Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018

Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018

 TOÁN

 ÔN TẬP

I. Mục tiêu :

- Củng cố các kiến thức tập trung vào các nội dung sau :

- Bảng nhân 2, 3, 4, 5.

- HS biết giải bài toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy học :

III. Các hoạt động dạy - học :

* HDHS làm bài tập:

Bài 1: Viết các số thích hợp vào ô trống .

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm miệng.

 3 x 3 = 9 5 x 7 = 35 4 x 8 = 32

 3 x 9 = 27 4 x 3 = 12 5 x 2 = 10

Bài 2: Tính

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào bảng con.

- Lớp, GV nhận xét.

 5 x 6 + 6 = 30 + 6 2 x 9 - 18 = 18 – 18

 = 36 = 0

 4 x 8 - 17 = 32 - 17 3 x 7 + 29 = 21 + 29

 = 15 = 50

Bài 3. Điền dấu >, <, = vào chỗ trống.

 4 x 5 < 5 x 6 5 x 8 > 5 x 4

 3 x 8 = 4 x 6 2 x 9 = 9 x 2

Bài 4: Mỗi học sinh trồng được 5 cây. Hỏi 10 học sinh trồng được bao nhiêu cây ?

- HS tự tóm tắt và giải vào vở.

 Tóm tắt: Bài giải:

 1 học sinh trồng : 5 cây Số cây 10 học sinh trồng được là :

 10học sinh trồng : cây ? 5 x 10 = 50 ( cây )

 Đáp số : 50 cây

 

docx 98 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
Thứ 2 ngày 29 tháng 1 năm 2018
Tiết 1 + 2 : TẬP ĐỌC
 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN 
I. Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND và ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy - học : 
Tiết 1 :
1. Bài cũ :
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Vè chim.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Luyện đọc :
- GV đọc bài 1 lần.
- HDHS luyện đọc.
+ Luyện đọc câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp rút từ khó.
- HS đọc từ khó: CN - ĐT.
+ Luyện đọc đoạn :
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, kết hợp rút từ mới.
- HS giải nghĩa từ :
 ngầm, đắn đo.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2 :
b. Tìm hiểu bài :
Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng. ( Chồn vẫn ngầm coi thường bạn  Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm )
Câu 2: Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ? ( Rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.) 
Câu 3: Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn ? (Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang. ) 
Câu 4 : Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ? (Chồn thay đổi hẳn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình .)
Câu 5: Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý. 
( HS suy nghĩ trả lời,ví dụ : Gặp nạn mới biết ai khôn vì tên ấy nói lên được nội dung chính và ý nghĩa của của chuyện.
d.Luyện đọc lại:
- HS đọc bài theo nhóm, đại diện lên đọc bài.
- Lớp cùng GV nhận xét. 
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 .
Tiết 3 : TOÁN
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố các kiến thức tập trung vào các nội dung sau :
- Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- HS biết giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy - học :
* HDHS làm bài tập:
Bài 1: Viết các số thích hợp vào ô trống .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm miệng. 
 3 x 3 = 9	5 x 7 = 35 4 x 8 = 32	
 3 x 9 = 27	 4 x 3 = 12	 5 x 2 = 10
Bài 2: Tính 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào bảng con.
- Lớp, GV nhận xét.
 5 x 6 + 6 = 30 + 6 2 x 9 - 18 = 18 – 18
 = 36 = 0
 4 x 8 - 17 = 32 - 17 	 3 x 7 + 29 = 21 + 29
 = 15 = 50 
Bài 3. Điền dấu >, <, = vào chỗ trống. 
	 4 x 5 5 x 4 
 3 x 8 = 4 x 6 	 2 x 9 = 9 x 2 
Bài 4: Mỗi học sinh trồng được 5 cây. Hỏi 10 học sinh trồng được bao nhiêu cây ?
- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
 Tóm tắt: Bài giải:
 1 học sinh trồng : 5 cây Số cây 10 học sinh trồng được là : 
 10học sinh trồng :cây ? 5 x 10 = 50 ( cây )
 Đáp số : 50 cây 
3. Củng cố - dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học.
 .
Tiết 4 : ÂM NHẠC
 GV BỘ MÔN SOẠN
Tiết 5 : ĐẠO ĐỨC
 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ ( tiết 2 ) 
I.Mục tiêu :
- Biết một số câu yêu cầu ,đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu,đề nghị lịch sự.
 - HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày .
II. Đồ dùng dạy học :
 Vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : Kiểm tra nội dung tiết 1
 GV nhận xét
2. Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1: HS tự liên hệ 
 - GV cho HS kể ra những trường hợp các em đã nói lời yêu cầu, đề nghị khi cần được sự giúp đỡ .
- HS kể lại trong nhóm đôi.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét. 
* KL: Khen ngợi những em có lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, văn minh. Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
Hoạt động 2 : Xử lý tình huống . 
- GV nêu tình huống ở bài tập số 5 rồi cho HS thảo luận theo nhóm 4 ( mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống).
a.Em muốn bố mẹ đưa đi chơi vào ngày chủ nhật.
b.Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà một người quen.
c.Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp và Gv nhận xét.
* KL: Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, dù nhỏ các em cần có lời nói và hành động, cử chỉ lịch sự phù hợp.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Văn minh lịch sự” .
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS chơi.
+ Ví dụ: 
 Mời các bạn đứng dậy. 
 Mời các bạn ngồi xuống.
 Đứng lên ! 
 - GV đưa ra những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự thì HS mới làm theo còn những lời yêu cầu, đề nghị không lịch sự thì HS không làm theo, nếu ai làm theo thì bị phạm quy.
* KL : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là sự tôn trọng người khác.
* Liên hệ thực tế : Nhắc nhở HS thực hiện yêu cầu, lời đề nghị lịch sự .
3.Nhận xét – dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
