Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

 I. Mục tiêu

 - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.Bước đầu biết đọc rỏ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

 -Hiểu nội dung bài: Sự gần gủi , đáng yêu của con vật nuôi đối với tình cảm của bạn nhỏ.

 II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng phụ

 

doc 21 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2009
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 I. Mục tiêu
 - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.Bước đầu biết đọc rỏ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
 -Hiểu nội dung bài: Sự gần gủi , đáng yêu của con vật nuôi đối với tình cảm của bạn nhỏ.
 II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng phụ
 III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’) 
3. Dạy - học bài mới : Giới thiệu bài: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Luyện đọc
 * TH: a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện ngắt giọng
 d) Đọc từng đoạn 
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
-Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
-GV nhận xét. Tuyên dương đội thắng cuộc.
g) Đọc đồng thanh
- GV chọn 1 đoạn cho HS đọc đồng thanh.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố lại bài 
Nhận xét tiết học
Hát
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- 5 HS nối tiếp đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
-Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-Thi đua: 2 đội thi đua đọc trước lớp.
 TIẾT 2
Phát triển các hoạt động (30’)
a.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
 * TH: Yêu cầu đọc đoạn 1.
-Hỏi: Bạn của Bé ở nhà là ai?
-Yêu cầu đọc đoạn 2.
-Hỏi: Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún?
-Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào?
-Yêu cầu đọc đoạn 3.
-Hỏi: Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
-Yêu cầu đọc đoạn 4.
-Hỏi: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
-Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui.
-Yêu cầu đọc đoạn 5.
-Hỏi: Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?
-Câu chuyện này cho em thấy điều gì?
b. Hoạt động 2: Luyện đọc lại truyện 
*TH: .Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thời gian biểu.
1 HS đọc và trả lời:
Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.
1 HS đọc và trả lời:
Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được.
Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.
1 HS đọc và trả lời:
Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.
1 HS đọc và trả lời:
Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Cún luôn ở bên chơi với Bé.
Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
Cả lớp đọc thầm.
Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.
Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông.
MÔN: TOÁN
Tiết: NGÀY , GIỜ 
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, 14 giờ trong ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau..
 -Biết các buổi và cách gọi tên giờ tương ứng trong 1 ngày.
 - Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: Ngày – Giờ.
 -Biết xem đúng trên đồng hồ.
 -Nhận biết thời điểm , khoangr thời gian , các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.
 II.Đồ dùng dạy học: Các hình SGK.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Giới thiệu ngày, giờ.
*TH: Bước 1:
-Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm ?
-Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
-Giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
Bước 2:
-Nêu: Một nggày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ ?
-Nêu : 24 giờ trong 1 ngày lại chia ra theo các buổi.
-Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
-Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?
-Làm tương tự với các buổi còn lại.
-Yêu cầu HS đọc phần bài học trong SGK.
-Hỏi: 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
-Vì sao ?
-Có thể hỏi thêm về các giờ khác.
b. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
*TH: Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
-Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
-Điền số mấy vào chỗ chấm ?
-Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
-Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại ?
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu đề bài.
 HD HS làm bài
-Có thể hỏi thêm HS các công việc của các em, sau đó yêu cầu các em quay kim đồng hồ đến giờ em làm việc đó.
Bài 3:
-GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ .
-Nhận xét giờ học.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
-Bây giờ là ban ngày.
-HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời 24 tiếng đồng hồ (24 giờ).(GV có thể quay đồng hồ cho HS đếm theo).
-Đọc bài.
-Còn gọi là 13 giờ.
-Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 giờ cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ
-Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
-Chỉ 6 giờ.
-Điền 6.
-Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
-Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
Nhận xét bài bạn đúng/sai.
-Đọc đề bài.
-Làm bài.
20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối
- HS nêu. Bạn nhận xét.
MÔN: ĐẠO ĐỨC 
Tiết: GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
 I.Mục tiêu::
 -Nêu được những việc cần làm phù hợp với lúa tuổi để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 -Hiểu được lợi ích của việc giữ trật trự , vệ sinh nơi công cộng.
