Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Phạm Thị Thu Phương

Lớp : 2G Tên bài dạy:

Tiết 45 – tuần 23 BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

 - Chép lại chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói

 - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n hoặc ươc/ ươt

II. Đồ dùng dạy học :

 - Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.

 - Vở bài tập Tiếng Việt.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1968Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 23 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả 
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết 45 – tuần 23
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói
 - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n hoặc ươc/ ươt
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
10'
3'
I. Kiểm tra bài cũ: 
Rơm rạ, tháng giêng, con dế, giả vờ, quyển truyện
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Bài: Bác sĩ Sói
2. Hướng dẫn HS tập chép. 
 Muốn ăn thịt Ngựa, Sói giả làm bác sĩ, đến gần Ngựa, bảo: "Có bệnh, ta chữa giúp cho." Ngựa biết mưu của Sói, vờ nhờ Sói khám giúp chân sau. Sói định cắn vào chân cho Ngựa hết chạy, nhưng Ngựa đã kịp thời tung vó, đá cho Sói một cú trời giáng.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên nhân vật.
+ Lời của Sói đặt trong dấu ngoặc kép.
Một số từ khó viết: mưu, tung vó, trời giáng.
*Luyện viết từ khó: giả, mưu, tung vó, một cú trời giáng.
3. HS chép bài vào vở. 
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
*Kiểm tra đánh giá. 
 - Gọi HS lên bảng viết từ
- GV nhận xét 
* GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần chép. 
- GV yêu cầu 3 HS nhìn bảng đọc đoạn chép. 
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết. 
? Những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
? Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
- 3 HS lên bảng lớp.
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nhìn bảng, chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
5'
2'
5. Luyện tập: 
Bài 1. Chon chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a) - ( lối, nối ): nối liền; lối đi
 - ( lửa, nửa ): ngọn lửa; một nửa
b) - ( ước, ướt) : ước mong; khăn ướt
 - ( lược, lượt ): lần lượt; cái lược
Bài 2: Tìm nhanh các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l ( hoặc n): 
VD: lúa, lao động, lễ phép, làm việc; 
 nồi, niêu, nương rẫy, nóng, núi
b) Chứa tiếng có vần ước/ ướt: 
VD: trước sau, mong ước, vững bước
 tha thướt, mượt mà, sướt mướt...
III. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
Bài tập về nhà. 
* Luyện tập. 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. 1 HS đọc chữa bài. 
Thi tìm nhanh giữa 4 tổ.
Tổ nào tìm nhanh và được nhiều từ sẽ thắng.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Môn: Chính tả 
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết 46 – tuần 23
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: 
 - Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạntrong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 
 - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n; ươt/ ươc
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bản đồ Việt Nam, bảng phụ viết nội dung bài tập 2a .
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên" Luyện tập viết đúng chính tả các chữ âm l/n, có vần ươt/ ươc.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
+ Mùa xuân.
+ Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
+ Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ- nông vì đó là tên riêng.
+Một số từ dễ lẫn: 
 Tây Nguyên, nườm nượp, nục nịch.
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra đáng giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ
. 
* GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, 2 - HS đọc lại. 
+ Hỏi: Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào?
+ Hỏi: Tìm câu tả đàn voi vào hội.
- HS quan sát bản đồ Việt Nam. GV: Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng.
? Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nghe GV đọc và viết bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
5. Luyện tập: 
Bài 1. Điền vào chỗ trống. 
a) l/n?
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
Bài 2:Tìm tiếngcó nghĩa rồi ghi vào chỗ trống. 
