Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết khái niệm ban đầu về phép chia, đọc, viết phép chia.

- Hs biết từ một phép nhân viết được 2 phép tính chia tương ứng,từ đó tính được

một số phép chia đơn giản dựa vào phép nhân tương ứng.

– Vận dụng giải một số bài tập về phép nhân, chia với số đo đại lượng, giải bài

toán thực tế liên quan đến phép nhân, phép chia.

- Phát triển năng lực tính toán,giải các bài toán thực tế có lời văn.

 

doc 18 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ 2 ngày 30 tháng 1 năm 2023
Tiết 2; 3: TIẾNG VIỆT
Bài 3 (T1+2): Họa mi hót 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc với tốc độ phù hợp, biết nghỉ hơi
sau mỗi đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Sự thay đổi của các sự vật trên bầu trời và mặt đất khi nghe
tiếng hót của họa mi, tiếng hót của họa mi là tín hiệu báo hiệu mùa xuân về.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết được sự thay đổi của
các sự vật khi nghe tiếng hót họa mi.
- Có tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật; hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính trình chiếu hình ảnh của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát tranh: + Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong tranh?
+ Những hình ảnh đó thể hiện cảnh, mùa nào trong năm?
+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1:
- HS nghe GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.
- HS chia đoạn: (3 đoạn)
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: luồng sáng, rực rỡ, trong suốt, gợn sóng,
vui sướng,
- Luyện đọc câu dài: Da trời/ bỗng xanh hơn,/ những làn mây trắng trắng hơn,/xốp
hơn,/ trôi nhẹ nhàng hơn;
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
* Hoạt động 2: - HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.17.
- HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4:
Yêu cầu 1: HS đọc yêu cầu sgk/ tr.17.
- HS trả lời câu hỏi 2 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8
- Tuyên dương, nhận xét.
Yêu cầu 2: HS đọc yêu cầu sgk/ tr.17.
- HS trả lời câu hỏi 3 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8
- Tuyên dương, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
- Em về nhà thể hiện tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 39 (T2): Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS củng cố bảng nhân 2, vận dụng tính nhẩm.
- Thực hiện tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính. Biết đếm cách đều 2, vận
dụng giải toán thực tế.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: Khởi động, kết nối: HS hát.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS thực hiện lần lượt các YC:
a) Bảng có mấy hàng? Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào?
HS làm bảng phụ
b) HS điền lần lượt kết quả theo dấu.
+ Muốn điền được kết quả ta phải học thuộc bảng nhân mấy?
+ Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 2
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: HS đọc YC bài.
- HS đếm thêm 2 rồi điền vào chỗ trống.
- Nhận xét dãy số vừa điền.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS đếm cách đều chiều ngược lại hoặc dãy 1,3,5,7,9,11,13,15
Bài 3: HS đọc YC bài.
- HS dựa vào bảng nhân 2, tính nhẩm chọn phép tính thích hợp
+ Tích của 14 là phép tính nào?
+ Tích của 16 là phép tính nào?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: HS đọc YC bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp.
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
- Em chia sẻ bài tập 2 cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Thứ 3 ngày 31 tháng 1 năm 2023
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
Bài 3 (T3): Viết: Chữ hoa R
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ viết hoa R cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính trình chiếu video HD quy trình viết chữ hoa R.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa R.
+ Chữ hoa R gồm mấy nét?
- HS quan sát video HD quy trình viết chữ hoa R.
- HS quan sát GV thao tác mẫu trên bảng , vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa R đầu câu.
+ Cách nối từ R sang ư.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
Hoạt động 3: Thực hành viết
- HS thực hiện luyện viết chữ hoa R và câu ứng dụng trong vở Tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động vận dụng.
- Em về nhà luyện viết lại con chữ R và viết tên người thân trong gia đình em có
tên bắt đầu bằng con chữ R.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 40 (T2): Bảng nhân 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hình thành được bảng nhân 5, biết đếm thêm 5.
- Vận dụng vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính chiếu lập bảng nhân 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Đọc nối tiếp bảng nhân 2
2. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.12:
*GV cho HS trải nghiệm trên vật thật
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bàn.
- Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới giáo viên ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
*Nhận xét:
Thêm 5 vào kết quả 5 x 2 = 10 ta được kết quả của phép nhân 5 x 3 = 15
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa
số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,..., 10.
- Học sinh đọc bảng nhân 5 vừa lập được
+Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
3. Hoạt động:
Bài 1: Số? - HS đọc YC bài.
- HS thực hiện lần lượt các YC:
- Bảng có mấy hàng? Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào?
+ Muốn điền được kết quả ta phải học thuộc bảng nhân mấy?
+ HS đọc thuộc bảng nhân 5
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Tìm cánh hoa cho ong đậu?
- Nhìn vào các hình ảnh trong sách con biết được điều gì?
- HS làm SGK
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- Muốn tìm chính xác cánh hoa của mỗi chú ong cần dựa vào bảng nhân mấy?
4. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm: Em chia sẻ bài 1 cùng người thân .
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Bài 3 (T4): Nói và nghe: Kể chuyện: Hồ nước và mây
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây.
- Biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để đoán nội dung câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính chiếu hình ảnh của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1:
- HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Trong tranh có những có sự vật gì?
+ Các sự vật đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự vật diễn ra như thế nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: - HS nghe GV kể mẫu trước 2 lần.
- HS kể lại câu chuyện theo từng đoạn. Hoạt động theo cặp đôi.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HS viết 2-3 câu kể về bài học mình nhận được thông qua câu chuyện Hồ nước và
mây.
- HS hoàn thiện bài tập 4 trong VBTTV, tr.8,9.
- Em về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện đọc: Họa mi hót
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện đọc đúng và hiểu nội dung bài: Sự thay đổi của các sự vật trên bầu trời và
mặt đất khi nghe tiếng hót của họa mi, tiếng hót của họa mi là tín hiệu báo hiệu
mùa xuân về.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết được sự thay đổi của
các sự vật khi nghe tiếng hót họa mi.
- Có tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật; có tinh thần hợp tác trong làm việc
nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính để chiếu hình ảnh của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cả lớp hát.
2. Luyện đọc:
- Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Luyện đọc toàn bài.
- Luyện tập theo văn bản đọc
Bài 1: HS đọc yêu cầu sgk
- HS trả lời câu hỏi và hoàn thiện vào VBT trang 8.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu sgk
- HS nói các từ ngữ tả tiếng hót của họa mi và hoàn thiện vào VBT trang 8.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 3: Đặt 1 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài 2.
- HS tự đặt câu, gv quan sát, hỗ trợ cho HS gặp khó khăn.
- HS nêu câu của mình gv ghi lên bảng.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Em về nhà luyện đọc lại bài cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 39: Bảng nhân 2
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS thuộc bảng nhân 2, biết đếm thêm 2.
- Vận dụng vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: (Nói ra sự suy nghĩ)
- HS nghe bài hát: Hát vui cùng chiếc đồng hồ.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (HĐ nhóm đôi – chia sẻ)
Bài 1: HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm bài vào VBT và trình bày trước lớp.
- HS làm GV quan sát hướng dẫn những em gặp khó khăn.
Bài 2: HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào VBT và trình bày trước lớp.
-  ... ần) dẫn ra phép chia 15 : 3 = 5.
Bài 2: Viết mỗi phép nhân viết 2 phép chia.
HS đọc mẫu
- HS làm SGK. 2 Hs làm bảng phụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
4. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm: - Em chia sẻ bài 2 cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
BÀI 9(T1): Cảm xúc của em 
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm cúc tiêu cực.
- Nêu được ảnh hưởng của cảm cúc tích cực và tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. Các hạt động dạy học:
1. Khởi động: ( Nói ra sự suy nghĩ của mình)
Khởi động: - Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Niềm vui của em 
- Điều gì làm các bạn nhỏ trong bài hát thấy vui ?
- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát ?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại cảm xúc
- YC HS quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong SGK và trả trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì ?
+ Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực ?
+ Khi nào em có những cảm xúc đó ?
+ Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết ?
- Mời học sinh chia sẻ ý kiến.
- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc đó chia làm 2 loại: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
+ Cảm xúc tích cực phổ biến: Yêu, vui sướng, hài lòng, thích thú, hạnh phúc, thanh thản,
+ Cảm xúc tiêu cực thường thấy: sợ hãi, tức giận, buồn, cô đơn, bực bội, khó chịu,
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực và tiêu cực
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và dự đoán điều có thể xảy ra về các tình huống giả định trong bài 2 – tr.42 SGK.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Cảm xúc tích cực và tiêu cực có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người. Những cảm xúc tích tích cực có thể giúp ta suy nghĩ và hành động hiệu quả hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ làm chúng ta khó có được những suy nghĩ và hành động phù hợp. Do vậy, chúng ta cần học cách tăng cường cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, cần học cách thích nghi với những cảm xúc tiêu cực và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về vận dụng bài học vào cuộc sống.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Bài 3 (T4): Mở rộng vốn từ về ngày tết; Câu nêu hoạt động
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Hỏi - đáp về những việc trong ngày Tết.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Rèn kĩ năng hỏi, đáp.
II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính trình chiếu hình ảnh của bài học.
III. Các hạt động dạy học:
1. Khởi động: ( Nói ra sự suy nghĩ của mình)
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động ( Chiếc bát từ vựng)
Bài 1:
- HS quan sát các hình ảnh.
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tranh, nêu:
+ Tên các sự vật.
+ Các hoạt động.
+ Sắp xếp các hoạt động làm bánh chưng.
- HS làm bài vào VBT/ tr.11.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Hỏi đáp về một việc.
Bài 2: HS đọc YC.
- HS hỏi đáp theo cặp.
- Một số cặp thực hành.
- HS làm vào VBT tr.12.
- Lưu ý các câu hỏi cuối câu phải có dấu chấm hỏi, câu trả lời phải có dấu chấm
3. Vận dụng, trải nghiệm : - Nói được câu có sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm tìm được ở bài cho người thân nghe..
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Thứ 6 ngày 3 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: TOÁN
Bài 41(T2): Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố ý nghĩa phép chia, tính phép chia từ phép nhân tương ứng, thực hiện
phép nhân, phép chia với số đo đại lượng, vận dụng vào giải bài toán thực tế (có
lời văn) liên quan đến phép chia.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động:
2. Dạy bài mới:
Bài 1: HS đọc YC bài.
- HS thực hiện lần lượt các YC:
a) HS tính nhẩm dựa vào bảng nhân 2, nhân 5 viết các tích còn thiếu trong bảng
b) HS dựa vào bảng nhân ở câu a để thực hiện các phép tính chia, rồi viết kết quả
vào ô có dấu trong bảng.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào vở
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: HS đọc YC bài.
- HS thao tác với từng cách chia ở từng câu
- HS hoạt động nhóm thực hiện
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào vở
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Em chia sẻ bài 4 cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 3;4: TIẾNG VIỆT
Bài 3 (T5+6): Luyện viết đoạn: Viết thiệp chúc mừng tết;
Đọc mở rộng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho người bạn hoặc người thân ở xa.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về ngày Tết.
- Phát triển kĩ năng viết tấm thiệp chúc Tết.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
Em thường nói lời chúc mừng người khác trong những dịp nào?
2. Luyện tập
* Hoạt động 1: Luyện viết thiệp chúc mừng. ( Nói ra suy nghĩ của mình )
Bài 1: HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc phần chữ trong tấm thiệp.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các hỏi sau:
+ Mỗi tấm thiệp trên là của ai viết gửi đến ai?
+ Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp nào?
+ Người viết chúc điều gì?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Một số HS phát biểu ý kiến:
+ Em sẽ viết tấm thiệp chúc ai?
+ Em sẽ chúc như thế nào?
- HS quan sát một số tấm thiệp mẫu.
- HS thực hành viết vào VBT tr.12.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về ngày Tết.
- T HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Vận dụng:
- Em chia sẻ bài em đã viết với người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Buổi chiều: 
Tiết 1: TỰ CHỌN TIẾNG VIỆT
Luyện viết đoạn: Viết thiệp chúc mừng 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện viết một tấm thiệp chúc mừng cho người thân hoặc bạn bè.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp khi viết thiệp chúc mừng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ khi viết một thiệp chúc mừng.
II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính trình chiếu hình ảnh của bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: - Em thường nói lời chúc mừng người khác trong những dịp nào?
2. Luyện tập
* Hoạt động 1: Luyện viết tin nhắn.
Bài 1: HS đọc YC bài.
HS thực hành nói trong nhóm đôi, chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: HS đọc YC bài.
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
? Em muốn viết thiệp chúc mừng cho ai?
? Em muốn chúc điều gì?
- HS thực hành viết vào VBT tr.12.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Vận dụng:
- Em đọc lại nội dung tấm thiệp em vừa viết cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 41: Phép chia
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết về phép chia, đọc, viết phép chia.
- HS tính được một số phép chia đơn giản dựa vào phép nhân tương ứng.
– Vận dụng giải một số bài tập về phép nhân, chia với số đo đại lượng, giải bài
toán thực tế liên quan đến phép nhân, phép chia.
- Phát triển năng lực tính toán,giải các bài toán thực tế có lời văn.
- HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - HS vở BTT
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: - Cả lớp hát một bài
2. Hoạt động: Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn học sinh nối phép tính thích hợp.
- Từ bài toán thứ nhất đẫn ra phép nhân 5 X 3 = 15 (nối mẫu);
-Từ bài toán thứ hai (chia theo nhóm) dẫn ra phép chia 15:5 = 3;
-Từ bài toán thứ ba (chia theo thành phần) dẫn ra phép chia 15 : 3 = 5.
Bài 2: Viết mỗi phép nhân viết 2 phép chia.
HS đọc mẫu
- HS làm SGK. 2 Hs làm bảng phụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
3. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm
- Em chia sẻ bài 2 cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 20 (T2): SHL: SH chủ đề: Ngày đáng nhớ của gia đình
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đánh giá các hoạt động tuần 20. Triển khai kế hoạch tuần 21
- HĐTN theo chủ đề: Ngày đáng nhớ của gia đình.
II. Nội dung:
1. Nhận xét cuối tuần
a. Nhận xét hoạt động tuần 20
Từng tổ báo cáo - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: HS đi học đúng giờ, ăn mang sạch gọn gàng,..
* Tồn tại: Một số em chưa mang đúng đồng phục, vệ sinh chưa nhanh,...
b. Phương hướng tuần 21:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và có
ý thức nói lời hay, làm việc tốt.
- Thực hiện các biện pháp để phòng tránh bệnh theo mùa.
- Tiếp tục thu nộp các khoản theo quy định.
2. HĐTN: Ngày đáng nhớ của gia đình
- Chia sẻ về những ngày đáng nhớ của gia đình em.
+ Kể về một ngày đáng nhớ của gia đình mà em thích.
+ Nêu những việc gia đình em thường làm vào ngày đó.
+ Học sinh chia sẻ.
III. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Quảng Hòa, ngày tháng 2 năm 2023
 Kí duyệt của BGH Tổ trưởng 
 Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2022_2023_doan_thi_lieu.doc