 -Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự , vệ sinh ở trường lớp, đường làng , ngỏ xóm và những nơi công cộng khác.
 II.Đồ dùng dạy học:
 -Dụng cụ lao động như chổi, sọt đựng rác,..
 -Các tấm bìa có ghi sẵn nội dung để chơi trò chơi.
-Vở bài tập.
 III.Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1')
2.Bài cũ :(3')
3.Bài mới: Giới thiệu bài (1')
Phát triển các hoạt động (27')
a.Hoạt động 1: Trò chơi “Cùng giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng”.
-GV phát những tấm bìa cho các nhóm
+Nhóm 1: Công viên
-Cây cối; hoa, lá; ghế đá; cột đèn; vỏ bánh kẹo, hoa quả.
+Nhóm 2: Rạp chiếu phim.
-Mua vé; phòng chiếu; nói chuyện; ăn quà.
+Nhóm 3: Bảo tàng.
-Các hiện vật trưng bày; im lặng, đi nhẹ nhàng; cười to; đi lại lung tung, ăn quà.
+Nhóm 4: Trên đường phố.
-Đi dưới lòng đường; đi bộ dàn hàng ngang; vỏ bánh kẹo; thùng rác.
-GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
-Lấy tấm bìa bấc kì, ví dụ như cây cối Yêu cầu HS nói điều nên làm hoặc không nên làm với cây cối nơi công cộng.
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
-Các nhóm dán bảng nội quy của nhóm mình xây đựng được lên bảng và cử 1 bạn đọc.
-Các nhóm khác theo dõi, nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn.
-GV cùng HS chấm điểm, chọn bảng nội quy đúng, ngắn gọn, đầy đủ để trao giải
b.Hoạt động 2:Thực hành giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
a)GV đưa HS đi dọn vệ sinh 1 nơi công cộng gần trường, mang theo chổi, sọt rác.
b)GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cụ thể cho HS.
c)Yêu cầu nêu kất quả.
-GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá.
+Các em đã làm được những việc gì?
+Giờ đây nơi công cộng này như thế nào?
-GV tuyên dương những HS gương mẫu.
*két luận: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mọi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4.Củng cố, dặn dò:(3')
 -Hệ thống lại bài cho hs.
 -Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm nhận các tấm bìa có ghi sẵn nội dung.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu: Cần bảo vệ cây cối; không được phá hoại cây cối,..
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm lên dán bảng nội quy của nhóm mình, sau đó cử đại diện đoc bảng nội quy của nhóm mình.
+Ví dụ: Nhóm 4 : Trên đường phố.
1.Đi trên vỉa hè,không đi dưới lòng đường.
2.Không đi dàn hàng ngang.
3.Vức rác vào thùng rác.
-Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
-HS thực hiện công việc.
-Nêu kết quả cần đạt được.
-HS trả lời
 Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2009
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 I. Mục tiêu
 -Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.trình bày đúng bài văn xuôi.
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy, phân biệt ch/tr và thanh hỏi/ thanh ngã.
 -Viết đúng nhanh, chính xác.
 II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẳn bài tập chép
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Bé Hoa.
3. Bài mới :Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’) 
 a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
* TH: a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
-GV treo bảng, đọc đoạn văn cần chép 1 lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
-Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
b) Hướng dẫn trình bày
-Vì sao Bé trong bài phải viết hoa?
-Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng?
-Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào nữa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm và viết các từ khó lên bảng. Theo dõi và chỉnh sửa cho các em.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
 b.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
*TH: Trò chơi: Thi tìm từ theo yêu cầu
Chia lớp thành 4 đội. Yêu cầu các đội thi qua 3 vòng.
Vòng 1: Tìm các từ có vần ui/uy.
Vòng 2: Tìm các từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
Vòng 3: Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm các tiếng có thanh hỏi, các tiếng có thanh ngã.
