Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- HS biết cách làm tính trừ có nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

- Biết vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực:

+ Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 28 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
Tiết 1 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
NGHĨ NHANH LÀM GIỎI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, xử lý tình huống ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Trách nhiệm: HS trải nghiệm, xử lí các tình huống xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh sgk.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chào cờ
- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- GV nhận xét bổ sung và triển khai công việc tuần mới.
2. Hoạt động: 
“Quan sát tranh các chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm”
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Khi sảy ra hỏa hoạn em cần làm gì? 
- HS trình bày ý tưởng của mình trước lớp cách phòng chống cháy nổ ở trường học
- GV hướng dẫn cách chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
3. Củng cố - dặn dò	
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- 2-3 HS trả lời.
- 2 – 3 HS trình bày
- HS lắng nghe.
________________________________________
Tiết 2 MÔN: TIÊNG VIỆT 
VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được 3-4 câu tả đồ dùng học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực :
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạnkhi làm bài tập chính tả (ở HĐ Luyện tập).
+ Năng lực tự chủ, tự học (có ý thức viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp đoạn văn)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. Phát triển kĩ năng viết đoạn văn
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho cả lớp hát 
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài và các gợi ý.
- GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý:
(1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
(2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao?
(3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập.
(4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó? 
- YC HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV có thể đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.35.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2, 3.
+ Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì?
+ Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách.
+ Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách mà em đã đọc.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát
- 1-2 HS đọc.
- HS trả lời.
+ Bút chì, thước kẻ,
+ Hình chứ nhật, hình trụ thon dài, màu trắng, màu vàng,
+ Thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng.
Bút chì – giúp em vẽ những thứ mình thích
+ Em thích đồ dùng đó/ Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích
- HS hoạt động nhóm 2, nói chon hau nghe.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
_____________________________________
Tiết 3 MÔN: TIẾNG VIỆT 
ĐỌC: GỌI BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khám phá).
+ Năng lực tự học và tự chủ: HS tự giác trong hoạt động đọc và tự trả lời câu hỏi ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Nhân ái: Có tình đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
- Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Lớp hát
2. Luyện đọc
* Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/tr.40,41.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
___________________________________
TIẾT 4 
MÔN: TOÁN
PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh, ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
-  Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính ( bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát
2. Khám phá:
* Giới thiệu phép trừ:	
- Gọi HS đọc đoạn hội thoại của 3 bạn.
- GV hỏi:
+ Quê Nam cách đây bao nhiêu km ? 
+ Quê của Tuấn xa hơn ,cách đây bao nhiêu km ?
+ Mai đã hỏi điều gì ?
Nêu bài toán:
- Giáo viên vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong sách giáo khoa. 
- Bài toán: Quê của Nam cách đây 254 km, quê Tuấn xa hơn cách đây 586 km. Hỏi quê Tuấn xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét? 
+ Muốn biết xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét ,ta làm thế nào? 
+ Vậy 586 trừ 254 bằng bao nhiêu ? 
* Đặt tính và thực hiện tính 
- Viết số bị trừ ở hàng trên (586), sau đó xuống dòng viết số trừ (254) sao cho thẳng cột hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị với nhau. Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số. 
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
 8 trừ 5 bằng 3, viết 3.
 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 Vậy 586 - 254 = 332
2.1. Hoạt động
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính 1 phép tính.
 467
- 240
 227
Nhận xét
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS nêu cách đặt tính.
- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.
- YCHS làm bài vào vở, 1HS làm vào phiếu
543 - 403 619 - 207 758 - 727 347 - 120
- YCHS đổi vở chấm chéo
- Chấm bài
- Giáo viên nhận xét.
- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.
* Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- YCHS đọc mẫu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.
 700 - 300 800 - 500
600 - 400 900 – 700
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki - lô - gam thóc nếp ta làm thế nào?
- Yêu cầu 1HS làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học. 
- HS đọc
- 254 km
- 586 km
- Xa hơn bao nhiêu km ?
- Nêu bài toán
- Ta lấy 586 trừ 254
- Bằng 332
- Quan sát 
- 2 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con.
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Tính
- HS nêu
- Lớp làm bảng con
- HS chia sẻ:
 732 291 991 
- 412 - 250 - 530 
 321 11 461 
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Đặt tính rồi tính
- HS nêu
- Lớp làm vào vở
- HS chia sẻ:
 543 619 758 347 
- 403 - 207 - 727 - 120
 140 412 31 227
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- 600 - 200 = ?
6 trăm - 200 trăm = 4 trăm
 600 - 200 = 400
- Học sinh đọc
- Bác Sơn thu hoạch 580 kg thóc nếp, bác Hùng thu hoạch ít hơn bác Sơn 40 kg thóc nếp.
- Bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô- gam thóc nếp ?
- 580 - 40
Bài giải
Bác Hùng thu hoạch được số ki – lô- gam thóc nếp là 
 580 – 40 = 540(kg)
 Đáp số : 540 kg
- HS chia sẻ
__________________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 2 + 3 
MÔN: TOÁN
ÔN TẬP: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mức 1: Củng cố lại HS cách thực hiện phép trừ (không nhớ) số có ba chữ số cho số có ba, hai hoặc một chữ số (trong phạm vi 1000):
- Mức 2, 3: Biết vận dụng vào tính nhẩm và giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Giáo án
2. HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Hát tập thể 1 bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
- GV tổ chức hướng dẫn HS ôn tập
Mức 1
Mức 2, 3
Bài 1 : Tính
 765 697 558
– – –
 451 162 354
 314 535 204 
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 882 – 152 b) 657 – 321
649 – 307 936 – 23
 Bài 3. Tính nhẩm 
a) 500 – 100 = 400 600 – 200 = 400
 300 – 100 = 200 500 – 300 = 200
 600 + 300 = 900 800 + 100 = 900
b) 900 – 600 = 300 
 700 – 600 =  ... rong bức tranh?
+ Hãy đoán xem các chữ cái đang làm gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện đọc 
*Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.
- HDHS nói tiếp lời của chữ A để cảm ơn các bạn: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã ()
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.
- HDHS tìm các từ ngữ chỉ cảm xúc.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS hoạt động theo nhớm đôi, thực hiện nói lời cảm ơn.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- 1-2 HS đọc.
- HS suy nghĩ và nối tiếp nêu các từ chỉ cảm xúc.
- HS chia sẻ.
______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2022
Tiết 1 MÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- HS biết cách làm tính trừ có nhớ các số trong phạm vi 1000.
- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.
- Biết vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2.Luyện tập:
Bài 1: 
- GV cho HS làm bảng con.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu phép tính 800 + 200, 1000 – 200, 1000 – 800.
- GV cho HS thực hiện tính nhẩm.
- GV cho HS thấy mối liên hệ giữa phép trừ và phép cộng.
- GV cho HS lần lượt làm các phép tính còn lại.
- Cho HS nêu cách tính.
- GV quan sát, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV cho HS làm phiếu bài tập.
- GV thu và nhận xét một số phiếu.
- GV cho HS nêu cách tính của một số phép tính.
- GV sửa bài 
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhắc HS cẩn thận khi thực hiện phép trừ có nhớ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV cho HS quan sát tranh/T.94.
+ Mỗi cái áo có màu gì?
+ Số lớn nhất ghi trên áo nào?
+ Số nhỏ nhất ghi trên áo nào?
+ Để tìm được số trên mỗi chiếc áo ta làm thế nào?
-GV cho HS chơi trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi cách chơi.
- GV quan sát, nhận xét.
- GV đưa ra kết quả đúng. 
+ Số lớn nhất ghi trên áo màu đỏ là số bao nhiêu?
+ Số nhỏ nhất ghi trên áo màu vàng là số bao nhiêu?
- GV viên tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát:
+ Bạn Rô – bốt đang làm gi?
+ Cô bé nói gì với Rô- bốt?
- Để giúp Rô- bốt sửa lại kết quả đúng cả lớp làm vào bảng con.
- GV quan sát, sửa bài.
- GV chốt: 529 – 130 = 399.
+ Kết quả Rô- bốt làm sai phép tính nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- HS đọc YC bài.
- HS làm bảng con.
- HS trả lời.
- HS thực hiện tính.
- HS lắng nghe.
- HS đọc YC bài.
- HS cùng làm cá nhân
- HS nhận xét. 
- HS nêu.
- HS đọc y/c.
- 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Giải
 Số huy chương vàng đoàn thể thao Việt Nam giành được là.
288 - 190 = 98 (huy chương)
 Đáp số: 98 huy chương vàng
- HS đọc
- HS trả lời.
- Màu đỏ, màu vàng, màu xanh.
- Màu đỏ.
- Màu vàng.
- Ta phải tìm kết quả của các phép tính.
- HS lắng nghe và thực hiện chơi.
- HS nhận xét.
- Số 126
- Số 95
- HS đọc
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- Bạn đang làm tính.
- Cậu tính sai rồi.
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên bảng. Cả lớp làm bảng con.
- HS trả lời.
- HS đọc kết quả đúng
- HS lắng nghe.
________________________________________
Tiết 2 MÔN: TIÊNG VIỆT 
VIẾT: CHỮ HOA J, K
NÓI VÀ NGHE: NIỀM VUI CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Viết:
- Viết đúng câu ứng dựng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
* Nói và nghe: 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh.
- Nói được niềm vui của mình và chia sẻ cùng bạn.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hợp tác với bạn ở HĐ phám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa J, K.
2. Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa K đầu câu.
+ Cách nối từ K sang i.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
2.1. Nói và nghe
* Hoạt động 2: Niềm vui của mình và điều làm mình không vui.
- YC HS nhớ lại những niềm vui của bản thân và điều là bản thân không vui.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Vận dụng:
- HDHS nói với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình dựa vào sự gần gũi với mỗi người thân đó.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Hs lắng nghe
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ
_______________________________________
Tiết 3 MÔN: TIÊNG VIỆT 
ĐỌC: NHÍM NÂU KẾT BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ khó, biết đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được ý nghĩa, giá trị của tình cảm bạn bè, hiểu vì sao nhím nâu có sự thay đổi từ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bạn bè.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khám phá).
+ Năng lực tự học và tự chủ: HS tự giác trong hoạt động đọc và tự trả lời câu hỏi ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Nhân ái: Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Kể lại một số điều em cảm thấy thú vị?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
* Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- Cho HS đọc lại đoạn 3 và quan sát tranh minh họa tình huống. 
- Từng cặp đóng vai thể hiện tình huống.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- HDHS đóng vai tình huống
- GV sửa cho HS cách cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS thể hiện.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
______________________________
TIẾT 4 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
NGHĨ NHANH LÀM GIỎI ( Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS nhớ được những nguyên tắc ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, xử lý tình huống ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Trách nhiệm: Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh sgk.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 22
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 22.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 23:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- Em đã xử lí tình huống về bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
b. Hoạt động nhóm: 
- GV mời các HS ngồi theo tổ và đố: “Đố các bạn, mình phải làm gì nếu.” (bị ngã; làm đổ; bị bẩn; kẹp tay; bị bỏ quên trên xe ô tô; đang đi trên đường gặp một con chó lạ; bị bật móng chân; mồ hôi ướt áo; bị sặc nước; bị ướt tất; đánh đổ nước ra sàn nhà; ). 
- Mỗi tổ, nhóm có thể chọn vẽ cẩm nang ứng xử với một tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
- GV Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
- GV mời từng nhóm chia sẻ các “bí kíp”.
- GV gợi ý HS cùng bố mẹ thống nhất chỗ để những dụng cụ hỗ trợ ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ: hộp y tế trong gia đình; giẻ lau để lau nước; đặt nước đá để chườm khi cần; ô, mũ khi đi nắng đi mưa; quần áo, tất mang theo khi cần thay; chiếc còi nhỏ khi cần gọi trợ giúp,
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 23.
- HS chia sẻ.
- Phải: Bình tĩnh, nghĩ, hành động.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2021_2022.docx