Giáo án Lớp 2 tuần 19 (6)

Giáo án Lớp 2 tuần 19 (6)

TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I/ MỤC TIÊU:

- HS nhận biết tổng của nhiều số.

- HS biết cách tính tổng của nhiều số.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Phấn màu.

- HS: Phấn, bảng con, vở, SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 4

- HS làm bảng con bảng lớp: 25 + 37; 46 + 19.

- GV nhận xét và hỏi HS đây là tổng của mấy số hạng?

2. Bài mới: 30

a/ Giới thiệu bài: Đưa phép tính 2 + 3 + 4 = ? để giới thiệu bài.

b/ Dạy bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 19 (6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 : (Học kì II)
Ngày soạn: 1.1.2011
Thứ hai, ngày 3 tháng 1 năm 2011
 Chào cờ: Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán
 Tổng của nhiều số
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết tổng của nhiều số.
- HS biết cách tính tổng của nhiều số.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu.
HS: Phấn, bảng con, vở, SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bảng con bảng lớp: 25 + 37; 46 + 19.
- GV nhận xét và hỏi HS đây là tổng của mấy số hạng?
Bài mới: 30’
a/ Giới thiệu bài: Đưa phép tính 2 + 3 + 4 = ? để giới thiệu bài.
b/ Dạy bài mới:
HS làm phép tính: 2 + 3 + 4 ra bảng con, bảng lớp theo hàng ngang, cột dọc.
HS nêu cách làm.
GV đưa phép tính: 12 + 34 + 40
HS làm theo hàng ngang, cột dọc, nêu cách làm.
GV nhận xét cách làm của HS và đưa ra cách làm đúng.
GV đưa phép tính: 15 + 46 + 29 + 8 
HS làm theo nhóm
Các nhóm trình bày
GV chốt cách làm đúng.
 c/ Luyện tập: 
 Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
 - HS làm bảng con, 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. 
	- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
 - Củng cố cách tính tổng của nhiều số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
 - HS làm vào vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. 
	- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
 - Củng cố cách tính tổng của nhiều số.
 Bài 3: GV giái thích baì toán.
	- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. 
	- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
 - Củng cố cách tính tổng của nhiều số.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 1’ 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài thực hành tính tổng của nhiều số.
Tập đọc
Chuyện bốn mùa
i. Mục tiêu
- HS đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
+ Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài: 5’
- Gọi 1 HS kể tên các mùa trong năm, nêu đặc điểm của mỗi mùa đó.
2. Dạy học bài mới: 35’
2.1. Luyện đọc: 
a)Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi , lắng nghe.
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu. HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1câu.
- HS tìm từ khó luyện đọc.
b)Luyện đọc đoạn:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc câu văn dài.
 - HS đọc bài sau đó nêu cách ngắt câu văn này.
+ Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn. // Sao lại có người không thích em được? //
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải trong SGK, có thể giải nghĩa thêm nếu thấy HS chưa hiểu.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.GVHD các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài).
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Tiết 2
 2.2 Tìm hiểu bài: 15’
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng + trả lời câu hỏi.
- Cho HS nêu câu hỏi 1. HS khác theo dõi và trả lời câu hỏi 1
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trung cho những mùa nào trong năm? (4 nàng tiên đại diện cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông).
- HS lên chỉ từng nàng tiên trong tranh.
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng đông? (Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc).
- Các em có biết vì sao khi xuân về , vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?(Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc).
- Mùa xuân có gì hay theo lời bà đất? (Xuân làm cho cây lá tươi tốt).
- Theo em, Lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có gì khác nhau không? (Không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân: xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc).
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? ( Mùa hạ: có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm, có những ngày nghỉ hè của học trò.
- Mùa thu: có vường bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đền phá cỗ, trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường.
- Mùa đông: có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn, ấp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc).
- Em thích nhất mùa nào, vì sao? HS tự trả lời. Cả lớp + GV nhận xét.
- GV hỏi hs về ý nghĩa bài văn? ( Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống).
3. Luyện đọc lại: 23’
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm phân vai, thi đọc truyện theo vai.
- GV cùng lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
4. Củng cố - Dặn dò: 2’
- Cho HS liên hệ thực tế 4 mùa.
- Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 2.1.2011
Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2011
Chính tả
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2(a), BT3(a)
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV kiêm tra sách vở, đồ dùng hs.
2.Dạy- học bài mới: 35’ 
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
2.1.Hướng dẫn viết chính tả
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép 
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi trên bảng.
- Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? (Lời bà Đất).
- Bà Đất nói gì? (Bà đát khen các nàng tiên mỗi ngườ mmỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu).
- Trong đoạn văn có những tên riêng nào? (Xuân, Hạ, Thu, Đông).
- Những tên riêng ấy phải viết thế nào?(Viết hoa chữ cái đầu).
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. ( tựu trường, ấp ủ,...)
- HS nhìn bảng chép bài.
- HS chép bài GV quan sát HDHS viết yếu.
- HS tự soát lỗi. HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV thu chấm một số bài.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: (a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong vở. 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở một số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Lời giải: (Trăng) Mồng một lưỡi trai,
 Mồng hai lá lúa.
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Bài 3:(a) Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thi tìm các chữ theo yêu cầu đã nêu.
Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Lời giải: Chữ bắt đầu bằng l: là, lộc, lại, làm, lửa, lúc, lá.
 Chữ bát đầu bằng n: năm, nàng, nào, nảy, nói.
3.củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét chung về giờ học.
- Dặn dò HS, em nào mắc từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại cho đúng.
Ôn: Toán
Phép nhân
I.Mục tiêu:
- HS nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bảng con: 5 + 5 + 5 + 5 =
- GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
b. HDHS làm bài tập:
Bài 4 (Tr 1) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày bảng. 
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng nhóm.
- Củng cố cách nối theo mẫu. Chuyển phép cộng thành phép nhân.
Bài 5. (Tr 1) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách chuyển phép cộng thành phép nhân.
Bài 6. (Tr 2) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách so sánh phép cộng và phép nhân.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn : Tập đọc
chuyện bốn mùa
I.mục tiêu 
- HS đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi trong VBT).
+ Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh Sgk.
- Bảng phụ ghi câu văn, các từ luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1’ Lớp hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 1’ Sách giáo khoa
3. Bài mới: 37’
a. Giới thiệu bài; HS Mở SGK Tiếng Việt
- Em đã học bài tập đọc nào?
b. Luyện đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu hs Theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp câu. Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Cho học sinh đọc đúng từ khó: Vường bưởi, rước, tựu trường...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Gv hướng dẫn ngắt câu dài: 
+ Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn. //
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- GV giúp hs hiểu các từ mới, từ khó trong từng đoạn.
- Gv phân nhóm hs đọc từng đoạn trong nhóm.GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm cá nhân.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài.
c. HD tìm hiểu nội dung bài.
- HS đọc + trả lời câu hỏi trong vở bài tập.
 Câu 1: ý B Câu 3: ý C 
 Câu 2: HS tự nối. GV nhận xét, sửa sai. 
4. Củng cố dặn dò: 1’ 
- GV nhận xét giờ học. 
- HS thực hành liên hệ tới các mùa trong năm.
Ngày soạn: 3.1.2011
Thứ tư, ngày 5 tháng 1 năm 2011
Toán
Thừa số - Tích
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc tên gọi thành phần và kết quả phép nhân.
	Làm tốt các bài tập áp dụng .
II. Chuẩn bị 
GV: Tấm bìa ghi: Thừa số , Thừa số, tích, phấn màu.
HS: Đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- HS làm bảng con, bảng lớp: viết phép nhân 5 + 5 + 5 + 5 = 20; 7 + 7 + 7 = 21
- GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 30’)
a. Giới thiệu bài : 
- GV đưa phép nhân 2 ´ 5 = 10 và giới thiệu: 2 là thừa số; 5 là thừa số; 10 là tích.
- HS đọc phép nhân và giới thiệu, đồng thời lấy một số phép nhân khác để giới thiệu.
- GV lưu ý cho HS 2 ´ 5 cũng được gọi là tích của 2 và 5.
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài
- GV phân tích mẫu: 3 ´ 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 1 ... huẩn bị 
- GV: Phấn màu. 
- HS: Ôn bảng nhân 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
- HS nối tiếp nhau nêu bảng nhân 2.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
- GV hỏi HS cách làm.
- HS trả lời: dựa vào bảng nhân 2 để tính rồi điền kết quả.
- HS 2 em đại diện 2 nhóm lên điền; các em khác theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét chữa bài và tuyên dương đội thắng. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. GV lưu ý HS cách ghi danh số ở kết quả.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán áp dụng bảng nhân 2.
Bài 5: HS nêu yêu cầu bài.
- GV hỏi HS ô trống phải điền là gì? (là tích). 
- Tìm tích ta làm thế nào?(Lấy thừa số nhân với thừa số).
- HS điền trên bảng lớp.
- Cả lớp + GV nhận xét chữa bài.	
- Củng cố cách tìm tích.
3. Củng cố, dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
I/ Mục tiêu
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
II/ Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa bài tập 1.
- Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài: 2’
2. Bài mới: 35’
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Theo em, các bạn trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
+ Bức tranh 1 minh họa điều gì? (Một chị lớp lớn đang chào các em nhỏ. chị nói : chào các em !)
+ Còn bức tranh thứ hai? (Chị phụ trách đang tự giới thiệu mình với các em nhỏ).
- GV: Theo các em, các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì? Các em hãy cùng nhau đóng lại tình huống này và thể hiện cách ứng xử mà các em cho là đúng.
- HS chia thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 HS. Sau đó cùng bàn bạc và đóng vai thể hiện lại tình huống.
- Gọi 1 số nhóm HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét, sau đó nhận xét và tuyên dương các nhóm nói tốt.