-Thời gian mỗi vòng thi là 3 phút.
-Hết vòng nào thu kết quảvà tính điểm của vòng đó. Mỗi từ tìm được tính 1 điểm.
-Sau 3 vòng, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết chung về giờ học.
Hát
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện.
Bé đứng đầu câu là tên riêng, 
Viết hoa các chữ cái đầu câu văn.
Viết các từ ngữ: nuôi, quấn quýt, bị thương, giường, giúp bé mau lành,
-HS viết bai vào vở 
 - 4 đội thi đ ... g phụ viết bài chính tả.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ (3’) Con chó nhà hàng xóm.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
*TH: a/ Ghi nhớ nội dung bài viết.
-GV đọc bài một lượt
-Đây là lời của ai nói với ai?
-Người nông dân nói gì với con trâu?
-Tình cảm của người nông dân đối với trâu ntn?
b/ Hướng dẫn trình bày.
-Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
-Hãy nêu cách trình bày thể thơ này.
-Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
-Đọc cho HS viết từ khó và chỉnh sửa lỗi nếu các em mắc lỗi.
d/ Viết chính tả.
e/ Soát lỗi.
g/ Chấm bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*TH: Bài 1:
-Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc.
-Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu.
-Yêu cầu HS làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về giờ học.
Chuẩn bị: 
Hát
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình.
HS suy nghỉ trả lời câu hỏi
Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau.
Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ.
Viết bảng các từ: trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia . . .
-Có thể tìm được 1 số tiếng sau:
cao/cau, lao/la, trao/trau
nhao/nhau,	phao/phau,	Đọc bài.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Bạn làm Đúng/ Sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG. 
 I. Mục tiêu : 
 - Biết các đơn vị đo thời gian: ngày ,giờ ; ngày, tháng .
 -Biết xem lịch.
 II.Đồ dùng dạy học: tờ lịch....
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn đinh: (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành xem lịch.
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
-GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Luyện tập.
* TH: Bài 1:
-Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
-Em tưới cây lúc mấy giờ ?
-Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ?
-Tại sao ?
-Em đang học ở trường lúc mấy giờ ?
-Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ?
-Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu ?
-Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
-6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
-Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ?
-Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
-21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
-Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ?
-Hướng dẫn HS thực hành.
-GV nhận xét.
b.Hoạt động 2: Thực hành.
* TH: Bài 2:
-Có thể cho HS làm bài cá nhân hoặc tổ chức thành trò chơi như ở tiết 7.
Bài 3: Thi quay kim đồng hồ
-Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau
-Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay các kim.
-GV đọc từng giờ, 2 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc.
-Đội nào xong trước được tính điểm.
-Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
-Lúc 5 giờ chiều.
-Đồng hồ D.
-Vì 5 giờ chiều là 17 giờ.
-Lúc 8 giờ sáng.
-Đồng hồ A.
-Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12.
-Lúc 6 giờ chiều.
-6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ.
-Đồng hồ C.
-Em đi ngủ lúc 21 giờ.
-21 giờ còn gọi là 9 giờ tối.
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối.
- HS làm vào vở bài tập Toán.
- Sửa bài.
- HS thi đua.
- 2 đội thi đua.
- 2 đội thực hành theo sự điều động của GV.
- Nhận xét, tuyên dương. 
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. 
LẬP THỜI GIAN BIỂU
 I. Mục tiêu :
 -Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ngợi.
 -Kể được một vài câu về một con vậtnuôi quen thuộc trong nhà.
 -Biết lập thời gian biểu một buổi tối trong ngày.
 II.Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn đinh: (1’)
2. Bài cũ (3’) Chia vui, kể về anh chị em.
3. Bài mới :Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
-Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
-Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
Bài 2Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa.
-Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
-Yêu cầu HS kể trong nhóm.
-Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm.
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 *TH: Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
-Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Tổng kết chung về giờ học.
Hát
Đọc bài.
Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!
