Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017

TẬP ĐỌC

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc lưu loát bài tập đọc.

- Đối tượng 1: Đọc trơn chậm được bài tập đọc.

- Đối tượng 2: Đọc trơn toàn bài được bài tập đọc, bước đàu biết ngắt nghỉ.

- Đối tượng 3: Đọc trơn toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Đối tượng 4: Đọc rõ lời nhân vật và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.

3. Thái độ

 - HS biết yêu quý và bảo vệ con vật nuôi trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa tiếng việt.

III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC

 - Nhóm, cá nhân.

 

doc 24 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
_____________________________
Tiết 2+3: 
TẬP ĐỌC
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc lưu loát bài tập đọc. 
- Đối tượng 1: Đọc trơn chậm được bài tập đọc.
- Đối tượng 2: Đọc trơn toàn bài được bài tập đọc, bước đàu biết ngắt nghỉ. 
- Đối tượng 3: Đọc trơn toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Đối tượng 4: Đọc rõ lời nhân vật và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
3. Thái độ
 - HS biết yêu quý và bảo vệ con vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa tiếng việt.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 1 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra
- Đọc bài: Bé Hoa
- Hoa đã làm gì giúp mẹ ?
- HS hát.
- 3 HS đọc.
- 1 HS trả lời.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
- HS nghe.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài: 
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: 2 lần.
+ Chú ý đọc đúng các từ ngữ khó đọc.
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc đúng các từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: 2 lần.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đọc đoạn lần 1: hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi một số câu.
- HS đọc câu khó.
+ Đọc đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài, đọc chú giải.
+ Giải nghĩa từ: Tung tăng
- Vừa đi vừa nhảy có vẻ rất vui thích
- Chỗ có xương lồi lên giữa cổ chân và bàn chân gọi là gì ?
- Mắt cá chân.
- Bó bột.
- Giữ chặt chỗ xương gãy bằng khuôn bột thạch cao.
- Bất động
- Đọc ĐT
- Không cử động.
- Lớp đọc ĐT
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bạn của Bé ở nhà ai ?
- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ?
- Nhảy nhót, tung tăng, khắp vườn.
- Vì sao bé bị thương ?
- Bé mải chạy theo cún vấp phải một khúc gỗ và ngã.
- Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào ?
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Những ai thăm Bé ?
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho bé.
- Vì sao Bé vẫn buồn ?
- Bé nhớ Cún Bông.
Câu 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ?
- Cún chơi với bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì khi thì con búp bê làm cho Bé cười.
Câu 5: 
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai ?
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
- 1 em đọc lại cả bài.
- Câu chuyện khuyên em điều gì ?
- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp bé mau lành bệnh.
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
+ Nhận xét, chốt lại.
- Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa bé và Cún Bông.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu.
- HS nghe.
- HD đọc.
- Đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Đọc theo nhóm.
- Các nhóm đọc trước lớp.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết kể chuyện.
- HS nêu.
- HS tự liên hệ.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Tiết 4: 
TOÁN
NGÀY, GIỜ (TR.76)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm .
2. Kĩ năng
- Biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
- Đối tượng 1: Làm được BT1. 
- Đối tượng 2: Làm được BT1, BT2 đồng hồ A,B. 
- Đối tượng 3: Làm được BT1, BT2. 
- Đối tượng 4: Làm được các bài trong tiết học.
3. Thái độ
 - HS có ý thức học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồng hồ để bàn.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Cá nhân, lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Kiểm tra VBT của HS.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài. 
- HS hát.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nghe.
Hoạt động 1: Hướng dẫn và thảo luận
- Bây giờ là ban ngày hay ban đêm ?
- Bây giờ là ban ngày.
- Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa mặt đồng hồ quay đến 5 giờ hỏi: Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ?
- Em đang ngủ.
- Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Em đang ăn cơm.
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ?
- Em đang xem ti vi.
- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ?
- Em đang ngủ.
+ Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
+ Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Quay đồng hồ cho HS đọc từng buổi. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng.
- HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng... 10 giờ sáng
- Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ?
- Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Tương tự với các buổi còn lại.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK.
- 3 HS đọc.
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- 14 giờ.
- 23 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- 11 giờ đêm.
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc mấy 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ?
- 6 giờ chiều.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính.
- HS làm vào vở.
- GV hướng dẫn HS xem mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào số tương ứng.
- HS làm bài, sau đó đọc bài.
- Nhận xét.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ?
- Lúc 7 giờ sáng.
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng?
- Đồng hồ c.
- Hãy đọc câu ghi trên tranh 2 ?
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
- 5 giờ chiều.
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ?
- Đồng hồ d.
- Bức tranh 4 vẽ gì ?
- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ B.
- Vậy còn bức tranh cuối ?
- Em đọc truyện lúc 8 giờ tối.
- Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: 
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TR.78)
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. 
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ :17 giờ, 23 giờ.
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng biết xem đồng hồ. 
- Đối tượng 1: Làm được BT1. 
- Đối tượng 2: Làm được BT1,BT2 a,b,c. 
- Đối tượng 3: Làm được BT1, BT2. 
- Đối tượng 4: Làm được các bài trong tiết học.
3. Thái độ
 - HS biết xem thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Đồng hồ mẫu.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, bút, vở.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
- HS hát.
- Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
- 1 ngày có 24 giờ
- 1 giờ, 2 giờ 10 giờ sáng
- Em thức dậy lúc mấy giờ ?
- HS trả lời.
- Nhận xét. 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trực tiếp.
- HS nghe.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- 2 HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích thêm.
8 giờ tối ( 20 giờ)
 5 giờ chiều ( 17 giờ)
- HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ tìm nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Tranh 1: B
- Tranh 2: A 
- Tranh 3: D
- Tranh 4: C
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- 3 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS.
- HS quan sát tranh liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với thời gian thực tế để trả lời câu đúng, câu sai.
Tranh 1: Đi học muộn là đúng.
 Đi học đúng giờ là sai.
Tranh 2: Cửa hàng đóng cửa là đúng.
 Cửa hàng mở cửa là sai.
Tranh 3: Lúc 20 giờ là đúng.
 Lúc 8 giờ sáng là sai.
- Nhận xét. 
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ giờ ?
- HS thực hành.
- 8 giờ; 18 giờ; 11 giờ; 
 23 giờ; 14 giờ
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS liên hệ.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...... ... ÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra VBT của HS.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhận xét.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: ( Trực tiếp).
- HS nghe.
* Hướng dẫn làm thực hành.
Bài 1: Nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS dùng phấn màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch. 
- HS thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài.
- Vậy ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?
- Thứ năm.
- Ngày cuối cùng của tháng là ngày thứ mấy, ngày mấy ?
- Thứ 7, ngày 31.
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày.
Bài 2:
*Mục tiêu: Nêu được các ngày, thứ tuần trước và tuần sau.
- Yêu cầu HS quan sát lịch tháng 4 trả lời đúng câu hỏi.
- Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào ?
- Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30.
- Thứ 3 tuần này là ngày 20 tháng 4, thứ 3 tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 27 tháng 4.
- 30 tháng 4 là ngày thứ mấy ?
- Ngày thứ sáu.
- Tháng tư có bao nhiêu ngày ? 
- Tháng 4 có 30 ngày.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HSnêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Tiết 3 : 
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
TRÂU ƠI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nghe viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. 
- Làm được BT2, BT3.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp bài chính tả. 
- Đối tượng 1: Viết đúng bài chính tả làm bài tập 2a.
- Đối tượng 2: Viết đúng và đẹp bài chính tả làm bài tập 2a.
- Đối tượng 3: Viết đẹp, trình bày rõ ràng bài chính tả và làm bài tập 2, BT3a. 
- Đối tượng 4: Viết đẹp bài chính tả, trình bày rõ, ràng sạch sẽ và làm BT 2, BT3.
3. Thái độ
- HScó ý thức rèn luyện chữ viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Bảng con, VBT Tiếng Việt. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Hoạt động cá nhân, lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- HS hát.
- GV đọc cho 2, 3 HS lên bảng thi viết đúng nhanh các từ, múi bưởi, tàu thuỷ, khuy áo.
- Nhận xét.
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 HS lên bảng.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài : ( Trực tiếp)
- HS nghe.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài ca dao.
- HS nghe.
- 2 HS đọc.
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
- Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết.
- Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ?
- Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn.
- Bài ca dao có mấy dòng ?
- 6 dòng.
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- Viết hoa.
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
- Thơ lục bát.
- Nên viết như thế nào ?
- Trình tự lề vở dòng 6 sẽ lúi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô.
- Viết từ khó.
- HS viết bảng con.
. HS viết bài vào vở:
- GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
. Chữa bài:
- Chữa 5-7 bài nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thi tìm những tiếng chỉ khác ở vần ao hoặc au.
- HS tìm và nêu miệng.
- Nhận xét chữa bài.
- VD: bào – báo, cao – cáu
cháo – chau, đao – đau
hái – háu, lao – lau
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch?
tr
ch
cây tre
Che nắng
buổi trưa
ăn chưa
ông trăng
chăng dây
con trâu
châu báu
- Nhận xét chữa bài.
nước trong
chong chóng
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Tiết 4:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG) 
__________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: 
ÂM NHẠC
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG)
_____________________________
Tiết 2:
LUYỆN VIẾT
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG)
 _____________________________
Tiết 3:
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (TR.81)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm được các bài tập trong tiết học.
- Đối tượng 1: Làm được BT1 câu a,b,c. 
- Đối tượng 2: Làm được BT1. 
- Đối tượng 3: Làm được BT1, 2. 
- Đối tượng 4: Làm được các bài trong tiết học.
3. Thái độ
- HS có ý thức tự giác trong học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tờ lịch tháng 5.
- Mô hình đồng hồ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, VBT.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Họat động cá nhân, nhóm,lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra VBT của HS.
- Nhận xét.
- Thực hiện yêu cầu của Gv.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: ( Trực tiếp).
- HS nghe.
* Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: 
- HS làm nêu tên đồng hồ ứng với nội dung thích hợp với câu.
- 3 HS đọc yêu cầu.
Câu a - Đồng hồ D
Câu b - Đồng hồ A
Câu c - Đồng hồ C
Câu d - Đồng hồ B
Bài 2: 
- 2 HS đọc yêu cầu.
a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- 1 HS lên bảng.
- Tháng năm có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày
b. - Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy
- Thứ 7
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ?
- Là ngày 1,8, 15, 22, 29
-Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5
- Thứ 4 tuần trước là ngày nào ? 
- Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
Bài 3: Nêu yêu cầu bài
- Ngày 5/5, ngày 19/5
- Cho HS thực hành quay kim đồng hồ
- HS thực hành
8, giờ sáng, 2 giờ chiều, 20 giờ, 21 giờ, 9 giờ tối, 14 giờ.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.....
________________________________
Tiết 4: 
TẬP LÀM VĂN
KHEN NGỢI . KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3).
2. Kĩ năng
- Biết lập thời gian biểu một trong ngày. 
- Đối tượng 1: Làm được BT1a,b. 
- Đối tượng 2: Làm được BT1. 
- Đối tượng 3: Làm được BT1,2. 
- Đối tượng 4: Làm được các bài trong tiết học.
3. Thái độ
 - HS có hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giấy khổ to làm bài tập 3.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - VBT. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Hoạt động cá nhân, lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- HS hát.
- Cho HS đọc BT3 Tuần 15.
- Nhận xét.
- HS đọc bài viết
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài : ( Trực tiếp)
- HS nghe.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Từ mỗi câu dưới đây:
- Đặt một câu mới tỏ ý khen.
M: Đàn gà rất đẹp ® đàn gà mới đẹp làm sao !
- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Đàn gà thật là đẹp.
- Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi.
- HS thảo luận cặp 
- HS nối tiếp nhau nói.
- Chú cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Nhận xét, chữa bài.
- Bạn Nam học giỏi thật.
Bài 2: - Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Chó, mèo, chim, thỏ.
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mà em biết ?
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. 
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Lập thời khoá biểu của em
- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo.
- HS viết bài.
- Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét.
4. Củng cố
- Nêu nội dung.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2016_2017.doc