- Ví dụ: Hương: chào các em !
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài bài tập 2.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và tìm hiểu bài.
- GV nhắc lại tình huống cho HS hiểu. Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lời đáp với trường hợp khi bố mẹ có nhà.
- HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp. Ví dụ : Cháo chào chú ạ. Chú chờ cháu 1 chút để cháu báo với bố mẹ./ Cháo chào chú. Mời chú vào nhà chơi, bố mẹ cháu đang ở trong nhà đấy ạ!/...
-Nhận xét sau đó chuyển tình huống.
- HS nối tiếp nhau nói lời đáp với tình huống bố mẹ không có ở nhà.
- 2 HS thực hành trước lớp.
-Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình các em không nên cho người lạ vào nhà.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu của bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đóng vai mẹ Sơn, 1 HS đóng vai Nam để thể hiện lại tình huống trong bài.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt, tập hai. Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài viết của HS và cho điểm.
3. Củng cố , Dặn dò.3’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn của bài tập 3 vào vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Trả lại của rơi
I.Mục tiêu:
- HS biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, các mảnh bìa.
III.Các hoạt động dạy-học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gv hỏi: ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? 
- HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét.
2.Bài mới: 30’
- Giới thiệu- ghi bảng.
* Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- GV yêu cầu một nhóm hs trình bày tiểu phẩm đã chuânt bị.
- Một nhóm hs trình bày tiểu phẩm.
- GV hướng dẫn hs thảo luận . 
- HS thảo luận theo nhóm. Gv quan sát - hướng dẫn.
- HS đại diện các nhóm lên sắm vai.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét - đưa ra đáp án đúng.
- GV kết luận: Khi nhặt được của dơi, cần trả lại người đánh mất.
 Phiếu học tập
Đánh dấu + vào trước ý kiến em cho là đúng.
 a - Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
 b - Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
 c - Chỉ trả lại của dơi khi món đồ đó có giá trị.
- HS các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ý kiến của hs.
- GV kết luận.
- HS nêu phần ghi nhớ.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ôn: Tập đọc
Thư trung thu
I.Mục tiêu :
- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
- Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong VBT và học thuộc đoạn thơ trong bài).
II. đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện ngắt giọng.
III. các hoạt động dạy- học
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Em đã học bài tập đọc nào? 
- Yêu cầu một số HS kể những điều các em biết về Bác Hồ.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: Ôn
b. Luyện đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu hs Theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp câu. Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Cho học sinh đọc đúng từ khó: năm, lắm, trả lời, làm việc...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Mời 1 HS đọc phần đầu. Gọi 1 HS đọc bài thơ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài).
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại bài, sau đó xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS học thuộc.
- Học thuộc lòng bài thơ sau đó thi học thuộc lòng. 
c. HD tìm hiểu nội dung bài.
- HS đọc + trả lời câu hỏi trong vở bài tập.
 Câu 13: ý A 
 Câu 14: ý B 
 Câu 15: ý D 
5. Củng cố, Dặn dò: 1’
- 1 hs đọc lại cả bài Thư trung thu. 
- Nhận xét giờ học, nhắc hs nhớ lời khuyên của Bác, về tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác.
Ôn: toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- HS thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2).
- Biết thừa số, tích.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân 2.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 13 (tr 3) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách nối theo mẫu.
Bài 14 (tr 3) vbt. HS đọc yêu cầu.
- GV hỏi HS ô trống phải điền là gì? (là tích). 
- Tìm tích ta làm thế nào?(Lấy thừa số nhân với thừa số).
- HS điền trên bảng lớp.
- Cả lớp + GV nhận xét chữa bài.	
- Củng cố cách tìm tích.
Bài 15 (Tr 3) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở - 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố giải bài toán áp dụng bảng nhân 2.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Luyện viết
Chữ hoa: P
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ P hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng. Phong cảnh hấp dẫn.
- Vở Luyện viết 2, tập 1
III. Các hoạt động dạy, học 
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ Ô,Ơ, Ơn.
- GV nhận xét, sửa sai.
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa P
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ P hoa.
- Chữ N hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ P hoa? HS nêu.
- GV hướng dẫn viết chữ P.
- GV cho HS viết vào bảng con 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn.
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ : Phong cảnh hấp dẫn. nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Phong trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Phong vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập: HS học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Huệ, Hải, ánh , Công, Minh, Hường.
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1- 2- 3.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 18.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
Thực hiện không đốt pháo, không dùng chất nổ trong dịp tết.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2(14).doc