Giáo án Lớp 2 tuần 16 (Ngô Thị Hải)

Giáo án Lớp 2 tuần 16 (Ngô Thị Hải)

TẬP ĐỌC

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I.MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầubiết đọc rõ lờ nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của các con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. Làm được bài tập trong SGK.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

 - Tranh minh hoạ SGK

 

doc 53 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1120Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 16 (Ngô Thị Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
con chó nhà hàng xóm
I.Mục tiêu:	
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầubiết đọc rõ lờ nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của các con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. Làm được bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
	 - Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc bài "Bé Hoa”. GV hỏi : Câu chuyện nói lên tình cảm chị em như thế nào ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài (Dùng tranh giới thiệu).
 HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- GV đọc mẫu toàn bài, hướng giọng đọc toàn bài.
- Luyện đọc từng câu: Cho HS đọc nối tiếp GV kết hợp sửa tiếng khó đọc .
- Luyện đọc đoạn trước lớp :
 GV hướng dẫn đọc câu dài.
 GV cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 3 lượt.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ phần chú giải. 
- Luyện đọc đoạn trong nhóm. 
 GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh.
Tiết 2
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS đọc thầm và đọc thành tiếng rồi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai?
+ Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?
Câu 2: Vì sao Bé lại bị thương?
+ Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào?
Câu 3 Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
 Câu 4: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
Câu 5: Bác sĩ nghĩ: Vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Gợi ý HS rút ra nội dung chính của bài, GV ghi bảng. Gọi HS nhắc lại.
 HĐ3: Luyện đọc lại: 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Cho HS thi đọc nhóm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS về tập kể chuyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- HS đọc và nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát tranh, nêu bài học.
- HS theo dõi bài đọc để nắm được giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu.
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc tiếng khó.
- HS luyện đọc câu dài: Bé rất...chó/ ...nào.//
Cún mang...Bé/ ...,/ khi...//
- HS đọc phần chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi, sửa sai.
- 3 nhóm thi đọc bài, các bạn lớp theo dõi bình chọn bạn đọc tốt.
- HS đọc thầm SGK, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Cún bông, con chó nhà bác hàng xóm.
- Nhảy nhót, tung tăng khắp vườn.
- Bé mãi chạy theo cún vấp phải khúc gỗ và ngã.
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
- Bạn bè rủ nhau đến thăm Bé, tặng quà cho Bé. Bé buồn vì nhớ Cún Bông. 
- Cún chơi với Bé, mang cho Bé đủ thứ... làm cho Bé cười.
...nhờ Cún Bông.
- Tình bạn giữa người và vật...
* Nội dung: Như mục tiêu.
- HS luyện đọc trong nhóm.
-Thi đọc nhóm.Lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện yêu cầu VN.
Toán
ngày giờ
I. Mục tiêu:	 
 - Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
 - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
 - Nhận biết đơn vị đo thời gian; ngày, giờ.
 - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
 - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
*HS khá giỏi: Làm thêm BT2.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- SGK, VBT, mặt đồng hồ bằng bìa(có kim ngắn, kim dài).
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: GV kiểm tra Sách, vở của HS.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
 HĐ1: Hướng dẫn HS trao đổi về nhịp sống tự nhiên hàng ngày.
- GV giới thiệu: Mỗi ngày đều có ban ngày, ban đêm. Hết ngày lại đến đêm và ngày nào cũng có : sáng, trưa, chiều, tối.
- GV quay kim trên mặt đồng hồ ứng với thời gian và hỏi:
+ Lúc 5 giờ sáng em làm gì?
+ Lúc 11 giờ trưa em làm gì?
+ Lúc 3 giờ chiều em làm gì?
+ Lúc 8 giờ tối em làm gì?
HĐ2: Hướng dẫn HS biết về ngày, giờ trong ngày.
- Một ngày có 24 giờ. Một ngày tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Hướng dẫn HS đọc bảng phân chia theo ngày như sau:
+ 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
+ 23 giờ còn gọi là mấy giờ?
HĐ3: Thực hành.
 Bài 1: Củng cố cách xem đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS quan sát trả lời, lớp theo dõi, nhận xét.