Hoạt động theo cặp.
Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/
HS trả lời tiếp theo
Đọc đề bài.
5 đến 7 em nêu tên con vật.
1 HS khá kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,
3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
5 đến 7 HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu bài.
Đọc bài.
Một số em đọc bài trước lớp.
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
TiẾT: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
 I.Mục tiêu: 
 -Nhận biết các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách..
 -Biết công việc của từng thành viên và vai trò của họ đối với trường học. 
 II.Đồ dùng dạy học: 
 -Hình vẽ trong SGK tr.34,35.Một số bộ bìa, mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường(hiệu trưởng,.)
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1')
2.Bài cũ: (3') Trường học
3.Bài mới: Giới thiệu bài (1')
Phát triển các hoạt động: (27')
 a.Hoạt động 1:Làm việc SGK.
Bước 1:Làm việc theo nhóm.
-Phát cho mỗi nhóm một bộ bìa.
-Cho HS quan sát các hình tr.34,35 .
Bước 2:Làm việc với cả lớp.
-Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì?
-Bức tranh thứ 2 vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó?
-Tranh thứ 3 vẽ ai? Công việc, vai trò?
-Tranh thứ 4 vẽ ai? Công việc, vai trò?
-Tranh thứ 5 vẽ ai? Công việc, vai trò?
*Kết luận: Trong trường Tiểu học gồm có các thành viên: Hiệu trưởng, hiệu phó, các thầy cô giáo, bác bảo vệ,.
b.Hoạt động 2:Nói về thành viên và công việc của họ trong trường mình.
-Bước 1: Thảo luận nhóm.
-Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận:
+Trong trường mình có những thành viên nào?
+Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó?
+Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
-Bước 2: Gọi HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
-Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
c.Hoạt động 3:Trò chơi đó là ai.
-Cách chơi: Gọi 1 HS A lên bảng đứng quay lưng về phía lớp, dán tấm bìa lên lưng® các HS nói thông tin ®HS A trả lời.
-Ví dụ:Tấm bìa viết “Bác lao công” 
-HS dưới lớp nói: Đó là người làm cho trường lớp luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt, thường dọn vệ sinh trước hoặc sau các buổi học.
-HS A phải đoán: Bác lao công.
4.Củng cố, dặn dò: (3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
-Hát
-Trả lời câu hỏi - nhận xét.
-Các nhóm quan sát các hình tr.34,35
+Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
+Nói về công việc của từng thành viên và vai trò của họ.
-Đại diện một số nhóm lên trình bày.
-Tranh 1:Vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đao của trường.
-Tranh 2:Vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức, trực tiếp dạy học.
-Vẽ bác bảo vệ có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS,bảo đảm an ninh, và là người đánh tống của trường.
-Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
-Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp.
-HS hỏi và trả lời trong nhóm .
-HS nêu.
-HS tự nói.
-Xưng hô lễ phép, chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt,.
-2®3 HS trình bày trước lớp.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi, tìm hiểu cách chơi.
-HS thực hành chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 15
 -Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 16
II .Chuẩn bị: -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 15
 -Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 16
 III.Các hoạt động chủ yếu.
 1.Giới thiệu nội dung của tiết học
 a.Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 15 : (15 phút)
 -Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
 * Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15phút đầu giờ tốt.
 -Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhiều bạn được hoa điểm mười 
 -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 *Khuyết điểm: -Một số bạn quên đồ dùng học tập
 b.Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 16: ( 10 phút)
 - Tiếp tục rèn chữ để dự thi chữ viết đẹp học sinh cấp huyện
 - Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
 - Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất” thu gom giấy vụn.
 - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. Thi đua dạy tốt, học tốt. “chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam” Đi tìm địa chỉ hồng, địa chỉ đỏ( gia đình thương binh, liệt sĩ , anh hùng,  ở nơi địa bàn em đang ở)
 2. Tổng kết dặn dò (7 phút)
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến l
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
****************&****************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc