về nhà học bài và làm bài tập .
Tiết 4,5: Tập đọc
BÁC SĨ SÓI .
I/ Mục tiêu : -Hiểu :- Hiểu nghĩa các từ ngữ : khoan thai , phát hiện , bình tĩnh , làm phúc , đá một cú trời giáng .
 - Hiểu nội dung : -Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại , tác giả muốn khuyên mọi người phải bình tĩnh để đối phó với những kẻ gian ác , giả nhân , giả nghĩa .
II / Chuẩn bị Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài 
“ Cò và Cuốc “đã học ở tiết trước . 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài :“Bác sĩ Sói” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn chú ý giọng kể vui vẻ tinh nghịch . 
Giọng Sói : giả nhân giả nghĩ ; 
Giọng ngựa : giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh . 
- Gọi một HS đọc lại bài .
* Luyện đọc nối tiếp cu :
 - Tiếp nối đọc . Mỗi em chỉ đọc một câu trong bài , đọc từ đầu đến hết bài .
-Tìm các từ khó đọc hay nhầm lẫn trong bài 
-Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng .
- Yêu cầu đọc từng câu , nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh về các lỗi ngắt giọng .
* Đọc từng đoạn : 
- Bài này có mấy đoạn các đoạn được phân chia như thế nào ? 
- Trong bài tập đọc có những lời của ai 
- Vậy khi đọc các em cần chú ý để phân biệt lời của họ với nhau .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- “ Khoan thai “ có nghĩa là gì ?
- Hãy nêu cách ngắt giọng câu văn thứ 3 trong đoạn 1 ?
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên theo đúng cách ngắt giọng .
- Đoạn văn này là lời của ai ?
- Để đọc hay bài này các em cần chú ý thể hiện giọng vui vẻ tinh nghịch .
- gọi một em đọc lại đúng yêu cầu .
- Gọi một em đọc đoạn 2 .
- Để đọc tốt đoạn 2 các em đặc biệt chú ý khi đọc lời nói của Sói cần thể hiện sự giả nhân , giả nghĩa
khi đọc giọng của Ngựa phải đọc giọng lễ phép , bình tĩnh . 
- GV đọc mẫu hai câu này .
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 .
- Gọi HS đọc đoạn 3. 
- Yêu cầu HS giải thích từ : cú đá trời giáng.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài và luyện đọc câu này .
-Gọi một HS đọc lại cả đoạn 3 .
- Gọi 3 em nối tiếp theo đoạ ...  nhóm mỗi nhóm 4 em yêu cầu đọc bài trong nhóm 
- Theo dõi học sinh đọc bài .
4/ Thi đọc :
- Tổ chức để các nhóm thi đọc đồng thanh và đọc cá nhân .
- Nhận xét cho điểm .
5/ Đọc đồng thanh : - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu một em đọc bài 
 -Tìm tên các vật trong bài ?
-Sư Tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào ?
- Voi , Gấu , Cáo , Khỉ được giao những việc gì ?
- Lừa và Thỏ Đế là những con vật như thế nào ? 
- Vậy tại sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ Đế 
- Em hãy chọn một tên khác cho bài thơ ? Và giải thích vì sao em chọn tên đó ?
d) Học thuộc lòng bài thơ :
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ sau đó xoá dần bảng để học sinh đọc thuộc lòng bài thơ .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi một em đọc lại cả bài .
- Em thích con vật nào trong bài nhất ? Vì sao ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
-2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu . 
- Con Sư Tử .
- Lắng nghe và nhắc lại tựa bài .
-Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo .
- Một em khá đọc mẫu lần 2 .
- Đọc giải nghĩa các từ : Sư Tử , khoẻ ,vận tải , trẫm , đội ngũ , giao liên , khiển tướng ,...
- 3 - 5 em đọc cá nhân sau đó lớp đọc đồng thanh các từ khó đã nêu.
- Luyện đọc phát âm từ khó theo giáo viên .
 -Mỗi em đọc 2 câu cho đến hết bài .
 - Tìm cách đọc luyện đọc các câu .
-Sư Tử bàn chuyện / xuất quân .//
Muốn sao cho khắp / thần dân trổ tài .//
Nhỏ / to / khoẻ / yếu / muôn loài .//
Ai ai / cũng được tuỳ tài lập công ;//
Voi vận tải / trên lưng quân bị .//
Vào trận sao / cho khoẻ như voi .//
.....
“ Không ! “// - Vua phán //- Trẫm dùng cả chứ !// . Loại họ ra ,/ đội ngũ không yên .//
- Lần lượt từng bạn trong nhóm đọc bài , các bạn khác theo dõi chỉnh sửa cho nhau .
- Các nhóm luyện đọc trong nhóm .
-Thi đọc cá nhân ( mỗi nhóm cử 2 bạn ).
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
-Một em đọc bài , lớp đọc thầm theo .
- tên các con vật là : voi , Gấu , Cáo , Khỉ , Thỏ đế , Lừa .
- Sư Tử muốn tất cả mọi người , lớn , bé , khoẻ yếu đều được trổ tài và ai ai cũng được tuỳ tài của mình mà lập công .
- Voi vận tải , Gấu đánh đồn , Cáo tính các việc quan trọng , bí mật , của quân đội . Khỉ lừa địch .
- Lừa rất ngốc , Thỏ đế thì nhát gan .
- Sư tử vẫn giao việc vì có như thế đội ngũ mới đoàn kết , vững vàng loại họ ra là mất đi sức mạnh của sự đoàn kết .Sư Tử đã giao cho Lừa lo việc gạo tiền giao cho Thỏ lo việc giấy tờ giao liên .
- Thảo luận sau đó phát biểu ý kiến .
- Ông vua khôn ngoan vì bài này ca ngợi sự thông minh của Sư Tử . “ Nhìn người giao việc vì đây là bài học rút ra từ sự xuất quân của Sư Tử ...
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ .
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp .
- Một em đọc lại cả bài .
-Trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
-Về nhà học thuộc bài.
- Xem trước bài mới . 
Toán : 	luyện tập 
A/ Mục tiêu :- Giúp HS : Học thuộc lòng bảng chia 4. Áp dụng bảng chia 4 để giải các bài toán liên quan . Củng cố biểu tượng về một phần tư .
B/ Chuẩn bị : - Viết sẵn bài tập 3 lên bảng phụ.
C / Lên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .
- Tìm một phần tư trong các hình tô màu .
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức trong bảng chia 4 . Một phần tư .
 C/ Luyện tập:
-Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập1.
- Mời một em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 4 .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài .
- Gọi 4 em lên làm bài trên bảng .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng .
- Nhận xét và ghi điểm học sinh .
Bài 3 -Gọi 1 em nêu đề bài .
- Có tất cả bao nhiêu học sinh ?
-Chia đều cho 4 tổ nghĩa là chia như thế nào ? 
- Yêu cầu một em lên bảng thực hiện .
- Yêu cầu làm bài vào vở .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 4 -Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài .
- Có tất cả bao nhiêu người ?
- Mỗi thuyền chở được mấy người ? 
- Muốn biết cần mấy chiếc thuyền ta làm phép tính gì ?
- Yêu cầu một em lên bảng thực hiện .
- Yêu cầu làm bài vào vở .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng .
Bài 5 -Gọi một em nêu đề bài 5 .
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và làm bài .
-Vì sao em biết hình a đã khoanh vào một phần tư số con hươu ? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nêu cách tính một phần tư của một số .
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng chỉ hình và nêu kết quả .
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Một em đọc đề bài .
- một em lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Nhận xét bạn .
- Một em đọc đề bài .
- 4 em lên bảng ,mỗi em làm một phép tính nhân và một phép tính chia theo đúng cặp .
-Lớp thực hiện tính vào vở .
- Lớp lắng nghe và nhận xét .
- Có 40 HS chia đều thành 4 tổ . Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh .
- Có 40 học sinh .
- Chia thành 4 phần bằng nhau mỗi phần là một tổ .
- Một em lên bảng giải bài , lớp làm vào vở .
Giải :- Mỗi tổ có số học sinh là :
 40 : 4 = 10 ( học sinh ) 
 Đ/S : 10 học sinh 
- Có 12 khách cần sang sông mỗi thuyền chỉ chở được 4 người . Hỏi cần bao nhiêu thuyền để chở hết số người đó .
- Có 12 người .
- Mỗi thuyền chở được 4 người .
- Làm phép tính chia 12 : 4 = 
- Một em lên bảng giải bài , lớp làm vào vở .
Giải :- Số thuyền cần để chở 12 người là :
 12 : 4 = 3 ( thuyền ) 
 Đ/S : 3 thuyền 
- Nhận xét bài bạn trên bảng .
- Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con hươu? 
- Hình a đã khoanh một phần tư số con hươu 
- Vì hình a có 8 con hươu đã khoanh vào 2 con hươu .
 - Lớp nhận xét bài làm của bạn .
-Hai học sinh nhắc lại cách tính một phần tư của một số. -Về nhà học bài và làm bài tập .
 Tự nhiên xã hội : Ôn tập : TỰ NHIÊN .
A/ Mục tiêu : - Củng cố và khắc sâu những kiến thức về chủ đề tự nhiện về các loài cây , con vật và Mặt Trời , Mặt Trăng và các vì sao . Ôn kĩ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trơpì . Có tình yêu đối với thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên .
B/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ của học sinh ở hoạt động nối tiếp bài 32 . Giấy bút , Tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên . 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng .
- Hãy kể tên một số cây và loài vật mà em biết ?
- Cây cối và loài vật có thể sống được những nơi nào ?
- Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời ?
- Mặt Trăng có hình dạng gì ? Ngoài Mặt Trăng bầu trời ban đêm còn có gì ?
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
-Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương Tự nhiên . 
-Hoạt động 1 :Ai nhanh tay nhanh mắt hơn . 
- Yêu cầu lớp thảo luận theo 2 đội , các đội dựa vào tranh ảnh sưu tầm được và các kiến thức đã học về các loại cây và con vật hãy xếp theo bảng ghi sẵn nói về các chủ đề quy định 
- Lắng nghe các nhóm trình bày .
- Nhận xét bổ sung và ghi điểm đối với từng nhóm .
* Cho điểm : - Nói đúng , đủ kiến thức và trình bày đẹp 
 10 điểm 
- Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc .
- Phát thưởng cho nhóm thắng cuộc .
-Hoạt động 2 : Trò chơi : “ Ai về nhà đúng “ .
- Chia lớp thành 2 đội .
- Phát các bức vẽ đến từng đội ( mỗi đội 5 bức vẽ về ngôi nhà và phương hướng của nhà ở bài 32 ) .
- Phổ biến cách chơi tiếp sức .
-Nhận xét đánh giá đội chiến thắng .
- Hỏi các học sinh về tác giả từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi .
-Hoạt động 3 : “ Hùng biện về bầu trời “ .
- Yêu cầu các nhóm làm việc và trả lời câu hỏi .
- Em biết gì về bầu trời , ban ngày và ban đêm (có những gì ? Chúng như thế nào ? )
- Sau 7 phút mời các nhóm cử đại diện trình bày .
* Chốt ý chính : - Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng ? Có gì khác nhau ? Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau ? Ở điểm nào ?
-Hoạt động 4 : Phiếu bài tập .
- Phát phiếu học tập đến các nhóm .
- Đánh dấu X vào trước các ý em cho là đúng .
a/ Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở rất xa Trái Đất .
b/ Cây chỉ sống ở trên cạn và dưới nước .
c/ Loài vật có rất nhiều ích lợi .
d/ Trái Đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao .
e/ Loài vật sống cả trên cạn , dưới nước và trên không .
g/ Cây chỉ có ích lợi che bóng mát cho con người .
h/ Trăng lúc nào cũng tròn .
2. Hãy kể tên : 
- 2 con vật sống trên cạn - 2 con vật sống dưới nước 
- 2 loại cây sống trên cạn - 2 loại cây sống dưới nước 
- Nhìn lên bầu trời bạn thấy những gì ?
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng trả lời .
- Kể tên : Cây cam , cây mít , cây phong lan , cây sen , cây bèo ; Con trâu , bò , chim , cá , tôm ...Cây cối và các loài vật có thể sống trên cạn , dưới nước , trên không . Hai em lên xác định phương hướng bằng Mặt Trời . Mặt Trăng hình tròn sáng dịu , xung quanh Mặt Trăng có các vì sao .
- Hai em nhắc lại tựa bài .
- Các đội thảo luận sau đó cử 6 đại diện lên để xếp các tranh trình bày theo đúng cột giáo viên quy định , các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung .
Nơi sống 
Con vật 
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không 
Cả trên cạn và dướinước
- Lần lượt 6 đại diện 2 đội lên dán tên cây , con vào bảng theo đúng chủ đề .
- Hai đội nhận xét bổ sung cho nhau .
-Các đội nhận tranh từ giáo viên 
- Thảo luận để hoàn thành yêu cầu .
- Cử 5 đại diện lên bảng chơi tiếp sức ( em thứ nhất lên xác định ngôi nhà thì em thứ 2 lên gắn hướng ngôi nhà ) .
-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn đội chiến thắng .
- Trong nhóm người hỏi người trả lời sau đó phân công người lên trình bày dưới dạng kịch hoặc dưới dạng lần lượt nối tiếp nhau .
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Lắng nghe và nhận xét nhóm bạn .
- Lần lượt từng cá nhân trả lời .
- Lớp chia thành các nhóm .
- Từng nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập .
- Sau 6 phút các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bổ sung nhóm bạn .
- Bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2 CKTKN LGGDKNS T23 ca ngay.doc