- GV củng cố cách xem đồng hồ cho HS. 
 Bài 2: Củng cố về ngày, giờ.
- GV hướng dẫn cho HS làm, một HS nêu câu trả lời. lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 3: Củng cố xem đồng hồ .
 - GV hướng dẫn HS tìm kết quả đúng.
- GV giới thiệu về đồng hồ điện tử.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại bài
- HS lấy sách, vở BT.
- HS theo dõi mở SGK.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau trả lời, lớp theo dõi.
- ...ngủ.
- ...đang ăn cơm.
-... đang học bài ở trên lớp.
-.... đang học bài buổi tối.
- HS theo dõi.
- HS quan sát trên đồng hồ và nêu:
- ...là 14 giờ.
-.... 11 giờ đêm.
- HS làm bài vào VBT, nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét.
+ Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
+ Mẹ em đi làm về lúc 12 giờ trưa.
+ Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều.
+ Lúc 7 giờ tối........................
+ Lúc 10 giờ đêm.....................
- HS quan sát hình vẽ đối chiếu với sự việc trong và thời gian nêu trong tranh để tìm câu trả lời đúng.
+ Tranh1: Đồng hồ C
+ Tranh 2: Đồng hồ D
+ Tranh 3: Đồng hồ B
+ Tranh 4: Đồng hồ A
- HS làm vào VBT, chữa bài, nhận xét.
- HS trả lời miệng trước lớp , lớp nhận xét , bổ sung.
+ 20 giờ hay 8 giờ tối.
- Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Đạo đức
giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu:	 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
- Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
*HS khá giỏi: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm
và những nơi công cộng khác.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
 Bài cũ:- Kể những việc em đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
 - Giữ trường lớp sạch đẹp có lợi ích gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân tích tranh.
MT: Giúp HS hiểu được biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- GVcho HS quan sát kĩ tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung của tranh vẽ là gì?
+ Việc chen lấn xô đẩy nhau có tác hại gì?
+ Qua sự việc này em rút ra cho mình bài học gì?
- GV kết luận: Một số HS chen lấn xô đẩy nhau làm ảnh hưởng cản trở đến buổi biểu diễn văn nghệ như thế làm mất trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- HS trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ một buổi biểu diễn văn nghệ.
- Một số HS xô đẩy nhau...
- Cần giữ gìn trật tự nơi công cộng. 
- HS theo dõi.
 Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
MT: Giúp HS hiểu một số biểu hiện cụ thể về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- GVgiới thiệu tình huống qua tranh BT2- VBT đạô đức. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, thể hiện đóng vai cách giải quyết tình huống.
- GV cho HS thể hiện trước lớp, lớp theo dõi nhận xét theo câu hỏi:
 Tích hợp: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường xá,.. Vì vậy cần phải gom rác lại để chờ xe dừng lại thì bỏ đúng nơi quy định. Như vậy là biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường.
- HS quan sát tranh thảo luận đưa ra cách giải quyết và đóng vai thể hiện.
- HS các nhóm lên thể hiện, nhóm khác nhận xét theo gợi ý của GV.
+ ứng xử như vậy có ích lợi gì? Có hại gì?
+ Cách ứng xử nào đúng? Vì sao?
- HS theo dõi.
 Hoạt động 3: Đàm thoại.
 MT: Giúp HS hiểu được ích lợi và những việc cần làm để giữ gìn VS NCC. 
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS trả lời:
+ Các em biết những nơi công cộng nào?
+ Mỗi nơi đó có ích lợi gì?
+ Để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng em cần làm gì?
+ Giữ vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?
 Tích hợp: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của HS chúng ta để chúg ta được sống trong môi trường lành mạnh.
 Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện việc giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- HS trả lời câu hỏi, bạn khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Nơi công cộng mang nhiều lợi ích cho mọi người.
- HS nêu.
- Giữ vệ sinh nơi công cộng giúp công việc của con người thêm thuận lợi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, thực hiện như bài học.
Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu:	 
 - Tập xem đồng hồ ở thời điểm: buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.
 - Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ; 17 giờ; 22 giờ... 
 - Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian .
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 - VBT, SGK.
IIi. Hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Một ngày có mấy giờ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
 Giới thiệu, ghi đầu bài.
 Thực hành 
Bài1: Củng cố xem đồng hồ.
- Cho HS quan sát tranh liên hệ với giờ ghi dưới tranh, xem đồng hồ và nêu thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- GV gọi HS chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
Bài 2: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
- GV cho HS làm vở bài tập, gọi 1HS chữa bài trên bảng .Gọih HS nhận xét, bổ sụng
- GV củng cố cách xem đồng hồ cho HS.
Bài 3: Đã giảm tải
 C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi , mở SGK.
- HS quan sát tranh và nêu theo tranh vẽ và giải thích cách ghi giờ trong tranh.
- HS theo dõi.
+ Tranh1: B ; Tranh 2: A 
 Tranh 3: D ; Tranh 4: C 
- Câu nào đúng ? câu nào sai?.
+ Câu đúng: b, d, e, g
+ Câu sai: a, c, 
HS theo dõi.
- Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
 	Chính tả
tuần 16 - tiết 1
I.Mục tiêu:	 1. Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn tóm tắt chuyện trong bài “Con chó nhà hàng xóm”. 
 2. Làm đúng bài tập 2;3a SGK.
II.Chuẩn bị đồ dùng:
 - HS dùng VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: GVđọc cho HS viết bảng con: sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xôn xao.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
 HĐ1: HD tập chép .
a) HD HS chuẩn bị:
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
+ Vì sao từ "Bé" trong bài lại viết h ... ở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập, ghi lên bảng
 Hướng dẫn cho cả lớp làm 
GV giải đáp những thắc mắc cho HS
Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài tập
 Bài 1: Tính.
 96 100 100 73 100
 4 22 40 9 69
 100 78 60 82 31
 100 100 59 100 100
 7 44 31 8 39
 93 56 90 92 61
- Lần lượt gọi từng HS lên bảng chữa bài, vừa chữa vừa nêu cách tính. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Bài 2: Tìm x.
 53 - x = 10 47 - x = 39 x - 28 = 37
 x = 53 - 10 x = 47 - 39 x = 37 + 28
 x = 43 x = 8 x = 65
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách tính , lớp nhận xét, bổ sung. 
Bài 3: Số?
Số bị trừ
75
84
58
72	100	100
Số trừ
36
Hiệu
60
34
 19	55	
 B> Phần dành cho học sinh giỏi làm thêm.
Bài 4: Một cửa hàng có 94 hộp sữa, sau khi bán đi một số hộp sữa còn lại 26 hộp sữa. Hỏi cửa hàng đã bán đi bao nhiêu hộp sữa?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài, cho giải vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét , bổ sung.
* Củng cố dặn dò : GV củg cố bài, nhận xét, đánh giá , dặn dò bài sau. 
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1(hàng ngang 1), bài 2.
Bài 2: GV hướng dẫn HS nêu lại cách tìm số trừ.
-Nêu tên thành phần trong phép trừ.
- Nêu cách tìm x?
Tiết 2: Luyện toán.
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố cách tìm số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết.
 - Rèn kĩ năng vẽ đoạn thẳngvà nhận biết ba điểm thẳng hàng.
- HS biết làm các phép toán nhanh, chính xác.
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV : Bảng phụ ghi BT.
 HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập hướng dẫn cho cả lớp làm, chữa bài, nhận xét bài.
Bài 1: Tìm x.
 x + 5 = 20 x - 4 = 22 17 - x = 9
56 - x = 18 x + 14 = 55 x - 27 = 41
Bài 2: Số.
Số bị trừ
37
96
52
100
Số trừ
29
19
Hiệu
23
28
39
24
 Bài 3: Vẽ?
 a, Đoạn thẳng MN.
 b, Đường thẳng PQ. 
 B> Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 4: Cho hình vẽ ABC. Tìm điểm E, H để A, E, B ; C. H, D thẳng hàng.
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài (hàng ngang 1), bài 2; bài 3
Tiết 3: 
Chiều. Tiết 1: Ôn luyện từ và câu: tuần 16
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Biết tìm từ trái nghĩa, bước đầu hiểu về từ trái nghĩa.
 - Biết dùng từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu cho sẵn( cái gì, com gì)
 - Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
 GV : Bảng phụ ghi BT.
 HS : Vở ôn luyện từ và câu.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Mở đầu: Kiểm tra vở luyện từ và câu.(1')
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài (2')
* Hướng dẫn HS làm bài tập: (30')
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: giàu, giỏi, chăm chỉ, vất vả, vui, khóc, nhân hậu, tối.
- GV yêu cầu HS thi tìm nhanh, nhóm nào tìm được từ nhiều và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
Bài 2: a.Chọn một cặp từ ở bài tập 1 để đặt câu với từ ấy để phân biệt các từ với nhau.
b. Chon 2 cặp từ ở bài tập 1 đặt câu để phân biệt.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau .
 .-Theo dõi, mở vở.
- HS theo dõi .
- HS đọc yêu cầu đề bài, làm vào VBT.
- HS thi tìm từ theo nhóm, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm vào vở bài tập rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Bài này dành cho HS khá, giỏi.
- HS làm bài độc lập
- HS chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, chuẩn bị bài sau.
Luyện viết
O - Đàn gà mới nở
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết chữ O theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Viết bài chính tả đúng, đẹp. Trình bày rõ ràng
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Chữ O trong khung chữ
- Vở luyện viết .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:( 5’) Cho HS viết chữ N .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa ( 10’):
- GV cho HS quan sát mẫu chữ O 
+ Chữ cao mấy ly ? 
+ Chữ O gồm mấy nét ? 
- GV viết mẫu trên bảng lớp và Yêu cầu HS viết vào không trung, bảng con. 
- GV viết mẫu chữ O - 
* HĐ3: Hướng dẫn viết bài chính tả: Đàn gà mới nở :
- GV đọc mẫu bài viết
- GV gợi ý HS nêu nội dung bài chính tả
- Hướng dẫn HS viết tiếng khó vào bảng con
- Cho HS viết bài vào vở.
 HĐ4:Chấm chữa bài (5'):
- GV. chấm nhận xét bài viết của HS .
- GV nhận xét chung toàn lớp.
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS viết vào không trung ba lần. 
- HS viết vào bảng con.
-2 HS đọc lại.
- HS viết tiếng khó vào bảng con: mát dịu, sáng ngời,dang, biến, líu ríu, lăn tròn, rập rờn, quanh.
- HS viết bài vào vở.
-HS chấm bài, lớp rút kinh nghiệm .
 Thứ 4 ngày 17 tháng 12 năm 2008
LuyệnTiếng việt
 Luyện từ và câu 
Từ chỉ tính chất. Câu kiểu : Ai thế nào?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố vốn từ chỉ đặc điểm về người.
- Chỉ đặc điểm của cây.
II. Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ: - Yêu cầu 2 HS nêu một số từ chỉ đặc điểm của người và vật.
B. Bài mới GTB: Trực tiếp
 HĐ1: (15’) - Củng cố vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất về người.
Bài 1: Tìm tính từ chỉ đặc điểm về người.
a) Đặc điểm về tính tình.
b) Đặc điểm về hình dáng.
- HS nêu yêu cầu đề bài, Tìm từ ghi giấy nháp : GV cho HS thảo luận theo nhóm, ghi ra giấy nháp.
- Gọi đại diện các nhóm đọc từ vừa tìm được GV ghi bảng nhận xét.
- HS đọc lại từ GV ghi bảng.
(a. tốt, ngoan, hiền, chịu khó, cần cù, chăm chỉ, siêng năng, thật thà, chất phác, xấu, khiêm tốn, lười biếng,...
 b. cao, dong dỏng, gầy, gầy nhom, béo, lùn, mập, cao to,...)
GV chốt: Tất cả những từ trên đều là những tính từ chỉ đặc điểm , tính chất về người.
 HĐ2: Củng cố từ chỉ đặc điểm của cây.
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm của cây trong đoạn văn sau:
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn.- Gạch chân từ chỉ đặc điểm, tính chất.
- HS tự hoàn thành bài vào vở tập . Cuối giờ chữa trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung. 
HĐ3: Củng cố về câu kiểu: Ai thế nào? 
Bài3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau rồi đặt câu với mỗi từ đó:
a. Xấu - Tốt ( Lúa năm nay tốt quá.)
b. Hư - ngoan
c. Trắng - đen
d. Cao - thấp
HS nêu yêu cầu của bài.Tự làm bài rồi chữa trên bảng lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố và dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét tiết học, dặn dò bài sau . 
Luyện toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ đã học, củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
 - Rèn kĩ năng tính viết, giải toán có lời văn; Củng cố về 3 điểm thẳng hàng và nhận dạng hình tam giác.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập hướng dẫn cho cả lớp làm, chữa bài, nhận xét:
Bài 1: Tính .
 55- 37 67 + 28 76 +18 92 - 29
 Gọi 4 HS lên bảng( Mỗi em một bài). Vừa thực hiện , vừa nêu cách tính . Lớp hoàn thành vào vở bài tập rồi nhận xét bài trên bảng.
 Bài 2: Tìm y.
 a, y - 45 = 19 b, 71- y = 29 c, y + 52 = 91
 d, y - 43 = 37 e, 39 + y = 74 g, 46 - y = 39 
Lần lượt gọi từng HS lên bảng thực hiện ( mỗi em một bài). Vừa thực hiện vừa nêu cách tính. Lớp hoàn thành vào vở rồi nhận xét bài trên bảng.
Bài 3: Mẹ có 36 quả trứng, sau khi đã ăn đi một số quả mẹ còn lại 19 quả trứng. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?
 B> Phần dành cho học sinh giỏi làm thêm.
Bài 4: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải.
 Ngày thứ 1:
 Ngày thứ 2: 
* Củng cố dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét đánh giá , dặn dò bài sau.
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2(câu a,b,c ), Bài 3.
Bài 3: Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán yêu cầu tìm gì? Ta dùng phép tính nào để thực hiện?
 Tập làm văn:	tuần 16
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một vật nuôi.
- Biết lập thời gian biểu một ngày trong tuần.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ BT2 (SGK), VBT
III. Hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
A. KTBC:: (3’): Gọi HS đọc bài viết về anh, chị, em.
B. bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
HOạT động 1 (15’): HS làm bài tập
Củng cố biết nói lời khen ngợi, biết kể về một vật nuôi.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu.
- GV Hướng dẫn câu mẫu.
- Yêu cầu HS phát biểu, nhận xét sửa sai.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật sẽ kể (có hoặc không có trong tranh)
- Gọi 1 HS kể mẫu - GV gợi ý cho HS kể.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
Hoạt động 2 (15’)lập thời gian biểu một ngày trong tuần.
Gọi các em yếu chữa bài: Hà, Đỗ Linh
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lại thời gian biểu của Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó đọc trước lớp.
- Theo dõi nhận xét bài của HS.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- 3 HS đọc bài.
- Đọc theo yêu cầu 
- HS làm bài vào VBT
- Đọc bài làm.
- Chú Cường khoẻ quá!
- Chú Cường thật là khoẻ!
- Chú Cường mới khoẻ làm sao?
- Đọc đề bài.
- 5 HS nêu tên con vật.
- 1 HS khá kể.
- 3 HS 1 nhóm kể và chỉnh sửa cho nhau.
- 7 HS kể trước lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc bài.
- Tự viết thời gian biểu buổi tối vào vở.
- Đọc chữa bài.
- VN quan sát kể thêm các con vật nuôi trong nhà.
 Sinh hoạt tập thể
 I, Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần15.
 - HS tự đánh giá trong nhóm về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng các nhân trong nhóm của mình.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
 - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng nhóm trong tuần.
 - Nhóm trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng các nhân trong nhóm.
 - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt.
 2. Các nhóm trưởng nhận xét từng thành viên trong nhóm mình.
 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của nhóm trưởng.
 4.GV nhận xét chung

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.( da sua).doc