 Thứ 3 ngày 30 tháng 1 năm 2018
Tiết 1 : CHÍNH TẢ 
 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN 
I. Mục tiêu :
- Nghe, viết chính xác bài chính tả.Trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Bài cũ : - HS viết bảng con, bảng lớp: con trăn, cái chăn.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a.Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc bài viết 1 lần – 2HS đọc lại.
- HDHS nắm nội dung đoạn viết:
+ Tìm câu nói của người thợ săn ?( Có mà trốn đằng trời )
+ Câu nói đó được đặt trong dấu gì ? ( Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.)
- HDHS viết từ khó.
- HS viết từ khó vào bảng con: 
 cuống quýt, thọc.
- Nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở .
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV thu một số bài nhận xét.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 a: Tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau:
- HS đọc yêu cầu của bài, hướng dẫn HS làm bài vào VBT.
- Một em lên bảng làm.
- Lớp và GV chữa bài .
- Kêu lên vì vui mừng. (reo)
- Cố dùng sức để lấy về. (giật)
- Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây. (gieo)
Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d, hay gi
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài vào VBT.
- GV chữa bài.
+ Đáp án : giọt, riêng, giữa.
3. Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học
Tiết 2 : TOÁN
 PHÉP CHIA 
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia. 
II. Các hoạt đông dạy – học :
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Nhắc lại phép nhân : 3 x 2 = 6
- Nêu bài toán: Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có bao nhiêu ô vuông ?
- Cho HS làm bài toán vào bảng con : 3 x 2 = 6
+ Giới thiệu phép chia cho 2 :
- Nêu bài toán : Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông ?
- HDHS : 6 : 2 = 3
- HS đọc phép chia trên.
- GV giới thiệu dấu “ : ”
+ Giới thiệu phép chia cho 3 :
- Nêu bài toán : Có 6 ô vuông chia thành mấy phần bằng nhau để mỗi phần có 3 ô vuông ?
- HDHS: 6 : 3 = 2
- Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Chỉ vào phép tính nhân 3 x 2 = 6 và nói : Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng : 
 6 : 2 = 3 
 3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2 
* Thực hành :
Bài 1 : Cho phép nhân viết 2 phép chia (theo mẫu ) 
- HS nêu y/c của bài. 
- HS làm bài vào bảng con. 
 M : 4 x 2 = 8 a) 3 x 5 = 15 b) 4 x 3 = 12
 8 : 2 = 4 15 : 5 = 3 12 : 3 = 4 
 8 : 4 = 2 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3 
- Gv nhận xét.
Bài 2 : Tính 
- HS nêu y/c của bài.
- HS làm bài vào vở.
 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20
 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5
 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4
3. Củng cố - dặn dò : 
Gv nhận xét tiết học.
Tiết 3 : KỂ CHUYỆN
 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu :
- Biết đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ :
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện.
a, Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- Một em đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích: Tên của mỗi đoạn cần thể hiện được nội dung chính của đoạn.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2 suy nghĩ để đặt tên cho mỗi đoạn.
- Thảo luận nhóm để đặt tên, đại diện nhóm nêu tên.
- Lớp và GV nhận xét.
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo.
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn.
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng.
+ Đoạn 4: Gặp lại nhau.
b,Kể từng đoạn câu chuyện. 
- GV kể mẫu. 
- Cho vài em lên kể mẫu .
- HS tập kể trong nhóm.
- Kể trước lớp: đại diện các nhóm lên nối tiếp nhau kể, mỗi nhóm 1 đoạn của truyện. 
- Lớp - GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố - dặn dò : 
Nhận xét tiết học
Tiết 4 : THỦ CÔNG
 GẤP, CẮT DÁN PHONG BÌ 
I. Mục tiêu :
- HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì.
- Thích dùng phong bì để sử dụng.
II. Đồ dùng dạy học :
 Phong bì mẫu và mẫu thiệp chúc mừng.
 Thước, bút, chì, hồ, kéo,
III. Các hoạt động dạy - học : 
1.Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
a, Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu phong bì mẫu:
+ Phong bì có hình gì ? (Hình chữ nhật.)
+ Mặt trước của phong bì như thế nào ?( Ghi chữ: Người gửi, Người nhận.)
+ Mặt sau của phong bì như thế nào ? ( Dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiếp chúc mừng, sau khi cho thư vào dán lại.)
+ Cho HS so sánh về kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng.
b, GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp phong bì.
- Lấy tờ giấy trắng gấp thành 2 phần theo chiều rộng như hình 1/SGV sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2 ô, được hình 2.
- Gấp hai bên hình 2, mỗi bên vào 1,5 ô để lấy đường dấu gấp.
- Mở 2 đường mới gấp ra, gấp chéo 4 góc như hình 3 để lấy đường dấu gấp.
Bước 2: Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở hình 4 được 
hình 5.
Bước 3: Dán thành phong bì.
- Gấp lại theo các nếp gấp ở hình 5, dán 2 mép bên và gấpmép trên theo đường dấu gấp (hình 6) ta được chiếc phong bì.
- Gọi 1 HS lên gấp, cắt, dán phong bì.
-Tổ chức cho HS gấp, cắt, dán phong bì.
3. Củng cố - dặn dò : 
- Muốn gấp được phong bì ta cần gấp hình gì ? Có mấy bước ? Kể tên ?
-Về nhà tập làm lại - Nhận xét tiết học.
.
Tiết 5 : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiếp )
I.Mục tiêu :
Sau bài học HS có thể biết:
- Kể tên một số nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị. 
- Có ý thức gắn bó yêu quê hương.
II.Đồ  ...  quả.
 a .Lập bảng nhân 1 b.Lập bảng chia 1
 1 x 1 = 1 1 : 1 = 1
 1 x 2 = 2 2 : 1 = 2
 1 x 3 = 3 3 : 1 = 3
 . ..
 1x 10 = 10 10 : 1 = 10 
Bài 2 : Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn HS làm bài vào bảng con.
- Lớp, GV chữa bài.
 a. 0 + 3 = 3 b. 5 + 1 = 6
 3 + 0 = 3 1 + 5 = 6
 0 x 3 = 0 1 x 5 = 5
 3 x 0 = 0 5 x 1 = 5
Bài 3 : Kết quả nào tính là 0? Kết quả tính nào là 1?
- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- 2 tổ thi đua chơi.
- GV và lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò : 
GV nhắc lại ND bài
Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2018
 Tiết 1: THỂ DỤC
 GV BỘ MÔN SOẠN 
Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 7 )
I. Mục tiêu :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. Luyện đọc thêm bài: Dự báo thời tiết.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao ?( BT2, BT3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1trong 3 tình huống ở BT4).
II. Đồ dùng dạy học :
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc
 Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ : GV kiểm tra nội dung ở tiết trước 
2.Bài mới : Giới thiệu bài
a.Kiểm tra tập đọc:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc 1 đoạn trong phiếu chỉ định và trả lời câu hỏi về ND vừa đọc.
- HS luyện đọc thêm bài : “ Dự báo thời tiết”
b.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ” Vì sao” ( miệng )
- HS làm vào giấy nháp, sau đó trả lời miệng.
+ Sơn ca khô cả họng vì khát.(vì khát)
+ Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bên bờ.( vì mưa to)
c. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.( làm miệng)
- HS thảo luận theo nhóm đôi – Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
+ Bông cúc héo lả đi vì sao ?
+ Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn ?
d. Nói lời đáp của em.
- HS suy nghĩ rồi nối tiếp nhau trả lời.
+ Thay mặt lớp em xin cảm ơn thầy.
+ Chúng em cảm ơn cô.
+ Con cảm ơn mẹ.
3.Củng cố - dặn dò : 
GV hệ thống ND bài
 ..
Tiết 3: TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết tìm thừa số, tìm số bị chia.
- Biết nhân, chia số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4).
II.Đồ dùng dạy học :
III.Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : HS lên bảng làm bài tập 2 (trang 134)
 GV cùng HS nhận xét
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự nhẩm kết quả, nối tiếp nhau nêu kết quả.
 2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20 5 x 1 = 5
 6 : 2 = 3 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5 5 : 5 = 1
6 : 3 = 2 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4 5 : 1 = 5
- Lớp, GV chữa bài.
Bài 2 : Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài vào bảng con.
 a. 30 x 3 = 60 b. 60 : 2 = 30
 20 x 4 = 80 80 : 2 = 40
x 2 = 80 90 : 3 = 30
- Lớp, GV chữa bài.
Bài 3: Tìm x
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm vào bảng
a. Tìm x 
 x x 3 = 15 4 x x = 28
 x = 15 : 3 x = 28 : 4
 x = 5 x = 7
b.Tìm y 
 y : 2 = 2 y : 5 = 3
 y = 2 x 2 y = 3 x 5
 y = 4 y = 15
- Lớp, GV chữa bài.
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gọi 1 em tóm tắt bài toán.
- Lớp làm bài vào vở.
 Tóm tắt : Bài giải :
 4 tổ : 24 tờ báo Số tờ báo mỗi tổ có là:
 1 tổ :  tờ báo ? 24 : 4 = 6 (tờ)
 Đáp số: 6 tờ báo
3. Củng cố - dặn dò :
GV nhắc lại ND bài
Nhận xét tiết học
 .
Tiết 4 : CHÍNH TẢ
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 8 )
I. Mục tiêu :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết tìm các ô chữ theo gợi ý.
- Học thuộc lòng các bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học :
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc
 Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ : GV kiểm tra nội dung ở tiết trước
 GV nhận xét
2.Bài mới : Giới thiệu bài
a. Kiểm tra tập đọc:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc 1 đoạn trong phiếu chỉ định và trả lời câu hỏi về ND vừa đọc.
- HS luyện đọc thêm bài : “ Gấu trắng là chúa tò mò”
b.GV đưa các ô chữ lên bảng :
- HDHS dựa vào gợi ý để làm bài.
- GV nêu gợi ý, HS nêu kết quả vào bảng.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp, GV nhận xét.
 Dòng 1 : Sơn Tinh Dòng 5 : Thư viện
 Dòng 2 : Đông Dòng 6 : Vịt
 Dòng 3 : Bưu điện Dòng 7 : Hiền	
 Dòng 4 : Trung thu Dòng 8 : Sông Hương
- HS tìm ô chữ hàng dọc : Sông Tiền
- GV: Sông Tiền nằm ở miền nào của đất nước ? (Miền Nam )
- GV giải thích thêm về sông Tiền.
	3.Củng cố - dặn dò : 
GV hệ thống ND bài
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2018
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 9 )
I. Mục tiêu :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. Luyện đọc thêm một số bài đọc thêm
- Dựa vào nội dung bài, chọn được câu trả lời đúng.
II. Đồ dùng dạy học :
 Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ : GV kiểm tra nội dung ở tiết trước
 GV nhận xét
2.Bài mới : Giới thiệu bài
A. HS đọc thầm bài : Cá Rô lội nước
- GV hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng câu, đoạn.
- HS đọc thầm toàn bài.
B. Dựa theo nội dung bài, chọn câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài trong VBT. 
- 1HS làm phiếu lớn.
- Lớp, GV nhận xét, chữa bài.
Câu 1 : Cá rô có màu như thế nào ? (b)
Câu 2 : Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ? (c)
Câu 3 : Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ? (b)
Câu 4 : Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì ? (a)
Câu 5 : Bộ phận in đậm trong câu : Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào ?(b)
3. Củng cố - dặn dò :
.
Tiết 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :	
- Học thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính (trong đó có 1 dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
II.Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : HS lên bảng làm bài tập 3 (trang 135), lớp làm bảng con.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự nhẩm kết quả, nối tiếp nhau nêu kết quả.
 a. 2 x 4 = 8 3 x 5 = 15 4 x 3 = 12
 8 : 2 = 4 15 : 5 = 3 12 : 4 = 3
 8 : 4 = 2 15 : 3 = 5 12 : 3 = 4
 b. 2 cm x 4 = 8 cm 10 dm : 5 = 2 dm
 5 dm x 3 = 15dm 12 cm : 4 = 3cm
 4 l x 5 = 20 l 18 l : 3 = 6 l
- Lớp, GV chữa bài.
Bài 2: Tính
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- GV làm mẫu 1 phép tính.
- Các phép tính còn lại HS làm vào vở.
 a. 3 x 4 + 8 = 12 + 8 b. 2 : 2 x 0 = 1 : 0
 = 20 = 0
 3 x 10 - 14 = 30 – 14 0 : 4 + 6 = 0 + 6
 = 16 = 6 
 Bài 3: GV đọc đề, 1 em đọc lại.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
- Lớp làm vào vở . 
 Tóm tắt : Bài giải:
 a. 4 nhóm : 12 học sinh Số học sinh mỗi nhóm có là :
 1 nhóm :... học sinh ? 12 : 4 = 3 (học sinh )
 Đáp số: 3 học sinh
 Tóm tắt : Bài giải:
 b. 3 học sinh : 1 nhóm Số nhóm được chia thành là :
 12 học sinh :  nhóm ? 12 : 3 = 4(nhóm )
 Đáp số: 4 nhóm
3. Củng cố - dặn dò :
 Nhận xét tiết học
..
Tiết 3 : MĨ THUẬT
 ĐỒ VẬT THEO EM ĐẾN TRƯỜNG (tiết 2)
 I.Mục tiêu :
- Vẽ tạo dáng và trang trí được một số đồ vật như: túi xách, cặp sách, mũ, dép, từ bìa cứng, giấy báo, giấy màu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bài vẽ, sản phẩm tạo dáng đồ vật HS thường mang đến trường.
 Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy, học :
1.Bài cũ: HS nêu nội dung tiết học trước
 GV nhận xét
2. Bài mới : Giới thiệu bài
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS vẽ hoặc sáng tạo sản phẩm đồ vật thân thuộc với HS khi đến trường bằng cách vẽ vào giấy và trang trí hoặc sáng tạo từ vật tìm được theo ý thích.
- HS thực hiện theo nhóm đôi có thể cắt, dán giấy màu hoặc tạo hình từ vật tìm được.
- GV lưu ý cho HS tạo hình đồ vật phải cân đối và sắp xếp các hình ảnh, chi tiết hợp lí sau đó mới dán keo.
- GV gợi ý HS nêu ý tưởng để tạo hình sản phẩm.
*Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- GV hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- GV đặt câu hỏi gợi mở để giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình, gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- HS, GV nhận xét về từng sản phẩm của học sinh.
* Đánh giá :
- HS tự đánh giá.
- GV đánh giá sản phẩm của học sinh.
* Vận dụng sáng tạo :
- Gợi ý HS biết cảm nhận của mình về những đồ vật quen thuộc với HS khi đến trường hằng ngày và sản phẩm HS vừa sáng tạo.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học
Tiết 4 : GDKNS
 THỰC HÀNH	
..
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2017_2018.docx