- rượt, lượt /lướt, mượt/ mướt, thượt/ thướt, trượt
- bước, rước, lược, thước, trước
III. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: 
 GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. 
GV chép sẵn bài 1 vào bảng, 1 HS lên bảng chữa bài,.
HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
- GV cho HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống theo yêu cầu từng phần vào cột tiếng.
 - HS khác nhận xét. 
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Môn: Đạo đức 
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết 23 – tuần 23
lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
HS biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép: nhắc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
HS biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng và tự trọng bản thân. 
HS biết phân biệt hành vi đúng và sai khi nhận và gọi đện thoại.
HS thực hiện tốt hành vi đạo đức này.
HS có thái đọ tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại. Đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phấn màu, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5
10'
10'’
8'
2'
Kiểm tra bài cũ: 
+ Cần nói nhẹ nhàng, lịch sự với thái độ cởi mở, chân thành.
+ Vì làm như vậy là đã tôn trọng bạn (người khác) và có lòng tự trọng.
B) Bài mới.
1. Hoạt động 1 : Thảo luận lớp
Mục tiêu: Giúp HS biết biểu hiện của một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự
GV kết luận :
Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn
2. Hoạt động 2 : Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại
Mục tiêu: HS biết sắp xếp câu thành đoạn hội thoại hợp lý
 - A lô! tôi xin nghe.
- Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.
- Cháu cầm máy chờ bác một lát nhé!
 - Dạ , cháu cảm ơn bác ạ.
3. Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giúp HS biết làm gì khi nhận và nói chuyện điện thoại. 
- Hãy nêu những việc cần làm khi gọi điện thoại?
 + Tìm số điện thoại.
 + Nhấc ống nghe
 + Bấm số
 + Nghe điện thoại, chào hỏi, giới thiệu.....
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?( tôn trọng mọi người và tự trọng bản thân)
* Kết luận: Khi nhận và gọi đện thoại v\cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn: nhấc và đặt máy nhẹ nhàng: không nói to, không nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là tôn trọng người khác và tự trọng bản thân
C. Củng cố, dặn dò.
HS biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là tôn trọng người khác và tự trọng bản thân
* GV nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- 2 –3 HS trả lời câu hỏi của tiết 2.
Khi muốn yêu cầu hay đề nghị người khác một việc gì đó thì con cần nói như thế nào?
Tại sao khi muốn yêu cầu hay đề nghị người khác một sự việc gì thì con phải nói nhẹ nhàng, lịch sự?
Kể lại một lần con đã biết nói lời yêu cầu đề nghị.
* GV nhận xét - đánh giá
* GV nêu yêu cầu 
- HS đóng vai tình huống cuộc hội thoại.
- Đàm thoại: 
? Khi điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì và nói gì?
? Bạn Nam hỏi thăm bạn Vinh qua điện thoại như thế nào?
 ? Em có thích cách nói chuyện của hai bạn không? Vì sao?
? Em học được điều gì qua cách nói chuyện của 2 bạn?
- GV kết luận:
- HS nhắc lại kết luận
- HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài.
- HS trả lời miệng.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- GV nêu đáp án đúng.
+ Hỏi thêm: Cuộc hội thoại trên diễn ra vào lúc nào?
+ Bạn nhỏ trong cuộc hội thoại nói chuyện đã lịch sự chưa?
- GV nêu câu hỏi thảo luận.
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- HS thảo luận sau ... .........................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Toán
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết :113 – tuần 23
Luyện tập.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thuộc bảng chia 3. Vận dụng bảng chia 3, bảng chia 2 vào việc giải toán.
 - Củng cố cách tìm kết quả của phép chia. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 1: Đã tô màu hình A, C, D
Bài 2: Đã tô màu số ô vuông hình A, B, C
Bài 3: 
Đã khoanh vào số con gà ở phần (b).
* Kiểm tra - Đánh giá.
- GV yêu cầu HS đọc chữa miệng từng bài trong SGK.
- GV yêu cầu những HS khác nhận xét.
- GV cho điểm HS trả lời đúng.
5’
II. Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm.
 HS 1 HS 2 HS 3
3 : 3 = 1 12 : 3 = 4 18 : 3 = 6
6 : 3 = 2 15 : 3 = 5 21 : 3 = 7
9 : 3 = 3 27 : 3 = 9 24 : 3 = 8
* PP Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. 3 HS lên bảng làm trên bảng phụ. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lại bảng chia 3.
5’
Bài 2: Số? 
3 5 = 15 5 : 3 = 5 3 7 = 21
21 : 3 = 7 3 8 = 24 24 : 3 = 8
+ Trong phép nhân có hai thừa số, nếu lấy tích chia cho thừa số thứ nhất thì được thừa số thứ hai.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài rồi đọc chữa. GV ghi kết quả hai phép tính cột thứ nhất lên bảng rồi yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 
5’
Bài 3: Tính (theo mẫu):
10cm : 2 = 5 cm 12cm : 3 = 4cm 
30cm : 3 = 10cm 6kg : 2 = 3kg 
15kg : 3 = 5kg 21kg : 3 = 7kg
8l : 2 = 4 l 18l : 3 = 6 l 24l : 3 = 8 l
+ Khi làm cần ghi đơn vị ở kết quả tính.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. HS làm bài trong vở. 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS so sánh rồi nhận xét bài làm trên bảng.
- Khi làm bài, chúng ta cần chú ý điều gì?
5’
3’
3’
Bài 4: Có 30 kg kẹo chia đều vào 3 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu kilôgam kẹo? 
 Tóm tắt:
3 thùng : 30kg
1 thùng : ... kg?
Bài giải
 Mỗi thùng có số kilôgam kẹo là:
 30 : 3 = 10 (kg)
 Đáp số: 10 kg
Bài 5: Số?
Nhân 3 2 = 6 3 4 = 12 3 10 = 30
Chia 6 : 3 = 2 12 : 3 = 4 30 : 3 = 10
III. Củng cố – Dặn dò: 
- Đọc lại bảng chia 3.
- HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm.
- GV yêu cầu HS ghi cả tóm tắt. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài 5.
HS nêu lại cách tìm nhanh kết quả phép chia dựa vào kết quả phép nhân.
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bảng chia 3. 
- GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................
Môn: Toán
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết :114 – tuần 23
Tìm một thừa số của phép nhân.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tìm một thừa số khi biết tích và một thừa số kia.
 - Củng cố cách trình bày bài của HS. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn; Vở Bài tập Toán 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 5: Tóm tắt: 
3 l dầu : 1 can
27 l dầu :... can?
 Bài giải
 27 l dầu rót được số can dầu là:
 27 : 3 = 9 (can)
 Đáp số: 9 can 
*Kiểm tra - Đánh giá.
- GV yêu cầu HS đọc chữa miệng bài 5 trong SGK.
- GV yêu cầu những HS khác nhận xét.
5'
II.Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: 
===
===
 6 : 2 = 3
 2 3 = 6 
Thừa số Thừa số Tích 6 : 3 = 2
Thứ nhất thứ hai
GV: Từ phép nhân 2 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng: 
+ 6 : 2 = 3 Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3).
+ 6 : 3 = 2 Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2). 
+ Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
* Trực quan.
- GV gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn lên bảng.
- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn?
- HS thực hiện phép nhân để tìm ra số chấm tròn, GV viết phép nhân lên bảng, gọi tên thành phần phép nhân.
- GV yêu cầu HS dựa vào phép nhân đó hãy lập 2 phép chia tương ứng rồi GV kết luận.
- HS nêu cách tìm một thừ số của tích. GV chốt lại, nhiều HS nhắc lại.
5'
2'
III. Giới thiệu cách tìm thừa số X chưa biết:
a) X 2 = 8
GV: Trong phép nhân X 2 = 8, số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.
 + Muốn tìm thừa số X, ta lấy 8 chia cho thừa số 2.
 X = 8 : 2 
 X = 4
GV: X = 4 là số phải tìm để được 4 2=8.
Cách trình bày:
 X 2 = 8
 X = 8 : 2
 X = 4
 b) 3 X = 15
- Phải tìm giá trị của X để 3 nhân với số đó bằng 15.
+ Muốn tìm thừa số X, ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
X = 15 : 3
X = 5
GV: X = 5 là số phải tìm để được 35 = 15
Trình bày: 3 X = 15
 X = 15 : 3
 X = 5
Kết luận: Muốn tìm một thừa số của tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
IV. Luyện tập: 
Bài 1: Tính nhẩm.
2 3 = 6 6 : 2 = 3 
6 : 3 = 2 2 5 = 10
10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 
3 4 = 12 12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
* Trực tiếp.
- GV nêu phép nhân X 2 = 8 - HS tự nêu tên từng thành phần trong phép nhân. 
- Dựa vào cách lập phép chia, HS nêu cách tìm X. GV giải thích thừa số mới tìm được và hướng dẫn cách trình bày.
GV tiếp tục nêu phép nhân: 
3 X = 15. GV giải thích yêu cầu tìm X sau đó yêu cầu HS nêu cách tìm X rồi GV hướng dẫn cách trình bày như ý (a).
- GV yêu cầu HS rút ra cách tìm thừa số chưa biết của tích. GV chốt lại, yêu cầu nhiều HS nhắc lại thật thuộc .
* Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. 3 HS lên bảng làm trên bảng phụ. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng. 
5’
Bài 2: Tìm X: 
X 2 = 8 X 3 = 15
X = 8 : 2 X = 15 : 3
X = 4 X = 5
3 X = 24
X = 24 : 3
X = 8
+ Muốn tìm một thừa số của tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng trình bày. 
- HS nhận xét bài trên bảng(Đ/S và cách trình bày). 
- 3 HS nêu lại cách tìm một thừa số của tích.
5’
Bài 3: 
Tóm tắt:
3 bình : 15 bông hoa
Mỗi bình : ... bông hoa?
 Bài giải
 Mỗi bình có số bông hoa là:
 15 : 3 = 5 (bông hoa)
 Đáp số: 5 bông hoa
- Khi tóm tắt, chú ý viết các số cùng đơn vị ( các đại lượng) về cùng một phía.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. HS làm bài trong vở. 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS so sánh rồi nhận xét bài làm trên bảng.
3’
3’
Bài 4: Tìm Y: 
Y + 2 = 14
 Y = 14 – 2
 Y = 12
Y 2 = 14
 Y = 14 : 2
 Y = 7
Y + 3 = 24
 Y = 24 – 3
 Y = 21
Y 3 = 24
 Y = 24 : 3
 Y = 8
3 + Y = 30
 Y = 30 – 3
 Y = 27
3 Y= 30
 Y = 30 : 3
 Y = 10
III. Củng cố – Dặn dò: 
- Đọc lại bảng chia 3.
- HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm.
- GV yêu cầu 3 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
HS nêu lại cách tìm một số hạng của tổng và cách tìm một thừa số của tích.
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bảng chia 3, bảng chia 2. 
- GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................
Môn: Tập viết
Thứ ..ngày . tháng . năm 2005
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết :23 – tuần 23
Chữ t - thẳng như ruột ngựa
I. Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng viết chữ t.
- Biết viết chữ t theo cỡ vừa và nhỏ. 
- Biết viết ứng dụng cụm từ “Thẳng như ruột ngựa” cỡ chữ nhỏ – Biết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ T đặt trong khung chữ. 
- Bảng phụ viết sẵn câu ứng dựng cỡ chữ nhỏ " Thẳng như ruột ngựa ".
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết chữ S và chữ Sáo.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- 2 HS lên bảng viết chữ S hoa. 
- 2 HS viết chữ Sáo. 
GV nhận xét, đánh giá.
 1’
12’
15’
2’
B.Bài mới. 
Giới thiệu bài. 
- Hôm nay cô dạy cả lớp viết chữ T trong câu ứng dụng “Thẳng như ruột ngựa ”. 
2. Hướng dẫn HS viết chữ T hoa 
a/ Quan sát cấu tạo và qui trình viết chữ hoa
- Chữ T cao 5li, gồm 1nét viết liền nhau là kết hợp của 3 nét cơ bản. 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. 
+ Cách viết:
- Nét1: Đặt bút giữa đường kẻ 4và đường kẻ5 , viết nét cong trái dừng bút trên ĐK 6 .
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải ,DB trên ĐK 6.
- Nét 3: Từ điểm DB của nét2viết tiếp nét cong trái to.... 
3. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a) Viết bảng: HS viết chữ T hoa trong khung và bảng con.
móc ngược trái và nét cong tròn, có hai đầu uốn vào trong không đều nhau. 
4 Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
Thẳng như ruột ngựa : ý nói thẳng thắn ,không ưng điều gì thì nói ngay 
- Có 4 chữ ghép lại với nhau- Chữ T, h G cao 2 li rưỡi. 
- Chữ t cao 1,5 li.
- Còn lại cao 1 li.
- Các dấu đánh trên các âm chính
5. Hướng dẫn HS viết bảng,viết vở.
- HS nhìn mẫu trong vở đã qui định để viết bài
C. Củng cố dặn dò. 
- GV đưa chữ hoa gắn lên bảng. 
- HS quan sát
? Chữ T hoa cao mấy li ?Rộng mấy li? Chữ T hoa gồm mấy nét ?
- GV chỉ lên mẫu bìa: Từ điểm đặt bút đến điểm dừng lại.
- GV nêu quy trình viết chữ T vừa nói vừa viết.
- GV vừa viết vừa nói HS quan sát. 
- HS tập viết 2 lần 
- GV sửa cho 1 số HS viết chưa đạt yêu cầu. 
- GV vừa viết vừa nói HS quan sát. 
- HS tập viết
- GV giải thích cụm từ : Thẳng như ruột ngựa
- Cụm từ trên có mấy chữ ?
Mỗi chữ cao mấy li?
- Gồm những chữ nào?
? Những chữ nào có cùng chiều cao và cao mấy ô li. 
? Các chữ còn lại cao mấy li?
? Hãy nêu vị trí các dấu trong cụm từ
HS viết bảng. 
HS viết vở.
 GV quan sát HS viết bài.
- Chấm điểm, nhận xét một số HS đã hoàn thành bài.
- Những bạn chưa viết xong về nhà hoàn thành bài. Tập viết thật nhiều từ có chữ t hoa.
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc