I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: HS sưu tầm, đọc những bài thơ, câu chuyện về thiên nhiên.
- Nêu được điều em thích trong câu chuyện, bài thơ.
- Trân trọng, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3.Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thơ, sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
TUẦN 21 Ngày thứ: 1 Ngày soạn : 6/2/2022 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2022 TOÁN (TIẾT 101) BÀI 42: SỐ BỊ CHIA, SỐ CHIA, THƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia. - Tính được thương khi biết được số bị chia, số chia. - Vận dụng vào bài toán thực tế liên quan đến phép chia. 2. Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: -GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng 2. Hình thành kiến thức mới: ( 10-11p) a. Mục tiêu: - Nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia. b.Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: 10 là số bị chia, 2 là số chia, kết quả 5 gọi là thương; Phép tính 10 : 2 cũng gọi là thương. - YCHS lấy thêm ví dụ về phép chia, chỉ rõ các thành phần của phép chia. - Nhận xét, tuyên dương. - GV lấy ví dụ: Số bị chia là 14, số chia là 2. Tính thương của phép chia đó. + Bài cho biết gì? + Bài YC làm gì? + Để tính thương khi biết số bị chia và số chia, ta làm như thế nào? - GV chốt cách tính thương khi biết số hạng. 3. Luyện tập thực hành (19-20p) a. Mục tiêu: - Tính được thương khi biết được số bị chia, số chia. - Vận dụng vào bài toán thực tế liên quan đến phép chia. b.Cách tiến hành: Bài 1: (6-7p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Nêu thành phần của phép tính chia (số bị chia, số chia, thương của từng cột) - GV gọi HS nêu thành phần từng cột phép tính chia - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:a,(5-6p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì - Bài toán hỏi gì? - Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức HS chia sẻ trước lớp - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 2:b, (6-7p) - Gọi HS đọc YC bài. - Tổ chức học sinh làm vào vở - Tổ chức HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Vận dụng ( 1-2p) - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép tính chia, nêu thành phần của phép tính chia. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Hs ghi bài vào vở. - HS trả lời. + Chia đều 10 bông hoa vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bông hoa? + Phép tính: 10 : 2 = 5 - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lấy ví dụ và chia sẻ. - HS chia sẻ: + Bài YC tính thương. + Lấy 14 : 2 = 7. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS đọc. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận, phân tích và đưa ra cách chọn đúng nhất. - HS đọc. - HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a. - HS đổi chéo kiểm tra. -HS nêu. - HS chia sẻ. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ************************************ TIẾNG VIỆT (TIẾT 201 + 202) ĐOC: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ. - Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển. 2. Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các diễn biến các sự vật trong chuyện. 3.Phẩm chất: Có tình cảm quý mến và tiết kiệm nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: (3-4’) - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức mới (41-42’) * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc nhanh, vui tươi - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Lượn - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. TIẾT 2 * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.23. 1. Những gì tạo nên dòng suối nhỏ? 2. Bài thơ cho biết nước biển từ đâu mà có? 3. Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ. 4. Nói về hành trình giọt nước đi ra biển. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.5. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Luyện tập, thực hành (19-20’) * HĐ 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ. - Nhận xét, khen ngợi. * HĐ 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24. + Mỗi từ dưới đây tả sự vật trong bài thơ: - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24. + Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước: - HDHS đóng vai để luyện nói lời cảm ơn giọt nước - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4.Vận dụng: (2-3’) - Gọi 1, 2 HS đọc lại bài - Dặn HS về đọc lại bài cho người thân nghe. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiếp theo - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS chia sẻ. Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ xuống suối, sông, ao hồ, ra biển - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - 1HS đọc câu hỏi - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: 1. Mưa rơi tạo nên dòng suối nhỏ 2. Bài thơ cho biết nước biển do suối nhỏ chảy xuống chân đồi, góp thành sông lớn, sông đi ra biển mà có. 3. Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: mưa, suối, sông, biển. 4. Mưa rơi xuống các con suối nhỏ. Các con suối men theo chân đồi chảy ra sông. Sông đi ra biển, thành biển mênh mông.. - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 1-2 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. Gợi ý đáp án: Nhỏ: Suối Lớn: Sông Mênh mông: Biển - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - Gợi ý đáp án: Tớ là biển cả. Tớ mỗi ngày một mênh mông, bao la, rộng lớn. Nhờ có các bạn suối, sông góp thành nên tớ mới được như ngày hôm nay. Nhưng bạn mà tớ phải nói lời cảm ơn nhất đến là giọt nước. Nhờ có bạn ấy - những giọt nước trong veo chảy lượn từ bãi cỏ, qua chân đồi, góp thành sông lớn, sông lớn lại đi ra với tớ nên tớ mới trở nên thật bao la hùng vĩ. - HS nêu cảm nhận của bản thân. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: . ****************************************************************** Ngày thứ: 2 Ngày soạn : 6/2/2022 Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2022 TOÁN (TIẾT 102) BÀI : LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia. - Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia. - Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng. 2. Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... 3. Phẩm chất: - Hứng thú môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: ( 1-2p) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: -GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng 2. Luyện tập thực hành: (30-31p) a. Mục tiêu: - - Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia. - Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia. - Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng. b.Cách tiến hành: Bài 1: (7-8p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt YC từ một phép nhân suy ra 2 phép tính chia tương ứng rồi viết số bị chia, số chia, thương vào chỗ dấu hỏi chấm. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: (6-7p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức học sinh tìm thương khi biết số bị chia, số chia. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (6-7p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? Câu a: - Tổ chức học sinh lập 2 phép tính chia từ 3 thẻ đã cho - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Câu b: - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: (7-8p) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức HS làm vào nhóm - Tổ chức các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Vận dụng: ( 1-2p) - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. -Hs ghi bài vào vở. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. -HS chia sẻ: - HS đọc. - HS trả lời. - HS làm bài vào bảng con - HS đọc. - HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC - HS chia sẻ: (A) 6 : 3 = 2 (B) 6 : 2 = 3 - HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận trong nhóm và viết ra các phép tính chia thích hợp vào phiếu - HS chia sẻ: 15 : 5 = 3 15 : 3 = 5 - HS nêu ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ********************************** TIẾNG VIỆT (TIẾT 203) VIẾT: CHỮ HOA S I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Biết viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Suối chảy róc rách qua khe đá. 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập 3.Phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa S. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối (2-3 ... trả lời - HS lắng nghe - HS làm. - HS chia sẻ - HS đọc - HS nêu - HS làm bài - HS trả lời. + Số 990 lớn nhất, số 930 bé nhất. + Bạn Nam che số bé hơn, bạn Việt che số lớn hơn ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ************************************** TIẾNG VIỆT (TIẾT 239) LVĐ: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - HS viết được một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của con vật quan sát được. - Tìm đọc mở rộng được sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà. 2.Năng lực: - Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng dung từ, đặt câu, viết đoạn. 3. Phẩm chất: Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: (3-4’) - GV cho HS vận động theo video bài hát. - GV kết nối vào bài mới: 2.Luyện tập– thực hành:27-28’ * Hoạt động 1: HĐ nhóm: Tìm hiểu đoạn văn. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi: + Mùa xuân, nhà Gấu làm gì? + Mùa thu, nhà Gấu đi đâu? + Tại sao suốt ba tháng rét, nhà gấu không đi kiểm ăn? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 2: Viết đoạn văn. Bài 2:- GV gọi HS đọc YC bài. - Yêu cầu HS làm việc nhóm: Kể về con vật mình quan sát theo gợi ý trong SGK. _ YCHS viết lại đoạn văn vừa kể vào VBT. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3.Vận dụng (2-3’) + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động -Cả lớp hát và vận động theo nhạc. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: Hs thảo luận và trả lời. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - Hs thực hiện. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - HS chia sẻ. - Lắng nghe - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích). -HS lắng nghe để thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ..................................................................................................................................... ************************************** TIẾNG VIỆT (TIẾT 240) ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: HS sưu tầm, đọc những bài thơ, câu chuyện về một loài vật nuôi trong nhà. - Nêu được điều em thích trong câu chuyện, bài thơ. - Biết cách bảo vệ vật nuôi trong nhà 2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. 3.Phẩm chất: Yêu quý và biết cách chăm sóc vật nuôi trong nhà.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thơ, sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng. 2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động, kết nối( 2-3’) * Hoạt động 1. Tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về vật nuôi trong nhà. (Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về vật nuôi trong nhà. Ở nơi HS không có điều kiện tìm sách, GV có thể chuẩn bị một số bài thơ hoặc câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. GV cũng có thể tổ chức hoạt động Đọc mở rộng ở thư viện của trường.) - HS làm việc nhóm 2 hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những nội dung sau: - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà. - Tổ chức cho HS chia sẻ thông tin về loài vật vừa đọc: Tên, nơi sống, thức ăn. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. + Vì sao em coi điều đó là thú vị nhất? 2.Luyện tập thực hành ( 28-29’) Chia sẻ với các bạn câu thơ hoặc điều em thích trong câu chuyện. - Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về vật nuôi. GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi. 3. Vận dụng (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học, các em đã biết: + Tên, nơi sống, thức ăn cho vật nuôi trong nhà. - Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. - 2 HS nêu nhiệm vụ. - HS ghi tên bài vào vở. - HS lấy sách, truyện đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV. - HS nghe GV HD nhiệm vụ đọc - HS đọc bài cá nhân. - HS trao đổi theo nhóm dựa vào gợi ý: - HS nêu ý kiến. - Một số (2-3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về vật nuôi trong nhà. Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi. - HS nêu nội dung bài đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao?) - HS lắng nghe ghi nhớ để thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ********************************************** TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 48) CHĂM SÓC, BẢO VỆ CƠ QUAN VẬN ĐỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kể tên được các việc làm, tác dụng giúp chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động. 2. Năng lực: - Kể tên được những việc làm gây hại cho cơ quan vận động. 3. Phẩm chất: - Có ý thức bảo vệ các cơ quan vận động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, kết nối: 4-5’ *Mục tiêu: Tạo hứng thú để hs vào bài. * Phương pháp: vấn đáp, động não, trò chơi. - Mở cho HS nghe và vận động theo một bài hát - GV cho hs kể về một lần bị ngã, khi đó cảm thấy như thế nào? - GV cho HS xem ảnh(video)HS bị ngã - GV hỏi: Khi ngã cơ quan nào dễ bị thương nhất? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Thực hành kiến thức mới: 14-15’ * Mục tiêu: - Kể tên được các việc làm, tác dụng giúp chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động. * Phương pháp: vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề Những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động - YC HS quan sát hình trong sgk/tr82, thảo luận nhóm 4: Nêu việc làm trong tranh, tác dụng của mỗi việc làm? - Tổ chức cho HS chỉ tranh, chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương, chốt lại kiến thức. 3. Luyện tập thực hành: 8-9’ - GV cho hs kể những việc làm có lợi cho cơ quan vận động. -GV cho HS chia sẻ những việc làm đã thực hiện được của bản thân - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động vận dụng: 3-4’ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu nội dung tình huống của bạn Minh và trả lời câu hỏi: ? Vì sao bạn Minh phải bó bột? - GV chốt kiến thức - GV đưa ra một số hình ảnh cơ quan vận động bị thương, nguyên nhân, tác hại. ? Cần chú ý gì khi chơi thể thao ? - GV lưu ý giúp HS ăn uống đủ chất, vận động an toàn trong cuộc sống hằng ngày. dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS hằng ngày thực hiện các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động - HS chia sẻ - HS trả lời - HS thảo luận theo nhóm 4. - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ - HS bổ sung - 2 HS nêu. - HS trả lời - HS lắng nghe - 2 HS nêu. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : *************************************************** HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (TIẾT 72) Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN THAM GIA CHỦ ĐIỂM: “CHÚNG EM TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: -HS mạnh dạn xử lí một số tình huống có nguy cơ bắt cóc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mũ nhân vật sói, mũ nhân vật cừu. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 24: 12-13’ - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 24. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 25: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm: 8-9’ a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - HS chia sẻ với bạn về 5 ngón tay “người thân” của mình. b. Hoạt động nhóm: - GV mời 8 – 10 HS đóng vai cừu, chọn 1 bạn vào vai cừu nhỏ. 10 – 12 bạn đóng vai làm hàng rào nắm tay nhau bao quanh đàn cừu. Các HS còn lại ngồi ở dưới sẽ đóng vai làm những chiếc chuông, kêu “Reng reng” khi cần thiết. GV vào vai sói và dẫn dắt câu chuyện -GV lần lượt đưa ra các tình huống để sói đến gần hơn với cừu. GV khuyến khích HS đưa ra phương án của mình, khi nào “tiếng chuông báo động” sẽ rung lên? - GV Khen ngợi, đánh giá. - GV kết luận. 3. Cam kết hành động: 7-8’ Đề nghị HS học thuộc số điện thoại của 1 – 2 người thân và địa chỉ của nhà mình. 4. Vận dụng:3-4’ Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Chuẩn bị bài sau. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 25. HS chia sẻ. HS xung phong sắm vai tham gia vào câu chuyện. - Khi cừu nhỏ thấy nguy hiểm, bạn trong vai cừu phất tay, các HS ở dưới kêu “Reng reng, reng reng”. HS lắng nghe HS lắng nghe để thực hiện. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ******************************************************************
Tài liệu đính kèm: