Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Trường tiểu học Đồng Hòa

Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Trường tiểu học Đồng Hòa

Đạo đức

 LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI

I. MỤC TIÊU :

 1. HS hiểu:

 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.

 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.

 2. HS có các kỹ năng:

 - Biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.

 - Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.

 

doc 67 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Trường tiểu học Đồng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Đạo đức
 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại 
I. Mục tiêu :
 1. HS hiểu:
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
 2. HS có các kỹ năng:
 - Biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.
 - Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
 3. HS có thái độ :
 - Tôn trọng, từ tốn lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.
- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.
II.Tài liệu và phương tiện:
 - Máy điện thoại.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động (3’)- HS hát tập thể 1 bài.
2.Hoạt động 1 (9’). Thảo luận lớp
*Mục tiêu: Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
*Cách tiến hành:
 - GV giao việc cho HS đọc nội dung bài tập 1/ vở bài tập Đạo đức.
+ Mời 2 HS đóng vai hai bạn đang nói chuyện điện thoại.
- Đàm thoại:
 	+ Khi điện thoại reo, bạn Vinh đang làm gì và nói gì?
 	+ Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào?
 	+ Em có thích nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không? Vì sao?
 	+ Em học được điều gì qua hội thoại trên?
*Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
3.Hoạt động 2 (9’). Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại
*Mục tiêu : HS biết sắp xếp câu hội thoại một cách hợp lý.
*Cách tiến hành :
- GV viết các câu hội thoại lên 4 tấm bìa to. Mỗi câu viết vào 1 tấm bìa (bài tập 2/ trang 36)
 - GV mời 4 HS cầm 4 tấm bìa đứng thành hàng ngang, từng em đọc to các câu trên tấm bìa của mình.
 	+ Yêu cầu 1 số HS lên sắp xếp lại các vị trí các tấm bìa cho hợp lý.
 - GV kết luận về cách sắp xếp đúng nhất:
 	+ Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào?
 	+ Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói chuyện điện thoại chưa? Vì sao?
4.Hoạt động 3 (9’) Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
*Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
 	+ Hãy nêu những việc cần làm khi gọi và nhận điện thoại?
 	+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
 - Đại diện từng nhóm trình bày.
 - Các nhóm tranh luận.
*Kết luận:
 Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, nhắn gọn; nhấc đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.
 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
5.Hướng dẫn thực hành (5’)
 - Thực hành nói lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 ---------------------------------------------------------------
Toán
 Số bị chia - số chia – thương.
I.Mục tiêu:
Giúp HS : 
- Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
-Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.
II.Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra bài cũ(5’)
-Mỗi em viết 1 phép nhân và viết các phép chia tương ứng.
-Nhận xét và nêu tên gọi thành phần và KQ của phép nhân .
2: Dạy bài mới
*.Giới thiệu tên gọi TP kết quả của phép chia.
-GV nêu bài toán :Mẹ mua 6 cái kẹo , mẹ chia đều cho 2 con .Hỏi mỗi con được mấy cái kẹo ?
-GV nhận xét và ghi bảng :
 6 : 2 = 6 
 SBC SC T
-HS nêu ý nghĩa từng số ttrong phép tính .
- GV: Cũng như các phép tính cộng, trừ và nhân đều có tên gọi thành phần, kết quả ở phép chia cũng vậy nó cũng có tên gọi từng TP, kết quả của phép chia.
- GV chỉ vào phép chia 6 : 2 = 3
-GV nêu: Số đứng trước dấu chia tính từ trái -> phải gọi là SBC , số đứng sau dấu chia gọi là số chia kết quả gọi là thương .
-GV vừa nêu vừa điền tên gọi từng TP của phép tính
-GV giải thích thêm : 3 trong phép chia gọi là thương nên 6 : 2 cũng được gọi là thương
-HS lấy VD về phép chia-> HS nêu tên gọi TP , KQ phép chia 
3: Thực hành - Luyện tập.
*Bài 1/112: (6’-S)
-1 HS làm bảng - đổi sách KT. 
=>Chốt: - Nêu tên gọi TP, KQ của phép chia.?
Số đứng trước dấu chia gọi là gì ?
Tên gọi KQ của phép chia ?
*Bài 3/112: (7’-S)
-GV nêu rõ lại yêu cầu: Từ 1 phép nhân các em hãy viết 2 phép chia tương ứngvà nêu tên gọi TP , KQ của 2 phép chia đó điền vào ô trống.
=>Chốt: 2 phép chia được lập từ 1 phép nhân có đặc điểm gì ?
-Các số ở phép x gọi là tích khi chuyển sang phép chia gọi là gì ?
*Bài 2/112(7’-V) 
-HS làm bài - đọc KQ
=>Chốt: -Dựa vào đâu em ghi được KQ ?
-Còn có cách nào tìm KQ trong cùng một cột ?
-Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ?
- HS ghi phép tính vào bảng con .
6 : 2 = 6 
-HS nêu lại theo dãy.
- 1,2 H nêu
- 1 HS làm bảng 
- HS đọc bài làm 
- Chữa bài 
- SBC giống nhau 
- Số bị chia 
- Bảng nhân 2 và chia 2 .
- Dựa vào phép nhân tìm KQ 2 phép chia vì lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia .
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
 - Có thể có những em bị nhầm tên gọi TP , KQ của phép trừ.
3: Củng cố - Dặn dò (3’)
-Chữa bài 2 .
-Nhận xét giờ học .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Bác sĩ sói
I. Mục đích - yêu cầu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
-Biết thay đổi gịong người kể với giọng nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của các từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:sói gian ngoan bày mưu tính kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại .
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK .
III. Các hoạt động dạy học . 
Tiết 1
1- Kiểm tra bài cũ (3-5') 
- 3HS đọc bài : Cò và Cuốc ( đoạn , cả bài ).
-Nhận xét cho điểm .
2- Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: (1-2') 
- GV nêu chủ điểm và bài học .
b.Luyện đọc đúng(33- 35’) . 
+b1: - GV đọc mẫu – chia đoạn .
+b2: Luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đoạn 1: 
- Câu2 :đọc đúng :nó, lạ ,sợ. GV đọc mẫu .
-Câu 3:ngắt đúng dấu câu . đọc mẫu .
=> HD đọc đoạn - GV đọc mẫu- giải nghĩa: thèm rỏ dãi, khoan thai.
* Đoạn 2: 
-Câu 3 và lời của Sói giả bộ hiền lành
 GV đọc mẫu .
-Câu 6và lời của Ngựa: – GV đọc mẫu .
-Câu 11 và lời của Sói: đọcđúng: làm phúc ;cao giọng cuối câu hỏi. –GV đọc mẫu .
=> HD đọc đoạn 2: GV đọc mẫu- Giải nghĩa: phát hiện ,bình tĩnh, làm phúc.
*Đoạn 3.
-Câu 1 ngắt sau tiếng miếng. GV đọc mẫu .
=>HD đọc đoạn 3: GV đọc – giải nghĩa :đá một cú giáng trời .
+ HS đọc nối tiếp đoạn
+ GV HD đọc cả bài.
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
- H đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
- 2 lần 
- 2 HS đọc 
Tiết 2
c. Luyện đọc . (10')
- Đọc đoạn – nối đoạn – cả bài 
d. Tìm hiểu bài (17’- 20’)
+ HS đọc thầm đoạn 1 - trả lời thầm câu 1
 -Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?
-Sói làm gì để lừa Ngựa ?
+HS đọc thầm đoạn 2
-Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
+HS đọc thầm đoạn 3.
-Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá .
- Chọn tên khác cho câu chuyện theo gợi ý .
-Em thích nhân vật nào trong truyện ?Vì sao?
e, Luyện đọc lại (5’- 7’)
- GV HD đọc cả bài – GV đọc – 1 HS đọc 
- HS đọc phân vai .
-1 HS đọc cả bài . 
3- Củng cố - dặn dò(3-5’)
- NX tiết học- Về nhà luyện đọc .
- 1 HS đọc
-.thèm rỏ dãi
- ..đóng giả làm bác sĩ .
- 1 HS đọc 
- Giả đau ở chân sau nhờ bác sĩ khám hộ ..
- HS kể nhóm đôi(1’)
- Đại diện nhóm kể .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Luyện chính tả + Tập làm văn (Tuần22)
I/ Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết bài :Chim rừng Tây Nguyên.(Từ đầu..mặt đất)
Ôn luyện Tập làm văn tuần 22 và làm bài tập TN Tiếng việt.
II/ Hoạt động dạy học.
HĐ1: Luyện chính tả ( 15-16’)
G gọi H đọc đoạn của bài : Chim rừng Tây Nguyên 
- G đưa ra từ khó : Y-rơ-pao,soi bóng, chao lượn, che rợp.
H phân tích từ ,tiếng khó. Viết bảng, đọc từ khó.
- Nêu cách trình bày bài viết 
- G đọc H viết. Chú ý tư thế ngồi của H 
G chấm một số bài nhận xét
Bài tập 17/16: + H đọc yêu cầu bài, 
 + H làm bài 
 + H đọc bài của mình
Chốt : Khoanh B,C
Bài tập 18/ 16 : - Tìm từ chứa tiếng .
 - H làm theo dãy (miệng)
 - G sửa cho H 
HĐ 2 : Luyện tập làm văn (16-18’).
H đọc bài 19/ 16 - H đọcy.c bài 
 - G cho H nêu miệng. 4-5 em 
 = >Chốt: Bạn cứ đi qua thôi.
Bài 21/ 8: + H đọc y/c bài tập?
 + G cho H nêu miệng. 4-5 embài tập của mình. 
 + Gọi 3-4 em đọc bài . G nhận xét sửa câu ,chấm điểm.
 ---------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
 ôn tập: xã hội	
I.Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết 
- Kể tên các kiến thức đã học về chủ đề XH.
- Kể với bạn về gia đình , trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quí gia đình, trường học và quận của mình.
- Có ý thức giữ cho môi trường nhà ở trường học sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.GTB 1-2’
 2.Ôn tập 27-30’
* Học sinh chơi trò chơi “ hái hoa dân chủ”	
- Câu hỏi:
1.Kể tên công việc thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn?
2.Kể tên các đồ dùng trong gia đình, phân loại chúng làm 4 nhóm: đồ gỗ, đồ sứ, đồ thuỷ tinh, đồ điện.
3.Chọn 1 số đồ dùng trong gia đình và nói cách bảo quản và sử dụng nó.
4.Kể về ngôi trường của bạn.
5.Kể về thành viên trong trường bạn.
6.Bạn nên làm gì và không nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học.
7.Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông của địa phương em.
8.Bạn sống ở quận nào? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính của quận mình.
* Hái hoa và trả lời.
 - NX và bổ sung.
3.Củng cố dặn dò 2-3’
 	- NX giờ học.
 ---------------------------------------------------------
 ... iển.
- Cán sự điều khiển
- Cán sự điều khiển. 
- Cán sự điều khiển.
 -----------------------------------------------------------
Tập viết
Chữ hoa u – ư
I. Mục đích , yêu cầu .
+ Rèn kỹ năng viết chữ hoa U,Ư theo cỡ vừa và nhỏ .
+ Biết viết câu ứng dụng đúng cỡ, đúng mẫu, đẹp và biết nói chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ U.
- Bảng phụ chép sẵn bài hướng dẫn viết
III. Các hoạt động dạy học .
A. KTBC: (3-5')
B. Dạy bài mới 
1. GTB (1-2')
2. Hướng dẫn viết bảng.
a. Hướng dẫn viết chữ hoa U(5')
+HS quan sát và nhận xét:
 - Nhận xét độ cao và độ rộng của chữ hoa U?
 -Chữ hoa U được viết bởi những nét nào ?
 -Nhận xét sự giống và khác nhau của chữ hoa U và Ư
 -GV hướng dẫn viết:
+Nét 1 .ĐB trên đk5 viết nét móc hai đầu , đầu móc bên trái cuộn vào trong ,đầu móc bên phải hướng ra ngoài DB trên đk 2.
+Nét 2:từ điểm DB của nét 1 viết nét móc ngược phải từ trên xuống , DB ở đk 2.
-Chữ Ư như chữ U viết thêm 1 dấu móc nhỏ vào phần đầu của nét 2 .
b. Hướng dẫn viết ứng dụng (5-7’)
+Viết từ :Ươm .
-Nêu độ cao của các con chữ ?
-GV hướng dẫn viết, lưu ý nét nối từ ơ sang m
- HS viết bảng con .
+1 HS đọc cụm từ :” Ươm cây gây rừng”.
- GV giải nghĩa : Những việc làm thường xuyên chống lũ lụt , hạn hán bảo vệ cảnh quan .
-Độ cao các con chữ như thế nào ? 
-Nêu vị trí của dấu thanh .
-Nhận xét k/c các chữ và các con chữ .
-GV hướng dẫn viết :Ươm cây . 
3. HD viết vở (15-17')
- Nhắc tư thế ngồi.
- Quan sát vở mẫu.
- HS viết từng dòng.
4. Chấm chữa bài (5')
- GV chấm 8- 10 vở.
C. Củng cố - dặn dò (3’)
- NX vở - NX tiết học , VN viết phần còn lại.
- HS viết chữ hoa U
- Nhận xét
-HS quan sát NX 
HS viết trên không trung
HS viết bảng con 
Ươm 
Ư, y , g :2,5 dòng li.
 R :cao hơn 1 dòng li
HS viết bảng : Ươm cây 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 -------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS : 
	- Học thuộc bảng chia 4, rèn luyện kĩ năng vận dụng bảng chia đã học. 
	- Nhận biết 1/4.
II.Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Kiểm tra bài cũ (3-5’).
	- HS vẽ ra bảng con 1 hình bất kì và tô ( gạch đi )1/4 của hình em vừa vẽ.
	- Nêu cách làm .
2: Luyện tập, thực hành (30-32’)
*Bài 1/120: SGK (5-6’) 
	- Kiến thức: Củng cố bảng chia 4.
 => Chốt: Để tính đúng kết quả, em dựa vào đâu?
*Bài 2/120: SGK (5-6’)
 - Kiến thức: Quan hệ giữa phép nhân và phép chia có liên quan đến bảng chia 4.
 - Sai lầm: HS làm sai kết quả do chưa thuộc bảng chia 4 và chưa biết vận dụng phép nhân 4 ở dòng trên.
*Bài 5/120: SGK (5-6’)
 - Kiến thức: Nhận biết 1/4 của 1 số vật.
 - Sai lầm: Phần giải thích chưa rõ ràng.
 => Chốt: Cách nhận biết 1/4.
*Bài 3/120: Vở (6-7’)
 - Kiến thức: Giải bài toán có phép chia 4.
 - Sai lầm: Viết sai danh số: “học sinh” viết thành “tổ”; câu trả lời sai: “Mỗi tổ có số học sinh là:” lại viết thành “Số tổ có là:”
*Bài 4/120: Vở (6-7’)
 - Kiến thức: Giải bài toán có phép chia 4 (tìm số phần bằng nhau)
 => Chốt: Cần đọc kĩ đề bài và câu hỏi để ghi danh số đúng. 
3: Củng cố, dặn dò (2-3)
 - Chữa bài 3, 4.
 - Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe – viết)
voi nhà
I. Mục đích yêu cầu 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài chính tả “Voi nhà”
-Làm đúng các bài tập chính tả có âm đầu s/x .
II. Các hoạt động dạy học .
1. KTBC (2-3')
 -Nhận xét 
2. Dạy bài mới
a. GTB (1-2') Trực tiếp 
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
+ GV đọc bài viết .
+ Nhận xét chính tả .
-Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao?
+ HD viết từ khó: 
- GV nêu từ khó và ghi bảng :Mơ- nông ,nục nịch, nườm nượp.
- HS phân tích tiếng .
- Tiếng nông âm đầu n viết bằng những con chữ gì ?
- HS đọc từ khó .
- GV đọc HS viết bảng 
c. Viết bài (13-15')
- Nhắc tư thế ngồi .
- GV đọc - HS viết bài .
d.Chấm chữa bài (5')
- GV đọc cho HS soát lỗi .
- HS ghi số lỗi và chữa lỗi .
- GV chấm 7 – 9 bài .
e. Hướng dẫn làm bài tập (5 -7’)
Bài 2/48
- Phần a :– HS làm vở.
- Phần b: làm sách.
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét bài viết , công bố điểm . 
- Nhận xét giờ học 
-HS viết bảng :lung linh , nung nấu .
- 1-2 H s đọc
- En-nờ
- Hs soát lỗi
-HS đọc bài làm .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 -------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 12 tháng 02 năm 2009
	 	 Tập làm văn
Tuần 24
I.Mục đích yêu cầu .
-Rèn kĩ năng nói :Biết đáp lời phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp .
-Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi:nghe kể lại mẩu chuyện vui và nhớ trả lời câu hỏi.
II.Đồ dùng dạy học .
-Tranh SGK .
III. Các hoạt động dạy học .
1.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
-2 HS thực hành hỏi đáp bài 2/49 .
-Nhận xét .
2.Dạy bài mới .
a. Giới thiệu bài .(1’)
- GV nêu mục đích yêu cầu .
b.Hướng dẫn làm bài .
Bài 1/56(5’-M)
- HS đọc thầm yêu cầu .
- Bài tập yêu cầu gì ?
-HS quan sát tranh và nêu nội dung .
-HS đọc thầm lời nhân vật .
-Một số HS đọc lời của 2 nhân vật .
-HS nói theo cặp .
=>Khi gọi điện thoại bị nhầm số máy chúng ta cần phải làm gì ?Vì sao?
=>Nếu gọi điện thoại bị nhầm số máy chúng ta cần nói lời xin lỗi .nếu dập máy luôn ,không đáp lại lời sẽ bị xem là vo lễ ,bất lịch sự, làm người ở đầu bên kia khó chịu .
Bài 2/56(7’-M)
-HS đọc thầm yêu cầu và nội dung .
-HS đọc thầm từng mẩu đối thoại .
-HS làm việc theo cặp thảo luận (2’) đưa ra lời đáp 
-Đại diện một số HS nói lời đáp .
-Từng cặp HS thực hành .
-1 -2 cặp HS lên đóng vai .
-Nhận xét .
-Cần đáp lời phủ định với thái độ thế nào ?
=>Thực hành đáp lời khẳng định với thái độ tự nhiên , phù hợp với trong tình huống .
Bài 3/56(15’-M)
-HS đọc thầm yêu cầu .
-HS quan sát tranh và nêu nội dung .
-HS đọc thầm câu hỏi .
-Muốn trả lời tốt các câu hỏi em dựa vào đâu ?
-GV kể chuyện :Vì sao?(3 lần )
-HS thảo luận theo cặp (2’):1 HS đọc câu hỏi – 1 HS trả lời và ngược lại .
-Đại diện nhóm trả lời .
-HS trả lời theo cặp cả 4 câu hỏi .
-2- 3HS kể lại câu chuyện .
-Nhận xét .
3.Củng cố dặn dò ( 2 – 3’)
- Nhận xét bài viết , giờ học
-1 HS đọc 
-Dãy 
- Cần nói lời xin lỗi để người nghe không bị khó chịu 
-1 HS đọc.
a.Dạ,thế ạ ? Cháu xin lỗi !/ Không sao ạ.Cháu chào cô ..
b.Bố ơi, lúc nào rỗi bố mua cho con nhé !
Dạ, không sao đâu.Lúc khác bố mua cho con .
c.Thế ạ? Mẹ nghỉ ngơi đi cho chóng khỏi.
- Lễ phép, thân mật,
- Nắm nội dung câu chuyện 
a.Lần đầu tiên về quê chơi cô bé thấy cái gì cũng lạ .
b.Thấy một con vật đang ăn cỏ cô bé hỏi người anh họ : “Sao con bò này không có sừng hả anh ?”
c.Anh họ giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do vì bò bị gãy sừng
d.Thực ra ,con vật bé nhìn thấy là con ngựa .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 -------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Bảng chia 5
I.Mục tiêu:
 Giúp HS: 
	- Lập bảng chia 5. 
 - Thực hành chia 5.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa 5 chấm tròn. Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
	- HS đọc bảng nhân 5.
2: Dạy bài mới (13-15’).
a.Giới thiệu phép chia 5:
	- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
	+ Em làm thế nào ? 
	- GV ghi phép nhân 5 x 4 = 20 
	+ Hãy viết 2 phép chia tương ứng từ phép nhân 5 x 4 = 20 vào bảng con.
	+ Trong 2 phép chia này, phép chia nào là phép chia cho 5.
 	+ Vậy phép chia cho 5 có đặc điểm gì ? ( số chia là 5 )
b.Lập bảng chia 5:
	- Dựa vào bảng nhân 5 em hãy tự lập bảng chia 5 –> Ghi kết quả vào SGK.
	- HS đọc bảng chia 5và nêu cách lập. 
	- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 5.
	+ Em có nhận xét gì về số bị chia?
	+ Số chia không đổi là 5, số bị chia tăng dần lên 5 đơn vị từ 5 thì thương như thế nào?
	- HS đọc thuộc bảng chia 5.
3: Luyện tập, thực hành (15-17’).
*Bài 1/121: SGK (5-6’)
	- Kiến thức: Bảng chia 5.
- Sai lầm: HS chưa biết vận dụng bảng chia 5 vừa lập được vào tính nhẩm.
Chốt: Các phép tính trên thuộc bảng chia nào? Sắp xếp và đọc lại bảng chia 5.
*Bài 2/121: Bảng con (4-5’)
	- Kiến thức: Giải toán có phép chia 5.
	- Sai lầm: Ghi sai tên đơn vị : “bông hoa” lại ghi thành “bình hoa”.
 => Chốt: Danh số của bài toán.
*Bài 3/121: Vở (5-6’)
	- Kiến thức: Giải toán có phép chia 3.
	- Sai lầm: Viết danh số chưa chính xác do chưa đọc kĩ câu hỏi của bài toán.
=> Chốt: Phép tính trong bài toán thuộc bảng chia nào?
4: Củng cố, dặn dò (3-5’)
	- Hình thức: Bảng con.
	- Kiến thức: bảng chia 3.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
ôn bài hát : chú chim nhỏ dễ thương
( Đ/c Thắng dạy)
-------------------------------------------------------------
Sinh hoạt tập thể
Tuần 24
I/ mục tiêu
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần
Phổ biến kế hoạch tuần 25
II/ Các hoạt động 
 HĐ1: Nhận xét trong tuần
ưu điểm:	
Nhược điểm:	
HĐ2 : Phương hướng tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23(2).doc