Toán
KIỂM TRA
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đề kiểm tra, giấy kiểm tra.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. GV chép bài kiểm tra lên bảng.
Tuần 22 Ngày soạn: 22. 1. 2011 Thứ hai, ngày 24 tháng 01 năm 2011 Chào cờ Toán Kiểm tra I.Mục tiêu bài học - Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: bảng nhân 2, 3, 4, 5. - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc. - Giải bài toán có lời văn bằng một phép nhân. II. Đồ dùng dạy học - Đề kiểm tra, giấy kiểm tra. III.Các hoạt động dạy học 1. GV chép bài kiểm tra lên bảng. 1: Tính 2 x 4 = 5 x 9 = 4 x10 = 3 x 7 = 4 x 8 = 5 x 4 = 2.Tính 3 x 6 - 10 = 5 x 8 - 10 = 3.Tính x X + 16 = 30 x - 28 = 14 35 - x = 15 4. Mỗi học sinh được mượn 5 quyển sách. Hỏi 5 học sinh được mượn bao nhiêu quyển sách. 2: Bài mới : 35’ HS làm bài vào giấy kiểm tra. Đáp án: Bài 1; 3 điểm Bài 2; 2 điểm Bài 3; 3 điểm Bài 4; 2 điểm 3.Củng cố dặn dò: 1’ GV thu bài về nhà chấm. GV nhận xét giờ học. HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn I/ Mục tiêu - Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5). - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4. II/ Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa trong bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu, đoạn cần luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài vè chim. - 5 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét , cho điểm HS. 2. Bài mới: 35’ 2.1. Giới thiệu bài. - Treo bức tranh 1 và hỏi : tranh vẽ cảnh gì? - 1 anh thợ săn đang đuổi con gà. - Ghi tên bài lên bảng. 2.2: Luyện đọc. - GV đọc mẫu cả bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý các từ dễ phát âm sai: cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình... - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý đọc đúng các câu sau: + Chợt thấy một người thợ săn,/ chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.// (giọng hồi hộp lo sợ). + Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”// (giọng cảm phục, chân thành). - HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc. - HS đọc từng đoạn trước nhóm. Cả lớp + GV nhận xét, sửa. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2. Tiết 2 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài:15’ - HS đọc thầm, đọc thành tiếng + trả lời câu hỏi. - Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng? (“ Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. ít thế sao? Mình thì có hàng trăm”). - Giải thích từ Ngầm: kín đáo, khônhg lộ ra ngoài. - KHi gặp nạn, Chồn như thế nào? (Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.) - Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? (Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đáng lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.) - Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao? (Chồn thay đổi hẳn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình). - Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý? VD: Gà Rừng thông minh... - Câu chuyện đã nói lên điều gì? (Lúc khó khăn , hoạn nạn mới biết ai khôn). 4.Luyện đọc lại: 23’. - 2 - 3 Nhóm HS, mỗi nhóm 3 em tự phân các vai thi đọc truyện. - Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 3. Củng cố dặn dò: 2’ - Em thích con vật nào trong truyện, vì sao. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 23. 1. 2011 Thứ ba, ngày 25 tháng 01 năm 2011 Chính tả: nghe viết Một trí khôn hơn trăm trí khôn I.Mục tiêu - HS nghe viết chính xác trình bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. - Làm được BT2 (a), hoặc BT3 (a). II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ. Phấn màu. III/ Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - HS lên bảng viết tiếng bắt đầu bằng ch/ tr. - HS viết bảng con bảng lớp. - GV nhận xét, sửa. 2. Bài mới: 34’ - GV đọc bài chính tả. 2, 3 em HS đọc lại bài. - GV hỏi: Việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi? (Chúng gặp người đi săn , cuống quýt nấp vào 1 cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện thấy chúng , lấy gậy thọc vào hang bắt chúng). + Tìm câu nói của người thợ săn? (" Có mà trốn đằng trời"). + Câu nói đó dặt trong dấu gì? (Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm). - HS viết bảng con từ: buổi sáng, cuống quýt, reo lên. - GV nhận xét, sửa sai. - GV đọc HS chép bài vào vở. - HS viết bài. GV quan sát, HDHS viết yếu. - Chấm, chữa bài.GV thu bài chấm chữa, nhận xét. 3. HDHS làm bài tập: Bài 2.a. HS nêu yêu cầu bài.Lớp đọc thầm theo. - HS làm bảng con, GV nhận xét, chữa bài.Chốt lại lời giải đúng. Lời giải: reo - giật - gieo. - HS khá giỏi làm cả phần b. Bài 3.a. HS nêu yêu cầu bài. - HS làm ra vở bài tập. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở một số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ chốt lại lời giải đúng. Lời giải: Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung. - HS khá giỏi làm cả phần b. 4. Củng cố dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học. - Khen những em viết chữ đẹp. - HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Ôn: Toán phép chia I.Mục tiêu: - HS nhận biết được phép chia. - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. HDHS làm bài tập: Bài 1 (Tr 9) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia. Bài 2. (Tr 9) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia. 3.Củng cố - Dặn dò: 1’ - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau. Ôn: Luyện từ và câu. Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ? I/ Mục tiêu - HS kể được tên một số loài chim mà em biết (BT10). - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? (BT12, BT13). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy hoc: 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS nêu các mùa trong năm? - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2. Bài mới: 35’ a. Giới thiệu bài. b. HD làm bài tập. Bài 10: (Tr 11) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng. - Củng cố mở rộng vốn từ ngữ về chim chóc. Bài 11: (Tr 11) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng. Bài 12: (Tr 11) VBT: HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc bài thành tiếng cả lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó đổi lại. - Gọi 1 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp. Một số HS lên bảng thực hành. - Cả lớp + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Củng cố cách trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? Bài 13: (Tr 11) VBT: HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc bài thành tiếng cả lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó đổi lại. - Gọi 1 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp. Một số HS lên bảng thực hành. - Cả lớp + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Củng cố cách đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? 3. Củng cố dặn dò: 1’ - GV nhận xét giờ học. - HS về thực hành đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? Ngày soạn: 24. 1. 2011 Thứ tư, ngày 26 tháng 01 năm 2011 Toán Bảng chia 2 I/ mục tiêu: - Lập được bảng chia 2. - Nhớ được bảng chia 2. - Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 2. II/ chuẩn bị: - Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. III/ hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS làm bài 2 x 3 = ; 6 : 2 = ; 6 : 3 = - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới a. Giới thiệu bài b. Lập bảng chia 2 - Gắn lên bảng 2 tấm bìa, mỗi tấm có 2 hình tròn, rồi nêu bài toán để lập bảng chia. - HS quan sát rồi trả lời. 2 : 2 = 1 4 : 2 = 2 . . . . . 20 : 2 = 10 - HS đọc đồng thanh. - Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng chia 2. c. Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. - HS lần lượt nhẩm và nêu kết quả. - Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài. - Củng cố bảng chia 2. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. - HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố cách giải toán áp dụng bảng chia 2. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày bảng. - Cả lớp + GV nhận xét, chữa bảng nhóm. - Củng cố bảng chia 2. 3.củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài, học thuộc bảng chia 2. Tập đọc Cò và cuốc I/ Mục tiêu - HS biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch toàn bài. - Hiểu ND: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoùa baứi taọp ủoùc trong sgk. Baỷng phuù coự ghi saỹn tửứ, caõu, ủoaùn caàn luyeọn ủoùc. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy hoc: 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn + trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: 35’ a. Giới thiệu bài: b. HDHS luyện đọc. - GV ủoùc maóu toaứn baứi laàn 1. Chuự yự gioùng ủoùc vui, nheù nhaứng. - Yeõu caàu HS ủoùc noỏi tieỏp tửứng caõu. Moói HS ủoùc moọt caõu. - Ghi baỷng caực tửứ khoự, deó laón cho HS luyeọn ủoùc. HS ủoùc caự nhaõn, nhoựm, caỷ lụựp: loọi ruoọng, buùi raọm, laàn ra, laứm vieọc, nhỡn leõn, traộng tinh, traộng phau phau, - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý các câu sau: + Em soỏng trong buùi caõy dửụựi ủaỏt,/ nhỡn leõn trụứi xanh,/ ủoõi caựch daọp dụứn nhử muựa,/ khoõng nghú/ cuừng coự luực chũ phải khoự nhoùc theỏ naứy.// + Phaỷi coự luực vaỏt vaỷ loọi buứn/ mụựi coự khi ủửụùc thaỷnh thụi bay leõn trụứi cao./ - HS đọc từng đoạn trong nhóm. GV quan sát HD các nh ... ài cũ: 5’ - HS viết bảng con, bảng lớp: reo hò, bánh dẻo, giữ gìn. - GVnhận xét, sửa. 2. Bài mới: 34’ 21. Chuẩn bị - GV đọc bài chính tả. 2, 3 HS đọc lại. - Đoạn víêt nói chuyện gì? (Cuốc thấy cò lội ruộng hỏi cò có ngại bẩn không). - Câu hỏi của cò, cuốc được đặt sau dấu câu nào? (Dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng). - Cuối các câu trả lời trên có dấu gì? (Cuối câu hỏi của cuốc có dấu chấm hỏi. Câu trả lời của Cò là một câu hỏi lại nên cuối câu cũng có dấu chấm hỏi). 2.2 GV đọc HS viết vở. - GV qan sát nhắc nhở hs viết bài đúng. 2.3 Chấm, chữa bài. - GV thu bài chấm chữa, nhận xét. 2.4 Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2.(a). HS nêu yêu cầu bài. - HS làm vở bài tập chữa bài. a. ăn riêng, ở riêng / tháng giêng loài rơi / rơi vãi, rơi rụng sáng dạ, chột dạ, vâng dạ / rơm rạ. Bài 3.(a ). Cách thực hiện như bài tập 2 - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm vở bài tập, 2 em làm bảng phụ. - GV chấm, chữa bài. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ bình chọn hs thắng cuọc là hs viết đúng, nhanh, viết được nhiều từ nhất. - HS khá giỏi làm cả phần b. 3. Củng cố, dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về rèn chữ cho đẹp. Ngày soạn: 26. 1. 2011 Thứ sáu, ngày 28 tháng 01 năm 2011 Toán Luyện tập I/ mục tiêu: Giúp HS Học thuộc bảng chia 2. Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. II/ chuẩn bị - Bảng phụ ,bút dạ. III/ các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS lên tô màu 1/2 số hình. - HS lên tô. - GV nhận xét cho điểm. 2:Bài mới: 30’ 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu. HS nhẩm tiếp nối nhau nêu miệng kết quả. Cả lớp + GV nhận xét, sửa sai. Củng cố bảng chia 2. Bài 2: HS đọc yêu cầu. HS nhẩm tiếp nối nhau nêu miệng kết quả. Cả lớp + GV nhận xét, sửa sai. Củng cố bảng nhân, chia 2. Bài 3: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở một số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố cách giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). Bài 5: HS đọc yêu cầu bài. GV hỏi, HS trả lời. Hình A và C. GV nhận xét cho điểm. Củng cố cách thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim I/ Mục tiêu - Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3). II/ Đồ dùng dạy - học. - Các tình huống viết ra băng giấy. - Bài tập 3 chép sẵn ra bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS đọc bài tập 3. - 5 HS đọc đoạn văn viết về một loài chim mà em yêu thích. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 35’ 2.1 Giới thiệu bài. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - Treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi. HS quan sát tranh. + Bức tranh minh hoạ điều gì? (Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh). + Khi đánh rơi sách bạn HS đã nói gì? (Bạn nói: Xin lỗi, tớ vô ý quá!). + Lúc đó bạn có sách bị rơi nói như thế nào? (Bạn nói: không sao). - Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. - 2 HS đóng vai. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy. Gọi 1 cặp HS lên thực hành. - Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác. - 1 cặp HS lên thực hành. - Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ. HS đọc thầm trên bảng phụ. - Đoạn văn tả về loài chim gì? (Chim gáy). - HS làm vở, 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 3. Củng cố dặn dò:1’ - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về đáp lời xin lỗi khi giao tiếp. Đạo đức Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( tiếp theo ) I-Mục tiêu: - HS biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị, lịch sự. - Biết sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị, phù hợp trong các tình huống đơn giả thường gặp hằng ngày. II.Chuẩn bị: - Tình huống cho hs chuẩn bị trước, phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy-học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - GV yêu cầu hs nêu bài học trước. 2 hs trả lời. 2.Bài mới: 30’ Giới thiệu - ghi bảng. * Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ. - GV phát phiếu học tập cho hs. - HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập. -Yêu cầu hs bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. - GV kết luận ý kiến hs . + Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi. + Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo. * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu hs tự kể 1 vài trường hợp em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị. - HS trả lời bằng cách giơ thẻ đỏ hoặc xanh. - HS nhận xét bổ sung. - Khen ngợi những, hs đã biết thực hiện bài học *Hoạt động 3: Trò chơi: “Làm người lịch sự “ - GV phổ biến luật chơi. - HS lớp nghe và nhận xét. - GV hướng dẫn cho hs chơi đúng luật. - GV tổng kết trò chơi. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn chơi. - HS chơi theo hướng dẫn. - GV kết luận. - GV cho hs đọc phần ghi nhớ. 3- Củng cố dặn dò:1’ - HS đọc phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. Ôn: Tập làm văn Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim i/ mục tiêu - Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn giản (BT20). - Thực hiện được yêu cầu của BT21 ( viết 2, 3 câu về một loài chim mà em yêu thích). + GD hs luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Không bắn và bắt chim. ii/ đồ dùng dạy - học - Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà em yêu thích. iii/ các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 2, 3 HS lên bảng , yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 34’ a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. b. HDHS làm bài tập. Bài 20: Tr 12 (VBT) Gọi hs đọc yêu cầu. - HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ, kết luận ý đúng. Bài 21: Tr 13 (VBT) Gọi 1 hs đọc đề bài. - HS làm vở. GV giúp hs trung bình, yếu. 1 hs làm bảng phụ. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - 1 số hs có bài làm tốt đọc bài trước lớp. - Cả lớp + GV nhận xét, khen hs có bài làm tốt. - Củng cố cách viết một đoạn văn từ 2 - 4 câu về một loài chim mà em yêu thích. 3.Củng cố - Dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò hs về nhà hoàn thành nốt bài tập. Ôn toán Luyện tập I.Mục tiêu bài học - Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. - Luyện bảng chia 2, - áp dụng giải toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bút dạ. III.Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 5’ - HS tiếp nối nhau đọc bảng chia 2. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2.Bài mới: 29’ - HD hs luyện tập. Bài 12(Tr 11) vbt. HS đọc yêu cầu. HS làm vở- 1hs làm bảng phụ- gv giúp hs trung bình yếu. GV chấm vở 1 số hs.Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Bài 13 (Tr ) vbt. HS đọc yêu cầu. HS tiếp nối nhau nêu miệng. GV giúp hs trung bình yếu. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. Củng cố cách bớt đi 2. Bài 14 (Tr 11) vbt. HS đọc bài toán. HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ - GV giúp hs trung bình, yếu. GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố cách giải toán có lời văn. áp dụng bảng chia 2. 3.Củng cố dặn dò: 1’ - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. Luyện viết Chữ hoa: s i/ mục tiêu - biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - biết viết cụm từ ứng dụng Sổ lồng tung cánh theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. ii/ đồ dùng dạy - học - Chữ S hoa đặt trong khung chữ mẫu. - Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng Sổ lồng tung cánh. - Vở Luyện viết 2, tập hai III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A.Kiểm tra bài cũ: 5’ - HS viết bảng con: R, Rừng. -.GV nhận xét, sửa. B.Dạy bài mới: 34’ 1. Giới thiệu bài: - GVnêu mục đích,yêu cầu của tiết học. 2.HD viết chữ hoa. - HS quan sát và nhận xét chữ S - Cấu tạo, cách viết. - GV viết mẫu - vừa viết vừa nói lại cách viết. - Yêu cầu HS viết bảng con. - HS viết bảng 2-3 lần. - GV nhận xét,s ửa. 3.HD viết câu ứng dụng. - Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Em hiểu cụm từ Sổ lồng tung cánh nghĩa là gì? - HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét. - Độ cao, cách đặt dấu thanh. - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o. - GV viết mẫu chữ: Sổ HS quan sát. - Yêu cầu HS viết chữ Sổ vào bảng con. - GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS. 4.HD hs viết vào vở lyuện viết. - HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu. 5.Chấm chữa bài. - GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa, nhận xét. C. Củng cố dặn dò:1’ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 2, tập hai. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu 1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tần qua. 2.Đề nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị GV: ND buổi sinh hoạt. HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi. III.Tiến trình sinh hoạt 1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại : Tổ1: khá Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp. Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi. Học tập: HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, ánh, Hải, Huệ, Hường, Công Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ. Tuyên dương tổ: 2-3. Nhắc nhở tổ 1. 2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 23. Duy trì nền nếp học tập tốt. HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường. 3. Củng cố dặn dò HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.
Tài liệu đính kèm: